Giáo án Khối 4 - Tuần 5

 - Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.

B. Hoạt động thực hành

Bài tập 1: Trang 22 SGK

- Giáo viên gợi mở. Học sinh tự đặt câu hỏi. Học sinh trả lời. Giáo viên ghi kết quả hướng dẫn một cột.

- Học sinh làm vào vở nháp. Một học sinh làm vào bảng phụ.

- GV treo bảng phụ có bài làm của hs lên bảng, các hs khác nhận xét. GV nhận xét.

- Học sinh kết luận mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. GV nhận xét, kết luận.

Bài tập 2: Trang 23 SGK

- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm phương pháp đổi.

- Học sinh đọc đề. Xác định dạng. Giáo viên chốt ý.

- Việc 3: Học sinh làm bài vào vở. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau.

Bài tập 3: Trang 23 SGK

 

docx 19 trang Bảo Anh 11/07/2023 20100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khối 4 - Tuần 5

Giáo án Khối 4 - Tuần 5
TUẦN 5
Thứ hai ngày 05 tháng 10 năm 2020
BUỔI SÁNG:
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN 
MÔN: TẬP ĐỌC (TIẾT 9)
BÀI: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
- Giáo dục kĩ năng sống: Giáo dục HS yêu hoà bình, tình đoàn kết hữu nghị.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa sách giáo khoa.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
	- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động.
2. Khám phá bài học
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- HS làm việc cá nhân quan sát tranh và nêu ý kiến của mình.
- GV chốt ý giới thiệu bài và mục tiêu bài học.
- HS ghi tên bài.
Hoạt động 2: Nghe cô (hoặc bạn) đọc bài
	- Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Học sinh nêu những từ mình cảm thấy khó đọc, gv hướng dẫn hs đọc.
- Đọc lời giải nghĩa.
Hoạt động 4: Luyện đọc
- GV cùng học sinh chia đoạn.
- Một số học sinh nối tiếp đọc đoạn, các học sinh khác theo dõi, đọc thầm.
- Đọc đoạn trong nhóm (nhóm 4).
- Một học sinh đọc toàn bài.
Hoạt động 5: Tìm hiểu bài
- Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi trong sgk trang 46.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời câu hỏi trong nhóm. Chọn câu trả lời đúng nhất. Rút ra nội dung bài học. (Nhóm 4).
- CTHĐTQ điều hành cả lớp chia sẻ.
Hoạt động 6: Đọc diễn cảm
- Nghe bạn đọc diễn cảm, rút ra cách đọc hay nhất.
- Luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc, bình chọn. GV nhận xét, tuyên dương.
B. Hoạt động ứng dụng
	- Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em về bài học hôm nay.
BUỔI CHIỀU:
MÔN: TOÁN (TIẾT 21)
BÀI: ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu
- Biết tên gọi, ký hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
- Làm được bài tập 1, 2, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu bài tập.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
 	- Ban học tập điều khiển trò chơi khởi động.
 	- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Trang 22 SGK
- Giáo viên gợi mở. Học sinh tự đặt câu hỏi. Học sinh trả lời. Giáo viên ghi kết quả hướng dẫn một cột.
- Học sinh làm vào vở nháp. Một học sinh làm vào bảng phụ. 
- GV treo bảng phụ có bài làm của hs lên bảng, các hs khác nhận xét. GV nhận xét.
- Học sinh kết luận mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 2: Trang 23 SGK
- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm phương pháp đổi. 
- Học sinh đọc đề. Xác định dạng. Giáo viên chốt ý. 
- Việc 3: Học sinh làm bài vào vở. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau.
Bài tập 3: Trang 23 SGK
- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm phương pháp đổi. 
- GV phát phiếu bài tập. Học sinh làm bài vào phiếu bài tập.
- Trao đổi phiếu bài tập, nhận xét bài làm của nhau. 
- Nghe GV nhận xét.
Bài tập 4: Trang 23 SGK
- Học sinh đọc đề. Phân tích đề. Tóm tắt.
- Làm việc nhóm, trao đổi tìm hiểu cách làm. 
- Một số nhóm chia sẻ cách làm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, gv nhận xét, kết luận cách làm đúng.
- HS cá nhân làm bài vào vở, trao đổi vở với bạn bên cạnh nhận xét bài làm của nhau. 
- Nghe GV nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng
	- HS chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài trong cuộc sống.
MÔN: CHÍNH TẢ (TIẾT 5)
BÀI: NGHE – VIẾT: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu
- Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
