Giáo án Mầm non - Chủ đề: Gia đình
Cô niềm nở đón trẻ, tạo sự yên tâm, vui vẻ cho trẻ khi đến lớp.
- Nhắc nhở trẻ chào bố mẹ đi học. Nhắc trẻ cất dép, đồ dùng đúng nơi quy định.
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ và nắm được thông tin của trẻ để có phương pháp và biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh : Gia đình của bé
- Điểm danh trẻ, gọi tên từng cháu một
- Cô cho trẻ xếp hàng ngay ngắn tập thể dục buổi sáng với nhạc theo chủ đề: Gia đình
+ Động tác tay 1
+ Động tác chân 1
+ Động tác bụng 1
+ Động tác bật:Bật tại chỗ
- Vệ sinh trước khi vào lớp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non - Chủ đề: Gia đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non - Chủ đề: Gia đình
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện 4 tuần: Từ ngày 28/10/2019-22/11/2019 MỤC TIÊU GIÁO DỤC NỘI DUNG GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG 1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT MT 1: Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. MT 9: Phối hợp tay - mắt để tung bóng lên cao và bắt bóng MT 10: Chạy với tốc độ chậm, đều, phối hợp tay- chân nhịp nhàng khi chạy chậm 60m MT 11: Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi bằng gót chân MT 12: Kết hợp các kỹ năng bò, bật để thực hiên vận đông bò chui qua cổng, bật liên tục về phía trước MT 40: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép. - Hô hấp: Hít vào, thở ra. - Tay: + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay). + Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu). - Lưng, bụng, lườn: + Cúi về phía trước, ngửa người ra sau. + Quay sang trái, sang phải. + Nghiêng người sang trái, sang phải. - Chân: + Nhún chân. + Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ. + Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối. Tung bóng lên cao và bắt bóng Chạy chậm 60m Đi bằng gót chân. Bò chui qua cổng, bật liên tục về phía trước - Nhận ra người lạ mặt, không đi theo; không nhận quà khi người thân chưa cho phép. - Thể dục sáng - Hoạt động học -Hoạt động học - Hoạt động học Hoạt động học - Trò chuyện mọi lúc mọi nơi, đón trẻ. 2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC MT 62: Gộp hai nhóm đối tượng trong phạm vi 3 MT 63: Tách một nhóm đối tượng thành 2 nhóm trong phạm vi 5 MT 64: Sử dụng các số từ 1-5 để chỉ số lượng, số thứ tự. MT 70: Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản. MT 73: Trẻ có hiểu biết về gia đình, ngôi nhà của mình MT 76: Trẻ biết có hiểu biết về gia đình, nhu cầu cần thiết về vật chất và tinh thần của gia đình - Gộp 2 đối tượng trong pvi 3, đếm và nói kết quả - Tách các đối tượng thành 2 nhóm nhỏ, đếm và so sánh. - Phân thành nhiều nhóm theo 1-2 dấu hiệu - Nhận biết chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 3. - Lắp ghép các hình để tạo thành các hình mới - Tạo các hình đơn giản bằng các vật liệu khác nhau như que diêm, que tăm, hột hạt lá cây - Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ, ngôi nhà họ đang sinh sống. Một số nhu cầu của gia đình. Địa chỉ gia đình - Trẻ hiểu biết nhu cầu của gia đình (nhu cầu về ăn uống, nhu cầu về biểu hiện , nhu cầu được yêu thương và yêu thương lẫn nhau - Hoạt động học, hoạt động góc - Hoạt động học và mọi lúc mọi nơi - Hoạt động học, hoạt động góc - Mọi lúc mọi nơi - Hoạt động học, hoạt động góc. Hoạt động học, mọi lúc mọi nơi. 3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MT 79: Dạy tiếng việt cho trẻ. MT 80: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao phù hợp lứa tuổi của trẻ MT 82: Đọc truyện qua các tranh vẽ MT 83: Trả lời và đặt các câu hỏi MT 85: Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè MT 92. Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách - Hiểu được một số từ khó trong một nội dung, câu chuyện, bài thơ, bài hát. - Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi. - Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi : - Trẻ biết đọc truyện qua các tranh vẽ - Trả lời và đặt các câu hỏi: ai? cái gì? ở đâu? khi nào? để làm gì?. - Đọc thuộc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè. + Thơ : “Chiếc quạt nan”, mẹ của em, lấy tăm cho bà, cô và mẹ, em yêu nhà em - Giữ gìn, bảo vệ sách. - Cất sách đúng nơi qui định, không làm nhàu, rách, bẩn sách. - Giờ đón trẻ, trả trẻ, hoạt động học, hoạt động góc, mọi lúc mọi nơi - Hoạt động học, mọi lúc mọi nơi. - Hoạt động góc, hoạt động học, hoạt động chiều. - Hoạt động góc, hoạt động mọi lúc mọi nơi. - Đón trẻ, trả trẻ trò chuyện mọi lúc mọi nơi. - Hoạt động góc. 4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KN XÃ HỘI. MT 94: Nhận biết các trạng thái cảm của người khác MT 105: Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình MT 98: Có hành vi giữ gìn vệ sinh môi trường - Nói được trạng thái cảm xúc của người khác qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. - Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh. - Trẻ biết yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình thể hiện qua lời nói, cử chỉ, việc làm cụ thể - Giữ vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi - Biết giữ gìn vệ sinh ngôi nhà của mình. - Giờ đón, hoạt động góc, hoạt động học, mọi lúc mọi nơi. - Giờ đón trẻ, hoạt động góc, hoạt động học. - Giờ đón trẻ, hoạt động góc, hoạt động học. 5. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: MT 112: Hát đúng giai điệu bài hát phù hợp lứa tuổi MT 113: Thể hiện sắc thái, tình cảm và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc MT 115: Trẻ biết phối hợp các kĩ năng để tạo thành các sản phẩm tạo hình MT 119: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình - Dạy trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm, phù hợp với sắc thái , tình cảm của bài hát. -Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ. - Dạy hát: “Cả nhà thương nhau”,Cả nhà đều yêu”... - Nghe hát “Cho con , Tổ ấm gia đình” - Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với bài hát, bản nhạc. - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhạc, theo tiết tấu. -Vỗ tay theo nhịp, phách,tiết tấu, múa - Sử dụng các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét. - Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm. - Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét. - Nói lên ý tưởng tạo hình của mình. - Đặt tên cho sản phẩm - Hoạt động học, hoạt động góc Hoạt động học, hoạt động góc. - Hoạt động học, hoạt động góc. - Hoạt động học, hoạt động góc. ****************************************************************** MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC I. Bố trí và tổ chức các hoạt động của trẻ trong trường lớp: - Môi trường giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển về: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ của trẻ gồm: - Không gian hoạt động của trường, lớp. - Mục đích tổ chức các hoạt động - Các yếu tố an toàn cho trẻ. - Nhu cầu của trẻ. II. Môi trường trong lớp 1. Chuẩn bị các góc chơi. a. Góc xây dựng: Tận dụng ống hút, giấy xốp bìa cứng của thùng sữa, hộp sữa để tạo ra ngôi nhà, các loại đồ chơi như bàn ghế, một số chai làm các dụng cụ cấc nghề. b. Góc học tập: Cô và trẻ sử dụng các tranh ảnh về chủ đề như dụng cụ, sản phẩm các nghề hình ảnh các nghề, làm album hình trang trí các góc. c. Góc phân vai: Tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn tạo nên các đồ chơi cho góc phân vai: nồi, bát, bàn, ghế, rau củ quả, búp bê... d. Góc nghệ thuật: - Tận dụng các vật liệu có sẵn cho trẻ cùng nặn hình người và kết hợp dạy toán cho trẻ, sử dụng giấy, bút màu... tạo nên những bức tranh trang trí cho chủ đề. - Sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có: chia, lọ, hộp giấy, hột hạt. để tạo ra dụng cụ âm nhạc để trẻ có thể sử dụng trong các hoạt động âm nhạc: micro, phách, xắc xô, trống lắc. - Khuyến khích trẻ tự chọn góc chơi theo ý thích, luôn chuyển góc chơi cho trẻ. - Cô bao quát các góc chơi, chú ý đến hứng thú, nhu cầu chơi của trẻ tại các góc theo cá nhân, nhóm, điều chỉnh số lượng trẻ. - Cô hướng dẫn trẻ chơi khi trẻ chưa có kinh nghiệm, không áp đặt, tạo không khí thoải mái để trẻ thể hiện hoạt động theo ý thích, phù hợp vói khả năng của mình. 2. Yêu cầu bố trí góc chơi và khu vực hoạt động: - Bố trí các khu vục thuận lợi cho trẻ và trẻ có thể dễ dàng giao lưu với nhau giữa các góc. - Phòng học sáng sủa, sạch sẽ. Các giá, kệ, tủ... kê gọn gàng, thuận lợi cho cô và trẻ. - Trang trí lớp đúng chủ đề, tạo sự hấp dẫn trẻ. - Sử dụng tối đa sản phẩm cúa bé để trang trí xung quanh lớp và để trẻ quan sát, trò chuyện, trong một số hoạt động. III. Môi trường ngoài lớp học. - Chuẩn bị sân bãi sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ. Sân chơi của trẻ đủ rộng để trẻ thoải mái hoạt động. Chuẩn bị một số đồ chơi ngoài trời như: Cầu tuột, xích đu, nhà banh, bập bênh, cột bóng rổ... Ngoài ra cần chuẩn bị một số đồ chơi: Cát, nước, đá, sỏi, hột hạt để cho trẻ chơi. Cô cần chuẩn bị khu vườn của bé để bé có thể trồng và chăm sóc cây cối, để trẻ đắm mình, gần gũi cùng với thiên nhiên. - Cô chuẩn bị các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, các bài đồng dao, ca dao, thơ ca, hò vè để trẻ làm quen, giao lưu và hoạt động cùng nhau. - Tạo điều kiện thuận lợi để trẻ giao lưu với nhau một cách tụ nhiên, thoải mái để trẻ có thể phát huy tính tích cực của trẻ và thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động. - Cô tận dụng các ngôi nhà ở xung quanh trường học cho trẻ quan sát thực tế, các kiểu nhà phương. **~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~* KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ Thời gian thực hiện 28/10 – 01/11 /2019 Thứ Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ Điểm danh Thể dục sáng - Cô niềm nở đón trẻ, tạo sự yên tâm, vui vẻ cho trẻ khi đến lớp. - Nhắc nhở trẻ chào bố mẹ đi học. Nhắc trẻ cất dép, đồ dùng đúng nơi quy định. - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ và nắm được thông tin của trẻ để có phương pháp và biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh : Gia đình của bé - Điểm danh trẻ, gọi tên từng cháu một - Cô cho trẻ xếp hàng ngay ngắn tập thể dục buổi sáng với nhạc theo chủ đề: Gia đình + Động tác tay 1 + Động tác chân 1 + Động tác bụng 1 + Động tác bật: Bật tại chỗ - Tập Erobic theo nhạc - Vệ sinh trước khi vào lớp Hoạt động học PTNT Đếm đến 3, tạo nhóm có số lượng 3, nhận biết chữ số 3. (mt64) PTTC Tung bóng lên cao và bắt bóng (mt9) PTNN Thơ “ Lấy tăm cho bà”. (mt80) PTTC-XH Bé biết quan tâm nhường nhịn em nhỏ(mt105) PTTM Dạy vận động “cả nhà thương nhau” (mt113) Hoạt động Góc 1. Góc phân vai: Gia đình, mẹ con 2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của Bé 3. Góc nghệ thuật: Hát, múa các bài trong chủ đề gia đình 4. Góc học tập: Vẽ, tô màu về các thành viên trong gia đình 5.Góc vận động: Chơi đồ chơi góc vận động * Mục đích -Yêu cầu: - Trẻ biết phối hợp với nhau trong khi chơi, sắp xếp đồ chơi đẹp mắt - Trẻ biết phân vai chơi và chơi theo nhóm *Chuẩn bị : - Góc xây dựng: gạch xốp, các loại cây hoa, thảm cỏ, cổng, tiền, bút... - Góc phân vai: Một số tiền giấy, đồ dùng gia đình . - Góc vận động: ném túi cát, ném vòng cổ chai, hột hạt, dây. - Góc nghệ thuật: một số dụng cụ âm nhạc trông lắc sắc xô,kèn,đĩa nhạc. - Góc học tập: Màu sáp, giấy a4, bút chì *Tiến hành: - Cho trẻ giới thiệu các góc chơi. - Hỏi trẻ thích chơi ở góc nào, chơi như thế nào. - Cho trẻ về góc chơi và phân vai chơi. - Hỏi ý tưởng của trẻ. - Quan sát gợi ý và động viên trẻ. - Mời trẻ nhận xét sau khi chơi. - Kết thúc. Hoạt động chơi ngoài trời 1. Trò chơi dân gian: Tập tầm vông 2. Trò chơi học tập: Địa chỉ nhà cháu 3. Trò chơi vận động: Tìm đúng nhà. 4. Trò chơi tự do: Chơi với cát đá, lá cây, đồ tự do ngoài