Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Chiều)

tiêu

- Củng cố cho HS: Thực hiện đúng các phép nhân nhẩm ( chia nhẩm) số tự nhiên với (cho) 10,100,1000,.;Vận dụng được vào giải toán.

- Vận dụng kiến thức để thực hiện thành thạo các bài tập về nhân với( chia cho) 10,100,1000; tính nhanh , tính thuận tiện.

- Giáo dục kĩ năng: Làm toán nhanh, chính xác.

* Bài 1, 2, 3, trang 61- vở bài tập Toán 4 - tập 1.

II. Đồ dùng dạy học

- Thước kẻ , giấy nháp, VBT Toán lớp 4.

 

doc 9 trang Bảo Anh 12/07/2023 19280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Chiều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Chiều)
TUẦN 11 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2018.
Tiết 1: Mĩ thuật 
( Đ/C Ký soạn giảng )
Tiết 2 Toán tăng cường
Tiết: 21 Thực hành nhân với (chia cho) 10, 100, 1000,...; nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
I. Mục tiêu 
- Củng cố cho HS: Thực hiện đúng các phép nhân nhẩm ( chia nhẩm) số tự nhiên với (cho) 10,100,1000,...;Vận dụng được vào giải toán. 
- Vận dụng kiến thức để thực hiện thành thạo các bài tập về nhân với( chia cho) 10,100,1000; tính nhanh , tính thuận tiện.
- Giáo dục kĩ năng: Làm toán nhanh, chính xác.
* Bài 1, 2, 3, trang 61- vở bài tập Toán 4 - tập 1. 
II. Đồ dùng dạy học
- Thước kẻ , giấy nháp, VBT Toán lớp 4.
III.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra, bút thước, VBT của các nhóm
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung
- GV tổ chức hướng dẫn HS làm các BT trong VBT( Trang 61 )
4. Luyện tập
* Gv chia nhóm giao việc cho các nhóm.
- Nhóm 1: thực hiện Bài 1 
( Trang 61) 
- Nhóm 2: thực hiện Bài 1,2 ( Trang 61)
- Nhóm 3: thực hiện Bài 1,2,3 ( Trang 61)
- GV đến các nhóm quan sát, HDHS thực hiện.
Bài 1(TR 61): Tính nhẩm:
a,27×10=270;
 86×10=860;
 358×10=3580;
 103×10=10300;
 14×1000=14000
452×1000=452000
72×10=720;
103×10=10300;
1977×100=197700;
72×10=720;
103×10=10300;
300×1000=300000
b,
80:10=8
300:10=30;
2000:10=200;
400:100=4
4000:100=40
40000:100=400
6000:1000=6
60000:1000=60
600000:1000=600
6000:1000=6
60000:1000=60
600000:1000=600
c,
64×10=640;
640:10=64;
32×100=3200;
3200:100=32;
95×1000=95000
95000:1000=95
Bài 2(TR 61): Tính:
a) 63×100:10=6300:10=630 
b)960×1000:100=960000:100=9600
c)79×100:10=7900:10=790
d)90000:1000×10=90×10=900
Bài 3(TR 61): 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
a) 160 = 16 × 10
   4500 = 45 × 100
   9000 = 9 × 1000
c) 70000 = 70 × 1000
    70000 = 700 × 100
    70000 = 7000 × 10 
b) 8000 = 8 × 1000
      800 = 8 × 100
        80 = 8 × 10
d) 2020000 = 202 × 10000
    2020000 = 2020 × 1000
    2020000 = 202000 × 10
- Cho HS NX trong nhóm, GV nhận xét.
- GV chốt ND bài tập. 
5. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3 Tiếng việt tăng cường
Tiết 31 Luyện đọc bài: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, ngắt nghỉ hợp lí cho HS. Tốc độ đọc khoảng 75 tiếng / 1phút
 - Đọc diễn cảm, nhận biết một số biện pháp nghệ thuật như biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ có trong bài.
- Giáo dục HS: Đọc đúng, đọc diễn cảm
II. Đồ dùng dạy học 
 - SGK Trang 104+ 105
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra
+ SGK của các nhóm
- Mời GV lên lớp
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung
- GV tổ chức hướng dẫn HS luyện đọc trong SGK trang 104+105
* GV chia nhóm giao việc cho các nhóm.
Nhóm 1: Đọc đoạn 1,2 SGK trang 104
Nhóm 2: Đọc đoạn 1,2,3 SGK trang 104
Nhóm 3: Đọc cả bài SGK trang 104+105 kết hợp luyện đọc diễn cả	
- HS nhận nhiệm vụ
- HS luyện đọc đoạn, luyện đọc diễn cảm theo nhóm
+ Đọc đoạn 1 từ đầu . Lấy diều để chơi”
+ Đọc đoạn 2 tiếp .Vẫn có thì giờ chơi diều”.
+ Đoạn 3: Tiếp .Vượt xa các học trò của thầy.
+ Đoạn 4 còn lại.
- Bài đọc với giọng chậm rãi, nhấn giọng vào các từ tả đặc điểm tính cách của cậu bé Nguyễn Hiền.
4. Luyện đọc 
- GV đi từng nhóm quan sát HDHS luyện đọc.
- GV nhận xét, khen h/s đọc tốt.
5.Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS
Thứ tư ngày14 tháng 11 năm 2018
Tiết 1 Tiếng việt tăng cường
Tiết : 32 Luyện viết bài : NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu
 - Củng cố cho HS : Luyện viết bài chính tả, luyện viết đúng một số âm, vần, tiếng HS hay mắc lỗi. Độ dài văn bản khoảng 75 chữ/15 phút.
- Nắm được quy tắc sử dụng và phân biệt s/x, dấu hỏi/dấu ngã. để hoàn thành bài tập liên quan.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, nắn nót khi viết bài.
* Làm bài tập 1 VTB tiếng việt 4, tập 1 - trang 74.
II. §å dïng d¹y häc:
 - Phiếu BT1 vở BTTV trang 74.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra, bút thước, VBT của các nhóm
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
 b) Nội dung
- GV tổ chức hướng dẫn HS luyện viết và làm bài tập.
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
+ Nhóm 1 viết khổ thơ 1,2 SGK trang 76.
+ Nhóm 2 viết khổ thơ 1,2,3 SGK T 76.
+ Nhóm 3 viết cả bài SGK trang 76, làm yêu cầu Bài 1 VBT trang 74.
- GV đọc cho HS viết bài
- Gv đọc lại cho học sinh soát lỗi.
* Chữa lỗi chính tả trong bài viết của các em.
4. Luyện tập
* GV hướng dẫn làm bài tập và nhận xét bài.
+ Khổ thơ 1,2: “Từ đầu . Đến Lái máy bay“
+ Khổ thơ 1,2,3 “Từ đầu. Đến còn mùa đông”
+ Khổ thơ 1,2,3,4: “Từ đầu . Đến hết. Và làm yêu cầu BT 1 trang 76”
- HS các nhóm nghe GV đọc viết bài vào vở.
- Hs đổi vở soát lỗi.
- Nhóm 3 thực hiện thêm nội dung bài tập.
Bài 1(TR 74):
a) Điền vào chỗ trống s hoặc x:
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi - chạm vào sức nóng.
Mạch đất ta dồi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương.
b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã :
Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng, nhà vua muốn ban thưởng, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt.
- Cho HS NX trong nhóm, GV nhận xét.
- GVNX chốt nội dung
5.Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Tiết 2: Thể dục 
(Đ/C Kiên dạy)
__________________________________
Tiết 3: Mĩ Thuật
(Đ/C Ký dạy)
______________________________________
Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2018
Tiết 1: Thể dục 
(Đ/C Kiên dạy)
____________________________________________
Tiết 2 Tiếng việt tăng cường
Tiết: 33 LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I.Mục tiêu
- Củng cố cho HS: Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ. Nhận biết và chỉ ra được một số từ bố sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
- Giáo dục HS Viết đúng viết đẹp, trình bày bài làm sạch đẹp.
* VTB tiếng việt 4, tập 1 - Trang 75. 
II. Đồ dùng dạy học
- VTB tiếng việt 4, tập 1 – Trang 75. 
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra ĐDHT của các nhóm
- Mời GV lên lớp
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b. ND bài
- GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập trong VTB - Trang 75. 
4. Hướng dẫn luyện tập	
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao việc cho các nhóm.
- Nhóm 1 làm BT1 trang 75.
- Nhóm 2 làm BT1,2 trang 75.
Bài 1( TR 75): Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào?
Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến 
Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó báo hiệu cho biết thời gian rất gần. 
Rặng đào đã trút hết lá
Từ đã bổ sung ý nghĩa cho động từ trút. Nó báo hiệu sự việc hoàn thành, đã kết thúc. 
Bài 2 (TR 75): Em chọn từ nào trong ngoặc (đã, đang, sắp) để điền vào chỗ trống ?
a) Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.
b) Sao cháu không về với bà
- Nhóm 3 làm BT1,2,3 trang 75.
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc trong nhóm, GV cùng HS nhận xét. GV chốt lại nội dung kiến thức bài tập.
5.Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
Bài 3 (TR 75): Trong truyện vui sau có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Gạch dưới các từ này và viết lại cho đúng :
Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ đang bước vào, nói nhỏ với ông :
- Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.
- Nhà bác học hỏi :
- Nó sẽ đọc gì thế ?
Câu đúng là:
- Một nhà bác học đang làm việc trong phòng.
- Bỗng người phục vụ bước vào nói nhỏ với ông.
- Nó đọc gì thế ?
Tiết 3 Khoa học
 Tiết 22. MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO- MƯA TỪ ĐÂU ?
I. Mục tiêu 
* Rèn kỹ năng đọc cho học sinh 
- Biết mây mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên .
Giáo dục môi trường : cho học sinh không làm ô nhiễm nguồn nước để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường: Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
* TCTV cho học sinh phần luyện đọc 
II. Đồ dùng dạy học
- Hình ở sgk .
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra ĐDHT của các nhóm
- Mời GV lên lớp
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b. ND bài
 *.Luyện đọc 
 Gv đọc mẫu hướng dẫn học sinh đọc .
 Học sinh đọc nối tiếp .
4. Tìm hiểu bài 
Tìm hiểu về sự chuyển thể của nước 
GV yêu cầu học sinh đọc chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước .
Gv nêu câu hỏi Mây được hình thành như thế nào ?
Nước mưa từ đâu ra ?
Gv nêu vòng tuần hoàn của nước .Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước , rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lậưp đi lặp lại , tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
*. Luyện đọc lại .
- Học sinh luyện đọc nối tiếp 
-Gv nhận xét 
5. Củng cố- Dặn dò .
Tóm tắt nội dung
- Giáo dục môi trường cho học sinh .
Nhận xét tiết học .
Kể lại với bạn bên cạnh .
Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ ,tạo nên các đám mây.
- Các giọt nước có trong đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa .
Giọt nước , hơi nước , mây trắng ,mây đen , giọt mưa .
_______________________________________
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2018.
Tiết 1 Toán tăng cường
Tiết: 22 Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân
 và vận dụng trong thực hành tính.
I.Mục tiêu 
- Củng cố cho HS: Biết sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính giá trị biểu thức. 
+ Vận dụng kiến thức thực hiện thành thạo các bài tập liên quan tính nhanh 
- Giáo dục HS: Tính cẩn thận khi làm bài, trình bày bài sạch đẹp khoa học. 
* Bài 1, 2, 3,4 trang 63- vở bài tập Toán 4 - tập 1
II. Đồ dùng dạy học:
 -Giấy nháp. Vở BTB lớp 4 tập 1.
III.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ
- Ban học tập kiểm tra ĐDHT của các nhóm
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn làm bài tập
- GV tổ chức hướng dẫn HS làm các BT trong VBT( Trang 52)
4.Luyện tập
* Gv chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Nhóm 1: thực hiện Bài 1,2( Trang 52)
- Nhóm 2: thực hiện Bài1,2,3( Trang 52)
- Nhóm 3: thực hiện Bài 1,2,3,4( Trang 52)
- GV quan sát, lớp hướng dẫn HS làm bài tập
- HS báo cáo kết quả làm việc trong nhóm, Cho HSNX, GV nhận xét.
- GV chốt ND bài tập.
- HS ngồi theo nhóm, nhận nhiệm vụ
- HS thực hiện YC bài tập.
Bài 1( TR 63): Tính
Bài 2( TR 63): Tìm các số tròn chục viết vào ô trống để có:
10 × 5 < 210          20 × 5 < 210
30 × 5 < 210         40 × 5 < 210
Bài 3( TR 63):
Tóm tắt:
Cách 1:
Bài giải
Số bao gạo 7 xe chở là:
60 7 = 420 (bao gạo)
Số ki – lô – gam gạo cả 7 xe chở là:
50 420 = 21000 (kg)
21000kg = 21 tấn
Đáp số: 21 tấn
Cách 2:
Số ki – lô – gam gạo 1 xe ô tô chở được là:
60 50 = 3000 (kg)
Số ki – lô – gam gạo 1 đội xe ô tô chở được là:
3000 7 = 21000 (kg)
21000kg = 21 tấn
Đáp số: 21 tấn
Bài 4( TR 63):Chia hình chữ nhật dưới đây thành 3 hìnhchữ nhật để ghép thành một hình vuông:
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
Tiết: 2 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tiết : 21 HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ
 ( Soạn riêng )
Tiết :3 Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Tiết :22 TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN 
( Soạn riêng )

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_chieu.doc