Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Bản 2 cột

- Giới thiệu bài: Tô Hiến Thành là một tấm gương sáng ngời về tính chính trực,ngay thẳng.Muốn biết sự ngay thẳng,chính trực ấy ở ông thể hiện như thế nào, các em sẽ đọc – hiểu bài TĐ Một người chính trực.

doc 40 trang Bảo Anh 12/07/2023 18300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Bản 2 cột", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Bản 2 cột

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Bản 2 cột
Ngày soạn : 21/09/2020
Ngày dạy : 28/09/2020
Tiết 7 Thứ hai
 TẬP ĐỌC 
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật , bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
	- Hiểu nội dung : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng hết lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	- Tranh (ảnh)đền thờ Tô Hiến Thành (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS
Kiểm tra kiến thức cũ.
- Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu với ông lão ăn xin như thế nào?
 - Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
- :Cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?
- Chứng tỏ cậu bé chân thành thương xót ông lão,muốn giúp đỡ ông
-Cậu bé chỉ có tấm lòng.Cậu đã cho ông lão tình thương,sự thông cảm.
-Cậu bé nhận được lòng biết ơn và sự đồng cảm.
- Giới thiệu bài: Tô Hiến Thành là một tấm gương sáng ngời về tính chính trực,ngay thẳng.Muốn biết sự ngay thẳng,chính trực ấy ở ông thể hiện như thế nào, các em sẽ đọc – hiểu bài TĐ Một người chính trực.
 Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
a/Cho HS đọc.
Cho HS đọc bài văn.
Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: di chiếu,Tham tri chính sự,Gián nghị đại phu
b/Cho HS đọc chú giải.
c/GV đọc diễn cảm bài văn.
-HS đọc nối tiếp từng đoạn.
-1 HS đọc chú giải.
-1 HS giải nghĩa từ.
Đoạn 1: (Đọc từ đầu đến vua Lí Cao Tông)
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
+ Trong việc lập ngôi vua,sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
Đoạn 2: (Phần còn lại)
Cho HS đọc thành tiếng đoạn 2.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi. 
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng,ai thường xuyên chăm sóc ông?
+ Tô Hiến Thành tiến cử ai sẽ thay ông đứng đầu triều đình?
+ Trong việc tìm người giúp nước,sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
-HS đọc thành tiếng.
-Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua Lí Anh Tông.Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán lên làm vua.
-HS đọc thành tiếng.
-Quan Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh ông.
- Tô Hiến Thành tiến cử quan Trần Trung Tá thay mình.
-Thể hiện qua việc tiến cử quan Trần Trung Tá,cụ thể qua câu nói: “Nếu Thái hậu hỏiTrần Trung Tá”.
-Vì những người chính trực rất ngay thẳng, dám nói sự thật,không vì lợi ích riêng,bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết.Họ làm được nhiều điều tốt cho dân,cho nước.
GV đọc mẫu bài văn.
Phần đọc với giọng kể thông thả,rõ ràng.
Phần sau đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát,thể hiện thái độ kiên định với chính kiến của ông.
Nhấn giọng ở những từ ngữ: mất,di chiếu,lên ngôi,nhất định,cứ theo,hết lòng
Cho HS luyện đọc.
GV uốn nắn sửa chữa những HS đọc còn sai.
-Nhiều HS luyện đọc.
c.Đọc diễn cảm:
* GV nhận xét, hd tìm giọng đọc phù hợp với câu truyện.
- GV giới thiệu đoạn luyện đọc diễn cảm (từ “Một hôm ... Trần Trung Tá”), hd đọc diễn cảm.
* GV tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, biểu dương.
Củng cố, dặn dò:
- GV chốt nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc, lớp nhận xét.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm, lớp nhận xét.
TIẾT 16: 	TOÁN
 SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN.
A -MỤC TIÊU:
 - Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên ,xếp thứ tự các số tự nhiên.