trời. * Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết chơi các trò chơi hoạt động ngoài trời. Rèn sức khoẻ, tính nhanh nhạy của trẻ. - Hình thành khả năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ. * Chuẩn bị: * Trò chơi “địa chỉ nhà cháu” - Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn chơi trò chơi “lạc đường” Trò chuyện cùng trẻ: + Con cảm thấy thế nào nếu bị lạc đường? + Ai sẽ giúp con tìm đường về nhà. + Cháu sẽ nói thế nào với họ về địa chỉ nhà cháu? + Nói với họ bố mẹ cháu đang ở đâu? - Nếu bị lạc chúa nghĩ chú công an sẽ giúp cháu và hãy nói với chú điạ chỉ gia đình cháu. + Cô tổ chức cho trẻ chơi, bao quát trẻ. *Trò chơi “tìm đúng nhà” + Trẻ xem và quan sát các gia đình trên. Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh. Khi nghe 3 tiếng trống thì trẻ chạy nhanh về đúng nhà của mình ( Ai cầm tranh vẽ gia đình nào thì chạy nhanh về ngôi nhà có gia đình đó). Bạn nào sai thì nhảy lò cò quanh ngôi nhà của mình. + Cô tổ chức cho trẻ chơi + Cô tổ chức cho trẻ cho trẻ chơi. * Trò chơi “tập tầm vông” - Cho trẻ đứng thành từng đôi một, quay mặt vào nhau. Trong mỗi đôi cô chỉ định 1 trẻ dấu một bức tranh trong tay. Trẻ cầm tranh( trẻ A) đưa tay ra sau lưng và dấu tranh vào tay theo tùy thích. Cả 2 cùng đọc lời ca Tập tầm vông Tay không, tay có Tập tầm vó tay có tay không Mời các bạn đoán sao cho trúng Tập tầm vó tay nào có, tay nào không? - Đến tiếng không cuối cùng thì dừng lại. Trẻ a đưa 2 tay mắm chặt ra trước mặtđể trẻ B nhìn và đoán tay nào có dấu tranh. Trẻ A xòe tay bạn vừa chỉ ra, nếu đúng thì trẻ A thua cuộc và trẻ a phải nhường tranh cho bạn B. Trẻ nào thua nhiều thì chạy xung quanh ban thắng 3 vòng. + Cô tổ chức cho trẻ chơi, bao quát trẻ. *Chơi tự do: Chơi tự do với phấn, giấy, nước, cát, bóng, chơi khu PTTC - Tiến hành: Cô giới thiệu đồ chơi,trẻ chọn đồ chơi. - Trẻ chơi cô bao quát trẻ. - Hết giờ cô tập trung trẻ lại nhắc nhở trẻ về buổi chơi và cho trẻ đi vệ sinh tay, chân sạch sẽ đi vào lớp. Vệ sinh - ăn trưa - Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong. - Cô xếp bàn ghế cho trẻ chuẩn bị ăn cơm trưa. - Cô nhắc trẻ mời cô mời bạn trước khi ăn. - Nhắc trẻ giữ gìn trật tự trong khi ăn, không làm rơi vãi thức ăn ra ngoài. - Cho trẻ đi đánh răng. - Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, tay chân rồi mới đi ngủ. - Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. Hoạt động theo ý thích Ôn bài cũ: Ôn các bài vừa học. - Gợi mới: Cho trẻ làm quen những bài hôm sau . - Đọc một số bài thơ, hát múa một số bài hát trong chủ đề . - Nêu gương: Nêu gương những trẻ ngoan, khuyến khích những trẻ chưa ngoan. Trả trẻ - Vệ sinh cá nhân cho trẻ gọn gàng sạch sẽ . - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày, trẻ chào cô, bố mẹ ra về **~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~** Thứ 2 ngày 28 tháng 10 năm 2019 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY I. Giờ học: Đếm đến 3, tạo nhóm có số lượng 3, nhận biết chữ số 3. - Trẻ biết đếm đến 3, tạo nhóm có số lượng 3. Nhận biết chữ số 3 - Rèn kĩ năng đếm thành thạo các nhóm đối tượng trong phạm vi 3 * Ổn định vào bài: - Vận động“ Cả nhà thương nhau” - Cô giới thiệu bài học chuyển hoạt động. * Hoạt động 1 : Ôn gợi nhớ “ Số lượng 2” * Ôn tập số lượng 2: - Cô mời 1 trẻ lên đếm gia đình bạn búp bê. - Gia đình bạn búp bê có 2 người thì tương ứng với chữ số mấy nhỉ? Cô mời 1 bạn lên tìm chữ số? - Cô cho trẻ bớt dần và cất đồ dùng - Giới thiệu bài học: “ Đếm số lượng trong phạm vi 3 – Nhận biết chữ số 3” nhé!? * Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới: “ Đếm , tạo nhóm, thêm bớt các đối tượng trong phạm vi 3 – Nhận biết chữ số 3” - Cô hỏi trẻ nhìn xem trong gia đình thứ nhất có bao nhiêu người ? - Cô xếp lần lượt 1-2- 3 ( Tất cả là 3 người) - Cả lớp đếm cùng cô xem gia đình thứ nhất có mấy người ? (3 người) - Vậy chúng mình cùng xem gia đình thứ 2 có bao nhiêu người nào?Cô mời trẻ lên