Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Bản đẹp

-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

-Cả lớp đọc thầm.

-Về đến nhà An-đrây -ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc và ông đã qua đời.

- An-đrây -ca cho rằng ông mất là do mình không mang thuốc về kịp. An-đrây- ca oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.

-Bà đã an ủi An-đrây- ca và nói rõ cho con biết là ông đã mất khi con mới ra khỏi nhà, con không có lỗi

 

doc 39 trang Bảo Anh 12/07/2023 19480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Bản đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Bản đẹp

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Bản đẹp
Ngày soạn : 05/10/2020
Ngày dạy : 12/10/2020
Thứ hai
TẬP ĐỌC 
Tiết 11 NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY – CA
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm,bước đầu biết phân biệt lới nhân vật với lời người dẫn chuyện.
	- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương , ý thức trách nhiệm với người thân ,lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.( trả lời được các CH trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	- Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS
Kiểm tra kiến thức cũ.
 Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất?
 Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
 Tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?
GV nhận xét 
-Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để báo tin tức mới: từ nay muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà tỏ bày tình thân.
-Gà biết Cáo rất sợ chó săn Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến làm cho Cáo khiếp sợ, bỏ chạy, lô mưu gian.
-Nhằm khuyên người đừng tin những lời ngọt ngào.
 Giới thiệu bài : Trong cuộc sống của mỗi người có biết bao nhiêu kỉ niệm. Có những kỉ niệm vui song cũng có những kỉ niệm làm ta băn khoăn day dứt suốt cuộc đời. Đó là trường hợp của cậu bé An-đrây- ca trong bài TĐ hôm nay chúng ta học.
 Để biết vì sao An-đrây -ca dằn vặt như vậy, ta cùng đi vào đọc-hiểu bài TĐ.
Luyện đọc
a/ Cho HS đọc
GV chia đoạn: 3 đoạn
Đ1: Từ đầu  về nhà
Đ2: Tiếp đến khỏi nhà
Đ3: Còn lại
Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: An-đrây -ca, rủ, hoảng hốt, cứu, nức nở
Cho HS đọc cả bài.
b/ Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ
Cho HS đọc chú giải.
- Cho HS giải nghĩa từ Dằn vặt
c/ GV đọc mẫu bài văn.
-HS đọc nối tiếp.
-HS đọc theo hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc cả bài.
-1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
-HS giải nghĩa từ.
 Tìm hiểu bài 
 * Đoạn 1
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm.
+ An-đrây- ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
+ Khi nhớ ra lời mẹ dặn, An-đrây- ca đã thế nào?
* Đoạn 2 
Cho HS đọc thành tiếng đoạn 2.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây- ca mang thuốc về nhà?
+ Khi thấy ông đã mất, mẹ đang khóc, An-đrây- ca như thế nào?
+ Khi nghe con kể, mẹ của An-đrây- ca có thái độ như thế nào?
 * Đoạn 3
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
+ An-đrây- ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho thấy An-đrây -ca là cậu bé như thế nào?
-1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
-HS đọc thầm.
-Trên đường đi mua thuốc, gặp các bạn đang chơi bóng. Các bạn rủ chơi thế là An-đrây- ca nhập cuộc 
- Khi nhớ ra lời mẹ dặn An-đrây- ca vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi chạy về nhà.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm.
-Về đến nhà An-đrây -ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc và ông đã qua đời.
- An-đrây -ca cho rằng ông mất là do mình không mang thuốc về kịp. An-đrây- ca oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
-Bà đã an ủi An-đrây- ca và nói rõ cho con biết là ông đã mất khi con mới ra khỏi nhà, con không có lỗi.
-1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
-Cả đêm đó, An-đrây -ca ngồi nức nở dưới gốc cây táo do ông trồng. Khi đã lớn, An-đrây -ca vẫn tự dằn vặt mình.
HS có thể trả lời:
-Là cậu bé rất thương ông.
-Là cậu bé dám nhận lỗi khi mắc lỗi
Đọc diễn cảm
GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
Đ1: đọc với giọng kể chuyện
Đ2: đọc giọng hốt hoảng, ăn năn.
