Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12, Tiết 47: Phương pháp thuyết minh
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được đặc điểm, tác dụng và yêu cầu của từng phương pháp thuyết minh
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự quản bản thân, năng lực gi¶i quyÕt vÊn ®Ò, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tương tác,.
B. Chuẩn bị:
- GV: Tài liệu tham khảo.
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu tiết trước
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
I. Tổ chức (1’): 8A 8B 8C
II. Kiểm tra bài cũ (4’)
? Nhận định nào sau đây nói đúng nhất mục đích của văn bản thuyết minh?
A. Đem đến cho con người tri thức văn học nghệ thuật mà con người chưa hề biết.
B. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn.
C. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ chưa bao giờ biết đến
D. Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người làm theo.
? Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12, Tiết 47: Phương pháp thuyết minh
Ngày soạn: 31/10/2018 Ngày dạy: 2018 Tuần 12 Tiết 47 PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được đặc điểm, tác dụng và yêu cầu của từng phương pháp thuyết minh 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng. 3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự quản bản thân, năng lực gi¶i quyÕt vÊn ®Ò, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tương tác,... B. Chuẩn bị: - GV: Tài liệu tham khảo. - HS: Chuẩn bị theo yêu cầu tiết trước C. Tiến trình tổ chức các hoạt động I. Tổ chức (1’): 8A 8B 8C II. Kiểm tra bài cũ (4’) ? Nhận định nào sau đây nói đúng nhất mục đích của văn bản thuyết minh? Đem đến cho con người tri thức văn học nghệ thuật mà con người chưa hề biết. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ chưa bao giờ biết đến Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người làm theo. ? Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và đơn nghĩa Có tính cá thể và giàu hình ảnh III. Bài mới(35’) * GV giới thiệu bài (1’): Muốn làm tốt bài văn thuyết minh chúng ta cần có tri thức về đối tượng thuyết minh và nắm được phương pháp thuyết minh. Vậy làm thế nào để có tri thức về đối tượng và hiểu được các phương pháp thuyết minh? Để giải đáp những thắc mắc đó cô trò chúng ta cùng chuyển sang bài học hôm nay. Hoạt động của GV- HS Nội dung GV yêu cầu HS xem lại các văn bản trong tiết tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh. ? Quan sát lại các văn bản đã học và cho cô biết, các văn bản này giúp cho chúng ta hiểu biết được những gì về đối tượng thuyết minh? ? Từ đó em hãy cho cô biết tri thức trong các văn bản ấy thuộc các lĩnh vực nào? (tri thức KHTN, XH). - Như vậy những văn bản này đã cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học tự nhiên và xã hội. ? Qua đó em thấy văn bản thuyết minh nên sử dụng nhiều tri thức thuyết minh hay chỉ sử dụng 1 loại tri thức thôi. ? Các văn bản trên cung cấp cho chúng ta kiến thức về tự nhiên, xã hội, vậy làm thế nào để chúng ta có được những tri thức thuyết minh ấy? - GV: Để có được nhưng tri thức thuyết minh ấy, chúng ta cần phải quan sát, học tập, tích lũy, tra cứu, phân tích tài liệu. ? Qua đó em thấy, quan sát, tra cứu, phân tích nghĩa là thế nào? + Quan sát là nhìn ra sự vật có những đặc trưng gì, có mấy bộ phận. + Học tập, tra cứu là nghiên cứu các tài liệu, sách báo, tạp chí, sách giáo khoa, từ điển để ghi chép, tích lũy tri thức về đặc điểm, tính chất, cấu tạo, nguồn gốc...của đối tượng thuyết minh. + Phân tích là chia tách đối tượng theo cấu tạo chính, phụ. ?Theo em những tri thức ấy cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? - Chính xác, thực tế ? Bằng tưởng tượng suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không? - HS: Không, cần phải quan sát, tích lũy kiến thức =>GV: Không thể dùng suy luận, tưởng tượng để có tri thức khách quan đưa vào bài văn thuyết minh được. Do vậy tri thức trong bài văn thuyết minh cần phải chính xác, xuất phát từ thực tế, tránh suy luận tưởng tượng. ? Theo em quan sát, học tập, tích lũy tri thức có vai trò như thế nào đối với người thuyết minh? ? Cả văn bản thuyết minh và văn bản miêu tả đều sử dụng quan sát để làm rõ đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Nhưng cách sử dụng quan sát trong hai văn bản này lại có sự khác nhau. Em có thể chỉ ra sự khác nhau đó được không? - GV: + Trong văn miêu tả người viết thường sử dụng năng lực quan sát để tái hiện lại đặc điểm của sự vật hiện tượng. + Còn trong văn thuyết minh quan sát không đơn giản là nhìn, là xem mà phải vừa xem, vừa xét tức là trong quá trình quan sát phải dùng trí tuệ, tri thức khách quan để phát hiện bản chất của sự vật, hiện tượng. ? Vậy muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh người viết cần phải làm gì? - HS đọc ghi nhớ. - GV: Chiếu ghi nhớ .1 Sgk ? Những tri thức thuyết minh được hình thành, tích lũy bằng những con đường nào? Em có thể khái quát lại bằng sơ đồ được không? - GV: Chiếu sơ đồ. BÀI TẬP 1- Sgk T128 ? Hãy chỉ ra những kiến thức mà tác giả bài “Ôn dịch, thuốc lá” thể hiện trong bài viết? ? Theo em đó là những kiến thức như thế nào? -> Đây chính là nội dung bài tập 1 - GV khái quát chuyển ý: Phương pháp thuyết minh là vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh. Vậy phương pháp thuyết minh là gì cô trò chúng ta cùng chuyển sang phần 2 - GV: chuyển: Trước khi vào nhận xét, cô sẽ chia lớp mình thành 5 nhóm và thảo luận cho cô 4 câu hỏi sau: 1. Đối tượng thuyết minh trong các đoạn văn? 2. Cách tìm hiểu các đối tượng thuyết minh trong các đoạn văn này? 3. Tác dụng của các cách làm đó? 4. Phương pháp thuyết minh được sử dụng trong các đoạn văn? - GV: Cô phân công cụ thể công việc của các nhóm như sau: + Nhóm 1: Làm cho cô ví dụ 1 + Nhóm 2: Làm ví dụ b + Nhóm 3: Làm ví dụ c,d + Nhóm 4: Làm ví dụ e + Nhóm 5: Làm ví dụ g => Thời gian thảo luận thảo luận là 3 phút, các nhóm tự phân công thư kí và nhóm trưởng cho cô. Ví dụ ĐT CL TD PPTM - Gv: Thời gian thảo luận đã hết: - Nào, cô mời nhóm 1 trình bày giúp cô - HS đọc các ví dụ, quan sát các câu văn. ? Quan sát hai câu văn trên, Theo em, hai câu này giới thiệu về địa danh nào, về ai? - ĐTTM: Huế, Nông Văn Vân ? Từ đó em thấy các câu văn này có vị trí và vai trò như thế nào trong bài văn thuyết minh. - Vị trí: đứng ở đầu bài, đầu đoạn) - Vai trò: Giới thiệu chung ? Theo em những câu văn này nêu lên nhiệm vụ gì? + Câu văn này có nhiệm vụ giới thiệu Huế là một thành phố như thế nào gì? Huế, có gì khác so với các thành phố khác. + Câu thứ 2 giới thiệu Nông Văn Vân là ai. => Như vậy hai câu này có nhiệm vụ: + Quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng. ? Hai câu văn trên thuộc kiểu câu nào mà các em đã được học ở lớp 6? - Câu trần thuật đơn có từ “là” ? Từ đó em thấy hai câu văn này thường có cấu tạo như thế nào và nó được dùng để làm gì?: - Thường có cấu tạo C là V . Chủ ngữ nêu lên đối tượng thuyết minh, vị ngữ đóng vai trò cung cấp những thông tin về đặc điểm, tính chất, công dụng của đối tượng thuyết minh. ? Vậy tác dụng của phương pháp thuyết minh này là gì? - Giúp người đọc hiểu được đặc điểm riêng nổi bật của đối tượng. - HS nêu tác dụng của PP. - Gv: Đây là phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. Phương pháp này không chỉ được sử dụng trong văn bản thuyết minh mà còn được sử dụng trong các văn bản tự sự và miêu tả. ? Trong các định nghĩa sau, định nghĩa nào chính xác, rõ ràng nhất? Vì sao? - Sách là đồ dùng thiết yếu của học sinh. => Quá hẹp - Sách là phương tiện giữ gìn và truyền bá kiến thức. => Rõ ràng, chính xác -Sách là người bạn tốt của con người. => Qúa rộng => GV: Trong 3 định nghĩa trên, ta thấy định nghĩa 1 và 3 là những định nghĩa không phù hợp về sách vì nó quá hẹp hoặc quá rộng khiến cho người đọc nhận thức không được rõ ràng, chính xác. Định nghĩa 2 là phù hợp nhất vì nó giúp người đọc phát hiện được bản chất của sự vật, hiện tượng bằng tri thức khách quan. Khi viết bài văn thuyết minh chúng ta không nên sử dụng những định nghĩa mang tính chung chung, không cụ thể như thế. -GV: Như vậy các bạn trong nhóm 1 đã làm việc rất tích cực. Các em để phiếu ra đầu bàn để cô thu và cô sẽ chấm điểm cho cả nhóm sau. - Còn bây giờ cô mời nhóm 2 báo cáo kết quả thảo luận giúp cô - HS đọc đoạn văn tiếp theo. ? Đối tượng thuyết minh trong đoạn văn trên là gì? - ĐTTM: Cây dừa ? Theo em người viết đã kể ra những lợi ích nào của cây dừa Bình Định? + Trong đoạn người viết đã lần lượt kể tất cả sự “cống hiến” của cây dừa Bình Định đối với cuộc sống hàng ngày từ thân cây đến lá, cọng, gốc, nước dừa. ? Em có nhận xét gì về trình tự thuyết minh trong đoạn văn trên? - Đoạn văn trên đã nêu những lợi ích của cây dừa với người dân Bình Định theo một trình tự nhất định: Từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. ? Từ đó em thấy tác giả đã dùng cách nào để thuyết minh. -> Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất công dụng của đối tượngtheo một trật tự nhất định ? Qua đó em thấy tác dụng của phương pháp thuyết minh này là gì? =>Tạo sự phong phú, giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện về đối tượng thuyết minh. ? Đến đây em thấy, cách làm này thuộc phương pháp thuyết minh nào? => Phương pháp liệt kê - Gv: Qua tìm hiểu ví dụ ta thấy đây là phương pháp trình bày tri thức theo một trật tự nhất định. Các đơn vị tri thức được sắp xếp nối tiếp nhau theo đặc điểm tính chất, theo thời gian, không gian, cấu tạo. =>GV: Tương tự như vậy, các em về nhà làm ví dụ thứ 2 cho cô. Giờ sau cô kiểm tra. - Gv: cho hs thảo luận (3’) Chúng ta cùng chú ý vào ví dụ c. Cô mời nhóm 3 báo cáo kết quả làm việc của nhóm giúp cô. - HS đọc đoạn 2. ? Quan sát vào đoạn văn và cho cô biết, đoạn văn này đã nêu bật nội dung gì. - Chiến dịch chống thuốc lá ở các nước Châu Âu. ? Em có nhận xét gì về thông tin mà tác giả đưa ra trong ngoặc đơn. - Ở đoạn văn này người viết đã đưa ra ví dụ về hình thức xử phạt hành chính đối với những người hút thuốc lá ở Bỉ. ? Qua đó tác giả muốn nhắc nhở các nước điều gì? - Nhắc nhở các nước cần phải thiết chặt hơn nữa hình thức xử phạt với những người hút thuốc lá gây ô nhiễm môi trường. ?Em có nhận xét gì về ví dụ mà tác giả đưa ra trong đoạn văn này? (nó có tạo được lòng tin nơi người đọc không? -> Ví dụ cụ thể, thực tế, đáng tin cậy. ? Việc sử dụng các ví dụ trong văn bản thuyết minh như vậy có tác dụng gì? => Làm cho người đọc tin vào những điều mà người viết cung cấp. - GV: gọi nhóm 3 trả lời tiếp. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu phương pháp dùng số liệu. - Gv: vẫn chú ý vào ví dụ d giúp cô ? Theo dõi vào đoạn văn và cho cô biết, đoạn văn này thuyết minh về vấn đề gì? - Vai trò của cỏ trong thành phố ? Từ đó em thấy, đoạn văn đã cung cấp những số liệu nào? - 20%, 3%, 500 năm, 900kg, 600kg ? Theo em, nếu đoạn văn không có số liệu thì có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?Vì sao? - Không. Vì đây là những số liệu cụ thể về dưỡng khí và thán khí có trong không khí nhằm làm nổi bật vai trò của cỏ trong thành phố. ? Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? => Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trồng cây xanh trong thành phố (tạo khả năng hút thán khí, nhả ra dưỡng khí). ? Em có nhận xét gì về những số liệu mà tác giả sử dụng trong đoạn văn trên? - Đó là những số liệu chính xác, rõ ràng. ? Việc dùng các số liệu vào trong đoạn văn thuyết minh như vậy có tác dụng gì? =>Tạo độ tin cậy cao cho người đọc về các tri thức thuyết minh. ? Từ đây, em thấy đây là phương pháp thuyết minh nào? - Là phương pháp dùng số liệu - Gv: Chúng ta cùng quay trở lại với ví dụ c ? Trong đoạn văn trên, người viết đã dùng những số liệu nào để thuyết minh cho chiến dịch chống thuốc lá ở Bỉ? Đây là những số liệu như thế nào? => 1987, 40 đôla, 500 đôla, Đây là những số liệu chính xác, rõ ràng, thuyết phục. =>GV: Việc sử dụng các số liệu vào quá trình thuyết minh sẽ đảm bảo tính chính xác cao cho văn bản thuyết minh. Tuy nhiên nếu chúng ta dùng số liệu từ các nguồn khác thì phải đòi hỏi có xuất xứ rõ ràng. => Như vậy các bạn nhóm 3 làm việc rất tốt. Chúc mừng các em. - GV: Nhóm 4 các bạn chuẩn bị xong chưa? Bây giờ cô mời nhóm 4 báo cáo kết quả của mình nào. - GV giới thiệu văn bản Biển Thái Bình Dương ? Đoạn văn giới thiệu về đối tượng thuyết minh nào? - Biển Thái bình Dương - Gv: báo cáo kết quả câu 2 theo sự gợi ý của Gv ? Trong đoạn văn trên người viết dùng phương pháp nào để thuyết minh. (so sánh). ? Hãy tìm giúp cô những từ ngữ so sánh trong ví dụ trên. - So sánh biển Thái Bình Dương với ba đại dương khác và với Bắc Băng Dương. Đây là cách so sánh quy sự vật về cùng loại của nó. ? Vậy tác giả dùng hình thức so sánh quy sự vật về cùng loại với nó ở ví dụ này để làm gì? ->Dùng hình thức so sánh để nhấn mạnh diện tích rộng lớn của Thái Bình Dương ? Qua tìm hiểu các ví dụ ở trên, em thấy cách dùng và tác dụng của phương pháp này là gì? - Cách dùng: Đối chiếu các đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật đặc điểm, tính chất của đối tượng => Tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cao cho nội dung thuyết minh. - Gv: Rất đáng khen cho các bạn nhóm 4 - Gv: Trước khi nhóm 5 báo cáo cô mời các em theo dõi 1 đoạn vi deo sau. - GV: Các em theo dõi 1 số hình ảnh sau: giáo viên đưa một số hình ảnh Huế đấu tranh kiên cường. - Nhóm 5 chuẩn bị xong chưa. Cô mời nhóm 5 báo cáo kết quả nào. - Gv: Giới thiệu về văn bản Huế ? Kết hợp với đoạn vi deo vừa xem em hãy cho biết bài văn thuyết minh đã giới thiệu về Huế ở những phương diện nào ? Em hãy chỉ ra cụ thể giúp cô? ? Từ đó em thấy cách dùng của phương pháp thuyết minh này là gì? - Cách dùng: Chia nhỏ đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnhđể thuyết minh ? Qua đó em thấy tác dụng của cách thuyết minh này là như thế nào? - GV: Tác dụng: Giúp người đọc hiểu đầy đủ, toàn diện về Huế một cách hệ thống. =>Gv: Đây là chính là cách làm của phương pháp phân loại, phân tích. Hai thao tác này luôn có sự kết hợp chặt chẽ hài hòa: trên cơ sở phân loại để phân tích; phân tích theo hướng phân loại. Hầu hết các văn bản thuyết minh đều sử dụng phương pháp này. ? Phương pháp phân loại, phân tích thường được sử dụng khi thuyết minh những đối tượng nào. - Phương pháp này thường được dùng cho những đối tượng đa dạng, nhiều cá thể. ? Có ý kiến cho rằng trong một bài văn thuyết minh chỉ cần dùng một phương pháp cho đơn giản, cũng có ý kiến cho rằng cần phải kết hợp nhiều phương pháp. Ý kiến của em như thế nào? - Trong thực tế người ta thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh trong cùng 1 bài một cách hợp lí và có hiệu quả. ? Quay trở lại với văn bản Huế, ngoài PP phân loại, phân tích ra thì văn bản này còn sử dụng những PP nào nữa? - Trong văn bản “Huế” ngoài PP phân loại, phân tích, văn bản này còn sử dụng PP nêu định nghĩa, giải thích “Huế là 1 trung tâm văn hóa NT lớn”, PP so sánh, PP liệt kê. - Cô mời các em cùng chú ý lên màn hình - GV: Chiếu các PPTM qua VB Huế - GV: Như vậy trong thực tế, người ta thường sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh trong cùng một bài viết. Tuy nhiên cần phải biết kết hợp một cách hợp lí sao cho có hiệu quả tốt nhất. ?Qua tìm hiểu các ví dụ ở trên, em thấy có mấy phương pháp thuyết minh? Đó là những phương pháp nào? - 6 phương pháp thuyết minh +PP nêu định nghĩa, giải thích +PP liệt kê +PP nêu ví dụ +PP dùng số liệu(con số) + PP so sánh + PP phân loại, phân tích - HS nêu kết luận, đọc ghi nhớ. -GV: Chốt: Đây chính là nội dung ghi nhớ .2-SGKT128 - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. ? Đọc lướt văn bản “Ôn dịch thuốc lá”. - Gv: BT 1 đã làm ? Chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề trong bài viết. ? Văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá” đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của viêc hút thuốc lá? - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2. ? Để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá, tác giả đã sử dụng các phương pháp nào. Phương pháp so sánh. + Ôn dịch thuốc lá với bệnh dịch khác. + Tác hại của thuốc lá với giặc gặm nhấm. + Thanh niên Việt Nam bằng thanh niên Mĩ. Phương pháp phân loại, phân tích. + Tác hại đối với người hút. + Tác hại đối với người bên cạnh. + Tác hại đến nhân cách. + Cách phòng chống. Phương pháp liệt kê. + Liệt kê tác hại của thuốc lá đối với người hút. + Tác hại của thuốc lá đối với người bên cạnh. Phương pháp dùng số liệu và nêu ví dụ. ( ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). ? Chỉ ra cụ thể.- GV: Hướng dẫn làm bài tập 3. - Cho hs nghe video về ngã ba đồng lộc I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh (24’) 1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh. a. Ví dụ: b. Nhận xét: *. Cây dừa Bình Định -> Đặc điểm và lợi ích của của cây dừa với người dân Bình Định => Địa lí, xã hội *. Tại sao lá cây có màu xanh lục -> Giải thích nguyên nhân màu xanh lục trong lá cây => Sinh học *. Huế -> Giới thiệu về địa danh Huế =>Địa lí, văn hóa, lịch sử *. Khởi nghĩa Nông Văn Vân -> Tù trưởng Nông Văn Vân => Lịch sử *. Con giun đất -> Con giun đất => Sinh học - Quan sát, học tập, tích lũy, tra cứu, phân tích tài liệu về đối tượng thuyết minh. - Chính xác, thực tế, tránh kiểu tưởng tượng, suy diễn. - Vai trò: nắm bắt được bản chất đặc trưng của sự vật; tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng. c. Ghi nhớ: .1.Sgk Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trong. Trả lời: + Kiến thức khoa học: Tác hại của khói thuốc lá với sức khoẻ. + Kiến thức xã hội: Tâm lý lệch lạc của một số người coi hút thuốc là lịch sự. + Kiến thức của một người có tâm huyết với những vấn đề của xã hội. -> Kiến thức: chính xác, thực tế, tiêu biểu, thuyết phục. 2. Phương pháp thuyết minh a. Ví dụ: b. Nhận xét: Đọc các ví dụ trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau: 1. Đối tượng thuyết minh trong các đoạn văn? 2. Cách tìm hiểu các đối tượng thuyết minh trong các đoạn văn này? 3. Tác dụng của các cách làm đó? 4. Phương pháp thuyết minh được sử dụng trong các đoạn văn? * Xét ví dụ 1:Nhóm 1 - Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam.(Huế) - Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Khởi nghĩa Nông Văn Vân) - ĐTTM: Huế, Nông Văn Vân - Vị trí: đứng ở đầu bài, đầu đoạn) - Vai trò: Giới thiệu chung - Nhiệm vụ: quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng. - Câu trần thuật đơn có từ “là” - Cách dùng:Thường có cấu tạo: C là V - Chủ ngữ: nêu đối tượng thuyết minh - Vị ngữ: nêu đặc điểm, tính chất, công dụng => Tác dụng: giúp người đọc hiểu đặc điểm riêng biệt của đối tượng. *. Xét ví dụ b: Nhóm 2 b. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm.... (Cây dừa Bình Định) - ĐTTM: Cây dừa - Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vậttheo một trật tự nhất định =>Tạo sự phong phú, giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện về đối tượng thuyết minh. => Liệt kê *. Xét ví dụ c: Nhóm 3 c. Ngày nay, đi các nước phát triển. đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng, những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đôla, tái phạm phạt 500 đôla) (Ôn dịch thuốc lá) - Chiến dịch chống thuốc lá ở các nước Châu Âu, đặc biệt là ở Bỉ. -> Ví dụ cụ thể, thực tế, đáng tin cậy. =>Tác dụng: Làm cho người đọc tin vào những điều mà người viết cung cấp. => PP nêu Ví dụ * Xét ví dụ d: Nhóm 3 d. Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí không ngừng gia tăng. vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn. (Nói về cỏ) -> Số liệu chính xác, rõ ràng. =>Tạo độ tin cậy cao cho người đọc về các tri thức thuyết minh. =>Dùng số liệu Ngày nay, đi các nước phát triển. đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng, những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đôla, tái phạm phạt 500 đôla) (Ôn dịch thuốc lá) => Là những số liệu chính xác, rõ ràng, thuyết phục. *Xét ví dụ e: Nhóm 4 e. Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất. - Biển Thái Bình Dương ->Dùng hình thức so sánh để nhấn mạnh diện tích rộng lớn của Thái Bình Dương - Cách dùng: Đối chiếu các đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật đặc điểm, tính chất của đối tượng => Tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cao cho nội dung thuyết minh. ->So sánh * Xét ví dụ g: Nhóm 5 HUẾ - Về địa lí: Huế là sự kết hợp hài hòa giữa núi sông và biển - Về thiên nhiên: đẹp với cảnh sắc núi sông hùng vĩ nên thơ - Văn hóa: Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hoá thế giới. Sản phẩm đặc biệt: vườn hoa, cây cảnh, nón Huế - Ẩm thực: Huế còn nổi tiếng với các món ăn mà chỉ riêng Huế mới có. - Lịch sử: Huế còn là một thành phố đấu tranh kiên cường. - Chia nhỏ đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnhđể thuyết minh => Tác dụng: Giúp người đọc hiểu đầy đủ, toàn diện về Huế một cách hệ thống. => Phân tích, phân loại - 6 phương pháp thuyết minh +PP nêu định nghĩa, giải thích +PP liệt kê +PP nêu ví dụ +PP dùng số liệu(con số) + PP so sánh + PP phân loại, phân tích c. Ghi nhớ: sgk- tr. 128 II. Luyện tập (10’) Bài tập 1 + Kiến thức về khoa học: tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ và cơ chế di truyền giống nòi của con người. + Kiến thức về xã hội: tâm lí lệch lạc của một số người coi hút thuốc lá là lịch sự. Bài tập 2. + Phương pháp so sánh ( so với AIDS ) + PP dùng số liệu, ví dụ. + PP phân tích: từng tác hại của thuốc lá. Bài tập 3. + Yêu cầu: kiến thức phải cụ thể ( lịch sử, quân sự, cuộc sống của thanh niên xung phong.) + Phương pháp chủ yếu: dùng số liệu, sự kiện cụ thể. NGÃ BA ĐỒNG LỘC Địa lý: Ngã ba Đồng Lộc là giao điểm giữa hai đường tỉnh lộ 8 và 15 thuộc vùng đất đồi Hà Tĩnh. Lịch sử Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những cô gái thanh niên xung phong. Khoa học quân sự Về các loại máy bay, bom. Đời sống xã hội Về đời sống, cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. IV. Củng cố (2’) 1. Muốn có tri thức để thuyết minh đòi hỏi người viết phải làm gì. 2. Kể tên các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng. V. Hướng dẫn học tập ở nhà (2’) - Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học. - Hoàn thành bài tập 4. - Chuẩn bị: Sổ tay chính tả; nhận lại bài kiểm tra văn, bài tập làm văn số 2, ghi lại tất cả những lỗi chính tả đã mắc và chữa lỗi vào sổ tay chính tả.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_tuan_12_tiet_47_phuong_phap_thuyet_minh.docx