xếp và đếm. ( tất cả là 2 người) - So sánh hai gia đình? - Gia đình nào nhiều người hơn, gia đình nào ít người hơn? Muốn 2 gia đình có số người bằng nhau và băng 3 các con phải làm gì? - Trẻ đếm : 1-2-3 ( Tất cả là 3 người) - Vậy số người của 2 gia đình như thế nào? Bằng nhau là mấy? - 3 người tương ứng với chữ số 3 đấy các con, cô đặt số 3. Cả lớp đọc số 3 - Tổ, Cá nhân đọc số 3 - Cô mời trẻ phân tích số 3 - Cô phân tích nét của số 3 - Cô mời 1 cháu lên bớt 1 – thêm 1 ( nhận xét, đưa ra kết quả) - Bớt 2- thêm 2 ( kết quả) - Cô cho trẻ tiến hành bớt dần nhóm đồ dùng. Xếp dãy số và đọc dãy số. 3. Hoạt động 3 : Luyện tập cả lớp - Xếp gia đình thứ nhất ra, trẻ đếm - Lớp xếp lần lượt 1-2- 3 ( Tất cả là 3 người) - Xếp gia đình thứ 2 - Cháu xếp: 1-2 ( tất cả là 2 người) - Vậy các con thấy số người trong gia đình thứ nhất và gia đình thứ 2 như thế nào so với nhau? - So sánh hai gia đình - Để hai gia đình bằng nhau, phải thêm 1 người. Trẻ đếm : 1-2-3 ( Tất cả là 3 người) - 3 người tương tứng với chữ số 3. Cả lớp đọc số 3 - Cho trẻ bớt1 thêm 2, bớt 2 thêm 2 và trả lời kết quả. - Cho trẻ đọc xuôi – ngược dãy số, đọc số liền trước liền sau và cất dần. * Hoạt động 4 : Trò Chơi “ Gắn số người cho đúng số nhà” - Cô có 3 ngôi nhà gắn các chữ số khác nhau, yêu cầu trẻ tìm các hình người cô cắt sẵn lên dán sao cho đúng với chữ số cô đã dán ở ngôi nhà. Yêu cầu khi lên dán phải khéo léo bật qua các chướng ngại vật. - Kết thúc trò chơi đội nào gắn đúng sẽ chiến thắng” - Cho cháu tìm nhà đông con, gia đình ít con và cho cháu đếm số lượng con trong gia đình - Cô nhận xét trẻ chơi * Kết thúc : lớp hát “ Cả nhà thương nhau” **~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~** Thứ 3 ngày 29 tháng 10 năm 2019 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY I. Giờ học: Tung bóng lên cao và bắt bóng . - Trẻ thực hiện được vân động tung bóng lên cao và bắt bóng khi bóng rơi xuống biết bắt bóng bằng 2 tay và không làm rơi bóng cũng như không ôm bóng vào người. * Hoạt động 1: Khởi động : - Cho cháu đi thành vòng tròn các kiểu theo nhạc bài hát đi tường, đi kiểng chân, đi bằng gót chân, đi khom người, chạy nhanh, chạy chậm, sau đó đi về tổ xếp thành 3 hàng ngang chuẩn bị tập BTPTC. * Hoạt động 2: Trọng động : * Bài tập phát triển chung: Vận động theo nhạc bài “Cả nhà thương nhau” * Vận động cơ bản : Tung bóng lên cao và bắt bóng - Cho cháu đứng thành hai hàng ngang đối diện nhau. - Mời 1 trẻ lên thực hiện cho cả lớp cùng xem. - Cô hỏi trẻ cách thực hiện và phân tích? - Cháu thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, kết hợp sửa sai cho cháu. - Trẻ tự tập cô quan sát giúp đỡ những trẻ còn lúng túng Tăng vận động: Cho trẻ vừa đi vừa tung bóng lên cao và bắt bóng. Trò chơi “ Di chuyển bóng về rổ” - Cách chơi : Chia lớp thành 2 đội .Cho trẻ lấy chân di chuyển bóng đi zíc zắc mang bóng về rổ. Khi di chuyển bóng thật khéo léo để mang bóng về đội mình. Đội nào nhanh nhất đội đó thắng. - Luật chơi : 1 Lần lên chỉ được di chuyển 1 quả bóng, sau khi bạn mang bóng về rỗ, bạn tiêp theo lên di bóng. * Hoạt động 3 : hồi tĩnh Cho trẻ đi lại nhẹ nhành và hít thở sâu . **~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~** Thứ 4 ngày 30 tháng 10 năm 2019 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY I. Giờ học: Dạy thơ“ Lấy tăm cho bà” - Trẻ biết tên bài thơ, thuộc bài thơ, tên tác giả. - Trẻ hiểu được nội dung và đọc thơ diễn cảm. * Hoạt động 1: Bé cùng đọc thơ - Mời 1 trẻ lên đọc bài thơ cho cả lớp nghe. - Bài thơ có tên là gì ? của tác giả nào ? - Cô và cả lớp đọc thơ lần 1 theo tranh minh họa - Cô và cả lớp đọc thơ lần 2 kết hợp giảng nội dung và trích dẫn, giảng từ khó. - Cả lớp đọc thơ theo mô hình. *Hoạt động 2:Bé cùng ngâm thơ - Ba đội đọc thơ theo cử chỉ điệu bộ. - Ba đội đọc thơ theo cường độ to, vừa, nhỏ. - Mời trẻ đọc thơ nối tiếp. - Trẻ đọc thơ qua hình ảnh, thể hiện cử chỉ điệu bộ, mô hình.. - Cô cho trẻ nêu