Đ3: đọc giọng trầm thể hiện sự day dứt. Chú ý nhấn giọng ở một số từ ngữ: dằn vặt, nhanh nhẹn, vội, hoảng hốt, nấc lên, oà khóc, vẫn 
Chú ý ngắt giọng khi đọc câu:
“Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn /,em vội chạy một mạch đến cửa hàng / mua thuốc / rồi mang về nhà.//.
Cho HS luyện đọc.
GV nhận xét + khen nhóm đọc hay.
-Nhiều HS luyện đọc cả bài.
-HS đọc phân vai.
Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà luyện đọc.
Tập tóm tắt truyện trong 3, 4 câu.
___________________________________________________________ 
TIẾT 26 LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU: 
 - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Các biểu đồ trong bài học.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Kiểm tra kiến thức cũ: 
- GV: Gọi HS lên y/c làm BT l tập thêm ở tiết trước, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nhận xét .
Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: Cũng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học
*Hdẫn luyện tập:
Bài 1: - Y/c HS đọc đề bài.
- Hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- Y/c HS đọc biểu đồ và tự làm BT, sau đó chữa bài trước lớp.
+ Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải đúng hay sai? Vì sao?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai? Vì sao?
+ Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét?
+ Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư?
+ Nêu ý kiến của em về ý thứ năm? 
Bài 2: - GV: Y/c HS quan sát biểu đồ SGK.
- Hỏi: + Biểu đồ biểu diễn gì?
+ Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- GV: Y/c HS tiếp tục làm bài.
- GV: Gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét 
Bài 3: - GV: Y/c HS nêu tên biểu đồ.
 - Hỏi: + Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào?
+ Nêu số cá bắt được của tháng 2 & 3?
- GV: Chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và 3.
- Y/c HS: Lên chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2.
- GV: Cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 1 ô.
- Hỏi: Nêu bề rộng của cột, chiều cao của cột?
- Gọi 1HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV: Nhận xét, khẳng định lại cách vẽ đúng, sau đó y/c HS tự vẽ cột tháng 3.
- GV: Chữa bài.
- Hỏi: + Tháng nào bắt được nhiều cá nhất? Tháng nào bắt được ít cá nhất?
+ Tháng 3 tàu Thắng Lợi đánh bắt đc nhiều hơn tháng 1, 2 bao nhiêu tấn cá?
+ Trung bình mỗi tháng tàu Thắng Lợi đánh bắt được bao nhiêu tấn cá?
Củng cố-dặn dò:
GV: Tổng kết tiết học
Dặn dò : Làm BT và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- HS: Đọc đề bài.
- Đây là biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
- HS dùng bút chì làm bài vào SGK.
- HS: TLCH.
+ Tuần 2 bán: 100m x 3 = 300m
+ Tuần 1 bán: 100m x 2 = 200m
+ Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 1: 
 300 - 200 = 100
- Đúng.
- Sai vì 
- Biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004.
- Tháng 7, 8, 9.
- HS: Làm VBT. 
- HS: Theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
- Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
- Của tháng 2 và 3.
- HS: Nêu theo êu cầu.
- HS: Lên chỉ bảng
- Rộng 1 ô, cao bằng vạch số 2 vì tháng 2 bắt được 2 tấn cá
- 1HS lên vẽ, cả lớp theo dõi & nhận xét.
- HS: Vẽ trên bảng lớp, cả lớp vẽ vào SGK.
Ngày soạn : 06/10/2020
Ngày dạy : 13/10/2020
Thứ ba
TIẾT 11: 	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I.Mục đích yêu cầu:
-Hiểu được khái niệm về danh từ chung và danh từ riêng( ND ghi nhớ).
-Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1 mục III);nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế( BT2).
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Hệ thống bài tập.
III.Hoạt động dạy học.
HOẠT ÐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra kiến thức cũ.
2.Bài mới.
*Hướng dẫn học sinh luyện tập.
+Nhắc lại khái niệm về danh Từ và các nhóm từ thuộc danh từ.
*Bài tập vận dụng.
Bài 1: Cho các từ sau:
Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, mong muốn, bàn ghế, gió mùa, truyền thống, xã, tự hào, huyện, phấn khởi.
a) Xếp các từ trên vào nhóm danh từ chỉ người
b) Xếp các từ trên vào nhóm danh từ chỉ vật
- Yêu cầu học sinh đọc làm bài tập vào vở nháp, trình bày kết quả trước lớp.
