Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Nguyễn Văn Hùng

- Kĩ năng:

 Đọc lưu loát và bước đầu diễn cảm toàn bộ bài văn;

 - Giọng đọc vui, nhẹ nhàng, thong thả, chú ý ngắt câu đúng ở những câu dài, nhiều dấu phẩy, nghỉ hơi rõ ở những câu miêu tả ngắn.

 - Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn và sự phát triển nhanh chóng của thảo quả

+ Kiến Thức:

 Hiểu các từ ngữ trong bài: Thảo quả, Đản Khao, Chin San, trầm uất.

 - Nội dung: Thấy được vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.

+ Thái độ:

 Yêu cảnh đẹp của thiên nhiên, học tập cách miêu tả cảnh vật của tác giả;

II. CHUẨN Bị:

 

doc 38 trang Bảo Anh 12/07/2023 19180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Nguyễn Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Nguyễn Văn Hùng

Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Nguyễn Văn Hùng
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 12
(Từ 14 /11/ ->/18/2016)
T/ NGÀY
TÊN MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Đ/ CHỈNH
TÍCH HỢP
HAI
14/11
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
12
23
56
12
12
Tuần 12
Mùa thảo quả
Nhân một sốTP với 10, 100, 1000...
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Kính già, yêu trẻ(T1)
Bỏ bt3(T)
KNS (Đ)
BA
15/11
Thể dục LTVC
Toán
Khoa học 
Kĩ thuật 
23
23
57
23
12
Ôn 5 ĐT. TC: “Ai...khéo, kết bạn”
Mở rộng vốn từ: bảo vệ môi trường.
Luyện tập.
Sắt, gang, thép.
Cắt, khâu, thêu, nấu ăn tự chọn (T1 )
- Bỏ Bt1b; 2c,d;bt4
(T)
BVMT
(LTVC)
TƯ
16/11
Tập đọc
Chính tả
Toán
Địa lý
Âm nhạc
24
24
58
12
12
Hành trình của bầy ong
Mùa thảo quả
Nhân một số TP với một số TP.
Công nghiệp
Học hát bài: Ước mơ.
Bỏ bt1b,d;bt3(T)
BVMT
(ĐL)
NĂM
17/11
Thể dục TLV
Toán
Khoa học
K/chuyện
24
23
59
24
12
Ôn 5 ĐT. TC “Ai...khéo, kết bạn”
Cấu tạo bài văn tả người.
Luyện tập.
Đồng và hợp kim của đồng
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Bỏ bt2; bt3(T)
SÁU
18/11
TLV
Toán
LTVC
Mĩ thuật
SHTT
24
60
24
12
12
Luyện tập tả người
Luyện tập.
Luyện tập về quan hệ từ
Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật.
Tuần 12
Bỏ bt3(T)
 Kí duyệt của BGH (Khối trưởng)
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2016
Tiết 2 
TẬP ĐỌC
MÙA THẢO QUẢ
I. MỤC TIÊU.
- Kĩ năng: 
 Đọc lưu loát và bước đầu diễn cảm toàn bộ bài văn;
 - Giọng đọc vui, nhẹ nhàng, thong thả, chú ý ngắt câu đúng ở những câu dài, nhiều dấu phẩy, nghỉ hơi rõ ở những câu miêu tả ngắn.
 - Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn và sự phát triển nhanh chóng của thảo quả
+ Kiến Thức: 
 Hiểu các từ ngữ trong bài: Thảo quả, Đản Khao, Chin San, trầm uất...
 - Nội dung: Thấy được vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. 
+ Thái độ: 
 Yêu cảnh đẹp của thiên nhiên, học tập cách miêu tả cảnh vật của tác giả;
II. CHUẨN Bị:
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 -Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’) 
Ktss, sinh hoạt đầu giờ.
2. Bài cũ: (4’) 
- Gọi 3 hs đọc bài: Chuyện một khu vườn nhỏ. 
+ Vì sao bé Thu thích ra ban công ngồi với ông nội?
+ Mỗi loại cây trên ban công nhà bé có đặc điểm gì?
+ Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’) 
a) Giới thiệu bài: (1’)
- Giới thiệu bài.
- Dẫn dắt và ghi tên bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu: (29’) 
+ Luyện đọc: (9’)
- GV gọi 2 HS đọc cả bài.
- HD cách đọc:
- Cần đọc với giọng vui, nhẹ nhàng thong thả
- Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: Lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng
* Bài chia mấy đoạn?
** Gv gọi hs đọc nối tiếp từng đoạn trong bài 
- Gv theo dõi, phát hiện sửa sai. 
