Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 14 - Năm 2020-2021

Tuần 14- Tiết 53- Tập làm văn: PH¬ƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH( tiếp)

C- Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động.

- Mục tiêu: Học sinh được tiếp cận với một số văn bản thuyết minh tiêu biểu tạo hứng thú cho tiết học .

- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.

- Hình thức: cá nhân.

- Định hướng năng lực, phẩm chất:

 + NL: trình bày 1 phút.

 + PC: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao

- Thời gian: 5 phút.

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ:

 ? Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp VBTM ?

* Khởi động vào bài mới:

 

doc 16 trang phuongnguyen 29/07/2022 2440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 14 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 14 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 14 - Năm 2020-2021
Soạn: 2/12/2020- Dạy: /12/2020
Tuần 14- Tiết 53- Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH( tiếp)
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Học sinh được tiếp cận với một số văn bản thuyết minh tiêu biểu tạo hứng thú cho tiết học .
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL: trình bày 1 phút.
 + PC: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
- Thời gian: 5 phút.	
* Ổn định tổ chức.	
* Kiểm tra bài cũ: 	
	? Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp VBTM ?
* Khởi động vào bài mới: 
 GV chiếu đoạn văn: 
Từ thuở khai thiên lập địa, Thổ Sơn là một dãy núi đất, trên đỉnh và các sườn phía đông, bắc có nhiều khối đá lớn và những vách đá, còn toàn thân núi là đất sét đỏ tươi. Xưa kia, người Chiêm Thành dùng đất sét này tạo ra những viên gạch cổ nổi tiếng. Do bị tác động và xâm thực của thiên nhiên và con người hàng nghìn năm qua, Thổ Sơn bị tách làm hai phần khác nhau. Phần chính gọi là núi Ông Biền (thế kỉ XV, ông Trần Biền quê Thanh Hoá vào đây lập nghiệp); phần thứ hai giống con cóc khổng lồ ngồi bên bờ sông cổ Cò nên có tên là núi Ông Cóc. Xưa kia núi Ông Cóc nằm sát bờ sông cổ Cò (sông Ba Chà, Trường Giang), nay núi Ông Cóc thụt sâu vào trong, có con đường chạy qua và có trạm điện dân dụng. Núi Ông Cóc có hang Rái (hang Gần), hang Giàu (hang Bồ Đề), hang Xoài. 
? Em có biết trong đoạn văn thuyết minh trên, người viết đã dùng phương pháp thuyết minh nào không? ( HS bộc lộ: PP nêu định nghĩa ).
- GV dẫn vào bài.	
Hoạt động 2: Luyện tập, củng cố:
- PP và KT: KT nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Thời gian: 35'.
 Tổ chức hoạt động nhóm ( bài 1+2):
+ Phân nhóm, phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ:
 Cả lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí. 
Câu hỏi 1: Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài Ôn dịch thuốc lá?
Câu hỏi 2: Các PP TM của VB Ôn dịch thuốc lá?
+ TG: 10 phút.
+ GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
Gv bổ sung chốt kiến thức.
? Hãy nêu yêu cầu về kiến thức trong VBTM?
* Tích hợp với an ninh quốc phòng: Danh sách 10 cô gái đã dũng cảm hi sinh tại ngã ba Đồng Lộc:
1- Võ Thị Tần 24 tuổi, tiểu đội trưởng.
2- Hồ Thị Cúc 24 tuổi, tiểu đội phó.
3- Nguyễn Thị Nhỏ 24 tuổi
4- Dương Thị Xuân 21 tuổi
5- Võ Thị Hợi 20 tuổi
6- Nguyễn Thị Xuân 20 tuổi
7- Hà Thị Xanh 19 tuổi
8- Trần Thị Hường 19 tuổi
9- Trần Thị Rạng 19 tuổi
10- Võ Thị Hà 17 tuổi