- GDKNS: Kĩ năng nghe viết, trình bày.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ, vở bài tập.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
	- HĐTQ lên điều khiển các bạn trò chơi khởi động.
	- Gv giới thiệu bài – Hs ghi đề.	
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết
- Giáo viên đọc một lần bài viết, học sinh lắng nghe.
- Nêu các từ ngữ khó viết trong bài, viết từ khó vào vở nháp. Nhận xét bộ phận khó viết, phân tích, so sánh và nêu nghĩa 1 vài từ.
- Nhắc lại cách trình bày bài đoạn văn xuôi.
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách viết chữ đầu đoạn văn, cách viết hoa, .Giáo viên đọc toàn bài chính tả, học sinh ghi vào vở. 
- Đổi vở, soát lỗi cho nhau. GV nhận xét bài của học sinh, chỉ ra một số lỗi sai thường gặp ở các em.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 2: Sgk trang 46-47
- HS cá nhân làm bài vào vở.
- Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau. GV nhận xét.
- Học sinh rút ra quy tắc viết dấu thanh trong các tiếng có chứa ua/ uô.
Bài tập 3: Sgk trang 47
- HS cá nhân làm bài vào vở nháp.
- Một số học sinh chia sẻ bài làm của mình, các học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng
	- Hs viết lại những từ mình hay viết sai.
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU (TIẾT 9)
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH
I. Mục tiêu
- Hiểu nghĩa của từ hoà bình (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình (BT2) 
- Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3).
- GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học
	- Vở bài tập, bảng phụ.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
 	- Ban học tập điều khiển trò chơi khởi động.
 	- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Trang 47 SGK
- Học sinh đọc bài 1. Cả lớp đọc thầm - Suy nghĩ, xác định ý trả lời đúng.
- Giáo viên chốt lại câu trả lời. Phân tích.
- Yêu cầu học sinh nêu nghĩa từ: “bình thản, yên ả, hiền hòa” (Học sinh tra từ điển) Học sinh phân biệt nghĩa: “bình thản, yên ả, hiền hòa” với ý b
Bài tập 2: Trang 47 SGK
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- Giáo viên ghi bảng thành 2 cột đồng nghĩa với hòa bình và không đồng nghĩa.
- Học sinh làm việc nhóm, thảo luận điền kết quả làm việc của nhóm vào bảng nhóm.
- Treo kết quả làm việc của các nhóm lên bảng, nhận xét bài làm của nhau.
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 3: Trang 47 SGK
- Làm việc cá nhân hoàn thành bài tập.
- Một số học sinh chia sẻ đoạn văn của mình. Các học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh có đoạn văn hay.
C. Hoạt động ứng dụng
	- Chia sẻ đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê của mình.
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020
BUỔI SÁNG:
MÔN: TOÁN (TIẾT 22)
BÀI: ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu
- Biết tên gọi, ký hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
- Làm được bài tập 1, 2, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ, Phiếu bài tập.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
 	- Ban học tập điều khiển trò chơi khởi động.
 	- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Sgk trang 23
- Giáo viên gợi mở. Học sinh tự đặt câu hỏi. Học sinh trả lời. Giáo viên ghi kết quả hướng dẫn một cột.
- Học sinh làm vào vở nháp. Một học sinh làm vào bảng phụ. 
- GV treo bảng phụ có bài làm của hs lên bảng, các hs khác nhận xét. GV nhận xét.
- Học sinh kết luận mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 2: Sgk trang 24
- Một số học sinh chia sẻ cách làm bài, các hs khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận cách làm đúng.
- HS cá nhân làm bài vào vở nháp. Trao đổi vở nháp nhận xét bài làm của nhau.
- GV nhận xét.
Bài tập 3: Trang 24 SGK
- Học sinh đọc đề - xác định cách làm (So sánh 2 đơn vị của 2 vế phải giống nhau).
- HS làm cá nhân vào vở nháp.
- Giáo viên theo dõi HS làm bài, nhận xét.
Bài tập 4: Trang 24 SGK
- Học sinh đọc đề. Học sinh phân tích đề - Tóm tắt
- Hoạt động nhóm, thảo luận tìm cách làm bài. 
- Một số nhóm chia sẻ cách làm của nhóm, các nhóm khác nhận xét, giáo viên nhận xét kết luận.
- HS cá nhân làm bài vào vở, trao đổi vở nhận xét bài làm của nhau.
C. Hoạt động ứng dụng
	- HS biết chuyển đổi các số đo độ dài.