- Luyện đọc những từ ngữ khó đọc: lướt thướt, Chin San
** Cho HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó trong bài 
- Gv cho hs luyện đọc theo cặp 
* Cho hs thi đọc theo cặp 
- Gv nhận xét, tuyên dương 
+ Gv đọc lại toàn bài: Cần đọc với giọng vui, nhẹ nhàng thong thả
-Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: Lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng
+ Tìm hiểu bài : (10’)
- Cho HS đọc thầm Đ1.
** Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
* Cách dùng từ đặt câu ở đoạn 1 có gì đáng chú ý?
* Đoạn văn muốn nói lên điều gì?
- Nhận xét, bổ sung.
-Cho HS đọc thầm.
** Chi tiết nào trong bài cho thấy câu thảo quả phát triển rất nhanh?
* Tìm ý của đoạn văn?
- Cho HS đọc đoạn còn lại.
** Hoa thảo quả naỷ ra ở đâu?
** Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp?
* Tìm ý đoạn văn?
- Gv cho hs đọc lướt toàn bài 
* Đọc bài văn cho em cảm nhận điều gì?
- Liên hệ, gdhs yêu cảnh đẹp thiên nhiên, biết bảo vệ rừng và trồng rừng.
- Gv ghi bảng 
+ Đọc diễn cảm: (10’)
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lần.
- GV đưa bảng phụ đã chép đoạn 1 lên và hướng dẫn HS luyện đọc.
- Y / c hs phát hiện từ cần nhấn giọng 
- Yêu cầu hs đọc
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Củng cố; (5’)
- Gv gọi 2 hs đọc lại nd bài 
- Hãy nói cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Mùa thảo quả?
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm.
5. Dặn dò: (1’)
Về nhà học bài, soạn bài:
- Chuẩn bị bài sau học. Chuẩn bị bài sau học.
- Báo cáo, hát 
** 3 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV.
- Hs nêu 
-Hs nhận xét 
-Nghe.
* 2 em đọc bài lớp nghe và đọc thầm.
-Lớp lắng nghe.
- Chia 3 đoạn:
- Đ1: Từ đầu đến nếp khăn.
- Đ2: Tiếp theo đến không gian.
- Đ3: Còn lại.
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài lần 1.
-HS đọc nối tiếp lần, giải nghĩa từ.
- 2 hs cùng bàn đọc bài 
- 3 cặp thi đua 
- Hs bình bầu , nhận xét 
- Hs đọc bài 
-Bằng mũi thơm đặc biệt quyến rũ. Mùi thơm đó rải theo triền núi; bay vào những thôn xóm, hương thơm ủ trong nếp áo
-Từ hương và từ thơm được lại có tác dụng nhấn mạnh hương thơm đậm, ngọt lựng, nồng nàn rất đặc sắc lan toả rất rộng
- Hương thơm của thảo quả khi vào mùa.
- Cả lớp đọc thầm.
- Qua một năm, hạt thảo quả gieo năm trước đã lớn cao tới bụng người.
-Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm 2 nhánh mới
- Sự sinh sôi của thảo quả.
-Lớp đọc thầm.
-Nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
-Dưới tầng đáy rừng, đột ngột bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót
- Hs đọc thầm tìm ý 3.
- Hs đọc.
-Thấy được cảnh đẹp thật quyến rũ và sự sinh sôi của rừng thảo quả.
- 2 hs nhắc lại 
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
- Hs nêu
-HS luyện đọc đoạn 1 theo cặp 
* HS lên thi đọc đoạn.
-Lớp nhận xét.
* Hs nêu... 
* Đất nước ta có nhiều cây trái quý hiếm
- Nghe và thực hiện.
Tiết 3
TOÁN
 NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000...
I/ MỤC TIÊU: 
 - Kiến Thức:
 Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với với 10, 100, 1000...
- Kĩ Năng: 
 Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên;
 - Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. Bt 1, 2.
- Thái Độ: 
 Gdhs tính cẩn thận, chính xác khi làm toán;
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, bảng con 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’) 
2. Bài cũ: (5’)
- Gọi HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên và lên bảng thực hiện: 
 4,15 × 3; 9,27 × 10
-Nhắc lại quy tắc nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, 
 - GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’)
 a) GTB: (1’)
- GTB, ghi tên bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu (29’)
+ Hình thành nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000(12’)
- Gọi nêu ví dụ SGK.
27,867 × 10 
* Gv gọi 1 hs lên bảng 
* Hãy so sánh số thập phân ban đầu với kết quả, nhận xét vị trí dấu phẩy so với lúc đầu?
