Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 1-5

I. Mục tiêu:

- Nêu được những yếu tố con người cần để duy trì sự sống.

- Kể được tên một số điều kiện về vật chất và tinh thần cần cho cuộc sống của con người.

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

Phiếu học tập bảng 1 cho 6 nhóm và 6 sơ đồ để HS điền thông tin

 

doc 16 trang Bảo Anh 13/07/2023 20300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 1-5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 1-5

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 1-5
Tuần 1
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020
Bài 1:
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. Mục tiêu: 
- Nêu được những yếu tố con người cần để duy trì sự sống.
- Kể được tên một số điều kiện về vật chất và tinh thần cần cho cuộc sống của con người.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
Phiếu học tập bảng 1 cho 6 nhóm và 6 sơ đồ để HS điền thông tin
II. Tiến trình thực hiện:
*. Hoạt động 1: Khởi động: 
 Lớp chơi trò chơi làm theo hiệu lệnh.
*. Hoạt động 2: Hình thành tri thức:
- Các nhóm quan sát tranh và thảo luận bài tâp trong hoạt động 1, 2,3 
- Những yếu tố con người cần để duy trì sự sống.
- Một số điều kiện về vật chất và tinh thần cần cho cuộc sống của con người.
 - Đại diện các nhóm chỉ vào bản và trả lời câu hỏi trong HĐ 3
- HS lắng nghe và nhận xét bài của nhóm bạn
- HS đọc nội dung ở hoạt động 5 
- Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi: con người cần gì để sống?
* Hoạt động 3: Hoạt động thực hành
 Các nhóm điền thông tin vào sơ đồ
	- Nhóm nào điền xong thì treo sơ đồ lên bảng
- Nhóm nào điền đúng và nhanh nhất là thắng cuộc
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm.
* Hoạt động 4: Vận dụng
 HS liên hệ thực tế những nhu cầu cần cho con người ở gia đình em.
* Hoạt động 5: Mở rộng:
- Em đố người thân: con người có thể nhịn thở trong mấy phút, không thể sống thiếu nước, không trể nhịn ăn trong bao bao lâu?
- Lắng nghe và chia sẻ ý kiến của em với người thân.
---------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020 (buổi chiều)
Bài 2:
CƠ THỂ NGƯỜI TRAO DỔI CHẤT NHƯ THẾ NÀO? (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa con người và môi trường
- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
- 6 phiếu học tập ở hoạt động 2 để HS điền vào chỗ chấm	
- Hình vẽ các cơ quan của cơ thể người
II. Tiến trình thực hiện:
*. Hoạt động 1: Khởi động: 
 HS hát tập thể.
*. Hoạt động 2: Hình thành tri thức:
 Các nhóm quan sát tranh thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập theo bài tâp trong hoạt động 1, 2 trả lời các câu hỏi: 
- Để duy trì sự sống hàng ngày, cơ thể cần lấy những gì từ môi trường.
- Để duy trì sự sống hàng ngày, cơ thể cần thải những gì ra môi trường.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- HS lắng nghe và nhận xét bài của nhóm bạn
	- HS ghi kết quả vào vở
	 Các nhóm thảo luận bài tập ở hoạt động 3
	- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả
	- Các em lắng nghe và nhận xét
	* Hoạt động 3: Thực hành:
	 Học sinh chỉ các cơ quan của cơ thể người trên hình vẽ
	* Hoạt động 4: Vận dụng:
 HS vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu về tác dụng từng cơ quan trên cơ thể người
	* Hoạt động 5: Mở rộng: em nói với cha mẹ về tác dụng của các cơ quan trên cơ thể người.
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Kiểm tra ngày 7/9/2020
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 2
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
Bài 2:
CƠ THỂ NGƯỜI TRAO DỔI CHẤT NHƯ THẾ NÀO? (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa con người và môi trường
- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
 6 sơ đồ ở hoạt động 2 để HS thi ghép chữ vào sơ đồ
II. Tiến trình thực hiện:
* Hoạt động 1: Khởi động: 
Lớp hát tập thể.
*. Hoạt động thực hành:
 Các nhóm quan sát bảng 1 và điền kết quả vào phiếu học tập theo bài tâp trong hoạt động 1
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét 
	 Các nhóm thi và điền vào sơ đồ trong hoạt động 3
	- Nhóm nào điền xong treo sơ đồ lên bảng.
 - Đại diện các nhóm chỉ vào sơ đồ và trả lời câu hỏi trong HĐ 3
- HS lắng nghe và nhận xét bài của nhóm bạn
- Nhóm nào nhanh nhất và đúng là thắng cuộc
* Hoạt động 3: Vận dụng:
- Em đố người thân nếu không có quá trình trao đổi chất con người có sống được không
- Chia sẻ nhũng điều em đã học với người thân
	* Hoạt động 4: Mở rộng:
	GV nhận xét kết quả học tập của học sinh, tuyên dương các em tích cực học tập
----------------------------------------------------
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
Bài 3:
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG NÀO CÓ TRONG THỨC ĂN CỦA CON NGƯỜI?
I. Mục tiêu: 
- Nêu được tên bốn nhóm chất dinh dưỡng dưỡng chính cần cho con người.
- Kể được tên một số loại thức ăn thuộc bốn nhóm dinh dưỡng.
- Phân loại được thức ăn hàng ngày theo 4 nhóm dinh dưỡng.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh minh họa một số loại thức ăn thuộc 4 nhóm dinh dưỡng.
- Thẻ chữ để học sinh làm bài tập thực hành.
II. Tiến trình thực hiện:
*. Hoạt động 1: Khởi động: 
HS hát tập thể.
*. Hoạt động 2: Hình thành tri thức:
- HS liên hệ thực tế: kể tên những thức ăn mà gia đình em thường ăn vào bữa sáng, trưa, tối
 HS kể tên các loại thức ăn ở gia đình em thường ăn
- Các bạn bổ sung
 Các nhóm quan sát tranh và thảo luận bài tâp trong hoạt động 2
- Kể tên các thức ăn đồ uống trong hình
 - Đọc và ghi nội dung trong khung hình ở hoạt động 3 vào vở
* Hoạt động 3: thực hành
 - Các nhóm thi làm bài tập hoạt động thực hành
- Đại diện các nhóm chỉ vào bảng và trả lời câu hỏi trong HĐ 3
- HS lắng nghe và nhận xét bài của nhóm bạn
*. Hoạt động thực hành
 Các nhóm gắn thẻ chữ để xếp vào các nhóm dinh dưỡng
	- Các nhóm đối chiếu kết quả
- kể tên một số loại thức ăn có thể xếp vào nhiều nhóm dinh dưỡng
 HS báo cáo kết quả những việc em đã làm
* Hoạt động 4: Vận dụng:
- Ghi lại các loại thức ăn gia đình em đã sử dụng trong 1 tuần. – sấp xếp các loại thức ăn đó theo 4 nhóm chất dinh dưỡng
 - GV nhận xét kết quả học tập và ghi nhận xét sự tiến bộ của các em.
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Kiểm tra ngày 14/9/2020
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 3
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020
Bài 4:
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ VAI TRÒ GÌ? (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng dưỡng đối với cơ thể người.
- Kể được tên một số loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh minh họa một số loại thức ăn thuộc 4 nhóm dinh dưỡng.
II. Tiến trình thực hiện:
*. Khởi động: 
HS hát tập thể.
- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu của bài.
*. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
 Hát bài “Quả” và trả lời câu hỏi
 - quả khế để nấu canh, quả trúng ăn vào sẽ thêm cao, quả mít ăn rất thơm ngon.
 - Kể thêm tên một số loại quả và nêu lợi ích của chúng đối với con người.
 Các nhóm quan sát tranh vẽ và kế tên các loại thức ăn có trong mỗi nhóm chất dinh dưỡng
- Từng bạn nói lại vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng.
