Giáo án Lớp 4 - Tuần 24
Em muốn sống an toàn.
+ Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban Tổ chức.
+ Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn, Trẻ em không được đi xe đạp trên đường, Chở ba người là không được.
+ Phòng tranh trưng bày có màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn.
+ Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người học
+ Tóm tắt thật gọn bằng số liệu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 24
Thứ hai ngày 01 tháng 03 năm 2021 SÁNG Tiết 1: Chào cờ –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 2: Tiếng anh (GVC) –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: - Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên. - Bài tập cần làm: 1, 3. B. Đồ dùng dạy - học: - SGK. C. Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: Hát. 2. Bài cũ: Luyện tập. - Gọi 2 HS lên bảng làm BT1a,b/128. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: - Luyện tập. HĐ:.Hoạt động cả lớp. *Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Tính (theo mẫu). - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp tự làm vào vở. a) b) c) - GV nhận xét, đánh giá. Bài 3: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - GV cho HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật, tính nửa chu vi hình chữ nhật. - Cho HS tự làm vào vở rồi nêu cách làm và kết quả. - GV nhận xét, đánh giá. - HS hát. 2 HS lên bảng làm BT1a,b/128. a b - HS nhận xét. - HS nhắc lại tên bài. Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 3 HS lên bảng làm, lớp tự làm vào vở. - HS trình bày kết quả. a) b) c) - HS nhận xét, chữa bài. Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS nhắc lại cách tính chu vi, tính nửa chu vi hình chữ nhật. - HS tự làm vào vở, nêu cách làm và kết quả. Giải: Nửa chu vi của hình chữ nhật đó là: Đáp số: - HS nhận xét, chữa bài. D. Củng cố, dặn dò: + Muốn cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba ta làm như thế nào? - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Phép trừ phân số. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 4: Tập đọc VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN A. Mục tiêu: - Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợi nội dung thông báo tin vui. - Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn đặc biệt là an toàn giao thông. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. - Tư duy sáng tạo. B. Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh về an toàn giao thông. - Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: Hát 2. Ktbc: Khúc hát ru. - Gọi 2 HS đọc TL và TLCH SGK. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Vẽ về cuộc sống an toàn. + Bức tranh vẽ cảnh gì? HĐ 1: - Hoạt động cả lớp. * Hướng dẫn luyện đọc. - Gọi 5 HS đọc nối tiếp bài. - GV kết hợp sửa phát âm, ngắt giọng. + Bài được chia làm mấy đoạn? - Gọi 5 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - HD HS đọc câu dài: "UNICEF ...Tiền phong/...chủ đề/..." "Các hoạ ...tai nạn/... hội hoạ/... bất ngờ." - Yêu cầu 5 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV tổ chức cho HS thi đọc. - GV đọc mẫu toàn bộ bản tin. HĐ 2: - Hoạt động nhóm. * Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận nhóm TLCH. + Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì? + Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? + Điều gì cho thấy thiếu nhi có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi? + Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao óc thẩm mĩ của các em? + Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì? + Nội dung chính của bài là gì? HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. - GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi. - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn : " Được phát động từ ... Kiên Giang ". - GV nhận xét đánh giá, tuyên dương bạn đọc hay nhất - HS hát. 2 HS đọc và trả lời câu hỏi SGK. - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. + Bức tranh vẽ về những hình ảnh ATGT. 5 HS nối tiếp đọc, cả lớp đọc thầm. - HS lắng nghe. + Bài được chia làm 5 đoạn. - Đoạn 1: 50 000 bức tranh ... khích lệ. - Đoạn 2: UNICEF ... an toàn. - Đoạn 3: Được phát động ... Kiên Giang. - Đoạn 4: Chỉ cần ... giải ba. - Đoạn 5: 60 bức tranh ... bất ngờ. - HS đánh dấu từng đoạn. (SGK). 