Giáo án Giáo dục thể chất 4 - Bài 1: Động tác vươn thở, động tác tay, động tác chân với vòng
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết và thực hiện vệ sinh đảm bảo an toàn trong giờ tập luyện của môn Giáo dục thể chất.
- Biết quan sát tranh ảnh, động tác làm mẫu của GV để tập luyện động tác vươn thở, động tác tay, động tác chân với vòng và tự sửa sai động tác.
- Thực hiện được các động tác vươn thở, động tác tay, động tác chân với vòng và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Biết phối hợp với bạn bè khi tập luyện theo nhóm, tổ.
- Biết lắng nghe, sửa sai và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
Năng lực riêng:
- Bước đầu biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và giúp đỡ bạn trong tập luyện.
- Tham gia tích cực các trò chơi vận động và bài tập phát triển thể lực.
- Hoàn thành lượng vận động của bài tập.
3. Phẩm chất
- Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Thể hiện sự yêu thích, hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
- Vui vẻ, hòa đồng với mọi người.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Kẻ, vẽ sân tập theo nội dung bài học.
- Còi, cờ, tranh ảnh, băng đĩa hình, dụng cụ tập luyện,…
b. Đối với học sinh
- Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu.
- Đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục thể chất 4 - Bài 1: Động tác vươn thở, động tác tay, động tác chân với vòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục thể chất 4 - Bài 1: Động tác vươn thở, động tác tay, động tác chân với vòng

Giáo án môn Giáo dục thể chất lớp 4 Kết nối tri thức PHẦN 2. VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHỦ ĐỀ 2: BÀI TẬP THỂ DỤC BÀI 1: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, ĐỘNG TÁC TAY, ĐỘNG TÁC CHÂN VỚI VÒNG (2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: • Biết và thực hiện vệ sinh đảm bảo an toàn trong giờ tập luyện của môn Giáo dục thể chất. • Biết quan sát tranh ảnh, động tác làm mẫu của GV để tập luyện động tác vươn thở, động tác tay, động tác chân với vòng và tự sửa sai động tác. • Thực hiện được các động tác vươn thở, động tác tay, động tác chân với vòng và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể. 2. Năng lực Năng lực chung: • Biết phối hợp với bạn bè khi tập luyện theo nhóm, tổ. • Biết lắng nghe, sửa sai và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Năng lực riêng: • Bước đầu biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và giúp đỡ bạn trong tập luyện. • Tham gia tích cực các trò chơi vận động và bài tập phát triển thể lực. • Hoàn thành lượng vận động của bài tập. 3. Phẩm chất • Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể. • Thể hiện sự yêu thích, hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. • Vui vẻ, hòa đồng với mọi người. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan. • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 2. Thiết bị dạy học https://hoatieu.vn/tai-lieu/giao-an-giao-duc-the-chat-4-ket-noi-tri-thuc- 221528 a. Đối với giáo viên • Kẻ, vẽ sân tập theo nội dung bài học. • Còi, cờ, tranh ảnh, băng đĩa hình, dụng cụ tập luyện, b. Đối với học sinh • Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu. • Đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS giãn cơ, làm nóng cơ thể, tăng khả năng phản xạ, tạo hứng thú để tiếp nhận nội dung bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS thực hiện xoay các khớp, sau đó chạy tại chỗ, vỗ tay giúp các em làm nóng cơ thể. - HS thực hiện vận động. • Xoay các khớp: • Chạy tại chỗ, vỗ tay: - GV tổ chức trò chơi Làm theo hiệu lệnh : + Chuẩn bị: • GV xếp lớp thành vòng tròn, quay mặt vào trong, mỗi HS cách nhau một sải tay. • Chọn một HS làm chỉ huy và đứng trong vòng tròn hoặc di chuyển ngược chiều với các bạn trong khi chơi. + Cách chơi: • Chỉ huy cho các bạn đi