- Tư liệu về KCC Mĩ: Chúng ta hãy nhớ lại một ngày tháng 7 nắng gắt ở Đồng Lộc, vào lúc 16 h ngày 24/ 7/ 1968, tại mặt đường cách ngã ba Đồng Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh về phía Nam khoảng 300 m, 10 cô gái thanh niên xung phong tuổi đời từ 17- 24 trong khi san nấp hố bom, thông đường đã hi sinh dưới làn bom man rợ của kẻ thù. Suốt đêm hôm đó và cả ngày hôm sau, đồng đội và nhân dân trong vùng đã đào bới, tìm kiếm thi hài các cô, đem về tắm sạch sẽ. Tất cả đều như đang đi vào giấc ngủ dài. Đồng đội đã đặt các cô vào khu đồi Bãi Dịa với lòng xót thương vô hạn. Nhưng trong số 10 cô , mới chỉ tìm được 9 thi thể, còn thiếu Hồ Thị Cúc, tiểu đội phó. Đồng đội và nhân dân đã làm lễ gọi hồn em. Yến Thanh( một cán bộ phụ trách kĩ thuật ngành GTVT có mặt lúc đó bật khóc, nghẹn ngào viết lên bài thơ Cúc ơi. Bài thơ này được đọc trong lễ gọi hồn. Rồi tới ngày thứ ba, đồng đội mới tìm thấy Cúc trên đồi Trọ Voi cách hố bom cũ chừng 20 mét trong tư thế ngồi, đầu đội nón, bên cạnh là cái cuốc, 10 đầu ngón tay bị ứa máu và xưng vù vì đang bới đất để tìm đường ra.
- Bài thơ khóc chị Cúc khi chị bị bom vùi:
Cúc ơi!
Tiểu đội đã về xếp một hàng Ngang
Cúc ơi! Em ở đâu không về tập hợp
Chín bạn đã quây quần đủ mặt 
Nhỏ, Xuân, Hà, Hường, Hợi, Rạng, Xuân, Xanh
A trưởng Võ Thị Tần đã điểm danh
Chỉ thiếu mình em
Chín bỏ làm mười răng được
Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc 
Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! Em ở đâu?
Đất nâu lạnh lắm
Da em xanh
Áo em thì mỏng
Cúc ơi! Em ở đâu?
Về với bọn anh
Tắm nước sông Ngàn Phố
Ăn quýt đỏ Sơn Bằng
Chăn trâu cắt cỏ
Bài toán lớp 5 em còn chưa nhớ
Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn
Ở đâu hỡi Cúc?
Đồng đội tìm em
Đũa găm cơm úp
Gọi em,
Gào em
Khản cổ cả rồi
Cúc ơi!
- Tạo nhóm. 
- HS Làm việc cá nhân: 2 phút
- Thảo luận nhóm: 5 phút
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét, Gv bổ sung chốt kiến thức.
TL cá nhân
II- Luyện tập:
Bài 1- Phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài Ôn dịch thuốc lá:
- Phạm vi kiến thức khoa học( y học): tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người.
- Phạm vi kiến thức xã hội: Tâm lí lệch lạc của một số người coi hút thuốc lá là lịch sự; tình hình hút thuốc, biện pháp xử lí ở một số nước và ở Việt Nam.
Bài 2- Các PP TM của VB Ôn dịch thuốc lá:
- PP so sánh đối chiếu.
- PP phân tích
- PP nêu số liệu.
Bài 3: 
* Kiến thức:
- Kiến thức chính xác, sâu rộng, thuộc nhiều lĩnh vực:
- Kiến thức lịch sử( về cuộc k/c chống Mĩ )
- Kiến thức quân sự.
- Kiến thức về cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong...
* PP nêu số liệu và PT các sự kiện.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng PP thuyết minh để viết đoạn văn giới thiệu về những cô gái ở ngã ba Đồng Lộc.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 +PC: Chăm chỉ: Tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ.
 Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân.
- Tg: 2 phút.	
? Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về sự hi sinh anh dũng của 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
Đọc những bài văn mẫu về thuyết minh.
Nắm chắc phương pháp thuyết minh, làm hết bài tập. 	
- Chuẩn bị : Trả bài LV số 2 và bài KT Văn.
.
Soạn: 2 /12/2020- Dạy: / 12/2020.
Tiết 54- Văn bản: BÀI TOÁN DÂN SỐ
 (Theo Thái An - Báo GD-TĐ)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
- Hs nắm được nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường ''tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.
- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
2- Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức bài tập làm văn về phương pháp thuyết minh để đọc -hiểu VB.
- Rèn kĩ năng thuyết minh một vấn đề trong cuộc sống.
3- Thái độ:
Thấy được nguy cơ và hậu quả của việc bùng nổ, gia tăng dân số quá nhanh
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- PC: Trách nhiệm với vấn đề dân số của đất nước, chăm chỉ với nhiệm vụ được giao.
- Hình thành năng lực hợp tác, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ.
