Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Bản 3 cột chuẩn kiến thức

- GV gọi HS lên bảng chữa bài tập 2

- Kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

- GV GTB ghi đầu bài lên bảng

- Gọi hs đọc bài

- HD cách làm bài

- Yêu cầu học sinh làm bài

- Nhận xét kết luận

Những tháng nào có 30 ngày ? Những tháng nào có 31 ngày ? Tháng 2 có bao nhiêu ngày?

(Những tháng có 30 ngày là 4, 6, 9, 11. Những tháng có 31 ngày là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày)

- GV giới thiệu: Những năm tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. Những năm tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày.

- Cho HS làm tiếp phần b

- Gọi hs đọc bài

- HD cách làm bài

- Yêu cầu học sinh làm bài

- Nhận xét kết luận

3 ngày = 72giờ 3 giờ 10 phút = 190 phút

4 giờ = 240 phút 2 phút 5 giây = 125 giây

8 phút = 480giây 4 phút 20 giây =260 giây

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

(Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ thứ XVIII.)

- GV có thể yêu cầu HS nêu cách tính số năm từ khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay.

- GV yêu cầu HS tự làm bài phần b, sau đó chữa bài.

(Nguyễn Trãi sinh năm: 1980 - 600 = 1380. Năm đó thuộc thế kỉ XIV.)

- Củng cố lại bài, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên thực hiện

- HS nghe

- Đọc

- Nghe

- Làm bài

- Nghe

- Đọc

- Nghe

- Làm bài

- Nghe

- Đọc, tự làm bài

- Nêu

- Nêu miệng

- Nghe, ghi nhớ.

 

doc 28 trang Bảo Anh 13/07/2023 19540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Bản 3 cột chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Bản 3 cột chuẩn kiến thức