5 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, luyện đọc từ khó. - HS luyện đọc câu dài. 5 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, nêu chú giải SGK: UNICEF, thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội họa. - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS đọc thầm, thảo luận nhóm TLCH. + Em muốn sống an toàn. + Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban Tổ chức. + Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn, Trẻ em không được đi xe đạp trên đường, Chở ba người là không được... + Phòng tranh trưng bày có màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn..... + Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người học + Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin. +Nội dung chính: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. - HS theo dõi. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi. - HS thi đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV. - HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay nhất. D. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà luyện đọc và chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– CHIỀU Tiết 1: Chính tả (Nghe –viết) HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN A. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài chính tả văn xuôi. - Làm đúng BT 2b. B. Đồ dùng dạy - học: - Bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a. - Một số tờ giấy trắng phát cho HS làm BT3. C. Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: Chợ tết. - GV đọc cho 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp các từ: hoạ sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh,... - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe viết. *Hướng dẫn chính tả: - GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn văn cần viết chính tả, lớp đọc thầm. + Đoạn văn nói điều gì? - GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết và cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài. - GV nhận xét đánh giá. *Hướng dẫn viết từ khó. - Cho HS luyện viết từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - GV nhận xét đánh giá. HĐ 2: Viết chính tả: - GV HD HS cách trình bày. - GV đọc cho HS viết. - GV đọc lại bài chính tả để HS soát lỗi. - Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - GV nhận xét 5 bài tại chổ và đánh giá. HĐ 3: Hoạt động nhóm, - Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 2b: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT . - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương những HS làm đúng. Bài 3: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT . - GV chia nhóm, tổ chức trò chơi. - Gọi nhóm này đọc câu đố, nhóm kia trả lời và ngược lại. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - HS hát. 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp: hoạ sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh,... - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. - HS quan sát và lắng nghe. 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. + Ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa, đã ngã xuống trong kháng chiến. - HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết. - HS nhận xét. - HS nêu những từ ngữ mình dễ viết sai: hoả tuyến, ngã xuống, hội hoạ... - HS nhận xét. - HS viết chính tả. - HS soát lại bài. - HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả. - HS lắng nghe. Bài 2b: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân với Mở - mỡ - cãi - cải - nghỉ - nghĩ - HS nhận xét, tuyên dương bài bạn. Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS chia nhóm theo yêu cầu của GV. 1 HS đọc câu đố, các nhóm trả lời. a) nho - nhỏ - nhọ. b) chi - chì - chỉ - chị. D. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung học tập. - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài: Khuất phục tên cướp biển. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 2: Khoa học BÀI 47: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG A. Mục tiêu: - Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống. B. Đồ dùng dạy - học: - Hình minh họa tr.94,95 SGK. - Phiếu học tập. C. Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: Hát. 2. Bài cũ: - Bóng tối. - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Bóng tối xuất hiện ở đâu? Khi nào? + Lấy ví dụ chứng tỏ bóng của vật thay đổi khi vị trí chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Ánh sáng cần cho sự sống. HĐ1: Hoạt động nhóm. * Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng. - Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và trả lời các câu hỏi tr.94, 95 SGK. - GV giúp đỡ từng nhóm. + Em có NX gì về cách mọc của cây đậu? + Vì sao những bông hoa ở h.2 có tên là hoa hướng dương? + Bạn hãy dự đoán xem cây nào sẽ xanh tốt hơn vì sao? + Điều gì xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng? GV KL: Ngoài vai trò giúp cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như hút nước, thoát hơi nước, hô hấp... HĐ2: Hoạt động cá nhân. * Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật. Y/c thảo luận và trình bày kết quả. + Tại sao chỉ có một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồngđược chiếu sáng nhiều? Một số loài cây chỉ sống được ở những rừng rậm, trong hang động? + Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng? + Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt? GV KL:Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của một loài cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao. - HS hát 2 HS trả lời. +... +... - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại. - HS quan sát và TLCH. Nhóm trưởng trình bày KQ: + Các cây đậu khi mọc đều hướng về phía có ánh sáng. Thân cây nghiêng hẳn về phía có ánh sáng. + Vì bông hoa của cây hoa hướng dương luôn nghiêng về phía mặt trời mọc. + Cây ở h.3: Sẽ xanh tốt hơn vì cây có đủ ánh sáng ... + Cây ở h.4: Lá héo, úa vàng, sẽ bị chết do thiếu ánh sáng. + Thực vật không quang hợp được cây sẽ chết. - HS lắng nghe. - Đại diện các nhóm trình bày + Vì nhu cầu ánh sáng của môi loài cây khác nhau. + Cây cần nhiều ánh sáng: Cây ăn quả, lúa, ngô, đậu đỗ, cây lấy gỗ. + Cây cần ít ánh sáng: Cây giềng, cây dong, cây lá lốt... + HS nêu... - HS lắng nghe. D. Củng cố, dặn dò: + Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật? - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Ánh sáng cần cho sự sống (tt). –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 3: Lịch sử BÀI 20: ÔN TẬP A. Mục tiêu: - Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV) (tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện). - Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV). - GD HS tinh thần yêu nước của nhân dân ta, có ý thức giữ gìn các công trình lịch sử. B. Đồ dùng dạy - học: - Bảng thời gian. - Phiếu học tập của HS. - Một số tranh ảnh lấy từ bài 7 đến bài 19. C. Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: Vănhọc và khoahọc thời Hậu Lê. - Gọi 2 HS trả lời trước lớp. + Kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: GTB: Ôn Tập. HĐ1: Hoạt động cả lớp. * Các giai đoạn lịch sử và sự kiện tiêu biểu từ năm 938-thếkỷ XV. - GV gắn lên bảng bảng thời gian và yêu cầu HS ghi nội dung từng giai đoạn tương ứng với thời gian: + Buổi đầu độc lập, thời Lí, Trần, Hậu Lê đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kì đó là gì? GV nhận xét, chốt ý đúng. HĐ2: Hoạt động nhóm. * Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. - GV yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị 2 nội dung (mục 2 và mục 3, SGK). + Nhóm 1: Từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê, quá trình dựng nước và giữ nước có những sự kiện LS nào tiêu biểu? + Nhóm 2: Lập bảng thống kê các SKLS tiêu biểu? + Nhóm 3; 4: Kể lại 1 trong những SKLS tiêu biểu mà nhóm em chọn? - GV nhận xét đánh giá, chốt ý đúng. - HS hát. 2 HS trả lời theo yêu cầu của GV. +... - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. - HS nhận phiếu và làm bài, gắn nội dung lên bảng sau khi thảo luận. + Buổi đầu độc lập đóng đô ở Hoa Lư đặt tên nước là Đại Cồ Việt. + Thời Lý đóng đô ở thành Thăng Long tên nước là Đại Việt. + Thời Trần đóng đô ở Thăng Long, tên nước là Đại Việt. + Hậu Lê đóng đô ở Thăng Long, tên nước là Đại Việt. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm theo dõi và thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. + Nhóm 1: Các sự kiện lịch sử tiêu biêu: - Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. - KC chống quân Tống XL lần thứ nhất. - Nhà Lí dời đô ra Thăng Long. - KC chống quân Tống XL lần thứ hai. - Nhà Trần thành lập. - KC chống quân XL Mông - Nguyên. - Chiến thắng Chi Lăng. + Nhóm 2: Bảng thống kê: Thời gian Tên sự kiện 968 981 1010 1075-1077 1226 1258-1288 1428 + Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. + KC chống quân Tống XL lần thứ nhất. + Nhà Lý dời đô ra Thăng Long. + KC chống quân Tống XL lần thứ hai. + Nhà Trần thành lập. + KC chống quân XL Mông - Nguyên. + Chiến thắng Chi Lăng. - HS trình bày. - HS nhận xét, chữa bài. D. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS nêu lại nội dung bài. - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bài: Trịnh - Nguyễn phân tranh. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ ba ngày 02 tháng 03 năm 2021 SÁNG Tiết 1: Toán PHÉP TRỪ PHÂN SỐ A. Mục tiêu: - Biết trừ hai phân số cùng mẫu số. - Bài tập cần làm: - BT 1,2 B. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài mới: - GTB: Phép trừ phân số. HĐ 1: Hoạt động cả lớp. * Thực hành trên băng giấy - GV nêu vấn đề: Từ băng giấy màu, lấy để cắt chữ. Hỏi còn lại bao nhiêu phần của băng giấy? - YC HS lấy hai băng giấy đã chuẩn bị. + Các em có nhận xét gì về hai băng giấy này? - Y/c HS dùng thước chia một băng giấy thành 6 phần bằng nhau, cắt lấy 5 phần. + Có bao nhiêu phần của băng giấy đã cắt? - Yc HS cắt lấy băng giấy. + Các em hãy đặt phần còn lại lên trên băng giấy nguyên. Các em nhận xét phần còn lại bằng bao nhiêu phần băng giấy? + Có băng giấy, cắt đi băng giấy, còn lại bao nhiêu băng giấy? HĐ 2: Hoạt động nhóm. * Hình thành phép trừ hai phân số cùng mẫu. - Theo kết quả hoạt động với băng giấy thì (ghi bảng) - Theo em làm thế nào để có: - Ghi bảng: + Muốn kiểm tra phép trừ ta làm thế nào? + Muốn trừ hai phân số cùng mẫu ta làm sao? GV KL: Ghi nhớ SGK HĐ 3: Hoạt động cả lớp. * Luyện tập: Bài 1: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT. - Gọi 4 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2a,b: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT. - Gọi 2 HS làm bảng, lớp làm vào vở. - GV nhận xét, chốt ý đúng. - HS hát. 3 HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi. - HS nhận xét ban. - HS nhắc lại tên bài. - Lắng nghe - HS lấy băng giấy. + Hai băng giấy bằng nhau. - Thực hành theo y/c + Có băng giấy. + HS nhận xét phần còn lại:băng giấy. + Còn băng giấy. - HS nêu: - Lấy 5 - 3 = 2 được tử số, giữ nguyên mẫu số. + Ta thử lại bằng phép cộng (1 HS lên thực hiện). + Ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số. - Vài HS nhắc lại ghi nhớ. Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu BT. 4 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. - HS nhận xét, đánh giá.. Bài 2a,b: 1 HS nêu yêu cầu BT. 2 HS làm bảng, lớp làm vào vở. a b - HS nhận xét, chữa bài (nếu sai). D. Củng cố, dặn dò: + Muốn trừ hai phân số cùng mẫu ta làm như thế nào? - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài: Phép trừ phân số.(tt). –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 2: Luyện từ và câu CÂU KỂ AI LÀ GÌ ? A. Mục tiêu: - Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? (ND ghi nhớ). - Nhận biết được câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn (BT1, mục III); Biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III). B. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết ghi nhớ. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp. - GV 3 HS lên bảng, mỗi HS viết 1 câu tục ngữ tự chọn theo đề tài: Cái đẹp ở BT2. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Câu kể Ai là gì? HĐ 1: Nhận xét. Bài 1: - Gọi 3 HS đọc đoạn văn yêu cầu và nội dung. - GV nhận xét, đánh giá.. Bài 2: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - GV viết lên bảng 3 câu in nghiêng: + Đây là Diệu Chi bạn mới của lớp ta. + Bạn Diệu Chi là một học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. + Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy. - GV gợi ý để HS trả lời nội dung yêu cầu. - GV kết luận, chốt lại ý đúng. Bài 3: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ? - Diệu Chi - Bạn Diệu Chi - Bạn ấy - GV kết luận, chốt lại ý đúng. Bài 4: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Kiểu câu Ai làm gì? Vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì? - GV kết luận, chốt lại ý đúng. HĐ 2: Đọc ghi nhớ. - Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ. - Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ. HĐ 3: Luyện tập. Bài 1: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - GV tổ chức hoạt động nhóm bàn. Câu kể Ai là gì? a) Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của con người vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại. b) Lá là lịch của cây. Cây lại là lịch đất. Trăng lặn rồi trăng mọc Là lịch của bầu trời. Bà tính nhẩm Mẹ ơi. Mười ngón tay là lịch. Con tới lớp, tới trường Lịch lại là trang sách. c) Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. - GV kết luận, chốt lại ý đúng. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Gọi HS trình bày bài làm. - GV nhận xét sửa lỗi dùng từ, đặt câu, cho HS. - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. 3 HS lên bảng làm theo y/cầu của GV. - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. Bài 1: 3 HS đọc đoạn văn. - HS nhận xét chữa bài. Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài vào vở. Câu dùng để giới thiệu: - Đây là Diệu Chi bạn mới của lớp ta. - Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. Câu dùng để nêu nhận định: - Bạn ấy là một hoạ sĩ đấy. - HS nhận xét, chữa bài. Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài vào vở. Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Là gì (là ai, là con gì) ? - bạn mới của lớp ta. - là học sinh cũ của Trường Tiểu Học Thành Công. - là một họa sĩ nhỏ đấy. - HS nhận xét, chữa bài. Bài 4: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài vào vở. Kiểu câu Ai thế nào? Kiểu câu Ai là gì? Vị ngữ trả lời câu hỏi như thế nào? Vị ngữ trả lời câu hỏi là gì? - HS nhận xét, chữa bài. 2 HS đọc ghi nhớ. - HS theo dõi. Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm việc nhóm bàn, trình bày Kquả. Tác dụng Giới thiệu về thứ máy mới. Cây nêu nhận định về giá trị chiếc máy tính đầu tiên. Cây nêu nhận định Cây nêu nhận định Cây nêu nhận định Cây nêu nhận định Cây nêu nhận định Cây nêu nhận định Vừa nêu nhận định vừa hàm ý giới hiệu. - HS nhận xét, chữa bài. Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài vào vở, HS nhóm bàn có thể trao đổi thảo luận để làm bài. - HS nối tiếp nhau trình. - HS lắng nghe. - HS nhận xét, chữa bài. D. Củng cố, dặn dò: - Cho HS đọc lại ghi nhớ. - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài: Vị ngữ trong câu: Ai - là gì? –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 3: Tiếng anh (GVC) –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 4: Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA A. Mục tiêu: - Chọn được một câu chuyện về một hoạt động mình đã tham gia (hoặc chứng kiến) để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp. - Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. B. Đồ dùng dạy - học: - Tranh (ảnh) về các phong trào giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. Dàn ý kể chuyện viết sẵn vào bảng phụ. C. Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: - Hát. 2. Ktbc: - Kể chuyện đã nghe, đã đọc. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: - GTB: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài: * Hướng dẫn kể chuyện. - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - GV phân tích đề bài. - Dùng phấn màu gạch chân các từ: em đã làm gì, xanh, sạch, đẹp. - Gọi HS đọc gợi ý trong SGK. - Gợi ý: Ngoài những công việc như SGK gợi ý, các em có thể kể về những việc nhỏ mà mình đã làm như: làm trực nhật, vệ sinh lớp học, tham gia trang trí lớp học, cùng bố mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa để đón năm mới hay cùng các cô chú công nhân vệ sinh thu gom rác, quét đường phố. + Các em hãy giới thiệu câu chuyện mình định kể trước lớp. - GV nhận xét đánh giá. HĐ 2: Hoạt động nhóm. * Kể trong nhóm: - HS thực hành kể trong nhóm đôi. - GV HD những HS gặp khó khăn. - Cho HS thảo luận và nhớ kể chuyện có mở đầu - diễn biến - kết thúc. - GV nhận xét đánh giá. HĐ 3: Hoạt động cả lớp. * Kể trước lớp: - GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - GV nhận xét, bình chọn tuyên dương nhóm kể chuyện hay nhất, kể hấp dẫn nhất. - HS hát. 