- Nêu ví dụ 2:SGK
* Em có nhận xét gì qua ví dụ này?
- Nêu ví dụ 3: SGK.
** Muốn nhân nhẩm một số thâp phân với 10, 100, 1000...ta làm thế nào?
- Gv ghi bảng 
-Lưu ý: Khi chuyển dấu phẩy hết số thập phân thì ta phải thêm 0 vào bên phải số tự nhiên.
+ Luyện tập(17’)
- Bài 1: Gv gọi 1 hs đọc bài 
- Cho hs thảo luận cặp đôi
- GV nhận xét tuyên dương.
- Bài 2: Gv gọi 1 hs đọc đề 
- Nêu y/c?
- Em hãy nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo chiều dài 
- Đổi 1, 2 m ra cm ta làm thế nào?
- Gv cho lớp làm bài. 
- GV nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố; (5’)
-Gọi HS nêu lại kiến thức của bài học.
-Nhắc HS về nhà làm bài tập.
5. Dặn dò: (1’)
Về nhà học bài, soạn bài:
- Chuẩn bị bài sau học. sau LT
- Chuyển tiết.
**2 HS lên bảng nêu và thực hiện phép tính.
- Lớp làm bảng con 
** 2Hs nêu 
- Hs nhân xét 
-Nhắc lại tên bài học.
-HS theo dõi.
-Tự thực hiện bảng con.
27,867 x 10 = 278,67
-Nếu ta chuyển dấu phẩy của thừa số sang bên phải một chữ số thì ta đựơc kết quả.
- Hs tự thực hiện nhân 
53,268 x 100 = 5326,8
-Tự thực hiện và trả lời.
-Nếu ta chuyển dấu phẩy của thừa số sang bên phải hai chữ số thì ta đựơc kết quả.
-Tự thực hiện và trả lời.
-Nếu ta chuyển dấu phẩy của thừa số sang bên phải ba chữ số thì ta đựơc kết quả.
-Nối tiếp nêu như SGK.
** 2 hs nhắc lại 
* Hs nêu: Nhân nhẩm 
HS làm bài miệng theo cặp đôi.
-Một số cặp trình bày trước lớp.Hs nhận xét 
a) 1,4 × 10 = 14; 
2,1 x 100 = 210 ; 
 7,2 x 1000 = 7200
b) 9,63 x 10 = 96,3; 
25,08 x 100 = 2508
5,32 x 1000 = 5320
c) 5,328 x 10 = 53,28
 4,061 x 100 = 406,1
 0,894 x 1000 = 89 4
** Hs đọc 
 - Viết các số đo dưới dạng đơn vị đo là cm
** Hai đơn vị đo độ dài hơn, kém nhau 10 lần 
* Lấy 1, 2 m x 100 
- Hs làm bài 
10, 4 dm = 104 cm
 12, 6 m = 1260 cm 
0,586 m = 58, 6 cm
 5,75 dm = 57, 5 cm 
*1 Hs lên sửa bài, lớp nhận xét 
** 2 hs nối tiếp 
- Nghe và thực hiện.
Tiết 4	 
LỊCH SỬ
 VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
I. MỤC TIÊU:
- KT: 
 Hoàn cảnh vô cùng khó khăn của nước ta sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, như "giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm".
 -Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã vượt qua tình thế "Nghìn cân treo sợi tóc" như thế nào?
- KN: 
 Rèn kĩ năng thảo luận nhóm, trình bày trước lớp.
- TĐ: 
 GDHS học tập tốt góp phần xây dựng đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu thảo luận cho các nhóm.
- HS sưu tầm các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày toàn dân quyết tâm diệt "Giăc đói, giăc dốt, giăc ngoại xâm".
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) 
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài.
- Ngày 1-9-1858 xảy ra sự kiện lịch sử gì?
- Từ năm 1859 – 1864 có những sự kiện l/s tiêu biểu nào? 
 - Nêu tên các nhân vật l/s tiêu biểu?
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’) 
a) Giới thiệu bài mới: (1’)
- GV giới thiệu bài cho HS.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
b) Tìm hiểu bài (29’).
* Hoạt Động 1 (7’):
 Hoàn cảnh VN sau cách mạng tháng 8.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, cùng đọc SGK đọan "Từ cuối năm 1945ở trong tình thế nghìn cân treo sợi tóc" và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao nói: Ngay sau cách mạng tháng 8, nước ta ở trong tình thế "Nghìn cân treo sợi tóc"?