- HS báo cáo kết quả
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2:Tìm các danh từ trong đoạn văn sau:
	Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà. Những ngày mưa phùn người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên ở giữa sông những con giang con sếu cao gần bằng người theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưatrắng xoá.
- Chép đoạn văn vào vở
- Dùng gạch chéo để phân tích từ.
- Ghi lại các danh từ.
- Học sinh làm bài.Thu chấm 1 số bài.
- Nhận xét. Chốt lại ý đúng như đẫ gạch phần đề bài.
Bài 3: a) Ghi lại những danh từ trừu tượng có trong đoạn văn sau của bác:
	Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng.
b) Đặt hai câu mỗi câu đều sử dụng hai danh từ trừu tượng “lịch sử, dân tộc” sao cho trong hai câu đó mỗi từ này giữ chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu.
* Yêu cầu học sinh làm bài.
* Báo cáo kết quả.
+ Nhận xét, cho điểm những học sinh đặt câu đúng và hay.
IV.Củng cố dặn dò;
- Hệ thống nội dung bài học
- Nhận xét buổi học.
- Dặn dò bài về nhà.
- 1 HS đọc đề bài:
- Làm việc cá nhân:
+ Danh từ chỉ người: Bác sĩ, nhân dân, thợ mỏ.
+ Danh từ chỉ vật: thước kẻ, sấm, văn học, xe máy, sóng thần, chiếc, bàn ghế, gió mùa.
- HS làm bài tập vào vở nháp theo yêu cầu.
- Trình bày kết quả trước lớp.
Mùa xuân /đã/ đến. Những /buổi chiều/ hửng ấm/, từng/ đàn/ chim én/ từ/ dãy /núi /đằng xa/ bay /tới/, lượn vòng/ trên/ những/ bến đò/ đuổi nhau/ xập xè/ quanh /những/ mái nhà/. Những/ ngày/ mưa phùn/ người ta/ thấy /trên/ mấy/ bãi soi/ dài/ nổi /lên/ ở /giữa/ sông /những/ con/ giang/ con// sếu/ cao/ gần /bằng/ người/ theo nhau/ lững thững/ bước/ thấp thoáng/ trong/ bụi mưa/ trắng xoá./
- HS làm bài tập vào vở
- Nộp bài cho gv chấm
- HS đọc đề bài và làm bài tập vào vở
- Báo cáo kết quả trước lớp
- HS nhắc lại danh từ
- Ghi nhớ 
TIẾT 27: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: 
Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
* Giảm tải: Không làm bài tập 2.
II/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ÐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay, các em sẽ làm các bài tập củng cố các kiến thức về dãy số tự nhiên và biểu đồ
2/ HD luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Gọi 1 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
- Muốn tìm số liền sau ta làm sao?
- Muốn tìm số liền trước ta làm sao?
c) Ghi lần lượt từng số lên bảng, gọi hs đọc rồi nêu giá trị của chữ số 2
Bài 3: ( a,b,c)Treo biểu đồ lên bảng, y/c hs quan sát
- Biểu đồ biểu diễn gì?
- Gọi 1 hs lên bảng điền vào chỗ chấm, các em còn lại làm vào SGK (câu d HS làm vào vở nháp
Bài 4: ( a, b) Gọi hs đọc y/c
- Hỏi lần lượt từng câu, hs trả lời.
a) Năm 2000 thuộc thế kỉ nào?
b) Năm 2005 thuộc thế kỉ nào?
3 Củng cố, dặn dò:
- Nêu các bước đọc biểu đồ.
- Về nhà xem lại bài.
- Bài sau: Luyện tập chung
 - Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
- 1 hs lên bảng viết
a) STN liền sau số 2 835 917 là : 2 835 918
b) STN liền trước của số 2 835 917 là: 
2 835 916 
+ Ta lấy số đó cộng thêm 1
+ Ta lấy số đó trừ đi 1
- Giá trị của chữ số 2 trong số 82 260 945 là: 
2.000.000 vì chữ số 2 đứng ở hàng triệu
- 7 238 096: Giá trị của chữ số 2 là: 200000 (vì chữ số 2 đứng ở hàng trăm nghìn)
- 1 547 238: Giá trị của chữ số 2 là 200 (vì chữ số 2 đứng ở hàng trăm)
- HS nhận xét sau câu trả lời của bạn
- Biểu diễn số HSG toán khối lớp Ba trường TH Lê Quí Đôn năm học 2004 - 2005
- Cả lớp điền vào SGK
a) Khối lớp Ba có 3 lớp. Đó là các lớp: 3A, 
3B, 3C
b) Lớp 3A có 18 HSG toán, lớp 3B có 27 HSG toán, lớp 3C có 21 HSG toán
c) Trong khối lớp Ba: Lớp 3B có nhiều HSG giỏi toán nhất, lớp 3A có ít HSG toán nhất.