thường (hoặc nhảy chân sáo) theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ. • Khi chỉ huy hô “ Gió thổi, gió thổi ”, các em hô “ Về đâu, về đâu? ”. Chỉ huy hô tiếp “ Bên phải, bên phải ” (hoặc “ Bên trái, bên trái ”, hoặc “ Phía sau, phía sau ” hoặc “ Phía trước, phía https://hoatieu.vn/tai-lieu/giao-an-giao-duc-the-chat-4-ket-noi-tri-thuc- 221528 trước ”), các em thực hiện như sau: - HS tích cực tham gia trò chơi. ✔ Nếu hiệu lệnh: Bên phải → HS dừng lại, chân phải bước sang trái, hai tay dang ngang và nghiêng lườn sang phải. ✔ Nếu hiệu lệnh: Bên trái → Thực hiện ngược lại với bên phải ✔ Nếu hiệu lệnh: Phía trước → HS ngồi xuống cúi đầu. ✔ Nếu hiệu lệnh: Phía sau → HS ngồi xuống ngửa. • Chỉ huy hô các lệnh xen kẽ, theo tốc độ nhanh chậm khác nhau. HS nào thực hiện chưa đúng theo hiệu lệnh của chỉ huy thì coi như thua cuộc và ra khỏi vòng tròn. - GV làm mẫu một lần với nhóm nhỏ. - GV yêu cầu cả lớp thực hiện theo lệnh của chỉ huy. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Trò chơi Làm theo hiệu lệnh bước đầu đã giúp các em làm quen với các động tác khởi động. Để biết và thực hiện các động tác vươn thở, động tác tay, động tác chân với vòng, chúng ta cùng tìm hiểu bài học đầu tiên của môn Giáo dục thể chất 4 – Bài 1: Động tác vươn thở, động tác tay, động tác chân với vòng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Động tác vươn thở với vòng. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác vươn thở với vòng. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực https://hoatieu.vn/tai-lieu/giao-an-giao-duc-the-chat-4-ket-noi-tri-thuc- 221528 hiện động tác vươn thở với vòng. - GV làm mẫu động tác vươn thở với vòng. - GV đặt câu hỏi: + Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của tay hay chân, hướng đưa ra trước hay sau, vòng ở trên hay ở dưới vai? + Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác đó. - GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát): - HS quan sát GV làm mẫu. + TTCB: Đứng thẳng, hai tay cầm vòng phía - HS tham gia trò chơi. trước dọc theo chân. + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, tay trái cầm vòng, hai tay đưa sang ngang – lên cao chếch chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau, đầu ngửa, hít sâu vào bằng mũi. - HS lắng nghe. + Nhịp 2: Hai tay hạ xuống cầm vòng phía trước dọc theo chân, thở ra từ từ bằng miệng. + Nhịp 3: Về nhịp 1, hít sâu vào bằng mũi. + Nhịp 4: Về TTCB, thở ra từ từ bằng miệng. + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng ở nhịp 5 đổi chân và đổi tay cầm vòng. - GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu. - GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS. - GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng. - GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất. https://hoatieu.vn/tai-lieu/giao-an-giao-duc-the-chat-4-ket-noi-tri-thuc- 221528 Hoạt động 2: Động tác tay với vòng. - HS quan sát tranh. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác tay với vòng. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác tay với vòng. - GV làm mẫu động tác tay với vòng. - HS quan sát GV làm mẫu. - GV đặt câu hỏi: - HS trả lời: + Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của tay hay chân, hướng + Động tác thầy cô thực hiện là động đưa ra trước hay sau, vòng ở trên hay ở dưới vai? tác vươn thở với vòng. + Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác đó. - GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát): + TTCB: Đứng thẳng, hai tay cầm vòng phía - HS lắng nghe và quan sát. trước dọc theo chân. + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay đưa vòng ra trước. + Nhịp 2: Hai tay đưa vòng xuống dưới dọc theo thân. + Nhịp 3: Hai tay đưa vòng ra trước – lên cao, mắt nhìn theo vòng. + Nhịp 4: Về TTCB. + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng ở nhịp 5 đổi chân. - GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu. - GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS. https://hoatieu.vn/tai-lieu/giao-an-giao-duc-the-chat-4-ket-noi-tri-thuc- 221528 - GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng. - GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất. Hoạt động 3: Động tác chân với vòng. - HS thực hiện theo mẫu. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác vươn thở với vòng. - Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực - HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp. hiện động tác vươn thở với vòng. - GV làm mẫu động tác chân với vòng. - HS lắng nghe và vỗ tay. - GV đặt câu hỏi: + Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của tay hay chân, hướng đưa ra trước hay sau, vòng ở trên hay ở dưới vai? + Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác. - GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát): - HS quan sát tranh. + TTCB: Đứng thẳng, hai tay cầm vòng phía trước dọc theo chân. + Nhịp 1: Chân trái đưa ra sau, kiễng gót, tì mũi bàn chân, trọng tâm dồn vào chân phải, hai tay đưa vòng ra trước – lên cao, mắt nhìn theo vòng. + Nhịp 2: Chân trái đưa thẳng ra trước, hai tay đưa vòng ra trước – xuống dưới, chạm mũi bàn chân. + Nhịp 3: Về nhịp 1. + Nhịp 4: Về TTCB. https://hoatieu.vn/tai-lieu/giao-an-giao-duc-the-chat-4-ket-noi-tri-thuc- 221528 + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng ở nhịp 5 đổi chân. - GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu. - HS quan sát GV làm mẫu. - GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát - HS trả lời: sửa sai cho HS. + Động tác thầy cô thực hiện là động - GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số tác tay với vòng. nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng. + Đó là hoạt động của tay, hướng đưa ra trước và vòng ở trên vai. - GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất. Hoạt động 4: Thực hiện cả ba động tác: - HS lắng nghe và quan sát. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác vươn thở, động tác tay, động tác chân với vòng. b. Cách tiến hành - GV vừa hô và tập cả ba động tác cùng cả lớp. - GV gọi một số HS lên tập liên hoàn ba động tác. - GV gọi một số bạn nhận xét. - GV cho tập theo tổ, sửa sai cho từng tổ. - GV gọi từng tổ lên thực hiện động tác. - GV biểu dương những tổ làm đúng và sửa động - HS thực hiện theo mẫu. tác cho những tổ làm chưa đúng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp Hoạt động 1: Luyện tập động tác a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập nhuần nhuyễn các động tác vươn thở, động tác - HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp. tay, động tác chân với vòng. b. Cách tiến hành - HS lắng nghe và vỗ tay. - GV gọi một số HS lên thực hiện liên hoàn ba https://hoatieu.vn/tai-lieu/giao-an-giao-duc-the-chat-4-ket-noi-tri-thuc- 221528 động tác. - GV gọi 1, 2 bạn HS nhận xét. - GV yêu cầu hai bạn đứng cạnh nhau luyện tập - HS quan sát tranh. theo nhóm và tự nhận xét. - GV yêu cầu luyện tập theo tổ, tổ trưởng vừa hô vừa tập cùng các bạn trong tổ. - GV quan sát, sửa lỗi và nhận xét chung. - Đối với những HS tiếp thu chưa tốt, GV hướng - HS quan sát GV làm mẫu. dẫn cho HS luyện tập với tốc độ chậm, kết hợp sửa động tác. - HS trả lời: - GV tổ chức cho từng tổ thi đua. + Động tác thầy cô thực hiện là động tác chân với vòng. Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi bổ trợ khéo léo: Trò chơi Nhảy lướt sóng. + Đó là hoạt động của chân. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, rèn luyện sự + Ở nhịp 1, hướng vòng đưa ra trước khéo léo, giáo dục tinh thần tập thể, tính đoàn và ở trên vai. kết. + Ở nhịp 2, hướng vòng đưa ra trước b. Cách tiến hành và ở dưới vai. - GV chia lớp thành các đội chơi dựa trên sĩ số lớp. - HS lắng nghe và quan sát. - Chuẩn bị: + Mỗi đội chuẩn bị một đoạn dây dài khoảng 2m. + Các đội chơi xếp thành hàng dọc, em đứng trước cách em đứng sau khoảng 1m. - HS thực hiện theo mẫu. + Mỗi đội chọn hai em cầm hai đầu đoạn dây làm cặp tạo “sóng”. - Cách chơi: - Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp + Khi có hiệu lệnh, cặp tạo “sóng” di chuyển từ đầu hàng đến cuối hàng, các em trong hàng nhanh chóng bật nhảy bằng hai chân lướt “sóng”, - HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp. rồi quay về phía cuối hàng để tiếp tục chơi. + Khi di chuyển, cặp tạo “sóng” sẽ cúi người để dây xuống thấp cho các bạn dễ nhảy qua, các em https://hoatieu.vn/tai-lieu/giao-an-giao-duc-the-chat-4-ket-noi-tri-thuc- 221528 lướt “sóng” không để dây chạm vào chân. - HS lắng nghe và vỗ tay. + Khi em cuối hàng thực hiện xong, cặp tạo “sóng” tiếp tục di chuyển ngược từ cuối hàng đến đầu hàng. Em đầu hàng sau khi lướt “sóng” xong thì giơ tay lên cao và hô “Hết”. - HS thực hiện. + Đội nào xong trước, thực hiện đúng cách chơi thì thắng cuộc. - HS tập 1 lần 8 nhịp. Hoạt động 3: Tập bài tập phát triển thể lực - HS quan sát và nhận xét. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, rèn luyện và nâng cao thể lực. b. Cách tiến hành - Cả lớp chú ý quan sát để ghi nhớ. - GV cho HS tập một số bài tập sau: + Bài tập 1: Tại chỗ, bật trùng gối tách và chụm chân; thực hiện 20 – 25 lần, lặp lại 2 lần; sau mỗi lần, cần đi lại và hít thở sâu trong vòng 1 phút. - HS thực hiện động tác theo nhịp hô + Bài tập 2: Chạy tại chỗ gót chạm mông, hai của GV. tay chống hông; thực hiện 25 – 30 lần, lặp lại 2 lần; sau mỗi lần, cần đi lại vung tay thả lỏng người và hít thở sâu trong vòng 1 phút. - HS thực hiện theo cặp. - GV cần lưu ý một số trường hợp không nên tập thể lực: có bệnh về xương, về mạch máu, mới phục hồi sau chấn thương, - HS thực hiện theo nhịp hô của tổ D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG trưởng. a. Mục tiêu: HS làm bài tập trong SGK. - HS lắng nghe và ghi nhớ. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS làm các bài 1, 2 trong SGK tr.28. - HS tham gia thi đua. - GV nêu yêu cầu bài tập: Bài 1: Hình nào dưới thể hiện đúng nhịp 3 của động tác tay với vòng? Bài 2: Mỗi hình dưới đât thể hiện đúng nhịp 5 - HS tham gia trò chơi. của động tác nào? Bài 3: Em tập các động tác với vòng trong bài https://hoatieu.vn/tai-lieu/giao-an-giao-duc-the-chat-4-ket-noi-tri-thuc- 221528 tập thể dục vào buổi sáng mỗi khi thức dậy để tăng cường sức khỏe. - HS tập bài tập thể lực theo hướng * CỦNG CỐ VÀ ĐÁNH GIÁ dẫn của GV. - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát: - HS trả lời: + Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng cả ba + Bài 1: Hình B. động tác vươn thở, động tác tay, động tác chân với vòng; biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục + Bài 2: được lỗi đó trong quá trình luyện tập. • Hình A là nhịp 5 động tác tay với + Hoàn thành: Thực hiện được hai hoặc ba động vòng; tác vươn thở, động tác tay, động tác chân với vòng; biết được lỗi sai trong quá trình luyện tập. • Hình B là nhịp 5 động tác vươn thở với vòng. + Chưa hoàn thành: Thực hiện được một trong ba động tác vươn thở, động tác tay, động tác chân với vòng hoặc không thực hiện được động tác nào. * DẶN DÒ - HS lắng nghe. - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các động tác đã học hôm nay trong giờ - HS ghi nhớ. giải lao, hoặc giờ nghỉ ở nhà. + Tích cực rèn luyện thể dục thể thao tại nhà. - HS ghi chú. + Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Động tác lườn, động tác lưng – bụng, động tác toàn thân với vòng. Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé. https://hoatieu.vn/tai-lieu/giao-an-giao-duc-the-chat-4-ket-noi-tri-thuc- 221528
File đính kèm:
giao_an_giao_duc_the_chat_4_bai_1_dong_tac_vuon_tho_dong_tac.doc