- GV nêu thêm các câu hỏi gợi ý.
-Em hiểu thế nào là nghìn cân treo sợi tóc?
- Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì?
- Cho HS phát biểu ý kiến.
- GV theo dõi, nhận xét ý kiến của HS.
* Hoạt Động 2: (7’) Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt
 -GV tổ chức cho HS trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
+Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra với đất nước chúng ta?
+Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là giặc?
-GV giảng thêm cho HS hiểu hơn.
* Hoạt Động 3: (7’) 
 Ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm
 -GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2,3 trang 25,26 SGK và hỏi:
+ Hình chụp cảnh gì?
H: Em hiểu thế nào là bình dân học vụ?
-GV nêu: Đó là 2 trong các việc mà đảng và Chính phủ đã lạnh đạo
-Gv yêu cầu HS nêu ý kiến, sau đó bổ sung thêm các ý kiến HS chưa nêu được.
* Hoạt Động 4: (8’) 
Bác Hồ trong những ngày diệt giặc đòi, giặc dốt, giăc ngoại xâm.
- GV yêu cầu HS thảo nhóm để tìm ý nghĩa của việc nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã chống lại được giặc đói, giặc dốt.
 - GV nêu câu hỏi và gợi ý cho HS tìm ý nghĩa: 
+ Chỉ trong một thời gian ngăn, nhân dân ta đã làm được những công việc đẩy lùi những khó khăn; việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào?
+ Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính Phủ và Bác Hồ như thế nào?
 - GV tóm tắt các ý kiến của HS và kết luận về ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- GV gọi 1 HS đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn "Bác Hoàng Văn Tícác chú nói Bác cứ ăn thì làm gương cho ai đươc".
H: Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?
-GV tổ chức cho HS kể thêm về câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày cùng toàn dân diệt giặc đói, giặc dốt, giặ ngoại xâm.
-GV kết luận: Bác Hồ có một tình yêu sâu sắc thiêng liêng dành cho nhân dân & đất nước chúng ta, hính ảnh Bác nhịn ăn để cứu đói đã làm nhân dân cả nước cản động & noi theo .
4) Củng cố; (5’)
- Gv gọi 2 hs đọc lại nd bài 
H: Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo?
5. Dặn dò: (1’)
Về nhà học bài, soạn bài:
Chuẩn bị bài sau học
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- Chuyển tiết. 
**3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Hs nêu 
- Hs nhận xét 
-Nghe, nhắc lại.
-HS chia nhóm nhỏ, cùng đọc sách, thảo luận dựa theo các câu hỏi nhỏ gợi ý của GV và rút ra kết luận.
-Có nghĩa là tình thế vô cùng cấp bách, nguy hiểm.
+Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vạn khó khăn tưởng như không vượt qua nổi.
+Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triêu người chết, nông nghiêp đình đốn, hơn 90% người mù chữ. Ngoai xâm và nội phản đe doạ nền độc lâp.
-Đại diện 1 nhóm nêu ý kiến các nhóm khác bổ sung.
-2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, trả lời câu hỏi, sau đó 1 HS phát biểu ý kiến trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
* Sẽ có càng nhiều đồng bào ta chết đói, nhân dân không đủ hiểu biết để tham gia cách mạng, xây dựng đất nướcvà nước ta còn có thể trở lại cảnh mất nước.
* Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm.
*Vì chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu, mất nước.
-Nghe.
- Hs quan sát 
**2 HS lần lượt nêu:
-H2: Chụp cảnh nhân dân dang quyên góp
-H3: Chụp cảnh lớp bình dân học vụ
***Là lớp dành cho những người lớn tuổi học ngoài giờ lao động.
-HS làm việc cá nhân, đọc SGK và ghi lại các việc mà Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân làm để đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.
-HS tiếp nối nhau nêu ý kiến trước lớp, mỗi HS chỉ cần nêu 1 ý kiến cả lớp thống nhất ý kiến.
-HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em nêu ý kiến của mình trước nhóm cho các bạn bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
* Làm được những việc phi thường là nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
** Nhân dân một lòng tin tưởng vào chính phủ, vào Bác để làm cách mạng.
*1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm SGK.
-Một số HS nêu ý kiến.
-Một số HS kể trước lớp.
* Nêu...
 *Đảng, Chính phủ và Bác đã phát huy được sức mạnh của nhân dân.
Nghe và làm theo.
- Nghe và thực hiện.
 Tiết 5	
ĐẠO ĐỨC
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ ( T1)
I) MỤC TIÊU:
- Kiến Thức: 
 Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho XH; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc.