* Tích hợp với môi trường: 
Liên hệ với thực tế về tình trạng gia tăng dân số ở VN.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Tranh ảnh, tài liệu nói về gia tăng dân số và hậu quả của gia tăng dân số.
- Trò : Tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi ở SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 5 phút.
 * Ổn định tổ chức.	
 * Kiểm tra bài cũ:
	? Nêu những giải pháp chống ôn dịch thuốc lá?
? Những việc làm của em góp phần chống việc hút thuốc lá của những người xung quanh?	
 * Khởi động vào bài mới: 
- GV chiếu những hình ảnh về hậu quả của gia tăng dân số.
? Những hình ảnh trên đem đến cho em suy nghĩ gì về mối nguy hại mà sự gia tăng dân số mang lại cho cuộc sống con người?
 * Giới thiệu bài: 
 Sau khi học xong văn bản ''Thông tin'' và "Ôn dịch, thuốc lá" chúng ta thấy loài người hiện nay đang đứng trước những nguy cơ: Ô nhiễm môi trường, bệnh tật do rác thải, khói thuốc lá gây ung thư
 Ngoài những nguy cơ đó ra con người chúng ta còn đang đứng trước nguy cơ nữa đó là sự bùng nổ về dân số. Vậy con người đã nhận thức được điều này từ bao giờ và đã làm gì để điều đó không xảy ra( ghi đầu bài)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: KT đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học.
 + Phẩm chất: chăm chỉ tự học, tự tìm hiểu về tác giả, vấn đề dân số.
- Thời gian: 10 phút.
? Tác giả của Vb là ai?
- GV hướng dẫn HS đọc: giọng nhẹ nhàng, diễn cảm chú ý nhấn mạnh vào các con số tác giả đưa ra để thuyết minh.
- GV đọc mẫu, HS đọc, nhận xét. GV uốn nắn.
- Hs giải thích chú thích sgk.
? VB thuộc loại hình nào ? Xác định kiểu Vb? Vì sao em xác định như vậy?
( GV: Vì Vb này đề cập đến 1 vấn đề vừa cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại. Đó là vấn đề gia tăng dân số và hiểm họa của nó).
? Xác định phương thức biểu đạt của Vb?
( GV: mục đích của VB là bàn về dân số nhưng trong khi bàn luận tác giả thuyết minh bằng tư liệu thống kê, so sánh kèm thái độ đánh giá)
? Bố cục của văn bản? Bố cục ấy tương ứng với các phần của bài TLV như thế nào ?
? Nhận xét về bố cục của văn bản ?
? Quan sát phần TB, hãy chỉ ra các ý lớn( các luận điểm)?
- Mục tiêu : Hiểu được vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Trách nhiệm..	
- Thời gian: 25 phút.
? Theo tác giả, vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình được đặt ra từ bao giờ?
? Em hiểu dân số là gì ? Sự gia tăng dân số có ảnh hưởng ntn đến sự phát triển XH ?
( Dự kiến: - Dân số là số người sinh sống tên phạm vi 1 quốc gia, châu lục hoặc toàn cầu.
- Gia tăng dân số ảnh hưởng đến tiến bộ xã hội là nguyên nhân của đói nghèo, lạc hậu.
- Dân số gắn liền với kế hoạch hóa gđ tức là vấn đề sinh sản.
- Dân số và kế hoạch hóa gđ là vấn đề đã và đang được quan tâm trên toàn thế giới).
? Điều gì làm tác giả sáng mắt ra khi đọc xong bài toán cổ ?
? Nhận xét về cách đặt vấn đề ở phần mở bài? Cách diễn đạt đó có tác dụng gì?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung: 
1- Tác giả.
Thái An.
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
b- Tìm hiểu chung:
* Loại hình VB: 
VB nhật dụng 
* Kiểu VB : Nghị luận một vấn đề
* Phương thức biểu đạt:
Kết hợp lập luận, tự sự , biểu cảm, thuyết minh.
* Bố cục: 3 phần
- Phần 1 - Mở bài: Từ đầu -> sáng mắt ra: Giới thiệu vấn đề dân số và KHH dường như đã đặt ra từ thời cổ đại.
- Phần 2 - Thân bài: Tiếp -> “ô thứ 31 của bàn cờ": Tập trung làm sáng tỏ vấn đề: tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng
- Phần 3- KB: Kêu gọi mọi người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của chính loài người.
=> Bố cục hợp lí, phù hợp với đặc trưng văn bản nghị luận.
* Các ý lớn trong phần thân bài:
- Ý 1: Nêu bài toán cổ và kết luận về bài toán
- Ý 2: So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ.
