Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 18 - Năm 2020-2021

ĐỀ BÀI:

 Thời gian làm bài : 90 phút.

I- Đọc- hiểu(5đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5.

Con cò mà đi ăn đêm

Gặp phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáp thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Câu 1(1đ): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của bài ca dao trên.

Câu 2( 1đ): Tìm một từ đồng âm với từ "đậu” trong bài ca dao và đặt câu với từ đồng âm vừa tìm được.

Câu 3( 1đ): Gặp cảnh ngộ bất hạnh, con cò đã cầu xin điều gì? Em hiểu như thế nào về lời cầu xin đó?

Câu 4( 1đ): Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh con cò trong bài ca dao.

Câu 5( 1đ): Tìm thành ngữ phù hợp với nội dung hai câu cuối bài ca dao. Nêu giá trị biểu đạt của thành ngữ đó.

 

doc 9 trang phuongnguyen 21080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 18 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 18 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 18 - Năm 2020-2021
Soạn: 28/12/2020- Dạy: 29/ 12/ 2020
Tuần 18- Tiết 69 + 70: KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I 
 ( theo đề chung của Phòng GD).
 MA TRẬN: 
 Mức độ 
 Chủ đề	
 Nhận biết
 Thông hiểu.
 Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
 TN
 TL
Chủ đề 1:
Tiếng Việt
- Từ vựng
- Các biện pháp tu từ.
 Nhận diện được từ láy.
Hiểu được cách chơi chữ trong ngữ liệu cụ thể.
Cảm nhận được tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội câu thơ cụ thể.
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
- Số câu: 1
- Số điểm: 0,25
- Tỉ lệ: 2,5%
- Số câu: 1
- Số điểm 0,25
- Tỉ lệ: 
- Số câu: 1
- Số điểm:1
 - Tỉ lệ: 10%
- Số câu: 3.
- Sốđiểm 1,5
- Tỉ lệ: 15%
Chủ đề 2: 
Văn bản
- Thơ dân gian Việt Nam
- Thơ trung đại VN.
- Thơ Đường
- Thơ hiện đại VN.
- Kí VN.
Nhớ được khái quát chủ đề VB ; thời điểm sáng tác tác phẩm.
 Chép theo trí nhớ được bài thơ; nêu được những nét cơ bản về tác giả
Hiểu được tình yêu thiên nhiên gắn liền tình yêu nước; tình yêu đất nước gắn với tình cảm gia đình; chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
- Số câu2.
- Số điểm0,5.
- Tỉ lệ: 5 %
- Số câu 2
- Số điểm0,5
- Tỉ lệ 5 %
- Số câu 1.
- Sốđiểm0,5.
- Tỉ lệ 5 %
- Số câu: 5.
- Sốđiểm: 3.
- Tỉ lệ: 30 %
Chủ đề 3:
Tập làm văn
Kiểu văn bản biểu cảm
Nhớ được nét đặc trưng của văn biểu cảm
Hiểu phương thức biểu đạt trong VB.
Biết làm bài văn biểu cảm về thiên nhiên, sự vật.
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
- Số câu: 1.
- Sốđiểm:0,25.
- Tỉ lệ:2, 5 %
- Số câu:1
-Số điểm:0,25
- Tỉ lệ 2,5%
- Số câu:1
- Số điểm:5
- Tỉ lệ 50%
Số câu: 3
Sốđiểm: 5,5.
Tỉ lệ: 55 %
Tổng số câu.
Tổng số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu:4,5.
 Số điểm: 3
 Tỉ lệ: 30 %
 Số câu:2,5
 Số điểm: 3.
 Tỉ lệ: 30%
Số câu:1.
 Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40 %
Số câu:11
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
 ĐỀ BÀI:
 Thời gian làm bài : 90 phút.
I- Đọc- hiểu(5đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5.
Con cò mà đi ăn đêm
Gặp phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáp thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Câu 1(1đ): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của bài ca dao trên.
Câu 2( 1đ): Tìm một từ đồng âm với từ "đậu” trong bài ca dao và đặt câu với từ đồng âm vừa tìm được.
Câu 3( 1đ): Gặp cảnh ngộ bất hạnh, con cò đã cầu xin điều gì? Em hiểu như thế nào về lời cầu xin đó?
Câu 4( 1đ): Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh con cò trong bài ca dao.
Câu 5( 1đ): Tìm thành ngữ phù hợp với nội dung hai câu cuối bài ca dao. Nêu giá trị biểu đạt của thành ngữ đó.
II. Làm văn (5đ).
 Biểu cảm về một mùa mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM :
I- Đọc- hiểu.
Câu hỏi
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
Văn bản được viết theo phương thức : Biểu cảm
Thể thơ: Lục bát.
0.5đ
0.5đ
2