- HS nhận xét bài làm của bạn, đối chiếu với bài làm của mình
- 1 hs đọc y/c
a) Năm 2000 thuộc thế kỉ XX
b) Năm 2005 thuộc thế kỉ XXI
TIẾT 6: 	 KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I/ Mục đích, yêu cầu:
Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số truyện viết về lòng tự trọng
- Bảng lớp viết sẵn đề bài
 III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ÐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Kiểm tra kiến thức cũ: Gọi 1 hs lên bảng kể một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về tính trung thực
- Nhận xét ,chấm điểm
2/ Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu đề bài:
- Gọi hs đọc đề và phân tích đề
- Gạch chân những từ ngữ quan trọng bằng phấn màu: Lòng tự trọng, được nghe, được đọc
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc phần gợi ý.
- Thế nào là lòng tự trọng?
 - Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng?
- Em đọc những câu chuyện đó ở đâu?
- Gọi hs nêu câu chuyện của mình.
- Treo gợi ý 3 lên bảng, gọi hs đọc
c. Kể chuyện trong nhóm:
- Các em hãy kể cho nhau nghe trong nhóm 4, trao đổi với nhau về nội dung câu chuyện. 
- GV gợi ý để hs hỏi lẫn nhau
- Bây giờ các em sẽ thi kể, các bạn đánh giá câu chuyện của bạn mình qua các tiêu chí sau: (đính các tiêu chí đánh giá lên bảng) gọi 1 hs đọc.)
- Gọi hs lần lượt thi nhau kể
- GV ghi nhanh tên truyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể, trả lời/đặt câu hỏi của từng hs vào từng cột trên bảng
- Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Ghi điểm, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- Tuyên dương cho hs vừa đạt giải
3/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể những câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. Xem trước các bức tranh minh hoạ truyện Lời thề ước dưới trăng và gợi ý dưới tranh để chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
- 1 hs lên bảng kể
- 1 hs đọc đề 
- 1 hs phân tích đề bằng cách nêu những từ ngữ quan trọng trong đề.
- 4 hs nối tiếp nhau đọc to trước lớp
- Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
+ Truyện kể về cậu bé Nen-li trong câu chuyện Buổi học thể dục, cậu bé quyết tâm vươn lên không chịu thua kém bạn bè.Truyện kể về Mai An Tiêm trong truyện cổ tích Sự tích quả dưa hấu. Chàng Mai An Tiêm sống bằng nghề của mình không dựa dẫm vào người khác.
- Em đọc trong truyện cổ tích VN, Truyện đọc lớp 4, SGK TV 4,...
- HS nối tiếp nhau nêu 
 - 2 hs đọc
- HS kể trong nhóm 4
 - HS kể hỏi:
+ Trong câu chuyện mình kể bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất?
+ Câu chuyện mình kể muốn nói với mọi người điều gì?
- HS nghe kể hỏi:
+ Cậu thấy nhân vật chính có đức tính gì đáng quý?
+ Qua cậu chuyện, bạn muốn nói với mọi người điều gì?
- 1 hs đọc to các tiêu chí:
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4đ
+ Câu chuyện ngoài SGK 1 đ
+ Cách kể: hay, hấp dẫn, điệu bộ, cử chỉ:3 đ
+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện: 2 đ
+ Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn.: 1đ
- Hs lần lượt thi nhau kể, hs khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn.
- Nhận xét bạn kể
- Bình chọn bạn kể hay, có câu chuyện hay.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Ngày soạn : 07/10/2020
Ngày dạy : 14/10/2020
Thứ tư
TIẾT 12: TẬP ĐỌC 
CHỊ EM TÔI
I/ Mục đích, yêu cầu:
 Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa: Khuyên học sinh không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy-học:
-Tranh minh họa bài tập đọc
 III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ÐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG CỦA HS
1./ KTKTC: 
- Gọi 2 hs lên bảng đọc và TLCH
+ Câu chuyện cho thấy An-đrây- ca là một cậu bé như thế nào ?
