Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) - Bài 3: Cách mạng Công nghiệp

1. Về kiến thức:

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.

- Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung:

+ Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, có kĩ năng làm việc nhóm và thể hiện tính sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm cũng như quá trình trao đổi những kiến thức về nội dung bài học với giáo viên.

- Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tìm hiểu Lịch sử: Biết đọc thông tin trên lược đồ, các hình ảnh, biểu tượng liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp.

- Năng lực nhận thức, tư duy Lịch sử: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp; nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ được tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với bản thân.

3. Về phẩm chất

- Luôn chăm chỉ, tìm tòi những tư liệu liên quan đến bài học.

- Có ý thức trách nhiệm hoàn thành công việc được giao. Yêu lao động, Luôn có tinh thần học hỏi, sáng tạo, khám phá cái mới.

- Luôn trung thực trong quá trình học tập và thực hiện nhiệm vụ cá nhân, nhóm.

- Khâm phục, biết ơn đối với những nhà khoa học và những phát minh của họ.

 

doc 13 trang Đặng Luyến 01/07/2024 1120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) - Bài 3: Cách mạng Công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) - Bài 3: Cách mạng Công nghiệp

Giáo án Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) - Bài 3: Cách mạng Công nghiệp
Bài 3: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
( tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức:
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.
- Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống. 
2. Về năng lực:
- Năng lực chung:
+ Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, có kĩ năng làm việc nhóm và thể hiện tính sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác t... hệ được tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với bản thân.
3. Về phẩm chất
- Luôn chăm chỉ, tìm tòi những tư liệu liên quan đến bài học.
- Có ý thức trách nhiệm hoàn thành công việc được giao. Yêu lao động, Luôn có tinh thần học hỏi, sáng tạo, khám phá cái mới.
- Luôn trung thực trong quá trình học tập và thực hiện nhiệm vụ cá nhân, nhóm.
- Khâm phục, biết ơn đối với những nhà khoa học và những phát minh của họ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
 - Một số hình ảnh phục vụ trò...chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh tham gia trò chơi theo hình thức cá nhân. Thể lệ trò chơi như sau: Học sinh sẽ lắng nghe thông tin giáo viên cung cấp, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. 
Câu 1: Hình ảnh sau gợi cho em nhớ tới hiện tượng gì?
Câu 2: Nối hình ảnh với dữ liệu sau đây sao cho phù hợp:
Ngành dệt
Ngành trồng trọt
Ngành cơ khí
Câu 3: Đây là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu vào thế kỉ XVII - XVIII?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS tha...hằm thu lợi nhuận, ngành dệt nhờ đó cũng ngày càng phát triển. Và đây cũng chính là một trong số những tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ XVIII. Cuộc cách mạng này được chia thành hai giai đoạn: 
+ Giai đoạn 1: Từ cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX – cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh – cách mạng công nghiệp lần thứ nhất – thời đại “máy hơi nước”.
+ Giai đoạn 2: Từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1914 tức là cho đến lúc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ - cách m... tin mục 1, quan sát H3.1, 3.2, 3.3 trong SGK/15,16, suy nghĩ cá nhân và hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập về những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Anh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập của các nhóm đã hoàn thành các nội dung.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm dự kiến
(Nội dung ghi bài)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
* Nhiệm vụ 1: Em hiểu thế nào là cách mạng công nghiệp?
* Nhiệm vụ 2: Dựa vào kiến thức đã học kết hợp...dụng kĩ thuật Think – Pair – Share (3’)).
* Nhiệm vụ 5: Những thành tựu trên có ý nghĩa như thế nào đối với nước Anh?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi
- Các nhóm đọc thông tin mục 1, quan sát hình ảnh trong SGK/15,16 hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và chia sẻ ý kiến cho cả lớp.
- HS còn lại quan sát, theo dõi phần trình bày của các bạn, nhận xét và bổ sung (nếu cần...c Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. 
* Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước Anh vì: - Cách mạng tư sản thành công sớm, tạo ra yếu tố chính trị thuận lợi: Giai cấp tư sản nắm chính quyền trong tay, lại đòi hỏi phải có một nền kĩ thuật mới tương ứng với nền kinh tế TBCN, họ có đủ sức mạnh và nhu cầu để thực hiện một cuộc cách mạng công nghiệp thắng lợi.
- Có nguồn tích lũy tư bản, điều kiện tự nhiên thuận lợi (nhiều mỏ than, sắt, các hải cảng)
- Những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất...thiệu: 
- Vào những năm 1750, các xưởng dệt may không thể đáp ứng được thị trường. Lúc này, người ta vẫn còn sử dụng xe quay sợi với một cọc suốt. Vì thế mà mỗi công nhân chỉ làm được một cuộn chỉ mỗi ngày. Đến năm 1764, máy kéo sợi Gien-ni được tạo ra. Máy có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại có khoảng 16 – 18 cọc suốt và chỉ cần 1 công nhân vận hành. Vì lượng cọc nhiều hơn, máy có thể tạo nhiều sợi vải hơn, năng suất làm việc cũng tăng lên gấp 8 lần. Phát minh này đã mang lại rất ...minh máy kéo sợ Gien-ni của mình, ông trở thành một trong những người nổi tiếng nhất cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh. Ông phát minh máy kéo sợi Gien ni là vì thương vợ. Vợ chồng Ha-gri-vơ sống rất nghèo khổ, vợ ông là một thợ dệt, ông đã thuê 1 máy dệt và một máy se sợi với chỉ 1 cọc sợi về cho vợ vừa làm vừa trông con. Nhưng năng suất quá thấp, tiền công bèo bọt. Thương vợ vất vả, Hargreaves thường hay kéo sợi giúp vợ mình. Cộng với việc ông là con trai của một thợ mộc mà ông đã nắm rõ nguyê...ời, điều này cũng giúp giá sản phẩm giảm xuống và người ta có thể mua vải dễ dàng hơn. Sự ra đời của máy kéo sợi Gien-ni cũng là một dấu mốc lớn trong cách mạng công nghiệp.
 GV giới thiệu máy kéo sợi chạy bằng sức nước: Đến năm 1769, R. Ac-rai chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước, giúp tiết kiệm sức lao động. Tuy nhiên, thiết bị này yêu cầu đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy. Với phát minh này, đến năm 1771, ông đã xây dựng xưởng dệt đầu tiên ở nước Anh bên bờ sông chảy xiết ở thành phố M

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_8_ket_noi_tri_thuc_bai_3_cach_mang_cong_nghi.doc
  • pptxBAI 3 - SỬ 8 - KNTT.pptx