Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021

I. ĐỌC – HIỂU: (5,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Đi dọc lời ru

À ơi đi suốt cuộc đời,

Vẫn nghiêng cánh võng những lời mẹ ru

Câu ca từ thuở ngày xưa,

Hắt hiu những nẻo nắng mưa cuộc đời.

Chông chênh hạnh phúc xa vời,

Lắt lay số phận những lời đắng cay.

Mẹ gom cả thế gian này,

Tình yêu hạnh phúc trao tay con cầm

Nẻo xưa nước mắt âm thầm,

Đường gần trái ngọt con cầm trên tay.

À ơi

Bóng cả mây bay

Lời ru đi dọc tháng ngày trong con

 Chu Thị Thơm

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau: (1.5 điểm)

“Câu ca từ thuở ngày xưa,

Hắt hiu những nẻo nắng mưa cuộc đời.

Chông chênh hạnh phúc xa vời,

Lắt lay số phận những lời đắng cay.”

Câu 3. Ngẫm về lời ru của mẹ, nhân vật “con” đã thấu hiểu điều gì? (1.0 điểm)

Câu 4. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, nêu tác dụng của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống. (2,0 điểm)

 

docx 7 trang quyettran 19/07/2022 10400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021
TRƯỜNG .....
KIỂM TRA GIỮA KÌ I 
Ngày ra đề : 01/11/2020
Ngày kiểm tra : 
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút
A. THIẾT LẬP MA TRẬN
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng 
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.
Đọc-hiểu
- Nhận biết các từ láy được sử dụng trong đoạn ngữ liệu.
- Nhận biết hình thức của đoạn văn diễn dịch.
- Hiểu được nội dung của đoạn ngữ liệu. 
- Hiểu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn ngữ liệu.
- Hiểu rõ tác dụng của các từ láy.
- Hiểu và phân tích được giá trị của tình yêu, sự đồng cảm trong cuộc sống.
- Vận dụng kiến thức về tập làm văn để viết đoạn văn diễn dịch nêu tác dụng của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống.
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
1.0
10%
2.5
3.5
35%
0.5
0.5
5%
4
5.0
50%
2.
Tập làm văn
- Nhận biết cấu tạo của bài văn tự sự.
- Hiểu được phương thức viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Vận dụng phương thức tự sự và kiến thức tiếng việt đã học để viết bài văn kể về kỉ niệm với người ban tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi
- Nhận thức và hành động về tình cảm của mình với người bạn trong cuộc sống.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ:
1/4
1.0
10%
1/2
2.0
20%
1/2
1.0
10%
1/4
1.0
10%
1
50
50%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1.25
2.0
20%
2.75
5.5
55%
0.75
1.5
15%
0.25
1.0
10%
5
10.0
100%
B. ĐỀ KIỂM TRA
I. ĐỌC – HIỂU: (5,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: 
Đi dọc lời ru
À ơiđi suốt cuộc đời,
Vẫn nghiêng cánh võng những lời mẹ ru
Câu ca từ thuở ngày xưa,
Hắt hiu những nẻo nắng mưa cuộc đời.
Chông chênh hạnh phúc xa vời,
Lắt lay số phận những lời đắng cay.
Mẹ gom cả thế gian này,
Tình yêu hạnh phúc trao tay con cầm
Nẻo xưa nước mắt âm thầm,
Đường gần trái ngọt con cầm trên tay.
À ơi 
Bóng cả mây bay
Lời ru đi dọc tháng ngày trong con
 Chu Thị Thơm 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau: (1.5 điểm)
“Câu ca từ thuở ngày xưa,
Hắt hiu những nẻo nắng mưa cuộc đời.
Chông chênh hạnh phúc xa vời,
Lắt lay số phận những lời đắng cay.”
Câu 3. Ngẫm về lời ru của mẹ, nhân vật “con” đã thấu hiểu điều gì? (1.0 điểm)
Câu 4. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, nêu tác dụng của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống. (2,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (5,0 điểm):
 Kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
------ HẾT ------
C. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
1
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm
0.5
2
- Chỉ ra các từ láy: hắt hiu, chông chênh, lắt lay 
- Nêu tác dụng: 