+ Nội dung truyện nói lên điều gì?
 Nhận xét
2./ Dạy-học bài mới:
a . Giới thiệu bài: Có 1 câu chuyện có tên Nói dối hại thân kể về một chú bé chăn cừu thích nói dối trêu đùa mọi người, cuối cùng gặp nạn chẳng ai đến cứu, lúc đó cậu mới tỉnh ngộ. Truyện Chị em tôi mà các em học hôm nay cũng kể về một cô chị hay nói dối. Ai đã giúp thay sửa đổi tính xấu này. Các em cùng tìm hiểu.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
b1. Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Sửa lỗi phát âm cho hs
- Gọi hs đọc lượt 2 + giải nghĩa các từ: tặc lưỡi, yên vị, im như phỗng, cuồng phong, ráng.
- Y/c HS luyện đọc nhóm đôi
- Gọi 2 hs đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm
b2.Tìm hiểu bài:
 - Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Cô chị xin phép ba đi đâu?
+ Cô bé có đi học nhóm thật không? Em đoán xem cô đi đâu?
+ Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa?
+Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và TLCH: 
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
+ Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối?
+ Thái độ của người cha lúc đó thế nào?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH:
+ Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ?
+ Cô chị đã thay đổi thế nào?
c. Đọc diễn cảm:
- Gọi 3 hs đọc 3 đoạn của bài
- Yêu cầu cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc đúng.
- Gv đọc mẫu
- Y/c hs đọc trong nhóm 4 (phân theo vai)
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm cá nhân.
- Tuyên dương cá nhân, nhóm đọc hay.
- Nội dung bài nói lên điều gì?
3/ Củng cố, dặn dò:
 - Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho mình?
- Em hãy đặt tên khác cho truyện theo tính cách của mỗi nhân vật?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: Trung thu độc lập
- Nhận xét tiết học
 - 2 hs lên bảng đọc
- Lắng nghe
- HS lần lượt đọc theo trình tự
+ Đoạn 1: Dắt xe ra cửa...tặc lưỡi cho qua
+ Đoạn 2: Cho đến một hôm...nên người
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- HS luyện phát âm: sững sờ, im như phỗng, tặc lưỡi.
- 3 hs đọc trước lớp lượt 2. Một số hs khác đọc giải nghĩa từ ở phần chú giải
- HS đọc trong nhóm đôi
- 2 hs đọc to trước lớp
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
+ Xin phép ba đi học nhóm
+ Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đi xem phim, đến nhà bạn,...
+ Nói dối ba rất nhiều lần đến nỗi không biết lần này là lần thứ mấy.
+ Vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô
+ Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô đã quen nói dối.
- HS đọc thầm đoạn 2
+ Cô bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim, lại đi lướt qua mặt chị với bạn. Cô chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ để đi xem phimthì tức giận bỏ về.
+ Khi cô chị mắng thì cô thủng thẳng trả lời, lại còn giả bộ ngây thơ hỏi lại để cô chị sững sờ vì bị bại lộ.
+ Cô nghĩ ba sẽ tức giận, mắng mỏ, thậm chí đánh hai chị em
+ Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho giỏi.
- HS đọc thầm đoạn 3
+ Vì cô em bắt chước chị nói dối
+ Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại em gái giúp mình tỉnh ngộ.
- 3 hs đọc to trước lớp	
- HS nhận xét, tìm ra cách đọc hay:
+ Đọc toàn bài giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Phân biệt lời các nhân vật:
- Lời người cha dịu dàng, ôn tồn, trầm buồn (khi phát hiện con nói dối)
- lời cô chị lễ phép, bực tức
- Lời cô em tinh nghịch.
- HS nhìn bảng
 - Đọc trong nhóm 4
- 3 nhóm thi đọc đoạn luyện đọc
- Chọn nhóm đọc hay
- 2 hs thi đọc
- Chọn bạn đọc hay
- Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người đối với mình.
- Không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu
- Hai chị em/Cô bé ngoan/Cô chị biết hối lỗi/Cô bé thông minh...
TIẾT 28: 	 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Tìm được số trung bình cộng.