- Ý 3: Thực tế và khả năng sinh con của người phụ nữ.
II- Phân tích:
1- Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình:
- Đặt ra từ thời cổ đại.
- Điều tác giả “sáng mắt ra” chính là 1 vấn đề rất hiện đại mới được đặt ra gần đây- vấn đề dân số- KHHGĐ. Thế mà nghe xong bài toán cổ tác giả bỗng thấy đúng là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại
-> Cách vào vấn đề nhẹ nhàng giản dị, thân mật khiến vấn đề trở nên gần gũi, tự nhiên, dễ thuyết phục.
HĐ 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập và tìm tòi tự học của bản thân.
- Thời gian: (3’)
? Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về vấn đề dân số để viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 ? Hãy viết đoạn văn về hậu quả của vấn đề gia tăng dân số.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm những tư liệu nói về hậu quả của gia tăng dân số( kênh chữ, kênh hình).
- Học kĩ nội dung bài học.
- Chuẩn bị: Phần còn lại.
.................... Soạn: 2 /12/2020- Dạy: / 12/2020.
Tiết 55- Văn bản: BÀI TOÁN DÂN SỐ( tiếp)
 (Theo Thái An - Báo GD-TĐ)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu : Hiểu được vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Trách nhiệm..	
- Thời gian: 25 phút.
? Để làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình, tác giả đã lập luận và thuyết minh trên những ý chính nào?
( Dự kiến: - Vấn đề dân số được nhìn nhận từ bài toán cổ : Bài toán dân số được tính toán từ 1 câu chuyện trong kinh thánh “ Bây giờ k quá 5%”
- Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người “Trong thực tếô thứ 31 của bàn cờ”).
? Có thể tóm tắt bài toán cổ ntn?
? Tại sao có thể hình dung vấn đề gia tăng dân số từ bài toán cổ này?
? Bàn về dân số từ 1 bài toán cổ có tác dụng gì đối với việc thuyết minh?
? Tóm tắt bài toán dân số có khởi điểm từ chuyện trong kinh thánh?
? Cách tính toán dân số từ bài toán cổ và câu chuyện trong kinh thánh tác dụng ntn với người đọc?
- Theo dõi đoạn văn “ Trong thực tế  ô thứ 31 của bàn cờ:
? Theo thông báo của Hội nghị Cai-rô, các nước có tỉ lệ sinh con cao thuộc Châu lục nào?
* Tích hợp với môi trường :
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi : 2’
? Bằng những hiểu biết của mình về các Châu lục đó, em có nhận xét gì về gia tăng dân số ở các Châu lục này?
GV chốt : 
( Dự kiến: + Đông dân nhất
 + Tốc độ gia tăng dân số lớn nhất (so với C.Mĩ và C.Âu)
? Em biết gì về thực trạng kinh tế, văn hóa ở các châu lục này?
( Dự kiến: Rất nhiều nước còn trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu).
? Nhận xét về cách lập luận và thuyết minh của tác giá trong phần thân bài?
? Từ cách lập luận trên, em có nhận xét gì về vấn đề gia tăng dân số trên thế giới? Nguyên nhân sâu xa của vấn đề gia tăng dân số?
? Thái độ của tác giả về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình được diễn đạt trong những câu văn nào? Em hiểu ntn về lời nói của tác giả?
? Tại sao tác giả cho rằng đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của loài chính người?
? Qua những lời lẽ đó tác giả bộc lộ quan điểm và thái độ của mình về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình ntn?
? Khái quát nội dung và nghệ thuật của VB?
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’.
- HĐ cặp đôi: 1’.
- Báo cáo, nhận xét.
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích:
1- Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình:
2- Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
* Vấn đề dân số được nhìn nhận từ bài toán cổ: 
Có 1 bàn cờ gồm 64 ô
 + Đặt hạt thóc vào ô thứ nhất, ô thứ 2, các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi.
 + Tổng số thóc thu được có thể phủ khắp bề mặt trái đất.