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Bản 3 cột chuẩn kiến thức
TUẦN 5
Ngày soạn: 17/ 9/ 2020
Ngày giảng: Thứ hai 9 /2020
TIẾT 1 : CHÀO CỜ+ TĐTV
TIẾT 2: TẬP ĐỌC 
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I.Mục tiêu: 
1. KT: Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh...
- Hiểu nội dung câu truyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
 2. KN: Đọc được toàn nội dung bài, đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương.
 - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm. Đọc lưu loát, rõ ràng toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. 
 3. TĐ: GD cho HS noi gương tính trung thực, dũng cảm của cậu bé Chôm trong 
câu chuyện.
- GD hs kĩ năng tự nhận thức về bản thân.
II.Đồ dùng dạy - học: 
III.Các hoạt động dạy - học:
ND&TG
Hoạt động của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (3’)
B. Bài mới:
1. GTB:(2’)
a. Luyện đọc:
(10’)
b. Tìm hiểu bài: (15’)
c. Luyện đọc lại: (8’) 
C. Củng cố dặn dò:(2’)
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài: Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi 
- Nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Chia đoạn (4 đoạn)
- Gọi HS đọc NT đoạn lần 1, Kết hợp phát hiện tiếng, từ khó đọc ghi bảng 
- Cho hs luyện đọc từ khó
- HD hs cách đọc bài ( giọng đọc , ngắt nghỉ..)
- Gọi HS đọc NT đoạn lần 2, nx
 - Gọi hs đọc chú giải.
- Cho hs luyện đọc theo cặp 
- Gọi 1 cặp đọc trước lớp
- Gv đọc mẫu
- Yêu cầu HS đọc thầm bài, suy nghĩ trao đổi thảo luận NT nhau TLCH.
Câu 1: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ? (Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi).
Câu 2: Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người như thế ? ( Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kỹ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc sẽ bị trừng phạt )
ý 1: Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
- Giải nghĩa từ: nảy mầm, mồ côi, trung thực.
Câu 3: Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? (Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt)
- Đoạn 2- 3- 4 nói lên điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 2- 3- 4.
ý 2 – 3 - 4: Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.
- Gọi hs nêu nd bài 
+ Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
- Gọi hs đọc nt toàn bài
- Hướng dẫn HS đọc một đoạn 
- Yêu cầu HS nghe tìm từ nhấn giọng.
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn theo y/c.
- Gọi 3 HS tham gia đọc theo vai
- Gọi 3- 4 nhóm thi đọc trước lớp. 
- Nhận xét HS đọc tốt.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài.
- 2 HS đọc
- Nghe.
- Nghe. 
- Đọc
- Theo dõi.
- 4 HS đọc NT 
- Đọc 
- Theo dõi
- 4 HS đọc 
- 1 hs đọc 
- Đọc theo cặp
- Đọc
- Nghe.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 
- Đọc thầm đoạn 2 và tiếp nối nhau trả lời.
- Nêu
- Đọc n/ dung.
- Đọc
- Nghe
- HS đọc 
- Thực hiện 
- Nghe, ghi nhớ.
 TIẾT 4: TOÁN
LUYỆN TẬP (26)
I. Mục tiêu: 
1. KT: Củng cố về số ngày trong các tháng của năm.
 - Biết năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày, chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày giờ, phút giây. Xác định được 1 năm cho trước thuộc thế kỷ nào.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng vận dụng vào làm đúng các bài tập chính xác. 
3. TĐ: GD cho HS ý thức tự giác học bài và làm bài cẩn thận, chính xác. Vận dụng được vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Các hoạt động dạy - học : 
ND&TG
Hoạt động của GV
HĐ của HS
A.KTBC: (3’)
B. Bài mới:
1. GTB:(2’)
 2. Luyện tập: Bài 1:(12’)
Bài 2: (10’)
Bài 3:(10’)
C. Củng cố - dặn dò:(3’)
- GV gọi HS lên bảng chữa bài tập 2
- Kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- GV GTB ghi đầu bài lên bảng 
- Gọi hs đọc bài
- HD cách làm bài
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Nhận xét kết luận
Những tháng nào có 30 ngày ? Những tháng nào có 31 ngày ? Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
(Những tháng có 30 ngày là 4, 6, 9, 11. Những tháng có 31 ngày là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày)
- GV giới thiệu: Những năm tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. Những năm tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày.