* Bài tập 3 dành cho HS khá, giỏi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ÐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Giới thiệu bài: 
2/ HD luyện tập:
 Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs tự làm bài , sau đó nêu kết quả của mình
Bài 2: 
- Gọi hs trả lời lần lượt các câu hỏi
Bài 3: Gọi hs đọc đề toán 
- Y/c hs tự làm bài
 Tóm tắt
Ngày đầu: 120 m
Ngày thứ hai: 1/2 ngày đầu
Ngày thứ ba: Gấp đôi ngày đầu
Trung bình mỗi ngày:... m?
- Chấm 10 tập
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét kết quả bài làm của hs
- Về nhà ôn tập các kiến thức trong chương I
- Bài sau: Phép cộng
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
- HS lần lượt trả lời:
a) Hiền đã đọc được 33 quyển sách
b) Hòa đã đọc được 40 quyển sách
c) Số quyển sách Hòa đọc được nhiều hơn Thục là: 40 - 25 = 15 (quyển).
- 1 hs đọc to trước lớp
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
 Bài giải
 Số mét vải ngày thứ hai cửa hàng bán:
 120 : 2 = 60 (m)
 Số mét vải ngày thứ ba cửa hàng bán là:
 120 x 2 = 240 (m)
 Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được:
 (120 + 60 + 240 ) : 3 = 140 (m)
 Đáp số: 140 m
- HS đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
TIẾT 11: TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
I/ Mục tiêu: 
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư( đứng ý , bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV .
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài TLV đề 4/52
- Kẻ vào vở nội dung
Lỗi về chính tả/sửa lỗi 
Lỗi dùng từ/sửa lỗi 
Lỗi về câu/sửa lỗi
Lỗi diễn đạt/sửa lỗi
Lỗi về ý/sửa lỗi
..............
..............
.................
.................
..............
III/ các hoạt động dạy-học:
1. Nhận xét chung về kết quả bài viết của hs:
* Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, kiểu bài viết thư, bố cục lá thư, cách dùng từ xưng hô đúng với y/c đề bài
* Hạn chế: Viết chính tả sai nhiều, dùng từ, đặt câu chưa tốt, diễn đạt ý chưa đầy đủ
2/ Thông báo điểm cụ thể cho hs
3/ HD hs chữa bài:
HOẠT ÐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG CỦA HS
- Phát phiếu cho từng hs
- Đến từng bàn hướng dẫn, nhắc nhở hs.
- Ghi bảng: * Lỗi chính tả
+ bàn quàng + mất mác + tinh rằng
+ bình tỉnh + sinh sắn + mạnh khẻo
* Lỗi về câu:
- Mình cảm thấy đau lòng mình khóc cả ngày
- Lan hãy lấy lại vượt qua nỗi đau này
* Lỗi dùng từ: 
- Người chết thì cũng đã chết rồi.
- Từ ngày bạn lên ở TP
* Bỏ bớt những ý không cần thiết.
- Dạo này bạn có khỏe không?
- Gọi hs nhận xét về bài chữa trên bảng
- Gv sửa bằng phấn màu (nếu sai)
4. HD học tập những đoạn thơ, lá thư hay:
- Gọi hs đọc những lá thư hay
- Gọi hs nhận xét bài viết của bạn
5. Củng cố, dặn dò:
- Hoàn thiện bức thư, có thể gửi báo thiếu nhi (phù hợp đề tài)
- Dặn những hs viết chưa đạt về nhà viết lại
- Nhận phiếu
+ Đọc lời nhận xét của giáo viên
+ Đọc các lỗi sai trong bài
+ Gạch chân và sửa vào vở
+ Đổi vở với bạn bên cạnh để KT lại
- Đọc lỗi và chữa bài.
- HS lên bảng sửa
+ bàng hoàng mất mác 
tin rằng
+ bình tĩnh xinh xắn mạnh khỏe
+ Mình cảm thấy đau lòng khi nghe tin mẹ bạn mẹ mất, mình đã khóc cả ngày.
+ Bạn hãy bình tĩnh, can đảm để vượt qua nỗi đau này. 