MÔN: TẬP LÀM VĂN (TIẾT 9)
BÀI: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu
- Biết thống kê theo hàng và thống kê bằng cách lập bảng để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
- Hiểu tác dụng của bảng thống kê.
- KNS: Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, trình bày.
II. Đồ dùng dạy học
	- Vở bài tập.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
 	- Ban học tập điều khiển trò chơi khởi động.
 	- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Thống kê thông tin lớp em theo các yêu cầu sau:
	a. Số học sinh nam b. Số học sinh nữ
	c. Thuộc dân tộc nào d. Thuộc diện hộ nghèo
	- Giáo viên nêu bảng mẫu thống kê. Viết sẵn trên bảng, yêu cầu học sinh lập thống kê về thông tin lớp mình vào vở nháp.
	- Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh, nhận xét bài làm của nhau.
	- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Sgk trang 51
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Học sinh đặt tên cho bảng thống kê
+ Học sinh xác định số cột dọc
+ Học sinh xác định số cột ngang - mỗi dòng thể hiện kết quả học tập của từng học sinh.
- Đại diện nhóm trình bày bảng thống kê. Vừa trình bày vừa ghi. Nhận xét chung. Tiến bộ ở môn nào? Môn nào chưa tiến bộ? Bạn nào học còn chậm?
- Giáo viên nhận xét chốt lại.
C. Hoạt động ứng dụng
	- Biết thống kê theo hàng và thống kê bằng cách lập bảng.
Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2020
BUỔI SÁNG:
MÔN: TOÁN (TIẾT 23)
BÀI: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
- Làm được bài tập 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ, Phiếu bài tập.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
 	- Ban học tập điều khiển trò chơi khởi động.
 	- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Trang 24 SGK
- Một học sinh đọc đề bài, cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- Làm việc nhóm, thảo luận tìm cách làm bài.
- Một số nhóm chia sẻ cách làm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, giáo viên nhận xét, kết luận cách làm đúng.
- HS cá nhân làm bài vào vở. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: Trang 24 SGK
- Một học sinh đọc đề bài, cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- GV hướng dẫn học sinh phân tích đề.
- HS cá nhân làm bài vào vở nháp. Một học sinh làm vào bảng phụ.
- Treo bảng phụ có kết quả bài làm của hs lên bảng, các hs khác nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài tập 3: Trang 24 SGK
- Một học sinh đọc đề bài, cả lớp theo dõi, đọc thầm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán.
- HS cá nhân làm bài vào vở nháp.
- Trao đổi vở nháp, nhận xét bài làm của nhau. GV nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng
	- Học sinh biết tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật trong cuộc sống.
MÔN: TẬP ĐỌC (TIẾT 10)
BÀI: Ê – MI – LI, CON...
I. Mục tiêu
- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài đọc; đọc diễn cảm được bài thơ.
- Hiểu ý nghĩa: ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4; thuộc một khổ thơ trong bài).
- Giáo dục kĩ năng sống: Giáo dục HS yêu hoà bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa sách giáo khoa.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
	- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động.
2. Khám phá bài học
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Cá nhân quan sát tranh
- HS nêu ý kiến của mình về bức tranh.
- GV chốt ý và gới thiệu mục tiêu bài học, hs ghi tên bài.
Hoạt động 2: Nghe cô (hoặc bạn) đọc bài
	- Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Tìm từ khó đọc, giáo viên hướng dẫn đọc. Một số học sinh đọc thành tiếng trước lớp.
- Đọc phần chú giải sgk.
Hoạt động 4: Luyện đọc
- GV cùng học sinh chia đoạn. Một số học sinh nối tiếp đọc đoạn, các học sinh khác theo dõi, đọc thầm.
- Đọc đoạn trong nhóm (nhóm 4).
- Một học sinh đọc toàn bài.
Hoạt động 5: Tìm hiểu bài
- Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi trong sgk trang 50.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời câu hỏi trong nhóm. Chọn câu trả lời đúng nhất. Rút ra nội dung bài học. (Nhóm 4).
- CTHĐTQ điều hành cả lớp chia sẻ.
- GV kết luận.
Hoạt động 6: Đọc diễn cảm
- Nghe bạn đọc diễn cảm, nhận xét rút ra cách đọc.