B - Đồ dùng dạy - học:
- Gv chuẩn bị 4 bảng phụ để thi làm bài 3
C - Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra kiến thức cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng viết số:
a.Viết số có 4 chữ số các số đều có bốn chữ số: 3,0,5,7
b . Viết số có 6 chữ số,mỗi số đều có sáu chữ số: 2,6,7,8,9,0,
- GV nhận xét - chữa bài - ghi điểm.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài - Ghi bảng.
2. Nêu cách so sánh các số tự nhiên:
3. Thực hành:
Bài 1: ( cột 1)Yêu cầu HS tự làm bài
- Ðiền dấu thích hợp vào chỗ chấm
>;<;= ?
- GV nhận xét chung.
Bài 2:Y/C HS xếp thứ tự các số 
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3:- GV Yêu cầu HS làm bài vào vở và nêu số cần khoanh
- GV y/c HS nhận xét và chữa bài vào vở.
5. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm bài tập bị sai(VBT) và chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”
- HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- 2- 3 HS nêu cách so sánh 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
989 85 192
2002 > 999 85 192 > 85 187
4289 = 4200 +89 85197 > 85 187
- HS chữa bài vào vở
- HS tự làm bài theo nhóm
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn là:
7638 < 7683 < 7836 < 7863
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé:
7863 > 7836 > 7683 > 7638 
- HS làm bài theo yêu cầu:
a) Khoanh vào số bé nhất: 2819
b) Khoanh vào số lớn nhất: 84 325
 - HS chữa bài.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Ngày soạn : 22/09/2020
Ngày dạy : 29/09/2020
Thứ ba
TIẾT 7 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt, ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); Phối hợp những tiếng có âm hay vần( hoặc cả âm đầu và vần)giống nhau (từ láy).
	- Bước đầu biết phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản( BT1).Tìm được từ ghép , từ láy chứa tiếng đã cho (BT 2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Một vài trang trong Từ điển Tiếng Việt hoặc Từ điển học sinh,Sổ tay từ ngữ để tra cứu khi cần thiết.
	- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS
Kiểm tra kiến thức cũ.
HS 1: Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào? Cho ví dụ.
GV nhận xét + cho điểm.
-Từ đơn chỉ có một tiếng.
-Từ phức có hai hay nhiều tiếng. VD: Từ đơn: đi, ăn, nói  
Từ phức: đất nước, xinh đẹp.
Phần nhận xét
Cho HS đọc yêu cầu của bài + đọc cả gợi ý.
Nhiệm vụ của các em là đọc đoạn thơ và chỉ ra cấu tạo của những từ phức (được in đậm) trong các câu thơ có gì khác nhau?
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ: có 3 từ phức: truyện cổ, thầm thì, ông cha.
Các từ truyện cổ, ông cha là do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ, ông + cha)
Từ thầm thì có các tiếng lặp lại âm đầu.
H: Khi ghép các tiếng có nghĩa với nhau thì nghĩa của từ mới thế nào?
GV: Trong từ truyện cổ, tiếng cổ làm rõ nghĩa cho tiếng truyện (truyện gì? – truyện cổ).
Trong từ ông cha nghĩa của 2 tiếng bổ sung cho nhau để hình thành nghĩa chung: chỉ thế hệ đi trước.
=> Như vậy: Những từ có nghĩa được ghép lại với nhau gọi là từ ghép.
-2 HS lần lượt đọc, cả lớp lắng nghe.
-Hs làm bài cá nhân.
-Một vài HS trình bày bài làm.
-Lớp nhận xét.
-Các tiếng bổ sung cho nhau để tạo nghĩa mới.
-Một vài HS nhắc lại.
Phần ghi nhớ
Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Cho HS giải thích nội dung ghi nhớ + phân tích các VD.
GV giải thích + phân tích (nếu HS còn lúng túng)
-3, 4 HS lần lượt đọc to, cả lớp đọc thầm lại.
-HS giải thích + phân tích.
Phần luyện tập (3 BT)
Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.
GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là xếp các từ in đậm đó thành 2 loại: từ ghép và từ láy.
Cho HS lên bảng trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm ra giấy nháp.
-HS lên bảng trình bày.
-Lớp nhận xét.
BT2: Tìm từ ghép, từ láy
Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc ý a, b, c.