- Cho HS làm tiếp phần b
- Gọi hs đọc bài
- HD cách làm bài
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Nhận xét kết luận
3 ngày = 72giờ 3 giờ 10 phút = 190 phút
4 giờ = 240 phút 2 phút 5 giây = 125 giây
8 phút = 480giây 4 phút 20 giây =260 giây
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
(Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ thứ XVIII.)
- GV có thể yêu cầu HS nêu cách tính số năm từ khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài phần b, sau đó chữa bài.
(Nguyễn Trãi sinh năm: 1980 - 600 = 1380. Năm đó thuộc thế kỉ XIV.)
- Củng cố lại bài, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên thực hiện 
- HS nghe 
- Đọc
- Nghe
- Làm bài
- Nghe
- Đọc
- Nghe
- Làm bài
- Nghe
- Đọc, tự làm bài
- Nêu
- Nêu miệng
- Nghe, ghi nhớ.
Chiều: Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2017
TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
1. KT: Học xong bài này, HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
2. KN: Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường. Tăng cường cho HS thực hành bày tỏ ý kiến trước mọi người.
3. TĐ: Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
* Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học, kĩ năng kiềm chế cảm xúc...
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động.
 - Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng.
III. Hoạt động dạy & học:
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC: (3’)
B. Bài mới:
 1. GTB:(2’)
 2. Nội dung:
a. Khởi động: Trò chơi “Diễn tả”
(5’)
b. HĐ 1: Thảo luận nhóm (Câu 1, 2- SGK/9)
(7’)
c. HĐ 2: TL theo nhóm đôi (BT 1-SGK/9)
(8’)
d. HĐ 3: Bày tỏ ý kiến (BT 2- SGK/10)
(8’)
C. Củng cố - dặn dò:(2’)
- GV nêu yêu cầu kiểm tra:
+ Nhắc lại phần ghi nhớ bài “Vượt khó trong học tập”. Nhận xét
- GT- ghi đầu bài
- GV nêu cách chơi: GV chia HS thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật, bức tranh đó.
- GV kết luận:
 Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật.
- GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu 1.
 Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng?
 Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình?
 Nhóm 3: Em sẽ làm gì khi em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi?
 Nhóm 4 : Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường?
- Mời ĐD các nhóm báo cáoKQ
- GV nêu yêu cầu câu 2:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
- GV kết luận:
+ Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi ngời. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung.
+ Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình.
- Gọi HS nhắc lại KL
- GV nêu cầu bài tập 1: Nhận xét về những hành vi, Việc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp sau:
 + Bạn Dung rất thích múa, hát. Vì vậy bạn đã ghi tên tham gia vào đội văn nghệ của lớp.
 + Để chuẩn bị cho mỗi buổi liên hoan lớp, các bạn phân công Hồng mang khăn trải bàn, Hồng rất lo lắng vì nhà mình không có khăn nhưng lại ngại không dám nói.
 + Khánh đòi bố mẹ mua cho một chiếc cặp mới và nói sẽ không đi học nếu không có cặp mới.
 - GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng.
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu:
 + Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành.
 + Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối.
 + Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10)
- GV yêu cầu HS giải thích lí do. GV kết luận:
Các ý kiến a, b, c, d là đúng. ý kiến đ là sai vì trẻ em còn nhỏ tuổi nên mong muốn của các em nhiều khi lại không có lợi cho sự phát triển của chính các em hoặc không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ - SGK
* Liên hệ: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề về môi trường.
- Hs cần biết bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, với thầy cô giáo, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gđ, về môi trường lớp học, về môi trường cộng đồng ở địa phương.
- NX tiết học
- Dặn HS: Thực hiện yêu cầu bài tập 4.
- Một số HS tập tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
- Một số HS thực hiện yêu cầu.
- Nghe.
- HS thảo luận:
+ ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không?
- Nghe