- Luyện đọc diễn cảm bài văn và học thuộc ít nhất một khổ thơ. 
- Thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng. Bình chọn, giáo viên nhận xét, tuyên dương.
B. Hoạt động ứng dụng
	- Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em về bài học hôm nay.
MÔN: LỊCH SỬ (TIẾT 5)
BÀI: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. Mục tiêu
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX( giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu).
- Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
- Từ năm 1905- 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
* KNS: kĩ năng quan sát, trình bày.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh họa trong sgk.
- HS chuẩn bị các thông tin, tranh ảnh sưu tầm được về phong trào Đông du và Phan Bội Châu. 
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động.
- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
2. Khám phá bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiểu sử của Phan Bội Châu. 
- Hs thảo luận nhóm đôi đọc thông tin SGK và các tài liệu đã sưu tầm nêu những nét chính về tiểu sử của Phan Bội Châu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nêu nhận xét phần tìm hiểu của HS, qua đó nêu những nét chính về tiểu sử Phan Bội Châu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phong trào Đông du 
- HS đọc sgk, làm việc nhóm 4 thuật lại những nét chính về phong trào Đông du dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo? Mục đích của phong trào là gì?
+ Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông du như thế nào? 
+ Kết quả của phong trào Đông du và ý nghĩa của phong trào này là gì?
- Một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình. HS cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét về kết quả thảo luận của HS, sau đó hỏi cả lớp: 
+ Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
+ Tại sao chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học? 
+ Vì sao phong trào Đông du thất bại?
- Một số học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
B. Hoạt động úng dụng
	- Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2020
BUỔI SÁNG:
MÔN: TOÁN (TIẾT 24)
BÀI: ĐỀ - CA – MÉT VUÔNG. HÉC – TÔ – MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu
- Biết tên gọi, ký hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông; đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông.
- Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản).
- Làm được bài tập 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học
	- Sách giáo khoa, bảng phụ.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
 	- Ban học tập điều khiển trò chơi khởi động.
 	- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
2. Khám phá bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề - ca – mét vuông
a. Hình thành biểu tượng về đề - ca – mét vuông
- HS quan sát hình trong sgk, tính diện tích của hình vuông có cạnh 1dam.
- GV giới thiệu 1dam x 1dam = 1dam2, đề - ca – mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dam.
- Gv giới thiệu các viết tắt của đề - ca – mét vuông và cách đọc. 
b. Tìm hiểu mối quan hệ giữa đề - ca – mét vuông và mét vuông
- HS nhắc lại 1dam bằng bao nhiêu mét.
- GV yêu cầu hs chia cạnh hình vuông 1dam thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ.
- HS quan sát hình vừa vẽ, nhận xét mối quan hệ giữa đề - ca – mét vuông và mét vuông.
Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc – tô – mét vuông
a. Hình thành biểu tượng héc – tô – mét vuông
- HS quan sát hình trong sgk, tính diện rtisch của hình vuông có cạnh 1hm.
- GV giới thiệu 1hm x 1hm = 1hm2, héc – tô – mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1hm.
- GV giới thiệu cách viết tắc và cách đọc. Một số học sinh nối tiếp đọc.
b. Tìm mối quan hệ giữa héc – tô – mét vuông và đề - ca – mét vuông
- HS nhắc lại 1hm bằng bao nhiêu dam.
- GV yêu cầu hs chia cạnh hình vuông 1hm thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ.
- HS quan sát hình vừa vẽ, nhận xét mối quan hệ giữa héc – tô – mét vuông và đề - ca – mét vuông.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Trang 26 SGK
- Làm việc nhóm đôi (1em đọc, 1 em ghi cách đọc luân phiên đổi cho nhau).
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Trang 26 SGK.