GV giao việc: Bài tập yêu cầu các em tìm từ ghép và từ láy chứa các tiếng ngay, thẳng, thật .Các em nhớ chỉ tìm những từ nói về lòng trung thực.
HS làm bài theo nhóm.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét và chốt lại những từ đúng.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-Các nhóm làm bài ra giấy nháp.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét.
BT1: Đặt câu
Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + khẳng định những câu đặt đúng.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-HS đặt câu ra giấy nháp.
-HS lần lượt đọc câu mình đã đặt.
-Lớp nhận xét.
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà, mỗi em tìm 5 từ ghép và 5 từ láy chỉ màu sắc.
TIẾT 17: TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
- Viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen dạng x < 5; 2 < x < 5 với x là STN
B/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
H Đ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
A/ kiểm tra kiến thức cũ: So sánh và xếp thứ tự các STN
- Ghi bảng: 65 478, 65 784, 56 874, 56 487
- Yêu cầu hs xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
78 012, 87 120, 87 201, 78 021. 
- Y/c hs xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Nhận xét, ghi điểm
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ thực hiện một số bài tập để củng cố kĩ năng viết và so sánh các STN, bước đầu làm quen với bài tập tìm x.
2/ Luyện tập:
Bài 1: GV đọc từng y/c, hs thực hiện vào bảng con:
- Hỏi: Nêu số nhỏ nhất có 4, 5, 6 chữ số?
- Nêu số lớn nhất có 4, 5, 6 chữ số?
Bài 3: GV ghi bảng lần lượt từng bài, gọi 1 hs lên bảng làm, cả lớp thực hiện vào SGK
- Y/c hs giải thích cách điền số của mình.
Bài 4 GV ghi bảng: x < 5
- HD học sinh đọc: "x bé hơn 5"
- Nêu: tìm STN x, biết x bé hơn 5.
- Hãy nêu các STN bé hơn 5?
- Ghi: vậy x là: 0, 1, 2, 3, 4
b) Gọi hs nêu y/c
- Ghi 2 < x < 5
- Em nào có thể tìm các giá trị của x?
3/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn so sánh 2 STN ta làm sao?
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Yến, tạ, tấn
Nhận xét tiết học.
- 1-2 HS trả lời:
- HS viết B: 
a) 0, 10, 100. b) 9, 99, 999
- 1 000, 10 000, 100 000
- 9 999, 99 999, 999 999
- 1 hs lên bảng làm, lớp làm vào SGK
a) 859 067 < 859 167
b) 492 037 > 482 037
c) 609 608 < 609 609
d) 264 309 = 264 309
- HS giải thích theo từng câu.
- HS đọc "x bé hơn 5"
- Nêu: 0, 1, 2, 3, 4
- Gọi hs đọc lại bài làm.
- Tìm STN x, biết x lớn hơn 2 và x bé hơn 5. 
- STN lớn hơn 2 và bé hơn 5 là số 3 và số 4
Vậy x là 3, 4
TIẾT 4: 	KỂ CHUYỆN
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I/ Mục đích, yêu cầu: 
- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý ( SGK ); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính ( do GV kể ).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền)
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Tranh minh họa truyện trong SGK
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1 
III/ Các hoạt động dạy-học:
H Đ CỦA GIÁO VIÊN
H Đ CỦA HỌC SINH
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
 - Gọi hs kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. 
- Nhận xét, ghi điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Treo tranh: Tranh vẽ cảnh gì?
- Người đang bị thiêu là ai? Các em sẽ cùng tìm hiểu câu chuyện dân gian Nga về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghét-xtan.
2) Bài mới:
a. GV kể chuyện:
- Kể lần 1 kết hợp giải nghĩa từ: tấu, giàn hỏa thiêu.
- Y/c hs đọc thầm yêu cầu 1
- Gv kể lần 2, kể đến đoạn 3 kết hợp giới thiệu tranh minh họa.
b. HD học sinh kể chuyện, trao đổi ý nghĩa về câu chuyện
- Gọi hs đọc yêu cầu 1
- Hỏi lần lượt từng câu, hs trả lời.