- Con số trong bài toán cổ tăng dần theo cấp số nhân tương ứng với số người được sinh ra trên Trái Đất, theo cấp độ này sẽ không còn là con số tầm thường mà là con số khủng khiếp
=> Gây hứng thú dễ hiểu với số đông người đọc
* Vấn đề dân số được nhìn nhận từ câu chuyện trong kinh thánh: 
Lúc đầu Trái Đất chỉ có 2 người: A đam và E-va
- Nếu mỗi gia đình chỉ có 2 thì đến năm 1995 tổng dân số Trái Đất là 5,63 tỉ
- So với bài toán cổ con số này xấp xỉ ô thứ 30 của bàn cờ.
-> Dễ hiểu, gây lòng tin, dễ thuyết phục.
- Các nước có tỉ lệ sinh con cao: châu Phi, châu Á ( trong đó có VN)
-> - Lập luận với lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ
 - Vận dung phương pháp thuyết minh như thống kê, so sánh, phân tích.
 - Kết hợp các dấu câu-> tạo khả năng diễn đạt tốt.
=> Dân số thế giới gia tăng theo cấp số nhân. Năng lực sinh sản của phụ nữ là nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề.
3- Thái độ của tác giả về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
“ Đừng để cho mỗi người  càng dài lâu hơn càng tốt”
-> + Nếu con người sinh ra trên Trái Đất theo cấp số nhân của bài toán cổ thì đến 1 lúc sẽ không còn đời sống.
 + Muốn còn đời sống, phải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế gia tăng dân số trên toàn cầu.
-> Muốn sống con người cần có đất đai. Đất đai không sinh ra, con người thì ngày 1 nhiều hơn. Do đó con người muốn tồn tại thì phải biết điều chỉnh hạn chế sự gia tăng dân số trên. Đây là vấn đề nghiêm túc và sống còn của nhân loại.
- Nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số và hiểm họa của nó.
- Có trách nhiệm với đời sống cộng đồng.
- Trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người.
III- Tổng kết: ( Ghi nhớ SGK)
HĐ 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập và tìm tòi tự học của bản thân.
- Thời gian: (3’)
? Theo em con đường ngắn nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì?
? Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về vấn đề dân số để viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: Cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.
 + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 ? Hãy viết đoạn văn về hậu quả của vấn đề gia tăng dân số.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm những tư liệu nói về hậu quả của gia tăng dân số( kênh chữ, kênh hình).
- Học kĩ nội dung bài học.
- Chuẩn bị: Hướng dẫn tự học ở nhà: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
 Soạn: 2 /12/2020- Dạy: /12/2020
Tiết 56- Tiếng Việt: DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: HS nắm được các công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
2- Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong khi viết văn bản.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
3- Thái độ: có thái độ nghiêm túc học tập.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất : 
- Năng lực: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.
- Phẩm chất: + Yêu nước qua việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 + Chăm chỉ tìm tòi, làm bài tập để củng cố cách sử dụng dấu ngoặc đơn và hai chấm.
B- Chuẩn bị.
1- Giáo viên: Máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập, giáo án, sgk, sgv.
2- Học sinh: Chuẩn bị theo nội dung sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cả lớp
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ học tập bài cũ để đạt được yêu cầu.
- Thời gian: 5 phút
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
? Nêu các mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép ?
	? BT 4 phần b ( Tr. 126 )? 
* Khởi động vào bài mới :
? Trong khi tạo lập văn bản, chúng ta thường hay quan tâm tới các loại dấu câu nào?
 ( HS bộc lộ)