- Người mất thì cũng đã mất rồi
- Từ ngày bạn lên sống ở TP
- Lúc này chắc bạn buồn lắm
- HS nhận xét
- Vài HS đọc bài của mình
- Cả lớp nhận xét 
Ngày soạn : 08/10/2020
Ngày dạy : 15/10/2020
Thứ năm
TIẾT 6: 	CHÍNH TẢ ( Nghe – viết )
 NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ 
I/ Mục đích, yêu cầu:
Nghe-viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Làm đúng bài tập 2 ( CT chung ), BTCT phương ngữ 3a/b do Gv soạn.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Giấy khổ to, bảng phụ kẻ sẵn mẫu bài 2
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ÐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG CỦA H S
A/ Kiểm tra kiến thức: Gọi 3 hs lên bảng, 1 bạn đọc các tiếng có vần en/eng cho 2 bạn kia viết. Cả lớp viết vào vở nháp.
- Y/c cả lớp nhận xét các từ bạn viết
- GV đọc câu đố: Chim gì liệng tựa con thoi báo mùa xuân đẹp giữa trời say sưa.
Nhận xét chung
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ viết lại một câu chuyện vui nói về nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc
2/ HD viết chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung truyện:
- Gọi hs đọc truyện
- Hỏi: Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
- Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
b. HD viết từ khó:
- Y/c hs tìm từ khó dễ lẫn trong bài
- HD hs phân tích các từ vừa tìm được
- Y/c hs viết các từ khó vào B
- Gọi hs đọc lại các từ khó
c. HD trình bày	
- Khi trình bày lời thoại, em viết thế nào?
d. Nghe-viết:
- Trong khi viết chính tả các em cần chú ý điều gì?
- Gv đọc từng cụm từ
- Gv đọc toàn bài
e. Thu, chấm bài, nhận xét
- Chấm 10 tập. Y/c hs đổi vở cho nhau để kiểm tra
- GV Nhận xét
3/ HD làm BT chính tả:
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài
-
 Y/c hs làm vào VBT
- Gọi 1 hs lên bảng làm vào bảng phụ
Bài 3a: Gọi hs đọc yêu cầu và mẫu
- Từ láy có tiếng chứa âm s/x là từ láy như thế nào?
- Y/c hs thảo luận trong nhóm 4 để tìm các từ láy có âm đầu là s/x
- Gọi các nhóm lên dán phiếu của mình, các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Tuyên dương nhóm tìm nhiều từ đúng
3/ Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ các hiện tượng chính tả trong bài để không viết sai
- Bài sau: Nhớ - viết : Gà Trống và cáo
Nhận xét tiết học.
- 1 hs đọc, 2 hs viết: cái kẻng, leng keng, hàng xén, len lén...
- Cả lớp nhận xét.
- 1 hs trả lời: Chim én
- Lắng nghe
- 2 hs đọc to trước lớp
- Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài
- Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
- Ban-dắc, sắp lên xe, về sớm, thẹn đỏ mặt.
- HS lần lượt phân tích
- HS viết vào B
- 2 hs đọc lại
- Viết hai chấm xuống dòng, gạch dầu dòng
- Nghe, viết, kiểm tra
 HS viết bài
- HS soát bài
- HS soát bài lẫn nhau
- 1 hs đọc thành tiếng y/c và mẫu
- HS tự ghi lỗi và sửa lỗi
- HS nhận xét bài của bạn
 xắp lên xe sắp lên xe
 về xớm về sớm
 cho mà sem cho mà xem
- 1 hs đọc to trước lớp
- Từ láy có tiếng lặp lại âm đầu s/x
- HS làm việc theo nhóm 4
- Các nhóm dán phiếu, trình bày.
Từ láy có tiếng chứa âm s: sàn sàn, san sát, sẵn sàng, săn sóc, se sẽ, song song, sục sôi, sùng sục, suôn sẻ, su su, sáng suốt, sần sùi, sùng sục, sục sôi,...
Từ láy có tiếng chứa âm x: xa xa, xao xuyến, xanh xao, xám xịt, xa xôi, xúm xít, xào xạc, xốn xang, xuề xòa,...
TIẾT 29: TOÁN
PHÉP CỘNG
I/ Mục tiêu: 
 - Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
- Bài 4 dành cho HS khá, giỏi.
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ÐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em sẽ được củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng có nhớ và không nhớ trong phạm vi STN đã học.