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
c. H.dẫn kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Y/c hs dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể nhau nghe trong nhóm 4 và nói nhau nghe ý nghĩa của chuyện.
- Gọi từng nhóm lần lượt kể.
- Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ?
- Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ hay chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hỏa thiêu để thử thách?
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Gọi 2,3 hs nhắc lại ý nghĩa chuyện
- Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện
- Tuyên dương bạn kể hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục: Chúng ta cần phải trung thực, không vì sợ sệt mà nói sai sự thật.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực để chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học.
- 2 hs kể chuyện 
- Bức tranh vẽ cảnh một người đang bị thiêu trên giàn lửa, xung quanh mọi người la ó, một số người đang dội nước dập lửa.
- HS lắng nghe
- Hs lắng nghe
- HS đọc thầm yêu cầu 1
- HS quan sát tranh + lắng nghe
- 2hs nối tiếp nhau đọc yêu cầu 1
+ Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
+ Nhà vua ra lệnh bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
+ Các nhà thơ, các nghệ lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có 1 nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
+ Nhà vua thay đổi thái độ vì thật sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.
- HS hoạt động nhóm 4
- 4 hs của nhóm kể chuyện tiếp nối nhau (mỗi hs tương ứng với 1 câu hỏi) - kể 2 lượt
- Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ.
- Nhà vua thật sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không chịu nói sai sự thật.
- Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca tụng ông vua tàn bạo. Khí phách đó đã khiến nhà khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ.
 - 2,3 hs nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
- 2 hs thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
- Bình chọn bạn kể hay nhất
Ngày soạn : 23/09/2020
Ngày dạy : 30/09/2020
Thứ tư
TIẾT 2: 	 TẬP ĐỌC
TRE VIỆT NAM
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Hiểu ND: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: Giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2; thuộc khoảng 8 dòng thơ)
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ bài, tranh ảnh về cây tre
- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
A/Kiểm tra kiến thức cũ: Một người chính trực
- Gọi hs lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
Nhận xét, ghi điểm
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Cho hs xem tranh và hỏi: bức tranh vẽ cảnh gì?
- Cây trên luôn gắc bó với làng quê VN. Tre được làm các vật liệu xây nhà, đan lát đồ dùng và đồ mĩ nghệ và " tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín..." Các em sẽ tìm hiểu bài Tre Việt Nam để biết được những phẩm chất đáng quí của cây tre.
2/ Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
+ Ghi bảng: Khuất mình, nắng nỏ, luỹ thành
- Gọi 4 hs đọc lượt 2
+ Giảng từ: tự (từ) , áo cộc (áo ngắn)
- Y/c hs đọc trong nhóm 4
- 2 hs đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng
b. Tìm hiểu bài:
- Các em đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người VN?
+ Không ai biết tre có tự bao giờ. tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa. Tre là bầu bạn của người Việt.
- Các em đọc thầm đoạn 2,3 và TLCH:
+ Chi tiết nào cho thấy cây tre như con người?
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính cần cù?
+ Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên phẩm chất đoàn kết thương yêu đồng loại của người VN?
- Cây tre cũng như con người có tình yêu đồng loại: khi khó khăn bão bùng thì tay ôm tay níu, tre giàu đức hi sinh, nhường nhịn như những người mẹ VN nhường cho con manh áo cộc. Tre biết yêu thương, đùm bọc nhau. Nhờ thế tre tạo nên thành luỹ, tạo nên sức mạnh bất diệt chiến thắng mọi kẻ thù, mọi gian khó như người VN.
+ Những hình nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
Kết luận: Cây tre được tả trong bài thơ có tính cách như người: ngay thẳng, bất khuất.
- Các em hãy đọc thầm toàn bài tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích. Vì sao em thích hình ảnh đó?
- Gọi hs đọc 4 dòng thơ cuối bài
+ Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?
Kết luận: Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ: xanh, mai sau thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già măng mọc.
c. Đọc diễn cảm và HLT
- 4 hs nối tiếp nhau đọc bài thơ
- Y/c hs phát hiện ra giọng đọc từng khổ thơ
- GV treo đoạn thơ cần luyện đọc
- GV đọc mẫu
- HS đọc diễn cảm theo cặp
- Thi đọc diễn cảm 
- Tuyên dương bạn đọc hay.
