Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 1: Lễ kí hiệp định Pa-ri
- Biết ngày 27/1/1973, Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam:
Những điểm cơ bản của hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi VN; chấm dứt dính líu quân sự ở VN; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN.
Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân VN tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
2. Kĩ năng:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 1: Lễ kí hiệp định Pa-ri", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 1: Lễ kí hiệp định Pa-ri
Tiết 1 Lịch sử LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết ngày 27/1/1973, Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam: Những điểm cơ bản của hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi VN; chấm dứt dính líu quân sự ở VN; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN. Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân VN tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. 2. Kĩ năng: - Quan sát và sử dụng tranh ảnh và đọc sgk để trình bày và nắm sự kiện. Học sinh kể lại được diễn biến lễ kí kết hiệp định Pa-ri. HSNK: Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa- ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam- Bắc trong năm 1972. - Biết tìm ý chính trong sách giáo khoa, làm việc với tài liệu lịch sử. 3. Về thái độ: - Giáo dục học sinh tinh thần bất khuất, tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc. - Yêu quê hương, có ý thức học tập tốt góp phần xây dựng quê hương * Định hướng phẩm chất -Yêu nước: tự hào về đất nước, tự hào về con người Việt Nam đã giành thắng lợi trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. * Định hướng năng lực - Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, cả lớp, tự tìm tòi. - Các năng lực môn học: + Nhận thức lịch sử: Trình bày được những điểm cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pa ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. + Tìm tòi khám phá- tìm hiểu lịch sử: đọc và nghiên cứu SGK, tài liệu lịch sử để nêu hoàn cảnh, những điểm cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pa ri + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: học sinh rút ra bài học cho bản thân phải luôn yêu nước, phải cố gắng học tập để sau này góp phần xây dựng đất nước II. THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: hình ảnh minh hoạ trong SGK. - Học sinh: đọc trước SGK; III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp học: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gv gọi 2 học sinh lên bảng trả lời a. Kể lại cuộc tấn công vào toán Sứ quán Mĩ của Quân giải phóng miền Nam? Thời khắc giao thừa vừa tới một tiếng nổ rầm trời rung chuyển Sứ quán Mĩ .tê liệt b. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 có ý nghĩa gì? Xuân Mậu Thân 1968 quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy hoang mang lo sợ. ® GV nhận xét bài cũ. 3. Tổ chức các hoạt động dạy học: a. Hoạt động khởi động: (1’) Gv dùng hình ảnh Lễ kí Hiệp định Pa ri để giới thiệu: Hiệp định Pari được kí ở đâu? Vào thời gian nào? Học sinh lần lượt nêu Gv liên hệ giới thiệu và ghi tựa bài b. Hoạt động hình thành kiến thức: (29’) Hoạt động 1: Khung cảnh diễn ra lễ kí Hiệp định Pari - Mục tiêu: Qua quan sát hình ảnh và đọc SGK HS biết mô tả sơ lược khung cảnh diễn ra lễ kí Hiệp định Pari - Phương thức: Gv tổ chức hoạt động cá nhân, gợi mở vấn đề và giúp học sinh trả lời câu hỏi. - Sản phẩm: HS tìm hiểu SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi: + HSNK: Tại sao Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri? + Hãy miêu tả khung cảnh diễn ra lễ kí hiệp định Pa-ri? Kiến thức cần đạt Hoạt động của thầy trò Biết sau những thất bại nặng nề ở cả hai miến Nam – Bắc trong năm 1972, Mĩ mới buộc phải kí Hiệp định Pari và miêu tả được khung cảnh buổi lễ kí Hiệp định Pari. GV yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa, đọc sgk và trả lời câu hỏi Sau 2 phút học sinh lần lượt phát biểu; hs khác đánh giá, bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét, đánh giá, bổ sung và chốt kiến thức các em cần biết. - HSNK: Tại sao Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri? Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri. - Hãy miêu tả khung cảnh diễn ra lễ kí hiệp định Pa-ri? Ngay từ sáng sớm ngày 27/1/1973, cờ đỏ sao vàng, cờ nửa đỏ nửa xanh giữa có ngôi sao vàng treo đầy đường phố Clê-be. Nhiều nơi xuất hiện khẩu hiệu ủng hộ nhân dân Việt Nam. Tòa nhà Trung tâm các hội nghị quốc tế ở phố Clê- be được trang hoàng lộng lẫy. Đội cảnh vệ quốc gia Pháp đội mũ đồng bóng loáng, gươm tuốt trần đứng nghiêm. GV nhận xét, chốt ý Hoạt động 2: Nội dung chủ yếu của Hiệp định Pari - Mục tiêu: Qua xem hình ảnh và đọc SGK, dưới sự hướng dẫn của GV, HS nắm được nội dung cơ bản nhất của Hiệp định Pari - Phương thức: GV cho HS quan sát tranh ảnh và đọc SGK, trao đổi và thảo luận theo cặp - Sản phẩm: HS nắm và trình bày được nội dung cơ bản nhất của Hiệp định Pari qua việc trả lời câu hỏi: + Nêu nội dung chủ yếu của hiệp định Pa-ri. Kiến thức cần đạt Hoạt động của thầy trò HS nắm và trình bày được nội dung cơ bản nhất của Hiệp định Pari: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN; phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi VN; phải chấm dứt dính líu quân sự ở VN; phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam - Cho HS quan sát hình ảnh và đọc sgk - Cả lớp cùng làm việc theo nhóm 2 - Cho các nhóm lần lượt lên trình bày nội dung cơ bản nhất của Hiệp định Pari - Cho HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm trình bày tốt, chốt ý + Nêu nội dung chủ yếu của hiệp định Pa-ri. Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN; phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi VN; phải chấm dứt dính líu quân sự ở VN; phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam Hoạt động 3: Ý nghĩa lịch sử - Mục tiêu: Qua đọc SGK HS trao đổi và nêu được ý nghĩa của Hiệp định Pari - Phương thức: GV cho HS đọc SGK, trao đổi và thảo luận nhóm 4 - Sản phẩm: HS nêu được ý nghĩa của Hiệp định Pari đối với lịch sử dân tộc. Kiến thức cần đạt Hoạt động của thầy trò HS nêu được ý nghĩa của Hiệp định Pari đối với lịch sử dân tộc: - Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu bước phát triển mới của CMVN. - Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta; tạo điều kiện để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. - Cho HS đọc sgk, cả lớp cùng làm việc theo nhóm 4 - Cho HS lần lượt trả lời - HS khác nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương và chốt ý + Hiệp định Pari về Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào? - Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới cách mạng Việt Nam. - Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 4. Hoạt động củng cố, luyện tập. (4’) - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK - Tổ chức trò chơi củng cố kiến thức: các em dùng bảng con trả lời câu hỏi; Câu 1: Điền vào chỗ chấm Hiệp định Pari về Việt Nam được kí vào thời gian nào? Tại đâu? Ngày ......tháng ........năm ........ Tại ........................................... Đáp án: ngày 27 tháng 1 năm 1973. Tại Pari Câu 2: Chọn ý đúng Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari là: A. Sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền Nam – Bắc; B. Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN; phải chấm dứt dính líu quân sự ở VN; C. Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam; phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi VN; D. Cả câu B và câu C Câu 3: trả lời miệng Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc kí kết Hiệp định Pa-ri. Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 5. Hoạt động vận dụng mở rộng: (1’) GV ra bài về nhà: Trong thế kỉ XX, Việt Nam đã buộc hai kẻ thù hùng mạnh hơn mình phải kí Hiệp định thừa nhận thất bại của mình. Em hãy viết tên và thời gian kí kết của hai Hiệp định đó. Đáp án: - Thực dân Pháp kí Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21/7/1954 - Đế quốc Mỹ kí Hiệp định Pa-ri ngày 27/1/1973 Tiết 2 Đạo đức
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_5_tiet_1_le_ki_hiep_dinh_pa_ri.docx