Giáo án Khối 5 - Tuần 6
GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. Chuẩn bị
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần, sổ chủ nhiệm
- HS: Tổ trưởng, HĐTQ chuẩn bị nội dung, sổ theo dõi.
III. Nội dung
1/ Ôn tập các bài hát.
- Ban văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát các bài
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khối 5 - Tuần 6
TUẦN 6 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020 BUỔI SÁNG: Chào cờ đầu tuần Môn: Tập đọc (tiết 11) Bài: Sự sụp đổ của chế độ A – pác – thai I. Mục tiêu - Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài, các số liệu thống kê trong bài. - Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. - GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng lắng nghe, hợp tác. - Giáo dục an ninh quốc phòng: lấy ví dụ minh họa về tội ác diệt chủng ở Cam – pu – chia năm 1975 – 1979. II. Đồ dùng dạy học - Hình minh họa sách giáo khoa. III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động. 2. Khám phá bài học Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - HS làm việc cá nhân quan sát tranh và nêu ý kiến của mình. - GV chốt ý giới thiệu bài và mục tiêu bài học. - HS ghi tên bài. Hoạt động 2: Nghe cô (hoặc bạn) đọc bài - Cả lớp theo dõi, đọc thầm. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa - Học sinh nêu những từ mình cảm thấy khó đọc, gv hướng dẫn hs đọc. - Đọc lời giải nghĩa. Hoạt động 4: Luyện đọc - GV cùng học sinh chia đoạn. - Một số học sinh nối tiếp đọc đoạn, các học sinh khác theo dõi, đọc thầm. - Đọc đoạn trong nhóm (nhóm 4). - Một học sinh đọc toàn bài. Hoạt động 5: Tìm hiểu bài - Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi trong sgk trang 55. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời câu hỏi trong nhóm. Chọn câu trả lời đúng nhất. Rút ra nội dung bài học. (Nhóm 4). - CTHĐTQ điều hành cả lớp chia sẻ. - Nội dung lồng ghép: Giáo viên lấy ví dụ minh họa về tội ác diệt chủng Pôn-pốt ở Cam – pu – chia năm 1975 – 1979. Hoạt động 6: Đọc diễn cảm - Nghe bạn đọc diễn cảm, rút ra cách đọc hay nhất. - Luyện đọc diễn cảm. - Thi đọc, bình chọn. GV nhận xét, tuyên dương. B. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em về bài học hôm nay. BUỔI CHIỀU Môn: Toán (tiết 26) Bài: Luyện tập I. Mục tiêu - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. - Làm bài tập 1, 2, 3, 4. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản * Khởi động - Ban học tập điều khiển trò chơi khởi động. - Gv giới thiệu bài, hs ghi đề. B. Hoạt động thực hành Bài tập 1: Trang 28 SGK. - Yêu cầu học sinh đọc đề. Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liên quan nhau. Học sinh đọc thầm, xác định dạng đổi bài a, b ... - Học sinh làm bài vào vở. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 2: Trang 28 SGK - Một học sinh đọc đề, các học sinh khác theo dõi, nhận xét. - Học sinh làm bài vào vở nháp. Trao đổi vở nháp, nhận xét bài của nhau. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 3: Trang 29 SGK. - Giáo viên gợi ý hướng dẫn HS phải đổi đơn vị rồi so sánh. - Học sinh làm bài vào vở nháp. Một học sinh làm vào bảng phụ. - Giáo viên treo bảng phụ có bài làm của học sinh lên bảng, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, kết luận. Bài tập 4: Trang 29 SGK. - Học sinh đọc đề, phân tích đề. - Học sinh nêu công thức tìm diện tích hình vuông , HCN - Học sinh làm bài. - GV quan sát, hướng dẫn, nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng - Học sinh biết mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích cơ bản. Môn: Chính tả (tiết 6) Bài: Nhớ - Viết: Ê – mi – li, con... I. Mục tiêu - Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thơ tự do. - Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và nhận xét được cách ghi dấu thanh (BT2) - Tìm được tiếng có chứa ưa, ươ thích hợp trong 4 câu thành ngữ, tục ngữ (BT3) - GDKNS: Kĩ năng lắng nghe, hợp tác. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu bài tập. III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - HĐTQ điều khiển các bạn trò chơi khởi động. - Gv giới thiệu bài – Hs ghi đề. 2. Hướng dẫn học sinh nhớ - viết - Giáo viên đọc một lần bài viết, học sinh lắng nghe. - Nêu các từ ngữ khó viết trong bài, viết từ khó vào vở nháp. Nhận xét bộ phận khó viết, phân tích, so sánh và nêu nghĩa 1 vài từ. - Nhắc lại cách trình bày bài đoạn văn xuôi. - Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách viết chữ đầu đoạn văn, cách viết hoa, .Giáo viên đọc toàn bài chính tả, học sinh ghi vào vở. - Đổi vở, soát lỗi cho nhau. GV nhận xét bài của học sinh, chỉ ra một số lỗi sai thường gặp ở các em. - Giáo viên đọc một lần đoạn nhớ - viết (Từ Ê – mi – li con ôi... đến hết). - Một số học sinh đọc thuộc đoạn văn. - Giáo viên nhắc nhở học sinh về cách trình bày bài thơ. + Chú ý vị trí các dấu câu trong bài đặt cho đúng. + Bài có một số tiếng nước ngoài khi viết cần chú ý có dấu gạch nối giữa các tiếng như: Giôn-xơn, Na-pan, Ê-mi-li. - Giáo viên lưu ý tư thế ngồi viết cho học sinh. - Học sinh nhớ - viết. B. Hoạt động thực hành Bài tập 2: Trang 55 SGk. - Một hs đọc yêu cầu bài tập, các học sinh khác theo dõi đọc thầm. - Học sinh gạch dưới các tiếng có nguyên âm đôi ươ/ ưa và quan sát nhận xét cách đánh dấu thanh. - Nhận xét các tiếng tìm được của bạn và cách đánh dấu thanh các tiếng đó. - Học sinh nêu quy tắc đánh dấu thanh. - Giáo viên nhận xét và chốt. Bài tập 3: Trang 56 SGK. - Một hs đọc yêu cầu bài tập, các học sinh khác theo dõi đọc thầm. - Học sinh cá nhân làm bài vào vở nháp. - Một số học sinh chia sẻ bài làm của mình, các hs khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét, kết luận. C. Hoạt động ứng dụng. - Học sinh ghi lại những từ hay viết sai. Môn: Luyện từ và câu (tiết 6) Bài: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác I. Mục tiêu - Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. - Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu của bài tập 3, 4. - GDKNS: Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe, tự tin. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu bài tập. III. Đồ dùng dạy học A. Hoạt động cơ bản * Khởi động - Ban học tập điều khiển trò chơi khởi động. - Gv giới thiệu bài, hs ghi đề. B. Hoạt động thực hành Bài tập 1: SGK trang 56 - Học sinh thảo luận nhóm làm bài tập. - Đại diện một số nhóm chia sẻ bài làm của nhóm. Các nhóm khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét, kết luận. Bài tập 2: SGK trang 56 - Học sinh làm cá nhân vào vở. - Trao đổi vở với bạn bên cạnh, nhận xét bài làm của nhau. - Giáo viên nhận xét, sửa lỗi sai cho học sinh ( nếu có). Bài tập 3: SGK trang 56 - Học sinh làm cá nhân vào vở BT tiếng việt. - Một số hs chia sẻ bài làm của mình, các hs khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 4: SGK trang 56 - Học sinh làm cá nhân vào vở. - Trao đổi vở với bạn, sửa lỗi sai cho nhau. - Giáo viên nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng - Học sinh hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp. Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020 BUỔI SÁNG Môn: Toán (tiết 27) Bài: Héc – ta I. Mục tiêu - Nắm được tên gọi, ký hiệu của đơn vị đo diện tích héc-ta. - Quan hệ giữa héc-ta và mét vuông - Biết chuyển đổi đúng các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta) và vận dụng để giải các bài toán có liên quan. - Làm được bài tập 1, 2, 3, 4. II. Đồ dùng dạy học - Sách giáo khoa. III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Truyền điện. - Gv giới thiệu bài, hs ghi đề. 2. Khám phá bài học * Hướng dẫn học sinh nắm được tên gọi, ký hiệu đơn vị đo diện tích héc-ta - Giáo viên giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta: Héc-ta là đơn vị đo ruộng đất. Viết tắt là ha đọc là héc-ta. - Hướng dẫn học sinh nắm được quan hệ giữa héc-ta và mét vuông. Biết đổi đúng các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. B. Hoạt động thực hành Bài tập 1: Trang 29 SGK - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề nhau. - Học sinh làm cá nhân vào vở. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau. - Việc 3: GV nhận xét Bài tập 2: Trang 30 SGK - Một học sinh đọc đề. Cả lớp theo dõi, đọc thầm. - HS làm cá nhân vào vở. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 3: Trang 30 SGK - Học sinh làm bài vào vở nháp. - Học sinh trao đổi vở và sửa lỗi cho nhau. - Giáo viên nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích thường gặp. Môn: Tập làm văn (tiết 11) Bài: Luyện tập làm đơn I. Mục tiêu - Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng - GDKNS: Kĩ năng hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh về thảm họa do chất độc màu da cam gây ra, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ, . III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản * Khởi động - HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Truyền điện. - Gv giới thiệu bài, hs ghi đề. B. Hoạt động thực hành Bài tập 1: Trang 59-60 SGK - Một học sinh đọc bài tham khảo “Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng” (Bài tập 1 trang 59-60 SGK). Cả lớp theo dõi, đọc thầm. - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về thảm họa do chất độc màu da cam gây ra, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ, . - Học sinh trả lời các câu hỏi trog SGK - Học sinh dựa vào các mẫu đơn đã học (STV 3/ tập 1) nêu cách trình bày 1 lá đơn. - Giáo viên nhận xét, kết luận. Bài tập 2: Trang 60 SGK - Một học sinh đọc yêu cầu BT2. Cả lớp theo dõi, đọc thầm. - Học sinh viết đơn và đọc nối tiếp. - Giáo viên nhận xét kĩ năng viết đơn của học sinh. C. Hoạt động ứng dụng - Học sinh luyện tập viết đơn. Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2020 BUỔI SÁNG: Môn: Toán (tiết 28) Bài: Luyện tập I. Mục tiêu - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học, vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích. - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. - Làm được bài tập 1, 2, 3, 4. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu bài tập. III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản * Khởi động - HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Truyền điện. - Gv giới thiệu bài, hs ghi đề. B. Hoạt động thực hành Bài tập 1: Trang 30 SGK - Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liên quan nhau. - Học sinh đọc thầm, xác định dạng đổi. - Học sinh cá nhân làm bài. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 2: Trang 30 SGK - Học sinh đọc thầm, xác định dạng bài. - Học sinh cá nhân làm bài vào vở nháp. - Học sinh trao đổi vở với nhau, nhận xét, sửa lỗi sai cho nhau. Giáo viên nhận xét. Bài tập 3: Trang 30 SGK - Giáo viên gợi ý hướng dẫn HS làm bài. - Học sinh làm bài. Giáo viên theo dõi cách làm để kịp thời sửa chữa. - Học sinh trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 4: Trang 30 SGK - Học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải. - Học sinh nêu công thức tìm diện tích hình vuông, HCN. - Học sinh làm bài. Giáo viên hướng dẫn, nhận xét bài làm của học sinh. C. Hoạt động ứng dụng - HS về làm được các bài toán có liên quan đến diện tích. Môn: Tập đọc (tiết 12) Bài: Tác phẩm của Si – le và tên phát xít I. Mục tiêu - Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài, bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Sự hiểu biết và trí thông minh của ông cụ người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 - GDKNS: Thông qua truyện vui, các em ngưỡng mộ tài năng của nhà văn Đức căm ghét những tên phát xít xâm lược. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa sgk. III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động. 2. Khám phá bài học Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - HS làm việc cá nhân quan sát tranh và nêu ý kiến của mình. - GV chốt ý giới thiệu bài và mục tiêu bài học. - HS ghi tên bài. Hoạt động 2: Nghe cô (hoặc bạn) đọc bài - Cả lớp theo dõi, đọc thầm. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa - Học sinh nêu những từ mình cảm thấy khó đọc, gv hướng dẫn hs đọc. - Đọc lời giải nghĩa. Hoạt động 4: Luyện đọc - GV cùng học sinh chia đoạn. - Một số học sinh nối tiếp đọc đoạn, các học sinh khác theo dõi, đọc thầm. - Đọc đoạn trong nhóm (nhóm 4). - Một học sinh đọc toàn bài. Hoạt động 5: Tìm hiểu bài - Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi trong sgk trang 59. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời câu hỏi trong nhóm. Chọn câu trả lời đúng nhất. Rút ra nội dung bài học. (Nhóm 4). - CTHĐTQ điều hành cả lớp chia sẻ. Hoạt động 6: Đọc diễn cảm - Nghe bạn đọc diễn cảm, rút ra cách đọc hay nhất. - Luyện đọc diễn cảm. - Thi đọc, bình chọn. GV nhận xét, tuyên dương. B. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em về bài học hôm nay. Môn: Lịch sử (tiết 6) Bài: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước I. Mục tiêu - Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước. - GDKNS: Kĩ năng hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin. II. Đồ dùng dạy học - Chân dung Nguyễn Tất Thành, tranh ảnh minh họa trong sgk. III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động. - GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài. 2. Khám phá bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. - Thảo luận nhóm nêu những nét chính về Nguyễn Tất Thành. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu về mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK từ “Nguyễn Tất Thành khâm phục quyết định phải tìm con đường để cứu nước, cứu dân” và trả lời các câu hỏi sau: + Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì? + Nguyễn Tất Thành đi về hướng nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh? - HS trả lời trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến. - Giáo viên nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài? + Người đã định hướng giải quyết các khó khăn như thế nào? + Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của người như thế nào? Theo em vì sao người có được quyết tâm đó? + Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào ngày nào? - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét, kết luận. B. Hoạt động ứng dụng - HS sử dụng các ảnh tư liệu trong SGK và kể lại sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2020 BUỔI SÁNG: Môn: Toán (tiết 29) Bài: Luyện tập chung I. Mục tiêu - Biết tính diện tích các hình đã học. - Giải các bài toán liên quan đến diện tích. - Làm được bài tập 1, 2, 3, 4. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản * Khởi động - HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Truyền điện. - Gv giới thiệu bài, hs ghi đề. B. Hoạt động thực hành Bài tập 1: Trang 31 SGK - Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi đọc thầm. - Thảo luận nhóm tìm cách làm bài. Một số nhóm chia sẻ cách làm, các học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét, kết luận cách làm bài. - Học sinh cá nhân làm bài vào vở. - Giáo viên nhận xét, hướng dẫn những học sinh làm sai (nếu có). Bài tập 2: Trang 31 SGK - Học sinh cá nhân làm bài vào vở nháp. - Trao đổi vở nháp với bạn, nhận xét và sửa lỗi sai cho nhau. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 3: Trang 31 SGK - Một học sinh đọc đề bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. - Học sinh làm cá nhân vào vở. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau. - Giáo viên nhận xét, sửa sai. Bài tập 4: Trang 31 SGK - Một học sinh đọc đề bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm. - Học sinh thảo luận nhóm tìm cách làm bài. Một số nhóm chia sẻ cách làm, các nhóm khác nhận xét, giáo viên nhận xét, kết luận cách làm. - Học sinh cá nhân làm bài vào vở nháp. - Giáo viên nhận xét sửa sai. C. Hoạt động ứng dụng - Học sinh biết giải các bài toán liên quan đến diện tích. Môn: Kể chuyện (tiết 6) Bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu - Học sinh kể một câu chuyện (được chứng kiến, tham gia hoặc đã nghe, đã đọc) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước được biết qua truyền hình, phim ảnh. - GDKNS: Kĩ năng thảo luận, trình bày ý kiến. II. Đồ dùng dạy học - Tranh, ảnh. III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản * Khởi động - HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Đèn giao thông. - GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài. B. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài - Một số HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm. - Mời 1 HS đọc các gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi SGK. - HS lập dàn ý câu chuyện định kể. - GV kiểm tra và khen ngợi những HS có dàn ý tốt. + Mời một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể. Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Học sinh kể chuyện theo cặp. + HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. + GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn. - Tổ chức thi kể chuyện trước lớp + Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể: + Nội dung câu chuyện có hay không? + Cách kể: Giọng điệu, cử chỉ. + Cách dùng từ, đặt câu. - Cả lớp và GV bình chọn: + Bạn có câu chuyện thú vị nhất. + Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học. C. Hoạt động ứng dụng - Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân. Môn: Luyện từ và câu (tiết 12) Bài: Dùng từ đồng âm để chơi chữ I. Mục tiêu - Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ. - Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể, đặt câu với 1 cặp từ đồng âm theo yêu cầu của bài tập 2. - GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi sẵn hai nghĩa của câu “Rắn hổ mang bò lên núi”. III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Pằng – á. - GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài. 2. Khám phá bài học Hoạt động 1: Phần nhận xét trang 61 Bài tập 1: Sgk trang 61 - Học sinh thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập. - Đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm, các hs khác nhận xét. - GV nhận xét, treo bảng phụ viết sẵn hai cách hiểu của câu lên bảng. Bài tập 2: Sgk trang 61 - Học sinh làm việc nhóm đôi, thảo luận tìm câu trả lời. - Một số nhóm chia sẻ kết quả của nhóm mình, các hs khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Học sinh đọc ghi nhớ - Một số hs đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ trong SGK trang 61. - Cả lớp đọc thầm lại. B. Hoạt động thực hành * Phần luyện tập Bài tập 1: Trang 61 SGK - Học sinh thảo luận nhóm, tìm cách làm bài tập. - Học sinh làm cá nhân vào vở bt tiếng việt. - Giáo viên chữa bài, nhận xét, sửa lỗi sai cho học sinh. Bài tập 2: Trang 61 SGK - Học sinh làm cá nhân vào vở nháp. - Trao đổi vở với bạn, nhận xét, sửa lỗi sai cho nhau. - Giáo viên nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng - Học sinh biết dùng từ đồng âm để chơi chữ. Luyện Tiếng Việt (Tiết 6) Bài: Luyện đọc và luyện viết chính tả I. Mục tiêu - Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học. Trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài tập đọc. - Học sinh viết đúng nội dung bài chính tả. Sai lỗi chính tả không quá 5 từ. - Giáo dục học sinh niềm say mê đối với môn tiếng việt. II. Đồ dùng dạy học - Sách bài tập củng cố kĩ năng tiếng việt 5. - Vở luyện. II. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động. - GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài. B. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Luyện đọc - Học sinh nối tiếp nhau luyện đọc các bài tập đọc đã học. - Học sinh thảo luận nhóm tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: + Cuộc đấu tranh chống chế độ A – pác – thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? + Tại sao Nen – xơn Man – đê – lan được bầu làm tổng thống? + Việc ông lão dùng tên vở kịch những tên cướp của Si-le để trả lời tên sĩ quan nhằm mục đích gì? - GV gọi một số học sinh trả lời các câu hỏi. Lớp và GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Nghe – Viết: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai (đoạn 3) - Giáo viên đọc một lượt đoạn văn cần viết. Hướng dẫn học sinh viết các từ dễ viết sai vào vở nháp. - Học sinh viết các từ dễ viết sai vào vở nháp. - Giáo viên đọc, học sinh lắng nghe và viết. - Trao đổi vở, nhận xét bài viết của nhau. Giáo viên thu một số vở để nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng - Học sinh về nhà luyện đọc và luyện viết từ mình dễ viết sai, luyện viết chữ đẹp. BUỔI CHIỀU: Môn: Tập làm văn (tiết 12) Bài: Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu - Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1). - Biết lập dàn ý chi tiết bài văn miêu tả cảnh sông nước (BT2). - GDKNS: Kĩ năng viết, hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin. II. Đồ dùng dạy học - Tranh, ảnh. III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản * Khởi động - Ban văn nghệ cho lớp hát khởi động. - Gv giới thiệu bài, hs ghi đề. B. Hoạt động thực hành Bài tập 1: Trang 62 SGK - Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi, đọc thầm. - Thảo luận nhóm, tìm câu trả lời cho các câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Giáo viên nhận xét, sửa lỗi sai cho học sinh. Bài tập 2: Trang 62 SGK. - Yêu cầu học sinh đối chiếu phần ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước với các đoạn văn để xem xét. - Học sinh lập dàn ý vào vở nháp. - Học sinh trình bày dàn ý đã viết. - Giáo viên nhận xét, đánh giá cao những bài có dàn ý. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà sửa được dàn ý chi tiết bài văn miêu tả cảnh sông nước. Môn: Địa lí (tiết 6) Bài: Đất và rừng I. Mục tiêu - Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít - Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít: + Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ, phân bố ở đồng bằng. + Đất phe – ra – lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng thường nghèo mùn, phân bố ở vùng đồi núi. - Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn: + Rừng rậm nhiệt đới: Cây cối rậm, nhiều tầng. + Rừng ngập mặn: Có bộ rễ nâng khỏi mặt đất - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ). - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác. II. Đồ dùng dạy học - Hình ảnh trong SGK, bản đồ, phiếu học tập. III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát khởi động. - GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài. 2. Khám phá bài học Hoạt động 1: Các loại đất chính ở nước ta - GV treo Lược đồ phân bố các loại đất chính ở nước ta cho HS quan sát. - HS thảo luận nhóm đôi về 2 loại đất chính: Đất phe-ra-lít và đất phù sa.( Nơi phân bố, đặc điểm) - HS trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên nhận xét, kết luận. - HĐ cả lớp: GV nêu câu hỏi: + Vì sao phải sử dụng đất trồng hợp lí? + Nêu một số biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất? - HS dựa vào vốn hiểu biết, SGK trả lời - Giáo viên nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Rừng ở nước ta - HS chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ. - Thảo luận nhóm 4 hoàn thành phiếu học tập Rừng Vùng phân bố Đặc điểm Rừng rậm nhiệt đới Rừng ngập mặn - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Vai trò của rừng - GV nêu câu hỏi : + Nêu vai trò của rừng ở nước ta? + Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân phải làm gì ? + Địa phương em đã làm gì để BV rừng ? - HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - GV giới thiệu tranh ảnh về thực vật, động vật của rừng VN. B. Hoạt động ứng dụng - HS biết các loại đât và rừng chính ở Việt Nam. Đọc sách (tiết 6) Bài: Đọc cá nhân I. Mục tiêu. - Biết thực hiện nội quy thư viện. - Biết lựa chọn quyển sách phù hợp với khả năng đọc của bản thân. - Nắm được nhân vật, diễn biến trong truyện. - Nêu được bài học của câu chuyện. - Chia sẻ tóm tắt nhân vật, nội dung của câu chuyện với bạn. II. Đồ dùng - Truyện tranh trong thư viện. - Ánh sáng, chỗ ngồi phù hợp. III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu nội quy thư viện - Cá nhân đọc nội quy: (Trong thư viện, trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc...) - Thảo luận nội quy: + Vì sao ta phải thực hiện nội quy? + Thực hiện nội quy đọc thư viện có lợi ích gì? - Trả lời trước lớp, các em khác nhận xét bổ sung. - Nghe GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Thực hành đọc - Cá nhân tự chọn sách. - Tìm vị trí ngồi đọc phù hợp. - Trao đổi cặp đôi với bạn nhân vật, nội dung sách mình đọc. Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp. - Từng bạn nêu nội dung truyện vừa đọc. - Trả lời câu hỏi của GV về ý nghĩa của câu chuyện. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương. C. Hoạt động ứng dụng - HS có thể mượn sách về nhà đọc và trả đúng thời gian quy định. Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2020. BUỔI SÁNG: Môn: Toán (tiết 30) Bài: Luyện tập chung I. Mục tiêu - So sánh các phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số. - Giải bài toán tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - Làm được bài tập 1, 2, 3, 4. II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm. III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản * Khởi động - HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động: Thương ai. - GV giới thiệu bài, HS ghi và đọc tên bài. B. Hoạt động thực hành Bài tập 1: Trang 32 SGK - Một học sinh đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi, đọc thầm. - Thảo luận nhóm tìm cách làm bài. - Học sinh cá nhân làm bài vào bảng nhóm. - Giáo viên nhận xét, hướng dẫn những học sinh làm sai (nếu có). Bài tập 2: Trang 32 SGK - Học sinh cá nhân làm bài vào vở nháp. - Trao đổi vở với nhau, nhận xét và sửa lỗi sai cho nhau. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 3: Trang 32 SGK - Thảo luận nhóm tìm cách làm bài. - Một số nhóm chia sẻ cách làm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét. Giáo viên nhận xét, kết luận cách làm đúng. - Học sinh làm cá nhân vào vở. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 4: Trang 32 SGK - Thảo luận nhóm tìm cách làm bài. - Một số nhóm chia sẻ cách làm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét. Giáo viên nhận xét, kết luận cách làm đúng. - Học sinh làm cá nhân vào vở. Trao đổi vở, nhận xét bài làm của nhau. - Giáo viên nhận xét, sửa sai. C. Hoạt động ứng dụng - Học sinh chia sẻ với người thân những điều đã học. Luyện toán ( tiết 6) Luyện tập về đơn vị đo diện tích. I. Mục tiêu: * Giúp HS nhớ được: - Bảng đơn vị đo diện tích. - Vận dụng thực hành làm bài tập. - GDHS yêu thích môn toán, lợi ích của môn toán đem lại trọng cuộc sống. II. Đồ dùng: - Phiếu bài tập, bảng nhóm III. Các hoạt động A/ Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - Ban văn nghệ bắt nhịp hát một bài. B/ Hoạt động thực hành: Hoạt động 1 : Củng cố lại kiến thức. - Cá nhân nhớ và trao đổi cùng bạn về quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích ( Đơn vị bé với đơn vị lớn và ngược lại). - HĐTQ mời các bạn chia sẻ cách cách đổi trước lớp. - Nhận xét và bổ sung cho bạn. - Nghe GV nhận xét chốt kiến thức. Hoạt động : Làm bài tập. Bài 1: Viết sô thích hợp vào chỗ trống. 63 m2 =......................dm2; 852 dam2 =......................m2; 65dam2 =...................m2; 108 m2 = ..........................dm2 Trao đổi cặp đôi và nêu cách làm. Cá nhân làm vào phiếu. Chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh. HĐTQ mới một số bạn chia sẻ trước lớp. Nghe GV chốt đáp án. Bài 2: Viết sô thích hợp vào chỗ trống. 2dam2 56 m2 =...........dam2 =.........m2; 16hm2 7 dam2 =.......hm2 =...........m2; 8 hm2 35 m2 =...........dam2 =..........m2; 38m2 9dm2 = ...........m2 =...........dm2 Trao đổi cặp đôi và nêu cách làm. Cá nhân làm vào vở tăng cường. Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh. HĐTQ mới một số bạn chia sẻ trước lớp. Nghe GV chốt đáp án. Bài 3: Viết dấu >; <; = vào chỗ chấm: 12 ha......... 12hm2 ; 42 hm2...........4hm 100dam2 b) 599dam2........6hm2; 26 m2 17dm2.......30000dm2 - Trao đổi nhóm (4 bạn). - Thống nhất kết quả và chia sẻ với nhóm khác. - Đại diện chia sẻ trước lớp. - Nghe GV nhận xét chốt đáp án. C/ Hoạt động ứng dụng. - Học thuộc các quy tắc về nhân, chia hai phân số. - Chia sẻ cách làm với người thân. SINH HOẠT LỚP (Tiết 6) I. Mục tiêu - Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần. - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Biết được phương hướng tuần tới. - GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. - Biết được truyền thống nhà trường. - Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường. II. Chuẩn bị - GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần, sổ chủ nhiệm - HS: Tổ trưởng, HĐTQ chuẩn bị nội dung, sổ theo dõi. III. Nội dung 1/ Ôn tập các bài hát. - Ban văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát các bài hát đã học. - Hát lại bài Quốc ca và Đội ca (sửa các câu, giai điệu hát sai). 2/ Lớp báo cáo hoạt động trong tuần - 3 tổ trưởng lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên. - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến. - Ban lao động nhận xét hoạt động lao động, trực nhật, vệ sinh của lớp. - Ban văn nghệ báo cáo hoạt động văn nghệ của lớp về sinh hoạt sđầu giờ, nền nếp của lớp. - CTHĐTQ lên nhận xét chung các ban và xếp loại cuối tuần. - Nghe GV nhận xét và tuyên dương, nhắc nhở thêm để tiến bộ về: Nền nếp; Học tập; Trực nhật vệ sinh cá nhân. 3. Triển khai kế hoạch tuần tới - Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nền nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt. - Tiếp tục thực hiện tốt những nội quy của trường lớp. - Lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhỏ. Chấp hành luật giao thông đường bộ. - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Tập múa hát tập thể lớp trong giờ ra chơi. - Nộp thẻ Bảo hiểm y tế. - Nhắc bố mẹ nộp các khoản quỹ tài trợ cho nhà trường để mua sắm đồ dùng phục vụ hoạt
File đính kèm:
- giao_an_khoi_5_tuan_6.docx