Luyện đọc thuộc lòng
- Y/c hs luyện đọc thuộc lòng trong nhóm: Các em nhẩm từng khổ thơ, sau đó gấp sách lại bạn này đọc, bạn kia kiểm tra sau đó đổi việc cho nhau cứ thế các em luyện đến hết bài.
- Cho các em thi HTL theo nhóm
- Tuyên dương, ghi điểm nhóm thuộc và đọc hay.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Qua hình tượng cây tre tác giả muốn nói lên điều gì?
- Em nào chưa thuộc về nhà tiếp tục học thuộc. 
- Bài sau: Những hạt thóc giống
- Nhận xét tiết học. 
- 3 hs đọc 3 đoạn, 1 hs đọc toàn bài
- Vẽ cảnh làng quê VN với những con đường rợp bóng tre.
- Lắng nghe
- 4 hs nối tiếp nhau đọc
+ Đoạn 1: Từ đầu...tre ơi
+ Đoạn 2: tiếp theo ... hát ru lá cành
+ Đoạn 3:Tiếp theotruyền đời cho măng
+ đoạn 4: Phần còn lại.
- HS luyện phát âm
- 4 hs đọc lượt 2
- HS nêu nghĩa của từ
- HS đọc trong nhóm 4
- 2 hs đọc cả bài
- Lắng nghe
- HS đọc thầm
+ Câu thơ: Tre xanh xanh tự bào giờ 
 Chuyện ngày xưa .... đã có bờ tre xanh.
- HS lắng nghe
- Đọc thầm đoạn 2,3
+ Chi tiết: không đứng khuất mình bóng râm
+ Hình ảnh: Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu; Rẽ riêng không ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
+ Hình ảnh: bão bùng thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu tre gần nhau thêm- thương nhau tre chẳng ở riêng -lưng trần phơ nắng phơi sương-có manh áo cộc tre nhường cho con.
- HS lắng nghe
+ Hình ảnh: Nòi tre đâu chịu mọc cong, cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre, tre già thân gãy cành rơi vẫn truyền cái gốc cho con.
- Em thích hình ảnh: 
 Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Hình ảnh này cho thấy cây tre cũng giống như con người: Biết yêu thương, đùm bọc nhau khi gặp khó khăn.
- Em thích hình ảnh: Có manh áo cộc tre nhường cho con. Hình ảnh này gợi lên cho ta thấy cái mo tre màu nâu, không mối mọt, bao quanh cây măng như chiếc áo mà tre mẹ che cho con.
- 1 hs đọc đoạn 4
+ Có ý nghĩa nói lên sức sống lâu bền của cây tre
- HS lắng nghe
- 4 hs đọc 4 đoạn của bài
- HS phát hiện ra giọng đọc: 
+ Câu hỏi mở đầu đọc với giọng chậm và sâu lắng, gợi suy nghĩ, liên tưởng
+ Nghỉ hơi ngân dài sau dấu chấm lửng ở dòng thơ: chuyện ngày xưa ...// đã có bờ tre xanh
+ Đoạn giữa bài đọc với giọng sảng khoái (tác giả phát hiện những phẩm chất cao đẹp của tre)
+ Bốn dòng cuối đọc ngắt nhip đều đặn ngay sau kết thúc mỗi dòng thơ (thể hiện sự tiếp kế liên tục của các thế hệ măng-tre.
- Hs quan sát
- Lắng nghe
- Đọc diễn cảm theo cặp
- 3 hs thi đọc diễn cảm trước lớp
- Chọn bạn đọc hay nhất.
- HS luyện HTL trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc thuộc lòng
- Tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người VN: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. (nội dung)
________________________________________________________________
TIẾT 18: 	 TOÁN
YẾN, TẠ, TẤN
I/ MỤC TIÊU: 
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn với ki-lô-gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và kí-lô-gam.