 Các nhóm làm bài trên phiếu học tập
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm
HS theo dõi và nhận xét bài của các nhóm 
* Hoạt động Mở rộng:
Các em về nhà tập phân loại thức ăn trong gia đình em theo các nhóm chất dinh dưỡng.
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020
Bài 4:
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ VAI TRÒ GÌ? (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng dưỡng đối với cơ thể người.
- Kể được tên một số loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
- chuẩn bị phiếu học tập cho 6 nhóm
II. Tiến trình thực hiện:
*. Hoạt động 1: Khởi động: 
HS chơi trò chơi kể tên các loại thức ăn thuộc cùng một nhóm dinh dưỡng.
*. Hoạt động 2: Hình thành tri thức:
- Suy nghĩ và nối với bạn tên 3 loại thức ăn có nguồn gốc động vật
- Suy nghĩ và nói với bạn 3 loại thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ thực vật.
 	 Nghe các bạn đọc vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
- Đọc và ghi vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể. 
- Em viết vào vở vai trò của một chất dinh dưỡng.
HS báo cáo kết quả những việc em đã làm
*. Hoạt động 3: vận dụng: 
Em nói với cha mẹ về tác dụng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể
* Hoạt động Mở rộng:
- Em suy nghĩ xem thức ăn nào có thể xếp vào nhiều nhóm chất dinh dưỡng?
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Kiểm tra ngày 21/9/2020
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Tuần 4
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020
Bài 4:
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ VAI TRÒ GÌ? (tiết 3)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng dưỡng đối với cơ thể người.
- Kể được tên một số loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
- 6 phiếu học tập cho 6 nhóm
II. Tiến trình thực hiện:
*. Hoạt động 1: Khởi động: 
HS chơi trò chơi kể tên các loại thức ăn thuộc cùng một nhóm dinh dưỡng.
*. Hoạt động 2: Hình thành tri thức:
* Hoạt động ứng dụng:
- Ghi lại các loại thức ăn gia đình em đã sử dụng trong 1 tuần.
 - GV nhận xét kết quả học tập và ghi nhận xét sự tiến bộ của các em.
* Hoạt động thực hành
 - Các nhóm thi làm bài tập hoạt động thực hành
- Đại diện các nhóm chỉ vào bảng và trả lời câu hỏi trong HĐ 3
- HS lắng nghe và nhận xét bài của nhóm bạn
*. Hoạt động thực hành
 Các nhóm gắn thẻ chữ để xếp vào các nhóm dinh dưỡng
	- Các nhóm đối chiếu kết quả
- kể tên một số loại thức ăn có thể xếp vào nhiều nhóm dinh dưỡng
 HS báo cáo kết quả những việc em đã làm
* Hoạt động ứng dụng:
- Ghi lại các loại thức ăn gia đình em đã sử dụng trong 1 tuần.
 - GV nhận xét kết quả học tập và ghi nhận xét sự tiến bộ của các em.
--------------------------------------------------------------------------
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020
Bài 5:
BẠN ĂN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG CHO CƠ THỂ? 
(tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được lí do cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.
- Kể được tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế dựa vào “Tháp dinh dưỡng”.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
- Tranh vẽ tháp dinh dưỡng.
II. Tiến trình thực hiện:
*. Hoạt động 1: Khởi động: 
HS chơi trò chơi kể tên các loại thức ăn thuộc cùng một nhóm dinh dưỡng.
*. Hoạt động 2: Hình thành tri thức:
- Kể các loại thức ăn gia đình em đã sử dụng trong 3 bữa gần đây?
- Các bữa ăn đó đã đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chưa?
- Đọc thông tin bữa ăn 3 ngày của bạn tri và trả lời câu hỏi.