Tìm được từ đồng âm( VD: đậu trong đậu xanh, thi đậu
Đặt câu với từ vừa tìm được, đảm bảo cấu trúc và hợp lí
0.5đ
0.5đ
3
Lời cầu xin của con cò:
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáp thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Cò muốn sống để trở về với con.
Cò muốn chết trong sạch, không để lại tiếng xấu cho con.
0.5đ
0.25đ
0.25đ
4
Con cò là hình ảnh của con người trong XH xưa.
Điểm nổi bật ở những con người đó:
 + Hoàn cảnh sống vất vả, cơ cực.
 + Phẩm chất tốt đẹp: giàu tình yêu thương, giàu lòng tự trọng.
0.5đ
0.25đ
0.25đ
Tìm được thành ngữ phù hợp ( VD: chết trong còn hơn sống đục, chết đứng còn hơn sống quỳ, chết vinh còn hơn sống nhục.)
Nêu được giá trị biểu đạt ( tùy vào mỗi thành ngữ tìm được, tuy nhiên các thành ngữ phù hợp về cơ bản đều biểu thị ý nghĩa đề cao lòng tự trọng, lối sống trong sạch của con người).
0.5đ
0.5đ
II- Tập làm văn.
1- Về kĩ năng:
 - Nắm vững kĩ năng làm văn biểu cảm.
 - Sử dụng được các kĩ năng tạo lập văn bản. 
 - Vận dụng tốt các cách lập ý, các yếu tố tự sự, miêu tả để khơi gợi cảm xúc.
2- Về nội dung:
Đây là dạng đề mở, học sinh có thể tự lựa chọn đối tượng biểu cảm là một trong số những mùa bất kì mà mình yêu thích; bộc lộ được cảm xúc một cách chân thực, hợp lí.
 a- Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: đủ các phần Mở bài, Thân bài, kết luận; mỗi phần làm đúng nhiệm vụ của mình .
 b- Trình bày cảm xúc về mùa:
 * Giới thiệu mùa mà mình yêu thích, nêu cảm xúc chung(0.5đ).
 * Trình bày cụ thể những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về mùa đó trên các phương diện :
 - Những đặc điểm, đặc trưng tiêu biểu, đặc trưng của mùa ( thời tiết, cây cối, cảnh vật, con người,).(1.5đ)
 - Kỉ niệm sâu sắc gắn với mùa đó(1.0đ).
 * Ấn tượng sâu sắc về mùa mà mình yêu thích( 0.5đ). 
 c- Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện cảm xúc chân thực, sâu sắc. ( 0.5đ)
 d- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đúng quy tắc tiếng Việt( 0.5đ). 
.............................................................................................................................................
Soạn: 28/12/ 2020- Dạy: /1/ 2021
Tiết 71- Tiếng Việt:
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
2- Về kĩ năng:
- Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương cũng khác nhau.
- Rèn luyện cách viết viết đúng chính tả.
- Thực hiện thành thoạ bài viết chính tả nghe- nhớ.
3- Về thái độ:
Có ý thức trong việc rèn luyện chính tả từ việc phát âm đúng.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC : Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, Ngữ văn chương trình địa phương Hưng Yên.
- Trò : Vở ghi, sgk, chuẩn bị bài, Ngữ văn chương trình địa phương Hưng Yên.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ với nhiệm vụ của bản thân.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động:
 ? Nhớ- viết theo trí nhớ bài “ Sông núi nước Nam” ( phần dịch thơ) ?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
- Mục tiêu: Nắm được lỗi phát âm và lỗi chính tả rất trầm trọng của người Hưng Yên khi nói, viết các tiếng, từ có chứa phụ âm l/n. Tìm nguyên nhân, cách sửa lỗi.
- Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- HÌnh thành NL, PC:
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự quản bản thân.
 + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và viết đúng chính tả.
- Thời gian: 35 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
? Nêu những lỗi chính tả khi viết các phụ âm đầu l/ n mà người Hưng Yên thường mắc? Phân tích nguyên nhân, tác hại và cách sửa chữa?
- Gv cho hs luyện đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn văn.
Hãy điền từ cho thích hợp.
? Thống kê những từ láy vần mà các tiếng đầu có chứa phụ âm l theo mẫu 
- Gv yêu cầu hs thống kê theo mẫu.
- Cho hs nghe- viết chính tả.
TL cá nhân
TL cá nhân
Làm bài cá nhân
Hs làm việc cá nhân
Hs làm việc cá nhân
I- Nội dung luyện tập.
Bài 1:
* Một số lỗi:
Viết sai
Viết đúng
nạc
lạc
nãi
lãi
núa
lúa
nỗ
lỗ
nép
lép
nại
lại
nắm
lắm
ná
lá
no
lo
lợn lạc
lợn nạc
* Nguyên nhân viết sai:
 Do thói quen không phát âm phân biệt l/n, không ghi nhớ cách viết chính tả kèm theo nghĩa của từ, không nắm được " mẹo" luật chính tả. Trong đó nguyên nhân cơ bản là lỗi phát âm.
* Tác hại: Làm sai nghĩa của từ, gây phản cảm cho người nghe, người đọc.
* Cách sửa:
 + Luyện phát âm đúng chính tả, từ: luyện âm, luyện tiếng- từ, luyện tập câu- đoạn- bài.
 + Luyện viết đúng chính tả l/n còn phải nắm chắc nghĩa của từ kèm theo cách viết đúng từ đó, ghi nhớ một số mẹo lluật chính tả, có thói quen sử dụng từ điển chính tả, tích cực đọc sách báo, nghe đài
Bài 2: 
Đọc đúng 
- Các từ sau:
nai lưng, năng lực, nâng lương, nén lòng, nán lại, nặng lãi, lá nón, nón lá, nay là, nom lại, lúa nếp, nứt nẻ, nặng lời, làm nên, nỡ lòng nào, làm nũng, lửa nồng.
- Các câu sau:
+ Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
+ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
+ Tháng tám tre non làm nhà, tháng ba tre già làm lạt.
+ Nhà anh những lợp mo nang
 Nói láo với làng lợp ngói năm gian.
+ Lạt này gói bánh chưng xanh
 Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng
+ Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
+ Lúa nếp là lúa nếp làng
 Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
- Đoạn:
 Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, những thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi...đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Bài 3: Điền chữ thích hợp vào chỗ trống.
...ăn tăn, ...eng keng,, ...ặng ...ẽ, ...uyến...iếc, ...uẩn quẩn, ...ạnh...ẽo, ...ố...ăng, ...ẫy nỏ, ....an truyền,...àng tiên, ẩn ...ấp, ...ắm vững, ....ên làm, thuyền ...an, làm ...ên, trở ...ên.
Bài 4:
1- Thống kê những từ láy vần mà các tiếng đầu có chứa phụ âm l theo mẫu dưới đây. Em có nhận xét gì về cách viết chính tả trong những trường hợp đó? 
l đi với b: lắp bắp, lấn bấn.
l đi với c: la cà, lục cục...
l đi với đ:, h, x, m, r, t, v: lao đao, lúi húi, lăng xăng, liên miên, lai rai, lách tách, lặt vặt.
2- Thống kê các từ láy có điệp phụ âm đầu l hoặc n theo mẫu dưới đây. Em có nhận xét gì về cách viết chính tả trong những trường hợp đó? 
 Nao núng, nao nức, no nê...
 Lao lung, lăm le, lo lắng...
3- Thống kê các từ láy âm đầu l- l đồng nghĩa với láy âm đầu nh- nh theo mẫu dưới đây.
lăm le, nhăm nhe,, lầm lỡ- nhầm nhỡ,
Lập loè- nhập nhoè, lỡ làng, nhỡ nhàng, 
lẹ làng- nhẹ nhàng, loang loáng, nhoang nhoáng.
Em có nhận xét gì về cách viết chính tả trong những trường hợp đó? 
4- Thống kê các từ láy vàn có phụ âm l đứng trước một vần có âm đệm( ghi bằng chữ cái o) theo mẫu dưới đây:
Mẫu : loã xoã, loạc choạc, loắt choắt
Em có nhận xét gì về cách viết chính tả trong những trường hợp đó? 
=> Nhận xét rút ra từ 4 bài tập nhỏ của bài tập 4 là mẹo chính tả khi viết l/n:
- Trường hợp 1: ( Mẹo 1):
 Chữ cái đứng đầu trong một từ láy vần thì dứt khoát là l chứ không phải là n.
VD: lệt bệt, lò cò, lúi húi, lai rai, lơ mơ, lã chã, lững thững
- Trường hợp 2:( Mẹo 2):
Nếu gặp một từ láy mà chữ đầu mang phụ âm l hoặc n thì chữ đứng sau cũng phải là l hoặc n. VD:
lăm le, lo lắng, nao núng, náo nức...
- Trường hợp 3: ( Mẹo 3:
Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu bằng nh thì viết âm đầu là n. VD:
nhài- lài, nhỡ- lỡ, nhố nhăng- lố lăng, nhem nhuốc- lem luốc...
- Trường hợp 4: ( Mẹo 4):
l đứng trước âm đệm, còn thì không ( trừ tiếng noãn). Âm đệm được thể hiện bằng chữ cái u hoặc o.
VD: Loa, luật, luy.... 
Bài 5: Nghe- viết:
Lời nói- hoa nở trên nền văn hoá.
Nói năng là một nét đẹp làm nên nhân cách con người. Lời nói như những bông hoa nở trên nền văn hoá. Nó là nhịp cầu nối những tâm hồn làm đẹp thêm lên niềm vui bè bạn. Mỗi lời nói hay lung linh một vẻ đẹp làm cho ai nấy đều lấy làm hài lòng. Mỗi lời nói nặng nề chì chiết đều làm người nghe khó chịu, rồi lặng lẽ lảng xa. Vì thế, nếu trót lỡ lời thì nên xin lỗi là hơn, đừng làm ngơ để gây hiểu lầm, bất lợi. Hơn nữa, cần luôn luôn tâm niệm:
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đạu rồi lại bay.
( Theo Nguyễn Văn Đường- Hoàng Dân)
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bản thân để đọc, viết đúng.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình.
 ? Hãy đọc đúng những từ, câu, đoạn văn trên?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tiếp tục sưu tầm những từ ngữ mà địa phương HY hay mắc.
- Đọc chuẩn những đoạn văn có trong những VB đã học.
- Chuẩn bị phần còn lại.
..............................................................................................................................................Soạn: 26/12/2020- Dạy: / 1/ 2021
Tiết 72 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP KÌ I
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS có được:
1- Kiến thức: 
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nghị luận đặc biệt là miêu tả nội tâm; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
 - Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.
3- Thái độ: Tích cực lắng nghe và tham gia ý kiến trước tập thể
=> Năng lực, phẩm chất hình thành:	
- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: trách nhiệm.
B- Chuẩn bị của thầy và trò : 
1- Thầy: Bài TLV đã chấm điểm, nhận xét của HS, bảng phụ. 
2- Trò: Xem trước những yêu cầu của tiết trả bài ở bài 10, lập dàn ý và viết lại bài văn . 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học 
Hoạt động 1: Khởi động.
* Ổn định tổ chức.	
Hoạt động 2: Tổ chức trả bài:
Hoạt động của GV và HS 
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm lại yêu cầu đề bài; lập dàn ý cho đề bài
- Phương pháp: Luyện tập, nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực: Tư duy 
- GV yêu cầu HS đọc lại đề bài
- GV yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức từng câu trong đề bài.
- Gv trả bài cho Hs
- Mục tiêu: nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết; sửa chữa những lỗi mình đã mắc; học tập cách làm bài tốt của bạn.
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành 
- Năng lực: Năng lực tự đánh giá, tự tin. 
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
- GV nêu nhận xét của mình về bài viết của HS :
- GV thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài viết của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi ( tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ).
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa.
- GV chọn một bài viết tốt cho HS đọc, bình để học tập.
- GV cho học sinh đọc bài viết tốt và bài viết yếu kém.
- HS nghe và đưa ra những nhận xét, tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho bài của mình.
I- Tìm hiểu những yêu cầu của đề 
1- Đề bài.
( Gv đọc lại đề Tiết viết bài)
2- Chữa bài 
( theo đáp án tiết viết bài) 	
II- Trả bài
III- Nhận xét 
1- Hs đọc và tự nhận xét
2- Gv nhận xét chung
a- Ưu điểm:
- Phần trắc nghiệm làm tốt.
- Phần tự luận câu 7 làm tốt. Câu 8 một số bài đã xác định đúng yêu cầu đề bài và viết khá tốt.
b- Tồn tại:
- Phần TLV làm đủ ý, đúng kiểu bài nhưng chưa sáng tạo, kết hợp các yếu tố nghị luận, biểu cảm, mtả nội tâm còn mờ nhạt.
- Diễn đạt chưa có h/ảnh và chưa biểu cảm, nội tâm chưa sâu.
- Chữ viết một số bài cẩu thả, khó đọc, sai chính tả nhiều: 
IV- Chữa lỗi điển hình	
- Chính tả .
- Chấm câu . 
- Diễn đạt. 
V- Đọc, bình các bài viết tốt và bài viết yếu
- Bài tốt: Linh, Ánh
- Bài nhiều hạn chế: Chiển, Kiên.
Hoạt động 3: Vận dụng.
 Áp dụng phần rút kinh nghiệm để chữa lỗi trong bài. Viết lại bài văn hoàn chỉnh sau khi đã sửa chữa.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
- Học, nắm chắc lại kiểu bài tự sự.
- Đọc thêm một số bài văn tự sự có vận dụng các yếu tố.... trong sách tham khảo.
- Tự sửa chữa các lỗi còn lại trong bài.
..........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_18_nam_2020_2021.doc