- Biết thực hiện phép tính với các số đo tạ, tấn.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Giới thiệu bài : Ở lớp ba các em đã học những đơn vị đo khối lượng nào?
- Tiết toán hôm nay, các em sẽ làm quen với các đơn vị đo khối lượng lớn hơn ki-lô-gam đó là yến, tạ, tấn.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu yến, tạ, tấn:
* Giới thiệu yến:
- Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị là yến. 10 kg tạo thành 1 yến.
Ghi bảng: 1 yến = 10 kg
- Gọi hs đọc
- Mẹ mua 20 kg gạo, tức là mẹ mua bao nhiêu yến gạo?
- Chị Lan hái được 5 yến cam. Hỏi chị Lan hái được bao nhiêu ki-lô-gam cam?
* Giới thiệu tạ:
 - Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ.
- 10 yến tạo thành 1 tạ
Ghi bảng: 1 tạ = 10 yến
- 1 yến bằng bao nhiêu kg?
- Vậy bao nhiêu kg bằng 1 tạ?
Ghi tiếp: 1 tạ = 10 yến = 100 kg
- 1 bao xi măng nặng 10 yến, tức là nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu ki-lô-gam?
- Một con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến?
* Giới thiệu tấn.
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ người ta còn dùng đơn vị là tấn.
- 10 tạ tạo thành 1 tấn. 1 tấn bằng 10 tạ
Ghi bảng: 10 tạ = 1 tấn.
- Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến?
- 1 tấn bằng bao nhiêu ki-lô-gam?
Ghi tiếp: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000kg
- Con voi nặng 2000 kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ?
- Một xe chở được 3 tấn hàng, vậy xe đó chở bao nhiêu ki-lô-gam hàng?
3/ Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs tự làm bài
- Gọi hs đọc trước lớp
- Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki-lô-gam?
- Con voi nặng 2 tấn tức là bao nhiêu tạ?
- Trong 3 con, con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất?
Bài 2: a) Ghi lên bảng lần lượt từng bài, Y/c hs làm vào bảng con.
- Giải thích vì sao 5 yến = 50 kg?
- Em thực hiện thế nào để tìm 1 yến 7 kg = 17 kg?
b) Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK
Bài 3: Y/c hs tự làm bài 2 dòng cột 1.
- Gọi hs nêu kết quả và cách làm.( Chọn 2 trong 4 phép tính)
- Khi t.hiện các phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện bình thường như với các STN sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. Khi tính phải thực hiện với cùng đơn vị đo.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bao nhiêu kg thì bằng 1 yến, bằng 1 tạ, bằng 1 tấn?
- 1 tạ bằng bao nhiêu yến?
- 1 tấn bằng bao nhiêu tạ?
- Bài sau: Bảng đơn vị đo khối lượng
Nhận xét tiết học.
- gam, ki-lô-gam
- Lắng nghe
- HS lắng nghe.
- 1 yến bằng 10 ki-lô-gam, 
10 ki-lô-gam bằng 1 yến
- Mẹ mua 2 yến gạo
- Chị Lan hái 50 kg cam
- HS lắng nghe
- 10 kg
- 100 kg = 1 tạ
- HS đọc: 1 tạ bằng 10 yến bằng 100 kg
- 1 bao xi măng nặng 10 yến tức là nặng 1 tạ, hay nặng 100 kg
- 1 con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng 20 yến hay 2 tạ.
- HS lắng nghe.
- 1 tấn = 100 yến
- 1 tấn = 1000 kg
- Con voi nặng 2000 kg, tức con voi đó nặng 2 tấn hay nặng 20 tạ.
- xe đó chở 3000 kg hàng
- Hs đọc y/c bài 1
- Hs làm bài vào SGK
- 3 hs lần lượt đọc
a) Con bò nặng 2 tạ
b) Con gà nặng 2 kg
c) Con voi nặng 2 tấn
- 200 kg
- Nặng 2 tấn tức là nặng 20 tạ
- Con gà nhỏ nhất, con voi lớn nhất.