- Gv tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng”. GV đọc các đơn vị đo diện tích, hs viết vào bảng con các kí hiệu tương ứng. Hết thời gian, hiệu lệnh chuông vang lên, hs giơ bảng con có đáp án của mình lên. 
	 - Gv quan sát, nhận xét, tuyên dương những hs có nhiều đáp án đúng nhất.
Bài tập 3: Trang 26 SGK
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài.( Chỉ làm bài tập a cột 1)
- Giáo viên gợi ý: Xác định dạng đổi, tìm cách đổi.
- Học sinh làm cá nhân vào vở nháp. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau.
- Giáo viên nhận xét
C. Hoạt động ứng dụng
	- Biết chuyển đổi số đo diện tích trường hợp đơn giản gặp trong cuộc sống.
MÔN: KỂ CHUYỆN (TIẾT 5)
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
* KNS: Kĩ năng lắng nghe, trình bày.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ viết đề bài.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
 	- Ban học tập điều khiển trò chơi khởi động.
 	- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
B. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Cho 1-2 HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- Mời 1 HS đọc các gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS lập dàn ý câu chuyện định kể. 
- GV kiểm tra và khen ngợi những HS có dàn ý tốt.
+ Mời một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể. GV nhắc các em chú ý kể chuyện theo trình tự.
+ Phần kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Kể tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
Hoạt động 2: Thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh kể chuyện theo cặp.
+ HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.
- Tổ chức thi kể chuyện trước lớp
+ Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
+ Nội dung câu chuyện có hay không?
+ Cách kể: Giọng điệu, cử chỉ.
+ Cách dùng từ, đặt câu.
- Cả lớp và GV bình chọn:
+ Bạn có câu chuyện thú vị nhất.
+ Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học.
C. Hoạt động ứng dụng
	- Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân.
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU (TIẾT 10)
BÀI: TỪ ĐỒNG ÂM
I. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND ghi nhớ).
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2) ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
* KNS: Kĩ năng suy luận làm việc nhóm. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Sách giáo khoa, vở bài tập.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
	- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Pằng – á.
	- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
2. Khám phá bài học
Hoạt động 1: Phần nhận xét trang 51 (Hoạt động nhóm) 
Bài tập 1: Trang 51 SGK
	- Một số học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Bài tập 2: Trang 51 SGk
	- Học sinh làm việc cá nhân, chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ “câu”
	- Một số học sinh chia sẻ bài làm của mình, các học sinh khác nhận xét.
	- Giáo viên nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Học sinh đọc ghi nhớ (Hoạt động chung) 
	- Một số HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
	- Cả lớp đọc thầm lại.
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Trang 52 SGK
	- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Học sinh làm việc nhóm, phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong bài tập.
- Đại diện một số nhóm chia sẻ bài làm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
 Bài tập 2: Trang 52 SGK
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Học sinh làm cá nhân vào vở.
- Học sinh lần lượt đọc tiếp nối bài đặt câu. Cả lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, kết luận. 
Bài tập 3: Trang 52 SGK
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Học sinh làm cá nhân vào vở nháp.
- Học sinh đọc bài làm của mình. Cả lớp nhận xét 
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
Bài tập 4: Trang 52 SGk
- Hoạt động nhóm đôi, tìm câu trả lời cho mỗi câu đố.
- Thi giữa các nhóm xem nhóm nào trả lời được nhiều câu đố nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương.
C. Hoạt động ứng dụng
	- Bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố thường gặp.
MÔN: LUYỆN TIẾNG VIỆT (TIẾT 5)
BÀI: LUYỆN TẬP VIẾT CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu
- Giúp HS viết đúng chính tả bài Một chuyên gia máy xúc. 
- Viết đúng về độ cao, khoảng cách, vị trí đặt dấu thanh. Cách viết chữ hoa ở đầu câu, tên riêng.
- Nâng cao tốc độ viết, chữ viết đều, trình bày sạch đẹp, đúng mẫu chữ.
- Giáo dục học sinh ý thức luyện chữ, hiểu giá trị của môn tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học
- Bài viết mẫu.
II. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
 	- Ban học tập điều khiển trò chơi khởi động.
 	- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
B. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Học sinh nối tiếp nhau luyện đọc bài “Một chuyên gia máy xúc”.
- Học sinh thảo luận nhóm tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
+ Cảm nhận những nét đẹp trong công trường vào buổi ban mai điều đó cho chúng ta thấy anh Thủy là người công nhân như thế nào?
+ Trong nụ hôn vội vàng ly biệt với đứa con gái, qua những lời chú Mo – ri – xơn dặn con gái cho thấy chú là người như thế nào?
+ Em có cảm nhận gì về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ qua suy nghĩ của chú Mo- ri –xơn?
- Nghe GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Nghe – Viết: Một chuyên gia máy xúc (Đoạn 2)
- Giáo viên đọc một lượt đoạn văn cần viết. Hướng dẫn học sinh viết các từ dễ viết sai vào vở nháp.
- Học sinh viết các từ dễ viết sai vào vở nháp.
- Giáo viên đọc, học sinh lắng nghe và viết.
- Trao đổi vở, nhận xét bài viết của nhau. 
- Giáo viên thu một số vở để nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng
	- Học sinh về nhà luyện đọc và luyện viết các từ mình dễ viết sai, luyện viết chữ đẹp.
BUỔI CHIỀU:
MÔN: TẬP LÀM VĂN (TIẾT 10)
BÀI: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
	- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
	* KNS: Kĩ năng viết, trình bày và nhận xét đánh giá.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động
 	- Ban học tập điều khiển trò chơi khởi động.
 	- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
B. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1: Nhận xét bài làm của lớp 
- Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp. Một HS đọc lại đề bài
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài.
+ Thiếu sót: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều. Một số học sinh còn sa vào kể hơn tả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. 
- Giáo viên trả bài cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung.
+ Học sinh đọc lời nhận xét của thầy cô, học sinh tự sử lỗi sai. Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý).
- Giáo viên theo dõi, nhắc nhở các em.
- Lần lượt học sinh đọc lên câu văn, đoạn văn đã sửa xong. 
+ Lớp nhận xét
+ Giáo viên nhận xét 
C. Hoạt động ứng dụng
	- Sửa lại bài văn theo cách hay hơn.
MÔN: ĐỊA LÍ (TIẾT 5)
BÀI: VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:
+ Vùng biển VN là một bộ phận của Biển Đông.
+ Ở vùng biển VN, nước không bao giờ đóng băng.
+ Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn 
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,....trên bản đồ ( lược đồ).
* GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- GDQP &AN: Làm rõ tầm quan trọng của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh
II. Đồ dùng dạy học
	- Lược đồ vùng biển nước ta, SGK.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động.
- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
2. Khám phá bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu vùng biển nước ta
- Gv vừa chỉ vùng biển nước ta (trên Bản đồ VN trong khu vực ĐNA hoặc H1) vừa nói vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông. 
- Gv hỏi – học sinh trả lời
+ Dựa vào hình 1, hãy cho biết vùng biển nước ta giáp với các vùng biển của những nước nào?
- Các học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét, kết luận.
- Nội dung lồng ghép: Theo em, Trường Sa, Hoàng Sa có phải của Việt Nam không? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam?
Hoạt động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bảng sau trong PHT.
+ Đặc điểm của biển nước ta ?
+ Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất (tích cực, tiêu cực) ?
- Học sinh đọc SGK và làm vào phiếu. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý. 
Hoạt động 3: Vai trò của biển