 - Kĩ Năng:
 Thực hiện hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già em nhỏ.
- Giáo dục: 
 Tôn trọng, yêu quí, thân thiện với người già, em nhỏ; không đình tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già em nhỏ. 
 - HS có kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định và kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
* Các PP-KTDH tích cực có thể sử dụng:
Thảo luận nhóm.
Đóng vai.
II. CHUẨN BỊ:
 Tài liệu và phương tiện:
GV: G.án, xem bài trước khi đến lớp.
HS: CB bài trước ở nhà, ĐDHT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
GV
HS
1. Ổn định: (1’) 
 2. Bài cũ: (5)
** Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 - Hãy nêu việc làm tốt em đã đói xử tốt với bạn?
-Theo em như thế nào là tình bạn đẹp.
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: ( 25’)
a) GT bài: (1’)
- Gv sử dụng tranh, ảnh 
- Kể câu chuyện có nội dung về kính trọng người già để GT bài.
- Ghi tựa bài lên bảng
b. Nội dung: (24’)
*Hoạt Động 1: (8’)
 Tìm hiểu nội dung truyện Sau cơn mưa.
- Gv đọc truyện Sau cơn mưa.
-Yêu cầu 1 HS đóng vai minh hoạ theo nội dung câu chuyện.
-Yêu cầu HS cả lớp thảo luận các câu hỏi sau:
+ Các bạn nhỏ trong truyện làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ ? 
+ Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn ?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện 
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét rút kết luận: 
 Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng. Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK.
Liên hệ, gd kĩ năng sống cho hs.
*Hoạt Động 2: (8’)
Làm bài tâp1 SGK.
-Giao nhiệm vụ yêu cầu HS làm bài tập 1, theo nhóm 
-Mời HS trình bày ý kiến, HS khác nhận xét bổ sung.
+ Nhận xét rút kết luận: 
 Các hành vi a,b,c, là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. Hành vi d, chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương chăm sóc em nhỏ.
4 . Củng cố: ( 5)
- Gv gọi 2 hs nêu lại nd bài 
+ Tìm hiểu phong tục, tập quán kính già yêu trẻ của địa phương của dân tộc ta.
-Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
5. Dặn dò: (1’)
Về nhà học bài, soạn bài:
Chuẩn bị bài sau học.
- Chuyển tiết.
-HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-HS trả lời.
-HS nhận xét.
- Lắng nghe.
-Nêu lại đề bài.
* HS lên trình bày minh hoạ.
- Thảo luận cả lớp.
- Chào hỏi cụ già.
- Bà cụ cảm thấy vui, ...
- Các bạn thể hiện thái độ kính trọng người già.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
* 2,3 HS nhắc lại kết luận. 
* 3 HS đọc ghi nhớ SGK.
- Liên hệ và làm theo.
- Thảo luận nhóm và làm bài tập.
- 3,4 HS trình bày ý kiến.
-Lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
-Liên hệ bản thân em.
* Hs nối tiếp 
+ Tìm hiểu chuẩn bị cho bài sau.
-Liên hệ thực tế bằng những việc làm của em.
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2016
Tiết 1
THỂ DỤC
ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC
 Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”
_________________________________________
Tiết 2 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:	
- Kiến Thức: 
 Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm bảo vệ môi trường. Luyện tập kĩ năng giải nghĩa một số từ ngữ nói về môi trường, tìm từ đồng nghĩa.
- Kĩ Năng: 
 HS làm bài tập thành thạo.
- Thái Độ:
 Gdhs lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường xung quanh để góp phần bảo vệ sức khỏe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 - Bảng phụ.
 - Bút dạ và giấy khổ to + bang dán.
 -Một vài trang từ điển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (5’) 
-GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
- Y/c hs lên bảng đặt câu với một cặp từ chỉ quan hệ mà em biết?
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’) 
a) Giới thiệu bài (1’).
- Giới thiệu bài, ghi tên bài
b) Hướng dẫn tìm hiểu: (29’) 
- Bài 1: Cho HS đọc toàn bộ bài 1.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
b) Yêu cầu hs tự làm bài 
- Gọi hs nhận xét bài bạn 
Gv chốt ý đúng:
+ Điểm giống nhau của các cụm từ là: đều thuộc về môi trường đều là các yêu tố tạo thành môi trường).
+Điểm khác nhau
- Cảnh quan thiên nhiên là những cảnh vật thiên nhiên nói chung có thể nhìn thấy được.
- Danh lam thắng cảnh là cảnh đẹp nổi tiếng.