- Gv dẫn vào bài mới: Mỗi dấu câu có một công dụng khác nhau mà ta cần phải biết để sử dụng khi tạo lập văn bản. Để hiểu được công dụng của dấu ngoặc đơn và hai chấm, ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu cách sử dụng dấu ngoặc đơn.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, khăn phủ bàn.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác
 + Chăm chỉ học tập để hiểu cách sử dụng dấu ngoặc đơn.	
- Thời gian: 10 phút
- HS đọc ví dụ SGK. GV chiếu ví dụ.
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( KT khăn phủ bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + Nhiệm vụ:
 Phiếu học tập số 1:
? Dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích a, b, c dùng để làm gì?
Đoạn trích
Công dụng
A
B
C
- Bước 2: Tiến hành thảo luận.
 + GV quan sát, giúp đỡ HS( nếu cần).
 + Nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
 Hoạt động cá nhân:
? Nếu bỏ phần trong ngoặc thì ý nghĩa cơ bản của các đoạn trích trên có thay đổi k?
( Dự kiến: Nếu bỏ phần trong ngoặc thì ý nghĩa cơ bản của các đoạn trích không thay đổi, nhưng có thêm phần trong dấu ngoặc đơn thì nội dung được rõ hơn, đầy đủ hơn).
? Vậy phần nằm trong dấu ngoặc đơn là thành phần gì trong câu?( TP chính, TP phụ trạng ngữ, thành phần phụ chú thích? )
( Dự kiến: Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần chú thích trong câu- là thành phần phụ chú thích)
- GV: Vậy dấu ngoặc đơn trong các trường hợp này dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu. 
- GV dẫn dắt chuyển sang kết luận: 
? Qua phần tìm hiểu ba ví dụ, em hãy tổng hợp công dụng của dấu ngoặc đơn?
* Bài tập củng cố:
? Trong các VD sau, dấu ngoặc đơn được dùng để làm gì ?
 + Nam Cao sinh năm 1915 (?) – 1951 nhưng có tài liệu ghi năm sinh của ông là 1917.
 ( Ngữ văn 8, tập I)
-> Dùng dấu ngoặc đơn cùng với dấu chấm hỏi (?) tỏ ý hoài nghi
 + Một thế kỉ văn minh, khai hóa (!) của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
 (Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
→ Dùng dấu ngoặc đơn cùng với dấu chấm than (!) tỏ ý mỉa mai.
 ( Lưu ý: 
- Khi dấu ngoặc đơn đi kèm dấu chấm hỏi ( ?) thì có công dụng tỏ sự hoài nghi.
- Khi dấu ngoặc đơn đi kèm dấu chấm than (!) thì tỏ ý mỉa mai. 
 Có thể coi đây là biểu hiện đặc biệt của trường hợp dùng dấu ngoặc đơn.
* Bài tập nhanh( bài 1- a): Dấu ngoặc đơn trong câu sau dùng để làm gì ? 
a. Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời), “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.
→ Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư.
- Mục tiêu: Hiểu công dụng và cách dùng dấu hai chấm.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, KT thảo luận nhóm.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác
 + Chăm chỉ học tập để hiểu cách sử dụng dấu hai chấm.	
- Thời gian: 10 phút.
- GV chiếu các VD, y/c HS đọc .
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + Nhiệm vụ: 
 Phiếu học tập số 2:
? Dấu hai chấm trong các đoạn trích a, b, c dùng để làm gì?
Đoạn trích
Công dụng
a
b
c
- Bước 2: Tiến hành hoạt động.
 + GV quan sát, giúp đỡ HS( nếu cần).
 + Bổ sung chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực.
 Hoạt động cá nhân:
? Từ phần tìm hiểu trên, em hãy tổng hợp các công dụng của dấu hai chấm ?
* Bài tập nhanh ( Bài 2- a): 
 Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong câu sau:
 Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu .. cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. 
→ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.
- Tạo nhóm
- Làm việc cá nhân: 2 phút
- Thảo luận nhóm : 3 phút
- Các nhóm treo bảng nhóm ở góc học tập. Đại diện nhóm lần lượt trình bày ( mỗi nhóm 1 nội dung).
- Các nhóm khác nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
( đọc ghi nhớ ( SGK)
Đọc VD
