Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Dung

MỤC TIÊU:

- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.

- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô mét vuông.

- Biết 1km2 = 1 000 000 m2.

- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.

 * ĐCND: Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2009) trên mạng:

3324 ki-lô-mét vuông

- BT cần làm; BT1,2 4b.

- HS học tập tích cực, trung thực trong học tập, tự giác làm bài

 

docx 21 trang Bảo Anh 12/07/2023 18760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Dung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Dung
LỊCH BÁO GIẢNG TuÇn 19
˜™–—˜™
( Thực hiện từ ngày 18/01/ 2021 đến ngày 22/01/2021)
Thứ/
ngày
Buổi
Môn
Tiết
CT
Tên bài dạy
Hai
18/01
Sáng
Chào cờ
19
Sinh hoạt đầu tuần
Tập đọc 
37
Bốn anh tài
Toán
91
Ki-lô-mét vuông
Tiếng Anh
37
GV bộ môn
Đạo đức
19
Kính trọng, biết ơn người lao động (tiết 1)
Chiều
Chính tả 
19
Nghe – viết : Kim tự tháp Ai Cập
Kể chuyện
19
Bác đánh cá và gã hung thần
Âm nhạc
19
GV bộ môn
Ba
19/01
Sáng
Thể dục
37
Đi vượt chướng ngại vật thấp. TC “ Chạy theo hình tam giác”
L từ và câu
37
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Toán 
92
Luyện tập 
Khoa học
37
GV bộ môn
Lịch sử
19
GV bộ môn
Tư
20 /01
Sáng
Tập đọc 
38
Chuyện cổ tích về loài người.
Mĩ thuật
19
GV bộ môn
Toán 
93
Hình bình hành
Tập làm văn
37
LT xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
Năm
21/01
Sáng
Thể dục
38
Đi vượt chướng ngại vật thấp. TC“ Thăng bằng”
L từ và câu
38
MRVT Tài năng
Toán 
94
Diện tích hình bình hành
Khoa học
38
GV bộ môn
Địa lý
19
Gv bộ môn
Sáu
22/01
Sáng
Tiếng Anh
38
GV bộ môn
Tập làm văn
38
LT xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
Toán
95
Luyện tập
Kĩ thuật
19
Kĩ thuật rồng rau, hoa.
Sinh hoạt lớp
19
Sinh hoạt tuần 19
TUẦN 19:
Thứ hai, ngày 18 tháng 01 năm 2021
Buổi sáng: Chào cờ - Tiết 19
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
------------------------------------------------
Tập đọc – Tiết 37
BỐN ANH TÀI
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết giao tiếp và hợp tác với bạn để TLCH, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Giáo dục lòng nhiệt thành làm việc, yêu lao động. HS biết đoàn kết trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khởi động: (5p)
 - GV dẫn vào bài. Giới thiệu chủ điểm: Người ta là hoa đất và bài học 
- HS hát, vận động tại chỗ.
 2. Khám phá: 
2.1. Luyện đọc: 
 - 1 HS đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
- Gv lưu ý giọng đọc- Lớp lắng nghe.
- HS chia đoạn – GV nhận xét chốt lại.
- Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1, tìm từ khó- luyện đọc từ khó.
- Đọc từ chú giải
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc, thi đọc trước lớp.
- 1 HS đọc cả bài 
 2.2.Tìm hiểu bài : 
 - Y/C HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi trong SGK
 - Trao đổi nhóm đôi trả lời các câu hỏi .
 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm trả lời các câu hỏi, rút ra nội dung bài học.
- Các nhóm chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, chốt lại
 3. Luyện tập : Luyện đọc diễn cảm 
 - HS Luyện đọc diễn cảm đoạn 3,4 trong nhóm. 
 - BHT tổ chức cho các bạn thi đọc trước lớp.
 - HS nhận xét , đánh giá. GV nhận xét, tuyên dương
4. Vận dụng:
- HS tìm hiểu về trận đánh diệt trừ yêu tinh của 4 anh em.