+ Giúp người đọc hình dung rõ hơn về bao nhọc nhằn, cay đắng của cuộc đời; về những phận người mong manh, cơ cực trên con đường kiếm tìm hạnh phúc – được vọng lên từ lời ru của mẹ. 
+ Sự thấu cảm rất sâu của đứa con về lời ru của mẹ.
+ Hình ảnh thơ sống động; ngôn ngữ thơ gợi hình, gợi cảm, có sức hấp dẫn với người đọc.
0.5
0.5
0.25
0.25
3
Ngẫm về lời ru của mẹ, nhân vật “con” đã thấu hiểu: 
+ Về cuộc đời: có bao mưa nắng nhọc nhằn; hạnh phúc xa vời, mong manh; phận người sống lắt lay, buồn tủi.
+ Tình mẹ: cuộc đời dù nhiều nước mắt, khổ đau nhưng mẹ chỉ gom tìm tình yêu, hạnh phúc, trái ngọt trên thế gian để trao cho con.
+ Cội nguồn hạnh phúc, trái ngọt của đời con: có được là từ tình yêu của mẹ. 
+ Hiểu về sức sống vĩnh hằng của tình mẫu tử: lời ru, tình mẹ - đã đi dọc tháng ngày và mãi thao thức trong tâm tưởng của con. 
0.25
0.25
0.25
0.25
4
* Về hình thức: 
- Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, độ dài 10 câu.
* Về nội dung: HS viết đúng nội dung (nêu tác dụng của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống).
Có thể có các ý sau:
- Về phía người cho: cảm thấy thanh thản, vui vẻ, thấy tâm hồn giàu có,
- Về phía người nhận: vơi bớt nỗi buồn đau; có thêm ý chí, nghị lực, vươn lên; có niềm tin vào cuộc sống; tạo sự gần gũi, gắn bó
=> Tình yêu thương, sự đồng cảm sẽ làm cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa.
0.5
0.5
0.5
0.5
II
A. Yêu cầu kĩ năng: 
- Bài viết đảm bảo đúng thể loại văn tự sự . 
- Bài viết có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết luận	
- Bài văn diễn đạt trong sáng, lời văn rõ ràng	.	
- Bài viết không mắc lỗi diễn đạt, không quá 6 lỗi chính tả.
- Biết sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khác trong bài. 
- Biết vận dụng thêm các phép tu từ đã học để thể hiện đối tượng.
B. Yêu cầu nội dung – kiến thức
1. Mở bài: 
- Giới thiệu người bạn của mình là ai?
- Khái quát kỉ niệm khiến mình xúc động là gì?
2. Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động.
- Kỉ niệm xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào? Trong hoàn cảnh nào? Kỉ niệm xảy ra với ai?
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
+ Nguyên nhân xảy ra câu chuyện
Đưa ra nguyên nhân xảy ra câu chuyện: Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu? Tại sao lại có kỉ niệm đó?
Bày tỏ tâm trạng, thái độ của em và tâm trạng, thái độ của bạn em trong hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: tức giận hay vui vẻ? Ngạc nhiên hay sững sờ
+ Diễn biến câu chuyện
Kể chi tiết những sự việc diễn ra liên tiếp nhau của câu chuyện theo trình tự thời gian để tránh bỏ sót sự việc: sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, xâu chuỗi với nhau hợp lí.
Xen kẽ vào những sự việc là cảm xúc của em và bạn em: đó là tâm trạng vui hay buồn? Ngạc nhiên hay hụt hẫng.
+ Kết quả
Nêu lên kết quả/ hậu quả cũng như kết thúc câu chuyện.
Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thái độ của em với người bạn đó là gì?
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)
3. Kết bài:
- Khái quát lại, nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Suy nghĩ của em về kỉ niệm.
1.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
3.5
0.5
1.5
0.5
* Lưu ý chung:
- Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án- biểu điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
- Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
Người ra đề
Người duyệt đề
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH
I. Bảng tổng hợp kết quả:
TT
Lớp
Điểm
Trên TB
0 .1.2
3.4
5.6
7.8
9.10
1
2
3
NHẬN XÉT- RÚT KINH NGHIỆM.
1. Ưu điểm: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
2. Tồn tại:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Biện pháp khắc phục:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................... 

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2020_2021.docx