cảm nhận về nhịp điệu của bài thơ. *Hoạt động 3: Đàm thoại về nội dung bài thơ “Lấy tăm cho bà” - Bài thơ có tên gì? Của tác giả nào? - Sau khi ăn cơm em bé làm gì? - Ở nhà con làm gì trước và sau bữa ăn? - Con thể hiện tình cảm với ông bà của mình ra sao? - Vì sao phải lễ phép với ông bà ? - Hãy đặt tên khác cho bài thơ ? * Giáo dục trẻ: Các con phải biết yêu thương và chăm sóc ông bà của mình *Hoạt động 4: Trò chơi “Thi xem ai giỏi”. * kết thúc hoạt động. **~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~** Thứ 5 ngày 31 tháng 10 năm 2019 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY I. Giờ học: Bé biết quan tâm nhường nhịn em nhỏ. - Trẻ biết biết yêu thương, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình. - Biết yêu quí, lễ phép, giúp đỡ mọi người trong mọi hoàn cảnh. * Ổn định gây hứng thú: - Cho lớp hát bài hát “ Cả nhà thương nhau” - Trong bài hát em be yêu thương ai ? - Chúng ta có yêu thương được như em bé vậy không ? 1. Hoạt động 1: Biết quan tâm, nhường nhịn em nhỏ. - Cho cả lớp đọc bài thơ “ làm anh” - Cho cả lớp theo dõi tranh trên màn hình ti vi theo thứ tự. * Hình 1: Anh dỗ em khi em khóc + Các con vừa được nhìn thấy hình gì nhỉ? + Em bé như thế nào ? + Người anh đã làm gì khi em khóc? + Khi người anh dỗ em thì em như thế nào? + Vậy thì tình cảm của người anh dành cho em như thế nào ? * Hình ảnh : Khi em ngã + Các con nhìn lên hình 2 và cho cô biết em bé bị làm sao? + Người anh đã làm gì ?( đỡ em khi em ngã ) + Vì sao em bé ngã?( em chạy ngã) + Khi đỡ em dậy người anh dùng hành động gì? ( dỗ dành) + Ở nhà các con khi em bé ngã thì sẽ làm gì? * Hình ảnh : Anh nhường bánh và đồ chơi cho em . + Người anh chia quà như thế nào cho em? + Người anh nhường gì cho em chơi đây ? + Khi chơi ở nhà cùng em thì các con sẽ làm gì ? + Các con thấy anh trong bức tranh đã thương em như thế nào ? + Ở nhà các con đã làm gì để quan tâm em nhỏ của các con nào? + Làm anh các con phải làm sao để giống bạn nhỏ trên ? * Giáo dục : * Hoạt động 2 : Trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt” + Cô chia trẻ thành 3 nhóm vòng tròn, mỗi nhóm có một bức tranh gồm hành động anh thương em và anh không thương em, trẻ sẽ chọn hành động thương em và gạch hành động anh không thương em đi. - Cô và trẻ cùng kiểm tra và nhận xét về bức tranh của từng nhóm * Kết thúc: **~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~** Thứ 6 ngày 01 tháng 11 năm 2019 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY I. Giờ học : Dạy vận động “Cả nhà thương nhau”. - Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát - Cháu thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát, tác giả. - Rèn kỹ năng vận động, phối hợp hợp theo nhóm bạn. * Hoạt động 1: Bé cùng lắng nghe - Ôn lại bài hát 2l, hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả và giai điệu của bài hát. - Giảng nội dung: - Cho trẻ nói lên ý tưởng của mình. * Hoạt động 2: Bé cùng vận động. - Cô mời một trẻ lên hát và vận động vỗ tay theo nhịp của bài hát. - Cô cho trẻ nói cách vỗ tay. - Cô khái quát lại cách vỗ tay - Mời các tổ vận động cùng bài hát. - Cho trẻ vận động kết hợp nhạc cụ âm nhạc với nhiều hình thức - Cho trẻ vận động tự do theo ý thích. * Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: nghe giai điệu đoán tên bài hát - Cô mở 1 đoạn nhạc không lời, trẻ đoán tên bài hát. - Cho trẻ nghe 4 bài hát. * Kết thúc hoạt động. **~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~** KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN II CHỦ ĐỀ NHÁNH : NHU CẦU TÌNH CẢM TRONG GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện: 04/11– 08/11/2019 Tên Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Trò chuyện Thể dục sang - Cô niềm nở đón trẻ, tạo sự yên tâm, vui vẻ cho trẻ khi đến lớp. - Nhắc nhở trẻ chào bố mẹ đi học. Nhắc trẻ cất dép, đồ dùng đúng nơi quy định. - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ và nắm được thông tin của trẻ để có phương pháp và biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh : Gia đình của bé - Điểm danh trẻ, gọi tên từng cháu một - Cô cho trẻ xếp hàng ngay ngắn tập thể dục buổi sáng với nhạc theo chủ đề: Gia đình + Động tác tay 1 + Động tác chân 1 + Động tác bụng 1 + Động tác bật:Bật tại chỗ - Vệ sinh trước khi vào lớp Hoạt động học PTNT - Những người thân trong gia đình. (mt73) PTTC - Chạy chậm 60m (mt10) PTNN - Truyện “Tích chu” (mt80) PTTC – KNXH - Bé quan tâm, yêu mến người thân. (mt105) PTTM - Vẽ người thân trong gia đình. (mt115) Hoạt động Góc 1. Góc phân vai: Gia đình, mẹ con. 2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của Bé . 3. Góc nghệ thuật: Hát, múa các bài trong chủ đề gia đình 4. Góc học tập: Vẽ, tô màu về các thành viên trong gia đình 5.Góc vận động : cho trẻ chơi với đồ chơi góc vận động * Mục đích -Yêu cầu: - Trẻ biết phối hợp với nhau trong khi chơi, sắp xếp đồ chơi đẹp mắt - Trẻ biết phân vai chơi và chơi theo nhóm *Chuẩn bị : - Đồ dùng nấu ăn - Đồ dùng bác sĩ. - Đồ dùng góc xây dựng. - Góc âm nhạc *Tiến hành: - Cho trẻ giới thiệu các góc chơi. - Hỏi trẻ thích chơi ở góc nào, chơi như thế nào. - Cho trẻ về góc chơi và phân vai chơi. - Hỏi ý tưởng của trẻ. - Quan sát gợi ý và động viên trẻ. - Mời trẻ nhận xét sau khi chơi. - Kết thúc. Hoạt động chơi ngoài trời 1. Trò chơi dân gian: Ném còn 2. Trò chơi học tập: Tìm đúng nhà 3. Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất 4. Trò chơi tự do: Chơi với cát đá, phấn,lá cây, đồ chơi ngoài trời * Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết chơi các trò chơi hoạt động ngoài trời. Rèn sức khoẻ, tính nhanh nhạy của trẻ. - Hình thành khả năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ. * Chuẩn bị: - Còn, vòng để ném còn, ngôi nhà,... 1. Trò chơi giân dan : “ Ném còn” + Đội nào ném được nhiều còn vào vòng tròn đội đó thắng cuộc. + Cô chọn ra 3 đội chơi, cho trẻ đứng thành hàng ngang dưới vạch xuất phát. + Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ cầm quả còn chạy đến vạch mức cô đã vạch sẵn, nhảy lên ném quả còn vào vòng tròn, sau đó chạy về lấy quả còn khác chạy lên ném tiếp. Trẻ chơi cho đến khi hết quả còn trong rổ. Đội nào nhanh nhất, nhiều quả nhất đội đó thắng. + Cho trẻ chơi, chú ý bao quát trẻ. 2. Trò chơi học tập: Tìm đúng nhà - Cách chơi: + Trẻ xem và quan sát các gia đình trên. Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh. Khi nghe 3 tiếng trống thì trẻ chạy nhanh về đúng nhà của mình ( Ai cầm tranh vẽ gia đìn nào thì chạy nhanh về ngôi nhà có gia đình đó). Bạn nào sai thì nhảy lò cò quanh ngôi nhà của mình. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. + Cô cho trẻ nhận xét sau mỗi lần chơi . 3. Trò chơi vận động “Ai nhanh nhất” - Cách chơi: + Trẻ phải chạy thật nhanh về ngôi nhà của mình theo tín hiệu của cô - Luật chơi: + Cháu đi vòng tròn vỗ tay theo nhạc, khi cô tắt nhạc và có hiệu lệnh lắc sắc xô trẻ phải chạy về nhà đúng với số trẻ cầm trên tay + Bạn nào về sai nhà sẽ bị phạt. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. + Nhận xét sau mỗi lần chơi . 4. Chơi tự do: Chơi tự do với phấn, giấy, nước, cát, bóng, chơi khu PTTC - Tiến hành: Cô giới thiệu đồ chơi,trẻ chọn đồ chơi. - Trẻ chơi cô bao quát trẻ. - Hết giờ cô tập trung trẻ lại nhắc nhở trẻ về buổi chơi và cho trẻ đi vệ sinh tay, chân sạch sẽ đi vào lớp. - Cô chú ý quan sát, nhắc nhở cháu thường xuyên. Vệ sinh - ăn trưa - Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong. - Cô xếp bàn ghế cho trẻ chuẩn bị ăn cơm trưa. - Cô nhắc trẻ mời cô mời bạn trước khi ăn. - Cô giới thiệu tên các món ăn và các chất dinh dưỡng cần thiết có trong bữa ăn. - Nhắc trẻ giữ gìn trật tự trong khi ăn, không làm rơi vãi thức ăn ra ngoài. - Cho trẻ đi đánh răng. - Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, tay chân rồi mới đi ngủ. - Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. Hoạt