 -Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giao việc: Các em thay từ bảo vệ trong câu đã cho bằng một từ đồng nghĩa với nó.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại từ đúng nhất là giữ gìn.
4. Củng cố; (5’)
- Gdhs ý thức bảo vệ môi trường nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân.
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT, học thuộc ghi nhớ
5. Dặn dò: (1’)
Về nhà học bài, soạn bài:
.Chuẩn bị bài sau học.
- Chuyển tiết. 
** 3 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV.
** 2 hs nêu
- Hs nhận xét 
-Nghe.
*1 Hs đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài theo nhóm hoặc theo cặp. Các bạn trao đổi tìm lời giải.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
Ý a: Phân biệt nghĩa các cụm từ.
-Khu dân cư: Khu vực dành cho nhân dân ở, sinh hoạt.
-Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
- Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực trong đó có các loài vật, con vật cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài 
-Lớp nhận xét.
*1hs lên bảng, hs làm vào vở 
- Hs nhận xét 
* 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
Nghe.
- Thực hiện.
Tiết 3
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Kiến Thức: 
 Ôn tập, củng cố lại KT nhân một số thập phân với một số tự nhiên, nhân một số thập phân với 10, 100
- Kĩ Năng: 
 Rèn luyện kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên;
 - Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000  bt1a, 2a, b; 3.
- Giáo Dục:
 Tính cẩn thận, chính xác 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ, bảng con 	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’) 
2. Bài cũ: (5’)
** Gọi HS nêu quy tắc nhân số thập phân với 10, 100, 1000, 
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’)
 a) GTB: (1’) Gtb, ghi tên bài.
b) Luyện tập
- Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập.
- Chú ý các trường hợp 
0,9 ×100 ; 0,1 × 1000
- GV nhận xét tuyên dương.
-Bài 2: Gọi HS nêu đề bài.
- Nêu y/c ? 
-Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gdhs tính cẩn thận khi làm toán.
- GV nhận xét tuyên dương.
-Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
-Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết người đó đi đượcbao nhiêu km ta làm như thế nào?
- Ta đã biết số km của 3, giờ hay chưa? Theo em phải làm như thế nào?
- GV nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố; (5’)
- Gọi HS nhắc lại các kiến thức đã học.
- Gv nhận xét tiết học 
- Nhắc HS về làm bài tập. 
5. Dặn dò: (1’)
Về nhà học bài, soạn bài:
Chuẩn bị bài
 (Nhân mộy số thập phâp với một số thập phân)
- Chuyển tiết. 
- 3 hs nối tiếp nêu
- Hs nhận xét 
-Nhắc lại tên bài học.
** Tính nhẩm 
- HS thực hiện làm miệng cặp đôi.
- Một số cặp trình bày trứơc lớp và giải thích cách làm.
- Nhận xét sửa bài cho bạn.
** 1HS đọc đề bài.
* Đặt tính rồi tính 
** 2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào bảng con.
a) 7,69 x 50 = 384, 5
b) 12,6 x 800 = 10080
- Nhận xét sửa bài trên bảng.
** 1HS đọc đề bài.
* Ngưòi đó đi được bao nhiêu km?
* ... lấy số km của 3 giờ đẩu + số km của 4 giờ sau 
- Hs nêu
*1Hs lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Trong 3 giờ đầu người đó đđược là: 
 10,8 × 3 = 32,4 (km)
Trong 4 giờ sau người đó điđược là 
 9,52 x 4 = 38,08 ( km)
Người đó đi được số km là :
 32,4 + 38,08 = 70,48( km)
Đáp số: 70,48 km
- Nhận xét và sửa bài.
* 2 hs nối tiếp nêu cách nhân nhẩm với 10, 100
- Nghe và làm theo.
Tiết 4
KHOA HỌC
SẮT, GANG, THÉP
I. MỤC TIÊU:
- KT:
 Hs nắm được một số tích chất của của sắt, gang, thép,
 - KN: 
 Kể tên một số dụng cụ, máy móc đồ dùng được làm từ gang hoặc thép,
- TĐ: 
 Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang thép có trong gia đình,
 II. Đồ DÙNG DạY HọC:
 - Thông tin và hình 48, 49 SGK.
 - Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
BÀI: SẮT, GANG, THÉP
Phiếu học tập - Nhóm...
Tên gọi
Sắt
Gang
Thép
Nguồn gốc
Tính chất
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Tre, mây, song có tính chất gì?
- Tre, mây, song được dùng để làm gì?
-Nêu các vật liệu trong gia đình em làm từ tre, mây, song ?
- Nêu cách bảo quản các đồ vật bằng mây, tre, song trong gia đình?