 - Quan sát thực phẩm được phân chia vào các tầng trong hình “Tháp dinh dưỡng”
 Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
	- Đọc và trả lời câu hỏi ở HĐCB 4;
	- Viết câu trả lời vào vở
 HS báo cáo kết quả những việc em đã làm
* Hoạt động mở rộng:
 - Em thực hiện ăn các loại thức ăn theo “Tháp dinh dưỡng
KÍ DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
Kiểm tra ngày 28/9/2020
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Tuần 5
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2020
Tiết 9: 
 Bài 5: BẠN ĂN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG CHO CƠ THỂ? 
(Tiết 2: HĐTH)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được lí do cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.
- Kể được tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế dựa vào “Tháp dinh dưỡng”.
- Có ý thức thực hiện ăn uốngcân đối, đủ lượng, đủ chất để đảm báo sức khỏe.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ các loại đồ ăn
II. Tiến trình thực hiện:
*. Hoạt động 1: Khởi động: 
HS chơi trò chơi kể tên các loại thức ăn thuộc cùng một nhóm dinh dưỡng.
*. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành :
ND1: Quan sát và lựa chọn:
	- Các nhóm thực hiện chọn thức ăn và ghi vào bảng nhóm
	ND2: Giới thiệu và thảo luận:
Đại diện nhóm trình bày
	- HS theo dõi, nhận xét thức ăn các bạn chọn đã đủ các chất dinh dưỡng chưa. Cần bổ xung hay thay thế gì không?
	 Báo cáo với thầy cô giáo kết quả em đã làm
	*. Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng:
	Các em vận dụng bài học trong việc chọn thức ăn hàng ngày sao cho đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe.
	*. Hoạt động 4: Hoạt động mở rộng:
	 Nếu ăn không đủ chất dinh dưỡng hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng cơ thể có thể sẽ bị như thế nào? 
--------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 06 tháng 10 năm 2020
Tiết 10
BÀI 5: CẦN ĂN THỨC ĂN CHỨA CHẤT ĐẠM, CHẤT BÉO NHƯ THẾ NÀO
ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH?
I. Mục tiêu: 
- Biết được cần ăn phối hợp chất đạm có nguồn gốc động vật và chất đạm có nguồn gốc thực vật.
- Biết được cần ăn phối hợp chắt béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Có ý thức thực hiện bữa ăn hợp lý
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
 Chuẩn bị phiếu bài tập cho HS
II. Tiến trình thực hiện:
*. Hoạt động 1: Khởi động: 
 HS hát tập thể
*. Hoạt động 2: Hình thành tri thức:
ND1: Liên hệ và trả lời: Lần lượt nói cho bạn nghe và ngược lại.
ND2: - Đọc và trả lời: Tại sao không nên chỉ ăn các chất đạm có nguồn gốc động vật hoặc các chất đạm có nguồn gốc thực vật.
ND3: Quan sát và trả lời câu hỏi
 Báo cáo với thầy cô giáo kết quả làm việc của các em
*. Hoạt động 3: Hoạt động thực hành:
Nội dung 1: Làm việc với phiếu bài tập:
Trao đổi với bạn kết quả làm phiếu bài tập
 Nội dung 2: Quan sát và lựa chọn:
- Lựa chọn 3 loại thức ăn mà em thích
- Trao đổi với bạn: 3 loại thức ăn mà em chọn đã có đủ chất béo động vật và chất béo thực vật chưa? Nếu chưa có đủ 2 loại chất béo nên thay đổi như thế nào?
 ND 3: Viết bài vào vở: 
 Báo cáo với thầy cô giáo kết quả làm việc của các em
*. Hoạt động 4: vận dụng:
 Trong bữa ăn của gia đình em hãy nói với người thân về thức ăn của gia đình chứa những loại chất đạm chất béo nào?
*. Hoạt động 4: Mở rộng:
Nhận xét thức ăn gia đình em sử dụng hàng ngày đã đủ chất dinh dưỡng chưa?
KÍ DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
Kiểm tra ngày 5/10/2020
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_1_5.doc