động theo ý thích Ôn bài cũ: Ôn các bài vừa học. - Gợi mới: Cho trẻ làm quen những bài hôm sau . - Đọc một số bài thơ, hát múa một số bài hát trong chủ đề . Cháu chơi tự do theo ý thích - Nêu gương: Nêu gương những trẻ ngoan, khuyến khích những trẻ chưa ngoan. Trả trẻ - Vệ sinh cá nhân cho trẻ gọn gàng sạch sẽ . - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày, trẻ chào cô, bố mẹ ra về **~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~** Thứ hai ngày 04 tháng 11 năm 2019 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY I. Giờ học: Những người thân trong gia đình - Trẻ biết được tên và mối quan hệ những người thântrong gia đình. - Phát triển sự nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp và ứng xử lễ phép. * Ổn định vào bài: - Cho trẻ hát: Cả nhà thương nhau. - - Cô gợi ý cho trẻ kể về những người thântrong gia đình. - Cô dẫn dắt chuyển hoạt động. 1. Hoạt động 1: - Cô cho trẻ xem hình ảnh click trong máy tính. + Hình ảnh : Bố mẹ cùng các con - Cô đàm thoại với trẻ về hình ảnh? + Hình ảnh “Ông bà, bố mẹ cùng các con” - Cô đàm thoại với trẻ về hình ảnh? - Hỏi trẻ về những người thân trong gia đình qua ba thế hệ. + Cô cho trẻ xem tranh “ Ông bà nội, ngoại, bố mẹ và các con” - Đàm thoại tương tự 2. Hoạt động 2: bé cùng so sánh. - So sánh ba bức tranh : Bố mẹ cùng các con; Ông bà, bố mẹ cùng các con; Ông bà nội, ngoại, bố mẹ và các con. + Giống nhau: đều là những người thân yêu trong gia đình. + Khác : tranh thứ nhất gia đình có hai thế hệ, tranh thứ hai gia đình có ba thế hệ, tranh thứ ba gia đình có ba thế hệ trong đó có ông bà nội, ngoại ( Ông bà nội là bố mẹ của bố, ông bà ngoại là bố mẹ của mẹ). +Mở rộng : Ngoài những bức tranh có cho cháu, chắt, anh chị em, bạn bè, bác ,cô, dì của các con .. + Giáo dục : thành viên trong gia đình luôn yêu thương đùm bọc nhau. 3. Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập - TC : ai nhanh tay + Cô gọi tên những bức tranh nói về gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ, ông bà nội và ngoại. Sau đó cháu chọn lô tô và giơ lên. - TC: đội nào nhanh nhất . + Cách chơi: Chia lớp làm hai đội chơi, đội ngôi nhà hạnh phúc và đội cả nhà thương nhau, cùng bật qua các vòng lên tìm những bức tranh giống nhau cùng đặc điểm, gắn lên bảng. Đội nào tìm nhanhh tìm đúng, đội đó sẽ chiến thắng - Trẻ kiểm tra, nhận xét. * Kết thúc hoạt động: Hát “ Cả nhà thương nhau” **~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~**~~~~~~~~~~~~~~** Thứ 3 ngày 05 tháng 11 năm 2019 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY I. Hoạt động: Chạy chậm 60m - Trẻ thực hiện được vận động “ chạy chậm 60m” - Rèn kỹ năng khéo léo, khả năng nhanh nhẹn, quan sát có chủ định cho trẻ. * Ổn định vào bài: - Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” - Cô hỏi trẻ để cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải làm gì? * Hoạt động 1: Khởi động - Bật nhạc “ Cả nhà thương nhau” cho cháu đi thành vòng tròn các kiểu theo đi kiểng chân, đi bằng gót chân, sau đó đi về tổ xếp thành 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động Bài tập phát triển chung + Động tác cơ tay vai 2: 2lần x 4 nhịp + Động tác cơ chân 2: 4lần x 4 nhịp + Động tác cơ bụng lườn 3: 2lần x 4 nhịp + Động tác bật 2: bật tách chụm chân..: 2lần x 4 nhịp Vận động cơ bản : Chạy chậm 60m - Cho cháu đứng thành hai hàng ngang đối diện nhau. - Mời 1 trẻ lên làm mẫu - Cô hỏi trẻ cách thực hiện và phân tích động tác? - Cháu thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, kết hợp sửa sai cho cháu. - Trẻ tự tập cô quan sát giúp đỡ những trẻ còn lúng túng - Lồng hình thức thi đua giữa hai bạn của hai tổ cho cháu thực hiện sôi nổi hào hứng. Tăng vận động : Cho trẻ chạy chậm kết hợp tránh các vật cản - Cho trẻ thực hiện. * Trò chơi “ Ném bóng vào rổ” - Cách chơi : + Từng thành viên tro
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_chu_de_gia_dinh.doc