- Học sinh thảo luận nhóm nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- Học sinh dựa vào vốn hiểu biết và SGK, thảo luận và trình bày, HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý.
B. Hoạt động thực hành
	* Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
- Tổ chức học sinh chơi theo 2 nhóm: Luân phiên cho tới khi có nhóm không trả lời được.
+ Nhóm 1 đưa ảnh hoặc nói tên điểm du lịch biển, nhóm 2 nói tên hoặc chỉ trên bản đồ tỉnh, thành phố có điểm du lịch biển đó.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài mới.
C. Hoạt động ứng dụng
	- Chia sẻ với người thân về vai trò của biển.
ĐỌC SÁCH (TIẾT 5)
BÀI: ĐỌC CÁ NHÂN
I/ Mục tiêu:
Gợi ý giúp HS tự chọn được quyển sách theo màu phù hợp với trình độ của mình và đọc.
 Nắm được nhân vật và diễn biến câu chuyện xảy ra.
 Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện và chia sẻ cùng các bạn về câu chuyện mình đọc được.
Giáo dục HS hứng thú, yêu thích khám phá thế giới xung quanh thông qua câu các câu chuyện trong sách.
II/ Đồ dùng:
Truyện tranh trong thư viện.
Vị trí ngồi, ánh sáng,....
III/ Hoạt động đọc:
Hoạt động 1: Ổn định.
Tập trung và vệ sinh chân, tay sạch sẽ.
Nêu lại nội quy thư viện và cách chọn sách.
Hoạt động 2: Đoc sách:
Cá nhân HS tự chọn sách truyện theo gợi ý của GV.
Cá nhân HS tự tìm vị trí phù hợp ngồi đọc.
Trao đổi câu chuyện với bạn bên cạnh về nhân vật, nội dung, ý nghĩa của truyện.
Hoạt động 3: Chia sẻ.
Cá nhân chia sẻ với bạn bên cạnh về nhân vật, diễn biến, nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
GV mời một số bạn chia sẻ trước lớp. 
Nghe GV nhận xét tuyên dương.
IV/ Hoạt động ứng dụng:
Về nhà chia sẻ câu chuyện và kể cho người thân nghe.
Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2020
BUỔI CHIỀU:
MÔN: TOÁN (TIẾT 25)
BÀI: MI – LI- MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu
- Biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của mi-li-mét vuông; biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong Bảng đơn vị đo diện tích.
- Làm được bài tập 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học
	- Sách giáo khoa, bảng phụ.
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
- Ban học tập điều khiển trò chơi khởi động.
- Gv giới thiệu bài, hs ghi đề.
2. Khám phá bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi – li – mét vuông
a. Hình thành biểu tượng về mi – li – mét vuông
- HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học.
- GV giới thiệu về đơn vị đo diện tích mi – li – mét vuông.
- HS quan sát hình sgk, tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm. 
- Giáo viên nhận xét, giới thiệu các viết kí hiệu.
b. Tìm mối quan hệ giữa mi – li – mét vuông và xăng – ti – mét vuông
- HS quan sát hình minh họa sgk, tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Một số hs đưa ra nhận xét về mối quan hệ giữa xăng – ti – mét vuông và mi – li – mét vuông. Các hs khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Bảng đơn vị đo diện tích
- Giáo viên treo bảng phụ vẽ sẵn bảng đơn vị đo diện tích.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn.
- GV hướng dẫn hs cách điền vào bảng đơn vị đo diện tích dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Giáo viên quan sát, nhận xét
B. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Trang 28 SGK
- Học sinh làm việc nhóm đôi hoàn thành bài tập (Đọc cho nhau nghe, đọc cho bạn viết và ngược lại).
- Giáo viên quan sát, nhận xét.
Bài tập 2: Trang 28 SGK
- Học sinh đọc đề - Xác định dạng 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đổi 
- Học sinh làm cá nhân vào vở.
- Học sinh đổi vở, nhận xét bài cho nhau. GV nhận xét.
Bài tập 3: Trang 28 SGK
- Học sinh đọc đề - Xác định dạng 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đổi 
- Học sinh làm cá nhân vào vở nháp.
- Học sinh đổi vở nháp, nhận xét bài cho nhau. GV nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng
	- HS chia sẻ với người thân, bạn bè về bảng đơn vị đo diện tích.
MÔN: LUYỆN TOÁN (TIẾT 5)
BÀI: ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu
	- Thuộc bảng đơn vị đo diện tích.
	- Nhớ được quan hệ giữa các đơn vị và cách chuyển đổi,
	- Biết chuyển đổi các số đo diện tích chính xác.
	

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_4_tuan_5.docx