- Học tập tinh thần đoàn kết của 4 anh em Cẩu Khây.
------------------------------------------------------------------------------------
Toán- Tiết 91
KI-LÔ-MÉT VUÔNG
I MỤC TIÊU:
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô mét vuông.
- Biết 1km2 = 1 000 000 m2.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. 
 * ĐCND: Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2009) trên mạng: 
3324 ki-lô-mét vuông
- BT cần làm; BT1,2 4b.
- HS học tập tích cực, trung thực trong học tập, tự giác làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Ảnh chụp một cánh đồng hoặc một khu rừng.
 - HS: Sách, bút
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Khởi động: (5p)
 Trò chơi: Bắn tên
+ Bạn hãy đọc tên các đơn vị đo diện tích đã học?
+ Mỗi đơn vị đo diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
+ Nêu VD ?...
- Gv nhận xét, dẫn vào bài mới
2. Khám phá
 * Giới thiệu ki-lô-mét vuông 
 - Y/C HS đọc nội dung bài trong SGK/99.
- Trao đổi nhóm đôi TLCH: 
 - Theo em Để đo diện tích lớn hơn như diện tích thành phố, khu rừng,... người ta thường dùng đơn vị đo diện tích nào?
 - Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài ? ki-lô-mét 
 - Ki-lô-mét vuông viết tắt là .
 - 1 km bằng bao nhiêu mét? 
 - Hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1000m 
 - Vậy 1km2 bằng bao nhiêu m2 ? 
- Nhóm trưởng gọi các bạn trả lời, thống nhất câu trả lời đúng.
 - Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, chốt lại.
3.Hoạt động thực hành:
+ Bài 1( SGK/100) 
 -Y/C HS đọc yêu cầu và làm bài vào giấy nháp.
 - Trao đổi nhóm đôi về kết quả bài làm. 
 - Nhóm trưởng gọi các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả đúng.
+ Bài 2,4b( SGK/100) 
 - HS làm bài vào vở
 - Chia sẻ bài làm của mình với bạn bên cạnh.
 - Nhóm trưởng điều khiển chữa bài trong nhóm.
4. Vận dụng: 
- HS làm bài tập:
Một khu rừng hình chữ nhật có chiều dài là 6 km, chiều rộng bằng ½ chiều dài. Tính diện tích khu rừng 
 - Làm bài trong VBT.
------------------------------------------------------------------------
Tiếng Anh- Tiết 37
GV bộ môn
-----------------------------------------------------------------------
Đạo đức – Tiết 19
KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động .
- Tôn trọng giá trị sức lao động .
- Thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động, biết ơn người lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
- HS: SGK, SBT
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: 
1. Khởi động: (2p)
-TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
- GV Giới thiệu bài - Ghi bảng. 
2. Khám phá (30p)
( PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, KT động não) 
 2.1. Tìm hiểu nội dung chuyện “Buổi học đầu tiên”
- YC HS đọc nội dung truyện.quan sát tranh SGK/28
* Trao đổi nhóm đôi để TLCH:
 +Vì sao các bạn trong lớp cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
 +Nếu em là bạn cùng lớp với Hà thì em sẻ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
- Nhóm trưởng gọi các bạn trình bày trước nhóm. 
 - BHT mời các bạn chia sẻ trước lớp.
* Thảo luận nhóm 4 để TLCH:
 - Người lao động có vai trò như thế nào trong cuộc sống ?
 - Em phải làm gì để thể hiện sự kính trọng ,biết ơn người lao động?
- BHT mời các bạn chia sẻ trước lớp.
- GV kết luận, gọi 3 HS đọc ghi nhớ trước lớp.
- Liên hệ thực tế.
B. Hoạt động thực hành: Làm bài tập
 (PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề)
1.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi.
 * Bài tập1 /tr29:
- HS đọc yêu cầu và ND bài tập 1.
- HS thảo luận nhóm 2- Chia sẻ kết quả
- Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
* Bài tập2 /tr29: Thảo luận nhóm
- GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh.