- Hs thực hiện vào bảng câu a
1 yến = 10 kg 10 kg = 1 yến
5 yến = 50 kg 8 yến = 80 kg
1 yến 7 kg = 17 kg 
5 yến 3 kg = 53 kg
- Vì 1 yến = 10 kg 
nên 5 yến = 10kg x 5 = 50 kg
- 1 yến = 10 kg. Nên 
1 yến 7kg = 10 kg +7 kg = 17 kg
- HS lần lượt lên bảng, cả lớp thực hiện vào SGK
1 tạ = 10 yến 10 yến = 1 tạ
1 tạ = 100 kg 100 kg = 1 tạ
4 tạ = 40 yến 2 tạ = 200 kg
9 tạ = 900 kg 
4 tạ 60 kg = 460 kg
c) 1 tấn = 10 tạ 10 tạ = 1 tấn
1 tấn = 1000 kg 
1000 kg = 1 tấn
3 tấn = 30 tạ 8 tấn = 80 tạ
5 tấn = 5000 kg 
2 tấn 85 kg =2085 kg
- HS tự làm bài
- HS lần lượt nêu kết quả:
18 yến + 26 yến = 44 yến
648 tạ - 75 tạ = 573 tạ
Giải thích: Lấy 18 + 26 = 44 sau đó viết tên đơn vị vào kết quả.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
_______________________________________________________________
TIẾT 7: 	 TẬP LÀM VĂN
CỐT TRUYỆN
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu thế nào là cốt truyện và 3 phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc ( Nội dung Ghi nhớ ).
- Bước đầu biết sắp xếp lại cá sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Giấy khổ to viết y/c của BT 1
- Hai bộ băng giấy - mỗi bộ gồm 6 bắng giấy viết các sự việc ở bài 1
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: Viết thư
 Gọi hs lên bảng trả lời:
+ Một bức thư thường gồm những phần nào? Hãy nêu nội dung của mỗi phần.
+ Gọi hs đọc lại bức thư mà mình đã viết.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Các em đã biết cách xây dựng nhân vật trong văn kể chuyện. Ngoài yếu tố trên, trong văn kể chuyện còn có một yếu tố khác rất quan trọng đó là cốt truyện. Bài học hôm nay giúp các em hiểu thế nào là cốt truyện.
2/ Bài mới:
a. Phần nhận xét:
- Y/c hs đọc phần nhận xét 1
- Theo em thế nào là sự việc chính?
- Các em hoạt động nhóm 4, cùng đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (2 phần) để tìm những sự việc chính.
- Quan sát giúp đỡ từng nhóm. Nhắc nhở các em chỉ ghi sự việc chính bằng 1 câu.
- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả thảo luận.
- Kết luận phiếu đúng
- Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cốt truyện của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Vậy cốt truyện là gì? 
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ 1
- Gọi hs đọc phần nhận xét 3
- Sự việc 1 cho biết điều gì?
- Sự việc 2,3,4 kể lại những chuyện gì?
- Sự việc 5 nói lên điều gì?
Kết luận: 
Sự việc 1 khơi nguồn cho các sự việc khác gọi là phần mở đầu của truyện
Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện là phần diễn biến của truyện
Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính là phần kết thúc của truyện.
- Vậy cốt truyện gồm những phần nào?
b. Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc BT 1
- Giải thích: Truyện cây khế gồm 6 sự việc chính. Thứ tự các sự việc sắp xếp không đúng. Các em cần sắp xếp lại sao cho sự việc diễn ra trước trình bày trước, sự việc diễn ra sau trình bày sau cho thành cốt truyện. Khi sắp xếp, các em chỉ cần ghi STT đúng của sự việc.
- Phát các băng giấy. Y/c hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thành 
- Gọi hs lên đính băng giấy lên bảng
- Y/c các nhóm khác nhận xét
- Kết luận: Thứ tự đúng của truyện là: b - d- a - c - e - g.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs kể trong nhóm đôi
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp.
+ Cách 1: kể lại đúng các sự việc đã sắp xếp
+ Cách 2: Kể bằng cách thêm bớt một số câu văn, hình ảnh, lời nói để câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động.