- HS thảo luận nhóm.
-ĐD từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Phát biểu
- Nhắc lại
- Thảo luận cặp.
- Đại điện trình bày ý kiến .
- Nghe
- HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước.
- Vài HS giải thích.
- Nghe
- Đọc
- Nghe, nhận n/vụ
TIẾT 2: CHÍNH TẢ ( NGHE VIẾT)
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG 
I. Mục tiêu: 
1. KT: HS hiểu được nội dung bài viết và cách trình bày bài chính tả.
2. KN: HS nghe - viết đúng đẹp đoạn văn từ Lúc ấy đến ông vua hiền minh trong bài Những hạt thóc giống.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu l/n hoặc vần en/eng
 Rèn cho HS kĩ năng trình bày bài sạch sẽ, khoa học. Làm đúng các bài tập.
3. TĐ: GD cho HS ý thức tực giác viết bài và giữ gìn sách vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Các hoạt động dạy - học :
ND&TG
Hoạt động của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (3’)
B. Bài mới:
 1. GTB:(2’)
2. HD nghe viết chính tả:
(20’)
3.Bài tập: 12’
Bài 2:(a)
C. Củng cố - dặn dò:(3’)
- GV đọc cho 3 HS viết: bâng khuâng, bận bịu, nhân dân
- Nhận xét về chữ viết của HS.
- GTB- ghi bảng
a. Trao đổi nội dung đoạn văn:
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
- Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
- Vì sao người trung thực là người đáng qúy?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được. (luộc kĩ, giống thóc, dõng dạc, truyền ngôi,)
c. Viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu, nhắc HS viết lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
d. Thu nhận xét bài cùa HS 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Tổ chức cho HS thi làm bài tập theo nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: Tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả.
( Đáp án đúng: lời giải- nộp bài- lần này- làm em- lâu nay- lòng thanh thản- làm bài)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài 2a hoặc 2b vào vở. Học thuộc lòng 2 câu đố.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc 
- TL 
- Viết từ khó
- Viết vào vở nháp.
- Viết bài
- Nộp bài
- 1 HS đọc 
- Làm bài
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ.
TIẾT 3 : LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC: TRE VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
1. KT: Củng cố cách đọc bài tre Việt Nam
- Hiểu nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. 
2.KN: Đọc đúng một số từ ngữ trong bài, đọc lưu loát, rõ ràng.
3. TĐ: Thêm yêu những tính cách cao đẹp của con người Việt Nam. 
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Các hoạt động dạy - học: 
ND&TG
 Hoạt động của GV
HĐ của HS
A. KTBC. 
B. Bài mới. 
1. GTB. (2’)
2. Luyện đọc.
 (19’)
3. Tìm hiểu bài. (8’)
4. Luyên đọc lại. (8’)
C. Củng cố, dặn dò. (3’)
- GTB – Ghi bảng
- Gọi một học sinh đọc toàn bài
+ Bài thơ được chia làm mấy đoạn ?(4 đoạn)
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn thơ lần 1
+ Luyện đọc từ khó: GV đọc mẫu
- Hd cách đọc bài
+ Cho Hs đọc nối tiếp đoạn lần 2 trước lớp
- GV nhận xét
- Gọi HS đọc chú giải SGK
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu toàn bài
- Cho HS đọc thầm bài thơ để TLCH
+ Câu 1: (Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng )
a, ... cần cù ? ( ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu; Rễ siêng không ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù)
b, ... đoàn kết ? ( khi bão bùng, tre tay ôm tay
níu cho gần nhau thêm/ Thương... thành lũy/ Tre giàu đức hi sinh, nhường nhịn: Lưng trần phơi nắng phơi xương... tre nhường cho con)
c, ... ngay thẳng ? ( Tre già thân gãy cành rơi vân truyền cái gốc cho con/ Măng luân luân mọc
thẳng: Nòi tre đâu chịu mọc cong. Búp măng
non đã mang dáng thẳng thân tròn của tre)
- ý 1: Tre có tính cách như người: biết cần cù, thương yêu đoàn kết, ngay thẳng và luôn che chở bao bọc nhau
- Cho hs đọc nối tiếp đoạn thơ
- HD hs tìm đúng giọng đọc bài thơ, đoạn thơ đọc diễn cảm:
 Yêu nhiều / nắng nỏ trời xanh...
 Vẫn nguyên cái gốc / truyền đời cho măng. 
- GV đọc mẫu 
- Cho HS luyện đọc thuộc lòng 8 dòng thơ mà em yêu thích
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng
- NX 
- Củng cố lại nội dung bài. Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc thuộc lòng bài thơ.