- Tạo nhóm - Làm việc cá nhân: 2 phút
- Thảo luận nhóm: 3 phút
- Các nhóm treo bảng nhóm ở góc học tập. Đại diện nhóm lần lượt trình bày ( mỗi nhóm 1 nội dung).
- Các nhóm khác nhận xét.
TL cá nhân
( đọc ghi nhớ).
I - Dấu ngoặc đơn:
1- Tìm hiểu ví dụ:
Đoạn trích
Công dụng
A
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích để làm rõ “ họ” là ai( là những người bản xứ ).
B
Dấu ngoặc đơn dùng để thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó được dùng để gọi tên một con kênh, giúp người đọc hình dung rõ đặc điểm của con kênh này .
C
Dấu ngoặc đơn dùng bổ sung thêm thông tin về Lí Bạch ( năm sinh, mất), cho biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào( Tứ Xuyên).
2- Kết luận: Ghi nhớ 1: SGK/ Tr. 123.
II- Dấu hai chấm: 
1- Tìm hiểu ví dụ:
Đoạn trích
Công dụng
A
Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) lời đối thoại ( của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn.
B
Dấu hai chấm dùng để báo trước sự xuất hiện của lời dẫn trực tiếp (lời nói của người xưa)
C
Dấu hai chấm đánh dấu phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học
2- Kết luận: Ghi nhớ 2 - SGK / Tr. 135
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết bằng thực hành làm bài tập.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy.
- Hình thức: cá nhân, nhóm đôi.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + PC: + Yêu nước qua việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 + Chăm chỉ làm bài tập để củng cố cách sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.	
- Thời gian: 15 phút.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- HS đọc yêu cầu các bài tập từ 1 đến 4:
 Tổ/c hoạt động nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí. 
 + Nhiệm vụ:
Nhóm 1, 4: Bài tập 1.
Nhóm 2,5: Bài tập 2.
Nhóm 3,6: Bài tập 3.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung chốt kiến thức.
- GV lưu ý: Chỉ trong trường hợp bỏ phần do dấu (: ) đánh dấu mà phần còn lại vẫn có sự hoàn chỉnh về nghĩa thì dấu (:) mới có thể được thay bằng dấu ( ).
-Tạo nhóm. - Làm việc cá nhân: 2’
- Thảo luận nhóm : 3’
- Các nhóm treo bảng nhóm ở góc học tập. Đại diện nhóm lần lượt trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét.
III- Luyện tập
Bài 1- Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn 
b- Đánh dấu phần thuyết minh
c- Đánh dấu phần bổ sung, thuyết minh
Bài 2- Giải thích công dụng của dấu hai chấm:
b- Báo trước lời đối thoại và phần thuyết minh.
c- Báo trước phần thuyết minh.
Bài 3- Xác định mục đích của dấu hai chấm:
+ Bỏ dấu hai chấm cũng được nhưng ý của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh. 
-> Mục đích dùng dấu hai chấm của tác giả là để nhấn mạnh các ý được giải thích.
Bài 4- Công dụng của dấu hai chấm
a- Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được. Về cơ bản nghĩa không thay đổi nhưng người viết coi phần trong trong ngoặc chỉ là phần có tác dụng kèm thêm, giải thích chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu.
b- Nếu viết lại như vậy thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì trong câu này về “ Động Khô và Động nước” không thể coi là phần chú thích mà là phần nội dung chính được thông báo.
* Củng cố: Hãy vẽ sơ đồ nội dung bài học?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm để tạo lập đoạn văn về cách dùng chúng.
 - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình.
 ? Hãy viết đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn và hai chấm.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Học kĩ, hiểu công dụng của dấu( :) và dấu ( ).
- Xem lại các BT đã làm trên lớp, làm BT 5, 6.
- Hoàn thành bài tập 6.
- Chuẩn bị: Dấu ngoặc kép.
.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_cong_van_417_tuan_14_nam_2020_2021.doc