- Tuyên dương hs kể hay
3/ Củng cố, dặn dò:
- Cốt truyện thường có mấy phần?
- Về nhà kể chuyện Cây khế cho người thân nghe
- Bài sau: Luyện tập xây dựng cốt truyện
Nhận xét tiết học.
- lần lượt 2 hs lên bảng trả lời
+ Một bức thư thường gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần chính, phần cuối thư
Phần mở đầu: ghi địa điểm và thời gian viết thư và lời thưa gởi
Phần chính: nêu mục đích, lí do viết thư, thăm hỏi tình hình của người nhận thư, thông báo tình hình của người viết thư, nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư
Phần cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn, chữ kí và tên, họ tên
- 1 hs đọc bức thư.
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến của câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa.
- HS hoạt động nhóm 4
- Đại diện nhóm lên dán và đọc kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- 2 hs đọc lại phiếu đúng
+ Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá
+ Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt
+ Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện
+ Sự việc 4: Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò
+ Sự việc 5: Bọn nhện sỡ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do.
- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện
- 2 hs đọc phần ghi nhớ 1
- 1 Hs đọc phần nhận xét 3
- Nêu nguyên nhân Dế Mèn bênh vực Nhà Trò, Dế Mèn gặp Nhà Trò đang khóc.
- Kể Dế Mèn đã bênh vực Nhà Trò như thế nào và Dế Mèn đã trừng trị bọn nhện.
- Nói lên kết quả bọn Nhện phải nghe theo Dế Mèn, Dế Mèn được tự do.
-HS lắng nghe
- Cốt truyện thường có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm lên dính bảng 
- Các nhóm khác nhận xét.
- 1 hs đọc y/c
- HS kể trong nhóm đôi
- 2 thi kể theo cách 1, 2 hs kể theo cách 2
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
Ngày soạn : 24/09/2020
Ngày dạy : 01/10/2020
 Thứ năm
 TIẾT 7: CHÍNH TẢ 
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nhớ- viết đúng 10 dòng đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT (2) a / b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Giấy khổ to viết nội dung bài tập 2
III/ Các hoạt động dạy – học:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐCỦA HỌC SINH
A./ Kiểm tra kiến thức cũ: 
- Phát giấy cho các nhóm và y/c:
+ Tên con vật bắt đầu bằng tr/ch
- Tuyên dương nhóm tìm từ nhiều và đúng.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em nhớ viết 10 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình và làm bài tập phân biệt ...
2/ Bài mới:
a/ Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
- Gọi hs đọc đoạn thơ
- Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì?
b/ HD viết từ khó:
- Y/c hs tìm các từ khó, dễ lẫn
- HD hs phân tích các từ vừa tìm được và viết vào bảng.
- Gọi hs đọc lại các từ khó
c/ Viết chính tả:
- Gọi hs nhắc lại cách trình bày thơ lục bát
- Các em đọc thầm lại đoạn thơ và ghi nhớ những từ cấn viết hoa để viết đúng.
- Y/c hs gấp sách và nhớ lại đoạn thơ viết bài.
d/ Chấm chữa bài
- GV đọc, Y/c hs bắt lỗi
- Chấm 10 bài
- Nhận xét chung
e/ HD làm bài tập chính tả:
- Gọi hs đọc bài tập 2a
- Y/c hs tự làm bài
- Gọi 2 hs lên bảng làm
- Gọi hs nhận xét
- Chốt lại lời giải đúng: Gió thổi, gió đưa, gió nâng cánh diều
3/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài tập để không viết sai những từ ngữ vừa học
- Bài sau: Những hạt thóc giống
- Nhận xét tiết học.
- Chia nhóm, nhận giấy
+ chiền chiện, chào mào, trâu, trê, trăn, châu chấu, chèo bẻo, trai, trĩ, chích,...
- Lắng nghe
- 1 hs đọc đoạn thơ
- Biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền sẽ gặp được điều may mắn, hạnh phúc.
- HS tìm: truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi
- HS lần lượt phân tích và viết vào bảng.
- 3,4 hs đọc lại
- HS trả lời: câ

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4_ban_2_cot.doc