- Lớp theo dõi
- 1 hs đọc
- 1 HS nêu 
- đọc nối tiếp
- Đọc ĐT- CN
- Nghe
- Đọc nối tiếp 
- 1 HS đọc
- Đọc cặp
- Theo dõi
- Lớp đọc thầm bài thơ 
- TL câu hỏi
- Đọc nối tiếp
- Theo dõi
- HS tìm từ nhấn giọng
- Theo dõi
- Luyện đọc 
- Thi đọc 
- Nghe, nhận n/vụ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
GÀ TRỐNG VÀ CÁO 
I. Mục tiêu: 
1. KT: Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay, từ rày, thiệt hơn.
- Hiểu nội dung của bài thơ: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.
 2. KN: Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ: lõi đời, từ rày, sung sướng, gian dối, quắp đuôi, vắt vẻo. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nhịp đúng nhịp điệu của câu thơ, đọan thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả. Đọc lưu loát, rõ ràng toàn bài phù hợp với nội dung.
 3. TĐ: GD cho HS luôn có tính cảnh giác, không nên tin vào kẻ xấu cho dù đó là những lời nói ngọt ngào.
GDQP: Phải có tinh thần cảnh giác mới có thể phòng tránh được nguy hiểm.
II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học
ND&TG
Hoạt động của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (5’)
B. Bài mới:
1. GTB:(2’)
a. Luyện đọc:
(12’)
b. Tìm hiểu bài: (10’)
c. Học thuộc lòng:
(8’)
C. Củng cố - dặn dò:(3’)
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bài: Những hạt thóc giống. Nhận xét 
- GTB – ghi bảng
- Gọi 1 HS đọc bài 
- Bài được chia làm mấy đoạn? (3 đoạn)
- Cho HS nối tiếp đoạn (lần 1) gv kết hợp ghi từ khó 
- Luỵên đọc từ khó : gv đọc mẫu
- HD cách đọc bài ( cách ngắt nghỉ..)
- Cho hs đọc nt đoạn lần 2, nx
- Gọi hs đọc chú giải sgk
- Cho hs luyện đọc theo cặp 
- Gọi 1 cặp đọc trước lớp
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cáo đã làm gì để dụ Gà trống xuống đất? (Cáo đon đả mời Gà xuống đất để thông báo một tin mới: Từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân)
+ Từ “rày” nghĩa là từ đây trở đi.
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
Ý 1:Âm mưu của Cáo.
- Gà trống làm thế nào để không mắc mưu con Cáo lõi đời tinh ranh này? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
Câu 2 :Vì sao Gà trống không nghe lời Cáo?
(Gà biết cáo là con vật hiểm ác, đằng sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa: muốn ăn thịt Gà)
- Giải nghĩa từ: Lõi đời, khoái, gian dối.
Câu 3: Gà tung tin có gặp chó săn đang chạy đến để làm gì? (Vì Cáo rất sợ chó săn. Chó săn sẽ ăn thịt Cáo. Chó săn đang chạy đến loan tin vui, Gà làm cho Cáo khiếp sợ, bỏ chạy, lộ âm mưu gian giảo đen tối của hắn)
+ “Thiệt hơn” nghĩa là gì?(“Thiệt hơn” là so đo, tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu)
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
 ý2: Sự thông minh của Gà.
- Gọi HS đọc đoạn cuối và trả lời câu hỏi.
Câu 4: Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì ? (Khuyên người ta đừng vội tin vào những lời ngọt ngào)
+ Ghi ý chính đoạn 3.
ý3: Cáo lộ rõ bản chất gian xảo
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- Rút ra nội dung chính của bài. Yc hs đọc.
- Cho hs đọc nt toàn bài
- Đưa ra khổ thơ luyện đọc
- GV hướng dẫn cách đọc.
- GV đọc mẫu 
- Tổ chức cho HS đọc 1 đoạn
- Cho HS đọc trong nhóm - 2HS thi đọc
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng.
- Thi đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 10 dòng
- Nhận xét HS đọc tốt.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài
- Đọc và TL
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc 
- Nêu
- HS đọc nt
- Đọc đt, cn
- Nghe
- HS đọc nt.
- 1 hs đọc
- Theo dõi
- HS cả lớp đọc thầm - TL
- Trả lời
- Lắng nghe.
- HS cả lớp đọc thầm và TL câu hỏi
- Cả lớp đọc thầm - TL
- Nêu
- Đọc 
- Đọc nt
- Theo dõi
- HS đọc TL
- Thi đọc.
- Nghe, ghi nhớ.
TIẾT 2: TOÁN: 
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG 
I. Mục tiêu: 
1. KT: Bước đầu hiểu biết số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết cách tính số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích và làm đúng các bài tập.
3. TĐ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Các hoạt động dạy - học :
ND&TG
Hoạt động của GV
HĐ của HS
A. KTBC: 
B. Bài mới:
1. GTB:(2’)
2. GT số TB cộng và cách tìm số TB cộng: (17’)
3. Luyện tập:
 Bài 1:(8’)
Bài 2:(10’)