 + Những người lao động trong tranh làm nghề gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
-Các nhóm thảo luận
-BHT mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.
 - Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
* Bài tập3 /tr29: Làm việc cá nhân
- GV nêu yêu cầu bài tập 3.
- YC HS tự suy nghĩ, làm bài.
- YC HS giơ thẻ Đ, S với mỗi phương án và giải thích vì sao đúng, vì sao sai.
4. Vận dụng: 
HS về nhà sưu tầm các truyện, thơ, bài hát ,ca dao ,tục ngữ nói về tác dụng của lao động. 
Kính trọng và biết ơn người lao động.
----------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều:
Chính tả - Tiết 19
KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập chính tả về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
 - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
 - HS thấy được vẽ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
 - HS: Vở, bút,...
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
- Phương pháp vấn đáp, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1.Khởi động: 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
- GV dẫn vào bài mới
2. Khám phá:
( PP làm việc nhóm, cá nhân)
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết:
- Gọi 1HS đọc đoạn văn.Cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi nhóm đôi TLCH: + Đoạn văn nói về điều gì? Kim tự tháp tráng lệ và kì vĩ như thế nào?
-Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.
*Hướng dẫn viết từ khó: 
- HS nêu từ khó, sau đó viết từ khó vào giấy nháp.
*Viết bài chính tả 
- GV đọc cho HS viết bài vào vở. Hs viết bài.
- GV theo dõi và nhắc nhở , giúp đỡ những HS viết chưa tốt
 *Đánh giá và nhận xét bài: 
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ cho nhau.
- GV nhận xét, đánh giá 5-7 bài của HS.
 3.Hoạt động thực hành: Làm bài tập chính tả
( PP thực hành,luyện tập; PP nhóm; giải quyết vấn đề, KT động não)
+ Bài tập 2/ trang5: chọn những chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn
 -HS đọc yêu cầu và làm bài vào VBT
 - Đổi chéo vở để kiểm tra.
 - Nhóm trưởng điều khiển chữa bài trong nhóm. 
 - Chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, chữa bài.
 4. Vận dụng:
 - Lấy VD để phân biệt : sinh/ xinh
--------------------------------------------------------
Kể chuyện – Tiết 19
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
 I. MỤC TIÊU: 
 - Dựa vào lời kể của giáo viên, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý (BT2).
 - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
 - Giáo dục HS biết lên án sự vô ơn, bạc ác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ câu chuyện
- HS: SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1.Khởi động: Ban văn nghệ cho cả lớp hát hoặc chơi trò chơi.
- Gv dẫn vào bài.
2. Khám phá:
( PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện; KT động não, đặt câu hỏi)
2.1. GV kể chuyện “Bác đánh cá và gã hung thần
 - GV kể chuyện lần 1, HS quan sát tranh SGK/8.
 - GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. HS lắng nghe.
- Thảo luận cặp đôi để tìm lời thuyết minh cho các tranh.
 - BHT mời các bạn chia sẻ trước lớp.
3. Hoạt động thực hành: Kể lại câu chuyện
 - HS suy nghĩ, kể cá nhân theo lời thuyết minh cho mỗi tranh
- Kể chuyện theo cặp.
- Nhóm trưởng gọi các bạn kể chuyện trong nhóm.
 - Mỗi nhóm cử 1 bạn kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
* Yêu cầu HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV hỏi để giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
+ Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ nhất?
+ Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì?
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện
HS nêu nội dung của câu chuyện
4. Vận dụng: 
- GD HS : Trong cuộc sống phải biết ơn những người đã cứu giúp mình. Những người tham lam, vô ơn sẽ phải trả giá cho hành động của mình.
--------------------------------------------------------
Âm nhạc:- Tiết 19
GV bộ môn
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 19 tháng 01 năm 2021
Thể dục – Tiết 37
ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP
TRÒ CHƠI “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện cơ bản đúng đi vượt chướng ngại vật thấp. 