2/ Dạy-học bài mới:
1. Củng cố cách thực hiện phép cộng
- Ghi bảng: a) 48352 + 21 026. Gọi 1 hs lên bảng thực hiện.
- Ghi bảng b) 367859 + 541728, gọi 1 hs lên bảng thực hiện. cả lớp làm vào vở nháp.
- Muốn thực hiện phép cộng ta làm như thế nào?
- Gọi hs nêu lại cách thực hiện
2. HD luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs làm vào B
- Nếu có nhớ ta làm sao?
Bài 2 : Y/c 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp
Bài 3: Y/c hs đọc đề toán
- Y/c hs tự làm bài
 * Bài 4: a) Muốn tìm SBT ta làm sao? 
- Y/c hs tự làm bài
- Sửa bài, hs kiểm tra bài của mình
b) Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm sao?
3/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn thực hiện phép cộng ta làm sao?
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Phép trừ
- Lắng nghe
- 1 hs lên bảng thực hiện (vừa viết vừa nói). cả lớp theo dõi. Muốn thực hiện pháp cộng 48352 + 21 026 trước tiên ta đặt tính, sau đó cộng theo thứ tự từ phải sang trái.
 48352
 + 21026
 69378
- 1 hs lên bảng thực hiện như trên
- Muốn thực hiện phép cộng ta làm như sau:
+ Đặt tính: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, Viết dấu + và kẻ gạch ngang.
+Tính:Cộng theo thứ tự từ phải sang trái
- 2 hs nêu lại
- 1 hs đọc y/c
+
4682
2305
6987
+
5247
2741
7988
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
 a)
+
3917
5267
9184
+
2968
6524
9492
b)
- Ta nhớ vào hàng liền kế bên
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp
a) 4685 + 2347 = 7032
 57696 + 814 = 58510
b) 186954 + 247436 = 434390
 793575 + 6425 = 800000 
- HS nhận xét bài của bạn, đối chiếu với bài của mình
- 1 hs đọc đề bài
- 1 hs lên bảng, cả lờp làm vào vở nháp.
 Số cây huyện đó đã trồng được:
 325164 + 60 830 = 385994 (cây)
 Đáp số: 385 994 cây
- HS đổi vở nhau để kiểm tra
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- HS tự làm bài x - 363 = 975
 x = 975 + 363 
 x = 1338
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- HS tự làm bài 
 207 + x = 815
 x = 815 - 207
 x = 608
- HS nhận xét bài của bạn, đối chiếu bài của mình.
-
TIẾT 12:	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
 Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực – Tự trọng (BT1, BT2); bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung” theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (BT4).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 1 tờ giấy khổ to viết nội dung BT 2 phần nhận xét
- 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 1 (luyện tập)
III/ các hoạt động dạy-học:
HOẠT ÐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra kiên thức cũ: Gọi hs lên bảng viết 5 danh từ chung, 5 danh từ riêng.
 Nhận xét
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD làm bài tập:
 Bài tập 1: Gọi hs đọc y/c và nội dung
- Y/c hs tự làm bài
- Gọi hs lên bảng ghép từ ngữ thích hợp, 
 Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi hs đọc bài hoàn chỉnh
Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c và nội dung.
- Y.c hs hoạt động nhóm đôi, một bạn đưa ra từ, 1 bạn tìm nghĩa của từ và ngược lại.
- Tổ chức cho các nhóm thi với hình thức trên. Nhóm nào nói sai một từ, cuộc thi dừng lại, nhóm kế tiếp thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm hoạt động sôi nổi, trả lời đúng.
- Kết luận lời giải đúng.
- Gọi hs đọc lại lời giải đúng.
Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c
- Các em đã biết nghĩa của các từ ở BT 2, nêu chưa rõ nghĩa của các từ trung bình, trung thu, trung tâm các em nên sử dụng từ điển.
- Y/c hs hoạt động nhóm đôi, 3 nhóm làm trên phiếu.
- Gọi hs làm trên phiếu lên dán bài trên bảng lớp, các bạn nhận xét, bổ sung
- Kết luận lời giải đúng
Trung có nghĩa là “”
Trung có nghĩa là “.”
Trung thu
Trung bình
Trung tâm
Trung thành 
Trung nghĩa
Trung kiên
Trung thực
Trung hậu
- Gọi hs đọc lại 2 n

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_ban_dep.doc