C. Củng cố - dặn dò:(3’)
- Không kiểm tra
- GTB – ghi bảng
Bài toán 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- Có tất cả bao nhiêu lít dầu ? 
(Có tất cả 4 + 6 = 10 lít dầu.)
- Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu ?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- GV giới thiệu: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào hai can thì mỗi can có 5 lít dầu, ta nói trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6.
- GV hỏi lại: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu, vậy trung bình mỗi can có mấy lít dầu ?
- Số trung bình cộng của 6 và 4 là mấy?
- Dựa vào cách giải thích của bài toán trên bạn nào có thể nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4 ?
- GV nhận xét, kết luận:
- Bước thứ nhất trong bài toán trên, chúng ta tính gì ?
- Để tính số lít dầu rót đều vào mỗi can, chúng ta làm gì ?
- Như vậy, để tìm số dầu trung bình trong mỗi can chúng ta đã lấy tổng số dầu chia cho số can.
- Tổng 6 + 4 có mấy số hạng ?
- Để tìm số trung bình cộng của hai số 6 và 4 chúng ta tính tổng của hai số rồi lấy tổng chia cho 2, 2 chính là số các số hạng của tổng 4 + 6.
- GV yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.
Bài toán 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán 2.
- Bài toán cho ta biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Ba số 25, 27, 32 có trung bình cộng là bao nhiêu ?
- Muốn tìm số trung bình cộng của ba số 25,27, 32 ta làm thế nào ?
- Hãy tính trung bình cộng của các số 32, 48, 64, 72. Trung bình cộng là:
 (32 + 48 + 64 + 72) : 4 = 54)
- GV yêu cầu HS tìm số trung bình cộng của một vài trường hợp khác.
- Nêu yêu cầu
- HD hs làm bài
- Cho hs làm bài, nx chữa bài
a. Số trung bình cộng của 42 và 52 là: 
(42 + 52) : 2 = 47
b. Số trung bình cộng của 36, 42 và 57 là: 
(36 + 42 + 57) : 3 = 45
c: Tương tự
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài giải:
Bốn bạn cân nặng là:
36 + 38 + 40 + 34 = 148 (kg)
Trung bình mỗi bạn nặng là:
148 : 4 = 37 (kg)
 Đáp số: 37 kg
- Củng cố lại bài, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
- Đọc
- Suy nghĩ TL
- Trình bày
- Nghe
- TLCH
- Nghe
- Nêu quy tắc
- Đọc
- TLCH
- Làm bài
- Nêu
- Nghe
- Nghe
- Đọc
- TLCH
- Làm bài
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Chiều: Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017
TIẾT 1: 
TIẾT 2: 
TIẾT 3: HĐGDNG LL
CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
LÀM ĐÈN ÔNG SAO
I. Mục tiêu
1. Kiến thức : HS hiểu: Trong ngày Tết Trung thu, đèn ông sao là một trong những loại đồ chơi phổ biến nhất để trẻ em dự hội rước đèn.
2. Kĩ năng: - HS biết cách làm đèn ông sao.
3. Thái độ : - Tính khéo léo và ý thức tôn trọng, giữ gìn các đồ chơi truyền thống.
II. Đồ dùng dạy – học: Đèn ông sao, tre, thép, giấy màu, kéo, keo...
III.Các hoạt động dạy - học
ND&TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A.KTBC
B.Bài mới
1.GTB(2’)
2.GT đèn
(11’)
3.Làm đèn
(10’)
4.Trưng bày SP(10’)
5.Đánh giá
nhận xét
C.Củng cố 
 dặn dò (2’)
- GTB – ghi bảng 
- Bước 1: Chuẩn bị
- GVGT: Người xưa quan niệm mọi thứ trong đêm Rằm Trung thu đều phải sáng. Vì thế, đèn là một đồ chơi không thể thiếu trong đêm Trung Thu. Có nhiều loại đèn: đèn lồng, đén kéo quân, đén cá chép, đèn ông sao,
- Ngày nay, điều kiện kinh tế của nhiều gia đình đã khá lên rất nhiều, cha mẹ dễ dàng mua cho con chiếc đèn. Để giúp các em có đôi bàn tay khéo léo và giữ gìn truyền thống làm đồ chơi dân gian, cả lớp sẽ tự làm đèn ông sao để rước trong đêm Rằm Trung thu của toàn trường.
- Một chiếc đèn cần: 10 thanh tre cật, 1 thanh tre dài uống thành vòng tròn bao quanh ông sao, giây thép nhỏ để buộc, giấy bóng kính nhiều màu (giấy màu loại mỏng), một cái que làm cán, kéo, keo dán
- Hướng dẫn HS học hai bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên), “Rước đèn Tháng tám” (Đồng Sơn). Khuyến khích HS tìm băng nhạc để hát theo.
- Bước 2: Hướng dẫn HS làm đèn ông sao
1) Làm khung đèn ông sao
- Tùy theo kích thước to nhỏ của ông sao, cắt 10 thanh tre cật dài bằng nhau.
- Mỗi mặt của đèn là một ông sao năm cánh, cần làm hai ông sao bằng nhau để khi buộc vào mới cân đối. Cách làm ông sao:
+ Lấy 5 thanh tre, Ở đầu thanh tre khía các rãnh nhỏ để có chỗ buộc dây thép.