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - HS nhận xét, tuyên dương bạn. - HS nhắc lại tên bài. - HS lắng nghe. 2 HS đọc yêu cầu đề bài. - HS lắng nghe. 3 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - HS lắng nghe. + Ở làng tôi, cứ chiều 29, 30 tết, các anh chị thanh niên, các em thiếu nhi lại cùng nhau đi dọn vệ sinh đường làng để đón năm mới. Tôi đã tham gia cùng mọi người để góp phần làm sạch đường làng. - HS nhận xét bổ sung. 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa truyện. - HS thảo luận và kể chuyện có mở đầu - diễn biến - kết thúc. - HS nhận xét bổ sung. 4 HS thi kể trước lớp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. + Bạn cảm thấy thế nào khi tham gia dọn vệ sinh cùng mọi người? + Theo bạn việc làm của mọi người có ý nghĩa như thế nào? D. Củng cố, dặn dò: - Luôn có ý thức giữ gìn cho môi trường xung quanh mình luôn sạch, đẹp. - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài: Kể chuyện Những chú bé không chết –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– CHIỀU Tiết 1: Khoa học BÀI 48: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (tiếp theo) A. Mục tiêu: *Nêu được vai trò của ánh sáng: - Đối với đời sống của con người: có thức ăn, sưởi ấm, sức khỏe. - Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù. B. Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 96,97/ SGK. - Một khăn tay sạch có thể bịt mắt. - Phiếu học tập. - Tấm bìa có kích thước bằng 1/2 hoặc 1/3 khổ A 4. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: Ánh sáng cần cho sự sống. - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp. + Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật? + Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng? - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Ánh sáng cần cho sự sống.(tt) HĐ1: Thảo luận nhóm đôi. * Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người. + Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng mặt trời. + Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? - GV: Ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất bao gồm nhiều loại tia khác nhau. Trong đó có một loại tia có thể giúp cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Tia này sẽ trở nên nguy hiểm nếu ta ở ngoài nắng quá lâu. GV KL: Như mục: Bạn cần biết. HĐ2: Làm việc theo nhóm. * Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật. - Chia nhóm và phát phiếu thảo luận: - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày. a) Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì? b) Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày. c) Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó? d) Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng? GV KL: Như mục: Bạn cần biết. - HS hát. 2 HS trả lời trước lớp. +... +... - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. + Trái đất tối đen, con người không nhìn thấy mọi vật, không tìm thấy thức ăn, nước uống,... + Ánh sáng tác động lên mỗi chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Nó giúp ta tìm thấy thức ăn, sưởi ấm, cho ta sức khỏe, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên... - HS theo dõi. - HS lắng nghe. - HS các nhóm nhận phiếu và thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. a) Một số loài vật: chim, hổ báo, hươu, nai, chó gà...chúng cần ánh sáng để tìm thức ăn, chạy trốn kẻ thù... b)+ Động vật kiếm ăn ban đêm:sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú... + Động vật kiếm ăn ban ngày:gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai... c) Nhu cầu ánh sáng của các loài động vật khác nhau; có loài cần nhiều ánh sáng, có loài cần ít ánh sáng. + Mắt của động vật thấy màu sắc và hình dạng các các vật nên chúng cần ánh sáng để kiếm ăn và phát hiện nguy hiểm cần tránh. + Mắt của các động vật kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được sáng tối (trắng, đen) để phát hiện con mồi trong bóng tối. d)+ Trong chăn nuôi người ta thắp đèn để kích thích gà ăn nhiều, đẻ nhiều. D. Củng cố, dặn dò: + Anh sáng có vai trò như thế nào đối với con người và động vật? - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về chuẩn bị bài: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 2: Đạo đức BÀI 11: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (tiết 2) A. Mục tiêu: - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng. - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. - Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. B. Đồ dùng dạy - học: - Phiếu điều tra (theo mẫu BT 4). - SGK Đạo đức lớp 4. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Lịch sự với mọi người. - Gọi 2 HS trả lời trước lớp. + Tại sao cần phải lịch sự với mọi người? + Hãy nêu biểu hiện của phép lịch sự? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Gìn giữ các công trình công cộng. HĐ 4: Hoạt động nhóm. (BT4 tr.36/SGK). - Gọi 1 HS nêu yêu cầu tình huống (SGK). - Yêu cầu nhóm trưởng trình bày các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. - GV HD các nhóm làm báo cáo. - GV rút ra kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương. HĐ 5: Hoạt động nhóm đôi. * Bày tỏ ý kiến (BT3/SGK) - GV HD HS bày tỏ thái độ và nhận xét. - Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: - Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành. - Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối. - Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự. + Các ý kiến (a) là đúng. + Các ý kiến (b), (c) là sai. - GV nhận xét chốt ý đúng.: HĐ 6: Hoạt động cả lớp. * Kể chuyện các tấm gương. - Y/c HS kể chuyện các tấm gương, các mẩu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. - GVnhận xét, tuyên dương HS. - HS hát. 2 HS trả lời trước lớp. + ... + ... - HS nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại. 1 HS nêu yêu cầu tình huống (SGK). - Đại diện từng nhóm trình bày các kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương mình và nêu một vài biện pháp để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. - Cả lớp thảo luận về các báo cáo, như + Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân. + Bàn cách bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng của địa phương sao cho thích hợp. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm bàn - HS bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu và giải thích lí do. - Thảo luận chung cả lớp. + Các ý kiến (a) là đúng. + Các ý kiến (b), (c) là sai. - HS lắng nghe. D. Củng cố, dặn dò: - Gọi 2 HS đọc ghi nhớ tr.35 SGK. - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 3: HĐNGCK Chủ điểm: Em yêu tổ quốc Việt Nam A. Muc tiêu: - Ca hát về mùa xuân quê hương, về sự đổi mới của quê hương, về đảng về Bác Hồ. B. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới: 1) Hs thi hát theo 4 nhóm - Gv chia lớp lớp thành 4 nhóm, trong vòng 3 phút các nhóm tìm được bài hát ca ngợi về quê hương đất nước, về Đảng và Bác Hồ. Nhóm nào không tìm được bài hát nhóm đó thua cuộc, các bài hát không được trùng nhau. - Gv nhận xét, phân đội thắng cuộc. - Hs thi, 2 lượt để tìm bài hát. - Các đội lần lượt lờn trình bày 1-2 bài hát mà đội mình vừa tìm được 2) Thi vẽ tranh về quê hương, đất nước. - Gv phát bút, giấy vẽ cho 4 nhóm các nhóm thi trong 10 phút - Hs trưng bày tranh và nêu nội dung bức tranh. - Bình chọn bức tranh vẽ đẹp, trình bày nội dung bức tranh hay. - Hs thi vẽ trong vòng 10 phút, hết thời gian nối tiếp nêu nội dung bức tranh. 3. Củng cố, dặn dò. - Gv nhận xét giờ học. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ tư ngày 03 tháng 03 năm 2021 SÁNG Tiết 1: Toán PHÉP TRỪ PHÂN SỐ (tiếp theo) A. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số. - Củng cố về phép trừ hai phân số cùng mẫu số. B. Đồ dùng dạy - học: - Bảng nhóm, phấn màu. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: So sánh hai phân số có cùng mẫu số. - Gọi 4 HS lên bảng làm BT2/129, lớp làm nháp. (Rút gọn rồi tính). - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: GTB: Phép trừ hai phân số (tt). HĐ1: Hình thành phép trừ hai phân số khác mẫu số. - Gọi 1 HS nêu ví dụ trong SGK. - GV ghi bảng: = ? + Muốn thực hiện phép trừ làm thế nào? GV KL: Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó.(tử số trừ cho tử số, mẫu số giữ nguyên). HĐ2: - Thực hành. Bài 1: - Tính. - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - Gọi 4 HS làm bảng lớp, lớp làm nháp. a) b) c) d) - GV nhận xét, đánh giá. Bài 3: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. Tóm tắt: Trồng hoa và cây xanh: Trồng hoa: Trồng cây xanh: ... công viên? - GV nhận xét, đánh giá. - HS hát. 4 HS làm bảng BT 2/129, lớp làm nháp. - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. 1 HS nêu ví dụ trong SGK. - HS thực hiện = ? + Quy đồ
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_tuan_24.docx