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’)
a). GT bài(1’): 
+ Cho HS xem một số vật mẫu bằng kim loại.
+ GT bài, ghi đầu bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu(29’) :
* Hoạt động 1: (14’) 
 Nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép.
+ Yêu cầu HS đọc SGK và làm việc với PHT
- Gọi 1HS lên bảng lớp trình bày.
+ Nhận xét rút kết luận:
 Trong tự nhiên, sắt thép có trong các thiên thạch và trong các quặng sắt.
- Sự giống nhau: đều là hợp kim của sắt và các - bon.
- Sự khác nhau: gang có nhiều các bon hơn thép, thép thì ngược lại...
* Hoạt Động 2: (10’) 
 Ứng dụng của gang, thép trong đời sống.
+ Yêu cầu HS quan sát hình SGK theo nhóm đôi và nói xem gang, thép được sử dụng để làm gì?
- Đính từng hình lên bảng yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
- Liên hệ, gdhs sau mỗi hình.
** Ngoài những đồ dùng có trong các hình này, em còn biết sắt, gang, thép được dùng để sản xuất những dụng cụ, chi tiết máy móc, đồ dùng nào nữa?
- Kết luận: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Ở nước ta có nhà máy gang, thép Thái Nguyên rất lớn sản xuất gang, thép. Sắt và hớp kim của nó có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
* Hoạt Động3: (7’)
 Cách bảo quản một số đồ dùng làm sắt và hợp kim của sắt. 
- Cho hs Chuyền điện kể tên một số dụng cu, máy móc, đồ dùng được làm từ gang thép có ở gia đình 
- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong mhà bạn?
- GDHS biết bảo quản những đồ dùng được làm từ gang, thép.
+ Nhận xét, rút kết luận:
- Các hợp kim được dùng làm các đồ dùng như: nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc,...Cần cẩn thận khi sử dụng( Đồ làm bằng gang dễ vở, đồ bằng thép cần rửa sạch, để khô ráo tránh bị gỉ sét)
4. Củng cố: (5’)
- Gv gọi 1 hs nêu lại nd phiếu bài tập 
- Yêu cầu HS đọc Mục Bạn cần biết/49
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1‘)
 - Về nhà học bà, chuẩn bị bài sau: Đồng và hợp kim của đồng.
- Chuyển tiết. 
** 4 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-HS nhận xét.
HS quan sát.
-Nêu đầu bài.
- Làm việc cá nhân: đọc SGK và điền vào PHT.
* 1 HS trình bày. Lớp nhận xét.
-Nêu lại kết luận.
+ Quan sát các hình 48, 49 SGK thảo luận theo nhóm đôi.
- Lên bảng trình bày.
H1: Thép làm đường ray.
H2: Lan can nhà ở.
H3: Cầu
H5: Dao, kéo, dây thép.
H6: Các dụng cụ dùng để mở ốc vít.
...Còn được dùng để sản xuất các đồ dùng: cày, cuốc, dây phơi quần áo, cầu thang, hàng rào, song cửa sổ, đầu máy xe lửa, xe ô tô, cầu, xe đạp, xe máy, làm nhà...
- Nghe.
- Hs “Chuyền điện” nêu các đồ dùng, vật dụng được làm bằng sắt, gang và thép.
- Nêu...
- Nghe
* 1 HS nêu lại nội dung phiếu bài tập.
- Một số hS đọc.
-Nghe và làm theo.
Tiết 5
KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN (tiết 1)
 I/ MỤC TIÊU: 
 HS cần phải làm được một sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
- Tranh ảnh của các bài đã học.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của cô
1. Ổn định (1’) 
 Ktss, sinh hoạt đầu giờ.
2. Bài cũ(5’): 
 KT sự chuẩn bị của hs, nhận xét.
3. Baì mới( 28’)
- Giới thiệu bài, ghi tựa lên bảng (1’).
- Các hoạt động (27’)
Hoạt động 1: (7’) 
Ôn tập những nội dung đã học
trong chương 1
- Đặt câu hỏi yêu cầu Hs nhắc lại những nội dung đã học trong chương 1.
- GV nhận xét và tóm tắt những nội dung HS đã nêu.
*Hoạt động 2: (20’)
HS thảo luận nhóm để
chọn sản phẩm thực hành
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn:
+ Củng cố kiến thức, kỹ năng về khâu, thêu, nấu ăn
+ Nếu chọn nấu ăn: mỗi nhóm thực hiện 1 sản phẩm. Còn nếu cho khâu, thêu: mỗi em thực hiện 1 sản phẩm.