+ Xếp 5 thanh tre thành hình ngôi sao, đan lại với nhau thật cân đối.
- Buộc hai ngôi sao vào với nhau bằng dây thép nhỏ ở 5 góc ngôi sao để tạo thành 2 mặt sao của đèn.
- Cắt 4 khúc tre nhỏ bằng nhau làm thành chống tạo độ dày cho đèn, một khúc cắt to bản hơn chống ở chỗ hai đường chéo cắt nhau (phía đáy ngôi sao) để đặt nến.
2) Dán đèn
- Dùng giấy bóng kính màu (hoặc giấy màu) dán kín các mặt của hình ông sao. Càng nhiều màu sắc, đèn càng đẹp. Nhớ để chừa 2 lỗ hổng hình tam giác ở mặt dưới và mặt trên để bỏ nến vào và luồn cán sao.
- Trang trí các đường viền ngôi sao bằng giấy màu, chọn màu nổi bật với màu ngôi sao. Cắt các hình họa tiết, hoa, con giống tùy thích để dán lên các mặt sao.
- Dùng một que làm cán đèn sao cho cái que ấy có thể xuyên qua một que chống nhỏ giữ cho cán không tuột khỏi đèn. Có thể buộc dây trên đỉnh đèn, treo cái dây đó vào cái que để rước.
- Uốn một thanh tre nhỏ, dài làm thành một vòng tròn bao quanh ngôi sao. Cắt giấy nhiều màu sắc khac nhau thành những tua nhỏ, dán bao quanh viền vòng tròn.
- Thắp nến bên trong, ánh sáng phát ra làm cho đèn sáng lung linh nhiều màu sắc.
- Bước 3: Hoàn thành sản phẩm
- Các tổ giúp nhau hoàn thành chiếc đèn đúng thời gian quy định. Dán tên vào cán đèn.
- Chăng dây quanh lớp để treo những đèn đã làm xong theo từng khu vực tổ.
- Bước 4: Nhận xét – Đánh giá
- GV nhận xét, khen ngợi những đôi bàn tay khéo đã tự làm ra đồ chơi dân gian có ý nghĩa. Có những chiếc đèn đẹp, có những chiếc đèn chưa thật đẹp, tất cả đều đáng được nâng niu và sử dụng nó trong đêm hội rước đèn, vì nó là sản phẩm do chính các em làm ra.
- Cả lớp cùng hát hai bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên), “Rước đèn Tháng tám” (Đồng Sơn) theo băng nhạc.
- NX tiết học
- VN xem lại bài,CB bài sau
- Nghe 
- Nghe,theo dõi 
- Quan sát
- Nhận xét
-Treo đèn trên bảng
- Nghe 
- Lớp hát 
- Nghe 
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2017
TIẾT 3: TOÁN 
LUYỆN TẬP (28)
I. Mục tiêu: 
1. KT: Củng cố những hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng, cách tìm số trung bình cộng. Giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
2. KN: Rèn kĩ năng vận dụng vào làm đúng các bài tập, trình bày bài khoa học.
3. TĐ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động trên lớp: 
ND&TG
Hoạt động của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (3’)
B. Bài mới:
1. GTB:(2’)
2. Luyện tập:
Bài 1: (8’)
Bài 2: (10’)
Bài 3: 12’
C.Củng cố- Dặn dò: (3’)
- Y/c HS lên bảng làm bài tập 1 VBT
- Chữa bài, nhận xét HS. 
- Nêu nội dung bài ghi tên bài lên bảng.
- Gọi hs nêu bài toán. Hd cách làm bài
- Yêu cầu nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số rồi tự làm bài theo nhóm.
- Gọi hs trình bày
- Nhận xét và chữa bài
a) (96 + 121 + 143) : 3 = 120
b) (35 + 12 + 24 + 21 + 43) : 5 = 27
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhận xét và chữa bài
Bài giải
 Số dân tăng thêm của cả ba năm là:
96 + 82 + 71 = 249 (người)
Trung bình mỗi năm dân số xã đó tăng thêm số người là:
 249 : 3 = 83 (người)
 Đáp số: 83 người
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hỏi: Chúng ta phải tính trung bình số đo chiều cao của mấy bạn ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét HS.
 Bài giải
 Tổng số đo chiều cao của 5 em là
 138 + 132 +130 + 136 + 1340 = 670 ( cm)
Trung bình số đo chiều cao của mỗi hs là
 670 : 5 = 134 ( cm)
 Đáp số: 134 cm
- Hệ thống lại nội dung bài
- Dặn học sinh về chuẩn bị bài sau
- 1 em
- Nghe
- Nghe
- Nêu
- Nghe
- Làm bài
- Trình bày
- Nghe
- Đọc bài
- Làm bài
- Nghe
- Đọc 
Theo dõi
- Làm bài
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC, TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu: 
1. KT: Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực - Tự trọng. Hiểu được nghĩa của các từ ngữ, các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm trên. 
2. KN: Tìm được các từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với các từ thuộc chủ điểm. Biết cách dùng các từ ngữ thuộc chủ điểm để đặt câu.
 - Rèn cho HS kĩ năng thực hành làm đúng các bài tập, tìm và nêu được các từ ngữ thuộc chủ đề.
 3. TĐ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Các hoạt động dạy - học :
ND&TG
Hoạt động của GV
HĐ của HS