- Học trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
-Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
- HS tích cực tham gia trò chơi 
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Khởi động
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- HĐTQ tổ chức cho lớp khởi động 
- Vừa giậm chân tại chỗ vừa đếm theo nhịp. (1 phút)
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên (40-50m)
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi“kết bạn”
2. Khám phá:
2.1.Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm nhận xét, sửa sai.
- HĐTQ tập hợp lớp, cho từng nhóm lên trình diễn, các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.
2.2. Chơi trò chơi : “ chạy theo hình tam giác”
- GV nêu tên trò chơi, cho HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho HS cùng chơi
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi cả lớp đứng vào đội hình chơi.
3. Hoạt động thực hành: 
- HS thực hành chơi trò chơi “Chạy theo hình tam giác”
- HĐTQ tổ chức cho lớp hồi tĩnh, thả lỏng, chia sẻ về tiết học.
4. Vận dụng:
- Rèn luyện tư thế, tác phong chững chạc Dưới sự hướng dẫn của gia đình em hãy tập luyện ở nhà.
- Tự tổ chức chơi cùng các bạn ở làng xóm trò chơi “chạy theo hình tam giác”. 
------------------------------------------------------------------------
Luyên từ và câu-Tiết 37
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu:
 - Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?.
 - Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu; biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.
 Góp phần phát triển các năng lực:NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.
- Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt. HS có thái độ tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét, đoạn văn ở BT 1 (Luyện tập).
- HS: VBT, bút
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: 	Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1.Khởi động: 
GV hỏi:+ Câu kể Ai làm gì gồm có mấy bộ phận
+ Lấy VD về câu kể Ai làm gì?
- GV nhận xét, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới
2.Khám phá:
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp
Hoạt động 1: Phần nhận xét
 -1 HS đọc đoạn văn (phần nhận xét). Cả lớp đọc thầm
 - Tìm câu kể, xác định CN - Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
 - BHT mời các bạn chia sẻ: + Nêu ý nghĩa của chủ ngữ vừa tìm được?
+ Chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành?
 - GV nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
- Gọi 3 đọc phần ghi nhớ. Sau đó cả lớp đồng thanh đọc.
3.Hoạt động thực hành: Làm bài tập
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
+ Bài tập 1: 
- Đọc yêu cầu BT, dùng bút chì gạch dưới câu kể và chủ ngữ
 - Chia sẻ nhóm đôi- Chia sẻ trước lớp 
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Bài tập 2: 
 - HS đặt câu với các từ , làm bài vào vở nháp
 - Trao đổi bài làm của mình với bạn bên cạnh
 - BHT mời các bạn đọc bài .
- Nhận xét, khen/ động viên, cùng HS sửa câu cho các bạn 
+ Bài tập 3: Viết một đoạn văn kể về các công việc  
 -HS quan sát bức tranh và thảo luận nhóm đôi nêu hoạt động của mỗi người, vật trong tranh.
 - HS viết bài vào vở
- Nhóm trưởng gọi các bạn đọc bài của mình.
4.Vận dụng: - Dựa vào bức tranh BT 3, viết được đoạn văn có câu thuộc mẫu Ai làm gì?
----------------------------------------------------
Toán- Tiết 92
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 - Chuyển đổi được số đo diện tích.
 - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
 - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
 * BT cần làm: Bài 1, bài 3 (b), bài 5. 
 - HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Phiếu học tập 
 - HS: SGK,...
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, chia sẻ nhóm đôi. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1.Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát hoặc chơi trò chơi.
- Giới thiệu bài mới
2.Hoạt động thực hành 
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp
+ Bài 1: (SGK/ 100)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Làm việc cá nhân- Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
- GV nhận xét, chữa bài.
+ Bài 3( SGK/ 101)
 - HS đọc yêu cầu và trả lời câu hỏi.
 - Chia sẻ với bạn câu trả lời của mình
 - Nhóm trưởng gọi các bạn trả lời, thống nhất câu TL đúng.
