Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) - Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

1. Về kiến thức

– Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân.

– Trình bày được một số hoạt động chính của Karl Marx, Friedrich Engels và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

– Trình bày những nét chính về Công xã Paris (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới.

– Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (phong trào công nhân, sự ra đời và hoạt động của các Đảng và các tổ chức cộng sản,.).

2.Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá và liên hệ vấn đề.

b) Năng lực đặc thù

- Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản, video để tìm hiểu về Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu thêm về ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.

 

docx 12 trang Đặng Luyến 01/07/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) - Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) - Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) - Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
BÀI 11. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII 
ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA 
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
(Thời lượng: tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức
– Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân.
– Trình bày được một số hoạt động chính của Karl Marx, Friedrich Engels và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
– Trình bày những nét chính về Công xã Paris (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấ...Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản, video để tìm hiểu về Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp tác. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu thêm về ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.
3.Về phẩm chất
-Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ họ...iên quan đến nội dung bài học.
+ Video về Ănghen: https://www.youtube.com/watch?v=w30CIum6qOI 
+ Video về Mac-Ănghen và Tuyên ngôn đảng cộng sản https://www.youtube.com/watch?v=hDcsy0thDAk 
+ Video về Công xã Pa-ri https://www.youtube.com/watch?v=r3YkE6PHc8o 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được một số thông tin về Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Tạo tâm thế cho HS chuẩn bị tiếp nhận kiến thức mới.
b) Nội dung:...loại?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS trả lời
HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV
B3: Báo cáo thảo luận
GV: - Yêu cầu đại diện của một vài cá nhân lên trình bày sản phẩm.
 - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS: HS báo cáo, còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét Chuẩn xác kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
HĐ 2... bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.
+ Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,
à Giai cấp công nhân ra đời. Giai cấp công nhân cùng với giai cấp tư sản, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
CH: Đọc thông tin S...ặt của các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện. Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất buộc phải ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ,... àGiai cấp công nhân hình thành và dần trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
2. Những hoạt động chính của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
a) Mục tiêu: Trình bày được một số hoạt động chính của Karl Marx, Friedrich Engels và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
b) Nội dung:...của xã hội loài người.
+ Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.
+ Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
- Ý nghĩa: đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
CH: Xem video theo link https://www.youtube.com/watch?v=hDcsy0thDAk, đọc thông tin...ẫn sang hoạt động tiếp theo
2. Những hoạt động chính của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học 
*C.Mác, Ph.Ăng-ghen
- C.Mác (1818-1883)
- Ph. Ăng-ghen (1820-1895)
à Tư tưởng: đề cao vai trò và khả năng lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân. 
*Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
-Mác và Ăng-ghen tham gia “Đồng minh những người cộng sản” àlà chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
-Tháng 2-1848, “Tuyên ngôn đảng cộng sản” ra đời àlà văn kiện quan trọn...-ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri là gì?
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
Gợi ý trả lời: 
1.
- Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri
+ Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III.  “Chính phủ Vệ quốc" của giai cấp tư sản được thành lập.
+ Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng.
+ Ngày 18/3/1871, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ... Sự thất bại của Công xã Pa-ri
+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri.
+ Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã bị phá vỡ.
2.
- Những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:
+ Thành viên trong Hội đồng công xã đều là các đại biểu của quần chúng lao động, do chính nhân dân lao động bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_8_ket_noi_tri_thuc_bai_11_phong_trao_cong_nh.docx
  • pptxBài 11_LS8_KNTT.pptx