A.KTBC: 3’
B. Bài mới:
1. GTB:(2’)
2. Luyện tập
Bài 1: (9’)
Bài 2: (8’)
Bài 3: (7’)
Bài 4: (9’)
C. Củng cố - dặn dò:(2’)
- Gọi HS lên bảng làm bài 1, cả lớp làm vào vở nháp.
- GTB – ghi bảng
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Phát giấy+ bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ đúng, điền vào phiếu.
- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về các từ đúng:
Từ cùng nghĩa với trung thực
Từ trái nghĩa với trung thực
Thẳng thắng, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tâm, chính trực, bộc trực, thành thật, thật tình, ngay thật
Điêu ngoa, gian dối, sảo trá, gian lận, lưu manh, gian manh, gian trá, gian sảo, lừa bịp, lừa đảo, lừa lọc, lọc lừa. bịp bợm. gian ngoan,.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, mỗi HS đặt 2 câu, 1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu trái nghĩa với trung thực.
VD: + Bạn Minh rất thật thà.
 + Chúng ta không nên gian dối.
- Nhận xét và bổ sung.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của tự trọng. Tra trong từ điển để đối chiếu các từ có nghĩa từ đã cho, chọn nghĩa phù hợp.
- Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung 
- Tự trọng: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
- Tin vào bản thân: Tự tin.
- Quyết định lấy công việc của mình: tự quyết.
- Đánh giá mình quá cao và coi thường kẻ khác: tự kiêu, tự cao.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm 4 HS để trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lời GV ghi nhanh sự lựa chọn lên bảng. Các nhóm khác bổ sung.
VD:
- Thẳng như ruột ngựa: người có lòng dạ ngay thẳng (ruột ngựa rất thẳng)
- Giấy rách phải giữ lấy lề: khuyên người ta dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nề nếp, phẩm giá của mình.
- Em thích nhất câu tục ngữ, thành ngữ nào? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được và các tục ngữ. thành ngữ trong bài.
- HS lên bảng thực hiện
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc 
- HĐ trong nhóm.
- Dán phiếu, 
- Nghe
- Nêu yêu cầu
- Đặt câu
- Nghe
- Đọc
- Thảo luận nhóm
- Trình bày
- Nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm
- Trình bày
- Theo doi
- Nghe, nhận n/v.
Chiều: Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2017
TIẾT 2: KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. Mục tiêu:
1. KT: Nhớ lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung nói về tính trung thực. Hiểu được ý nghĩa nội dung câu chuyện.
2. KN: Kể bằng lời của mình một cách hấp dẫn, sinh động. Biết đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
 3. TĐ:Trung thực, thật thà trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy -học:
III. Các hoạt động dạy- hoc:
ND&TG
Hoạt động của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (5’)
B. Bài mới: 1. GTB: (2’)
2. Hướng dẫn kể chuyện:
(10’)
3. Kể chuyện trong nhóm:
(10’)
4. Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện:
 (10’)
C.Củng cố- Dặn dò: (3)
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể câu chuyện: Một nhà thơ chân chính. Nhận xét 
- GTB- ghi bảng
- Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài 
- Phân tích đề, gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, tính trung thực.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
+ Tính trung thực biểu hiện như thế nào?
(Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng: ông Tô Hiến Thành trong truyện Một người chính trực.
+ Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi: cậụ bé Chôm trong truyện Những hạt thóc giống, người bạn thứ ba trong truyện Ba cậu bé.
+ Không làm những việc gian dối: Nói dối cô giáo, nhìn bài của bạn, hai chị em trong truyện Chị em tôi.
+ Không tham của người khác, anh chàng tiều phu trong truyện Ba chiếc rìu, cô bé nhà nghèo trong truyện Cô bé và bà tiên,)
+ Em đọc được những câu chuyện ở đâu? (Em đọc trên báo, trong sách đạo đức, trong truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, xem ti vi, em nghe bà kể)
- Ham đọc sách là rất tốt, ngoài những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà chúng ta học được, những câu chuyện trong sách báo, trên ti vi còn cho những bài học 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_5_ban_3_cot_chuan_kien_thuc.doc