- Chia nhóm và phân vị trí thực hành cho từng nhóm. Tổ chức HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm 
- Tổ chức trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét, ghi lại những chọn lựacủa các nhóm và kết luận hoạt động 2
4. Củng cố; (5’)
- Cho hs dọn vệ sinh sau tiết thực hành.
5. Dặn dò: (1’)
Về nhà học bài, soạn bài:
Chuẩn bị bài sau học.
- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau: Thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- HS nhắc lại cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu nhân và những nội dung phần nấu ăn.
Cả lớp theo dõi, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- HS lắng nghe để thực hiện.
- Các nhóm thảo luận, phân công thực hiện sản phẩm (nếu nấu ăn).
- Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọn. 
Cả lớp nhận xét.
- Thực hiện.
- Lớp nhận xét.
Nghe.
- Thực hiện.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2016 
Tiết 1
TẬP ĐỌC
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. MỤC TIÊU:
+ KN: 
 Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ;
 - Giọng đọc vừa phải, biết ngắt nhịp, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 -Thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc yêu mến, quý trọng những phẩm chất đẹp đẽ của bầy ong.
+ KT: 
 Hiểu các từ ngữ trong bài: đẫm, rong ruổi, nối liền mùa hoa 
 - Hiểu được những phẩm chất cao quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho người (trả lời được các câu hỏi trong sgk, học thuộc hai khổ thơ cuối bài).
 + TĐ:
 GDHS yêu cảnh đẹp thiên nhiên;
II. CHUẨN BỊ.
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
 - Tranh ảnh liên quan đến bài học HS sưu tầm được.
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khổ thơ cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’) 
2. Bài cũ: (4’) 
-GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 hs đọc nối tiếp từng đoạn của bài: Mùa thảo quả.
+Em thích nhất hình ảnh nào trong bà? Vì sao?
+ Nội dung bài văn là gì?
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’) 
a) Giới thiệu bài (1’).
-Giới thiệu bài và ghi tên bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu (29’)
+Luyện đọc (9’).
- Gv gọi 1 hs đọc cả bài một lần.
- Bài chia mấy đoạn? 
- Gv hướng dẫn giọng đọc 
-Cần đọc với giọng vừa phải thể hiện lòng yêu mến, quý trọng những phẩm chất đẹp. Nhấn giọng ở những từ ngữ: Đẫm, trọn, bập bùng.
-Cho HS đọc khổ nối tiếp.
- Gv theo dõi , phát hiện , sửa sai 
-Luyện đọc từ ngữ khó đọc: hành trình, đẫm, sóng, tràn...
- Gv gọi hs nối tiếp đọc (l2’)
- Hướng dẫn hs giải nghĩa một số từ khó (SHS )
- Gv cho hs luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức thi đọc theo cặp 
- Gv nhận xét, tuyên dương 
- Gv đọc toàn bài: Cần đọc với giọng vừa phải thể hiện lòng yêu mên, quý trong những phẩm chất đẹp. Nhấn giọng ở những từ ngữ: Đẫm, trọn, bập bùng.
+ Tìm hiểu bài : (10’)
*Theo em, hai câu thơ trong ngoặc đơn nói gì?
+Khổ 1:
- Cho HS đọc thầm.
** Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu của bài thơ nói lên hành trình vô tận của bài thơ?
+Khổ 2+3.
- Cho HS đọc thầm.
** Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
** Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
- Cho HS đọc lại khổ thơ 3.
- Em hiểu nghĩa câu thơ "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt nào" thế nào?
- Gdhs đức tính cần cù, chịu khó như bầy ong mật.
+Khổ 4
-Cho Hs đọc thầm.
* Qua hai câu thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói điều gì về công việc của loài ong.
* Bài thơ muốn nói điều gì?
+ Đọc diễn cảm và HTL(9’)
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn khổ thơ cần luyện lên và hướng dẫn cách đọc.
- Cho HS luyện dọc diễn cảm.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng diễn cảm hai khổ thơ đầu.
- Gv nhận xét và khen những HS thuộc nhanh, đọc hay.
4) Củng cố; (5’)
- Cho hs nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ, gdhs trong cuộc sống cần phải có thói quen cần mẫn, tìm tòi và sáng tạo như bầy ong mật.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1’)
Về nhà học bài, soạn bài:
.Chuẩn bị bài sau học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm, HTL, 2 khổ thơ đầu, chuẩn bị cho bài TĐ tuần 13 bằng cách đọc trước bài vườn chim

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_12_nguyen_van_hung.doc