- GV nhận xét, chữa bài
+ Bài 5( SGK/ 101)
 Cho biết: mật độ dân số là chỉ số dân trung bình sống trên diện tích 1km2 
- GV yêu cầu HS đọc biểu đồ trang 101 SGK và TL câu hỏi:
+ Biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Hãy nêu mật độ dân số của từng thành phố.
a) Thành phố nào có mật độ dân số lớn nhất? 
b) Mật độ dân số ở TP HCM gấp khoảng mấy lần mật độ dân số ở Hải Phòng? 
 - HS làm việc nhóm 2- Chia sẻ lớp
3. Vân dụng:
 - Về nhà làm các BT trong VBT.
----------------------------------------------------------------
Khoa học – Tiết 37
GV bộ môn
------------------------------------------------------------
Lịch sử - Tiết 19
GV bộ môn
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 20 tháng 01 năm 2021
Tập đọc – Tiết 38
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
 I. MỤC TIÊU : 
 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn thơ.
 - Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).
- Góp phần phát triển các năng lực: NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Có ý thức về quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to ). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc
- HS: SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khởi động: (5p)
 - TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật
+ Hãy đọc bài “Bốn anh tài”
+ Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào?
+ Nội dung của câu chuyện?
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
 2. Khám phá: 
PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát; Kĩ thuật: Đọc tích cực, động não
2.1. Luyện đọc: 
 - 1 HS đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
- Gv lưu ý giọng đọc- Lớp lắng nghe.
- HS chia đoạn – GV nhận xét chốt lại.
- Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1, tìm từ khó- luyện đọc từ khó.
- Đọc từ chú giải
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc, thi đọc trước lớp.
- 1 HS đọc cả bài 
 2.2.Tìm hiểu bài : 
Làm việc nhóm lớn – Chia sẻ trước lớp
 - Y/C HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
 - Trao đổi nhóm đôi trả lời các câu hỏi.
+ Trong câu chuyện ai là người được sinh ra đầu tiên?
+ Sau khi trẻ sinh ra thì cái gì xuất hiện? Tại sao lại như thế?
+ Sau khi sinh trẻ ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
+ Bố giúp trẻ em những gì?
+ Thầy giáo giúp trẻ em những gì? Dạy điều gì đầu tiên?
+ Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì?
 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm trả lời các câu hỏi, rút ra nội dung bài học.
- Các nhóm chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, chốt lại
 3. Luyện tập : Luyện đọc diễn cảm- Học thuộc lòng 
 * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
 - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật
 - Yêu cầu đọc diễn cảm các khổ thơ mình thích (mỗi HS 2 khổ thơ
 - Nhóm trưởng điều khiển:
 + Đọc diễn cảm trong nhóm
 - Thi đọc diễn cảm trước lớp
 - Lớp nhận xét, bình chọn.
4. Vận dụng:
- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ?
5. Mở rộng:
- Kể lại "Chuyện cổ tích về loài người" bằng lời của em.
---------------------------------------------------------------
Mĩ Thuật- Tiết 19
GV bộ môn
---------------------------------------------------------------------------------
Toán- Tiết 93
HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu : 
 - Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
 - HS làm quen với hình bình hành
 - Bài tập cần làm bài 1, bài 2 
 - Phát triển các năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic
 - Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: vuông, chữ nhật, bình hành, tứ giác 
 - HS: SGK, giấy kẻ ô li
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm.
- KT: 	đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Khởi động: 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
- GV giới thiệu bài mới.
2. Khám phá: 
* Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành
 - Y/C HS đọc nội dung trong SGK/102 
 - Thảo luận nhóm đôi TLCH:
 + Quan sát hình bình hành ABCD.
 + Tìm các cạnh song song với nhau trong hình bình hành ABCD.
 + Thực hiện đo hình bình hành trong SGK.
 + Em có nhận xét gì về độ dài các cạnh của hình bình hành ? 
 + Vậy trong hình bình hành, các cặp đối diện như thế nào với nhau ?
 - Rút ra kết luận
 - Nhóm trưởng mời các bạn chia sẻ trong nhóm. 
 - BHT cho các bạn chia sẻ trước lớp.
3.Hoạt động thực hành: 
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
+ Bài 1 (SGK/ 102)
 - Y/C HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi TLCH:
 Quan sát các hình trong SGK 
 + Hãy nêu tên các hình là hình bình hành? Các hình không phải là hình bình hành? 
 + Vì sao các hình đã nêu không phải là hình bình hành? 
- Nhóm trưởng gọi các bạn TL trong nhóm. 
- BHT mời các bạn chia sẻ trước lớp
+ Bài 2 (SGK/102)
- Y/c HS quan sát hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ .Thảo luận nhóm đôi, TLCH: 
 - Chỉ các cặp cạnh đối diện của tứ giác và của hình bình hành. 
 - Hình nào có các cặp đối diện song song và bằng nhau? 
 - Nhóm trưởng gọi các bạn TL trong nhóm.
- BHT mời các bạn chia sẻ trước lớp
4. Vận dụng: 
- Ghi nhớ các đặc điểm của hình bình hành
- Tìm các vật có dạng hình bình hành trong cuộc sống.
---------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn- Tiết 37
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU : 
 - Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài miêu văn tả đồ vật.
 - Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học.
 - Giáo dục HS lòng say mê, óc sáng tạo khi viết văn.
 - Phát triển các năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.
 - Giữ gìn, yêu quý đồ vật trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: + Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài.
 + Bút dạ, 4 tờ giấy trắng.
 - HS: SBT, bút, ...
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm
- KT: 	 đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: 
1. Khởi động: Ban văn nghệ cho cả lớp hát hoặc chơi trò chơi.
 - HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Nêu cách mở bài gián tiếp?
+ Nêu cách mở bài trực tiếp?
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học mới.
2. Hoạt động thực hành:
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp
+ Bài tập 1: Dưới đây là một số đoạn mở bài cho bài văn 
-Y/C HS đọc thầm lại từng đoạn mở bài, trao đổi cùng bạn, so sánh tìm điểm giống nhau, khác nhau của các đoạn mở bài.
- Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Bài tập 2: Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả 
Việc 1:GV nhắc nhở HS: 
 + Bài tập này yêu cầu các em chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. Đó có thể là bàn học ở trường hoặc ở nhà.
 + Em phải viết hai đoạn mở bài theo hai cách khác nhau cho bài văn: trực tiếp và gián tiếp.
- HS suy nghĩ để viết bài.
- BHT mời bạn tiếp nối nhau đọc bài viết của mình, 
- GV nhận xét, sửa chữa giúp HS hoàn thiện bài làm của mình.
3.Vận dụng:
- Sửa lại các lỗi sai trong phần MB
- Khuyến khích viết các phần MB theo kiểu gián tiếp
---------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 21 tháng 01 năm 2021
Thể dục:- Tiết 38
ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP
TRÒ CHƠI: THĂNG BẰNG
I. MỤC TIÊU:	
- Thực hiện cơ bản đúng đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Học trò chơi"Thăng bằng". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
- Rèn sức bền, sự dẻo dai, khéo léo trong tập luyện
- Phát triền các năng lực: tự học, tự giải quyết vấn đề,tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Khởi động:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- HS chạy chậm 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Trò chơi "Chui qua hầm".
- Đứng tại chỗ xoay các khớp để khởi động.
2.Khám phá:
a. Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
Cả lớp tập theo 2 hàng dọc, mỗi em đi cách nhau 2-3m, đi xong quay về đứng cuối hàng chờ tập tiếp.
b. Trò chơi "Thăng bằng"
+ GV hướng dẫn cách chơi, cho lớp chơi thử, sau đó mới chơi chính thức.
+ HS chủ động tham gia chơi
+ Đánh giá, tổng kết trò chơi
3.Hoạt động thực hành:
- HS chơi trò chơi.
- Đi theo hàng dọc thành vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng hít thở sâu.
4. Vận dụng:
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.
- Về nhà ôn tập các động tác RLTTCB đã học.
-----------------------------------------------------
Luyện từ và câu – Tiết 38
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG
I.MỤC TIÊU :
 - Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người. 
 - Biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp.
 - Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người.
 - Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ, đúng hoàn cảnh để đạt được mục đích giao tiếp
- Giáo dục HS yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Từ điển Tiếng Việt hoặc một vài trang từ điển phô tô.
 + 4 tờ giấy khổ to.
- HS: Vở BT, bút, ..
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, 
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Khởi động (5p)
+ Câu kể Ai làm gì? Có mấy bộ phận?
+ Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi gì?
- Dẫn vào bài mới.
2.Hoạt động thực hành: 
+ Bài tập 1: Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tài: 
 -Y/C HS đọc thầm, trao đổi với các bạn trong nhóm để chia nhanh các từ có tiếng tài vào 2 nhóm.
 -Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
+ Bài tập 2: Đặt câu với một trong các từ nói trên. 
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
 - Cá nhân – Nhóm 2 – Chia sẻ lớp
 - GV nhận xét, giúp HS hoàn chỉnh câu.
+ Bài tập 3: Tìm trong các tục ngữ dưới đây những câu 
 - Gọi HS đọc yêu cầu, các câu tục ngữ.
 - HS thảo luận nhóm đôi
 - BHT mời các bạn chia sẻ 
 - GV nhận xét, chốt ý đúng.
+ Bài tập 4: Em thích những câu tục ngữ nào ở bài tập 3? Vì sao? 
 - GV giúp HS hiểu nghĩa bóng các câu.
 - BHT mời bạn tiếp nối nhau nói câu tục ngữ em thích, giải thích lí do.
4. Vận dụng: 
- Ghi nhớ các từ ngữ và tục ngữ trong bài học
- Sưu tầm thêm môt số câu thành ngữ, tục ngữ nói về tài năng, trí tuệ của con người.
-----------------------------------------------------------------
Toán –Tiết 94
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I .MỤC TIÊU :
 - Biết cách tính diện tích hình bình hành.
 - Nắm được công thức và quy tắc tính diện tích hình bình hành.
 - Vận dụng giải các bài toán liên quan
 - Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.
 - Bài tập cần làm bài 1, bài 3a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phấn màu, thước thẳng
 - HS: 2 hình bình hành bằng giấy hoặc bìa như nhau, kéo, giấy ô li, êke.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành,...
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1.Khởi động:(5p)
- HS TLCH:
+ Bạn hãy nêu các đặc điểm của hình bình hành?
- GV dẫn vào bài mới
2. Khám phá: 
* Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành
 - HS đọc nội dung trong SGK/103 
 - Thảo luận nhóm đôi TLCH:
 + Gọi S là diện tích của hình bình hành, hãy viết công thức tính diện tích hình bình hành? 
 - Nhóm trưởng gọi các bạn chia sẻ trong nhóm. 
 - HS phát biểu quy tắc tính diện tích hình bình hành, đọc công thức tính
3.Hoạt động thực hành: 
+ Bài 1 (SGK/ 104)
Y/C HS đọc yêu cầu và làm bài vào giấy nháp. 
Chia sẻ trước lớp. Thống nhất kết quả.
+ Bài 3 (SGK/ 104)
-Y/C HS đọc yêu cầu của bài . Sau đó làm bài vào vở. 
 - Đổi chéo bài để kiểm tra
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
4. Vận dụng: - Ghi nhớ công thức và quy tắc tính diện tích hình bình hành.
- Làm các BT trong VBT.
---------------------------------------------------------------------
Khoa học- Tiết 38
GV bộ môn
----------------------------------------------------------------
Địa lí - Tiết 19
GV bộ môn
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 22 tháng 01 năm 2021
Tiếng Anh-Tiết 38
GV bộ môn
-----------------------------------------------------------------
Tập làm văn –Tiết 38
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.MỤC TIÊU :
 - Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn tả đồ vật.
 - Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
 - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn.
- Giữ gìn, yêu quý đồ vật trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: + Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài.
 + Bút dạ, 4 tờ giấy trắng.
 - HS: SBT, bút, ...
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm
- KT: 	 đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY-

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_19_nguyen_thi_dung.docx