Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 7

Tuần : 7- Tiết : 25

 Ngày soạn: .

Ngày dạy:. ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ.

 (Xéc - Van - Téc )

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Hs thấy được thể loại truyện với nhân vật , sự kiện, diễn biến qua một đoạn trích. Giúp học sinh thấy rõ tài nghệ của Xéc-Van-Téc trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn - Ki - Hô - Tê và Xan - Chô-Pan - xa tương phản nhau về mọi mặt. Đánh giá đúng đắn các mặt tốt, xấu của 2 nhân vật ấy.

2. Kĩ năng: - Nắm bắt được diễn biến các sự kiện trong đoạn trích. Chỉ ra được những nét tiêu biểu của mỗi nhân vật được miêu tả.

3. Thái độ, tình cảm: HS rút ra bài học thực tiễn. Giáo dục các em biết đánh giá, hoàn thiện bản thân mình.

 

docx 13 trang phuongnguyen 30/07/2022 5540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 7

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 7
Tuần : 7- Tiết : 25
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ.
 (Xéc - Van - Téc )
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hs thấy được thể loại truyện với nhân vật , sự kiện, diễn biến qua một đoạn trích. Giúp học sinh thấy rõ tài nghệ của Xéc-Van-Téc trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn - Ki - Hô - Tê và Xan - Chô-Pan - xa tương phản nhau về mọi mặt. Đánh giá đúng đắn các mặt tốt, xấu của 2 nhân vật ấy. 
2. Kĩ năng: - Nắm bắt được diễn biến các sự kiện trong đoạn trích. Chỉ ra được những nét tiêu biểu của mỗi nhân vật được miêu tả. 
3. Thái độ, tình cảm: HS rút ra bài học thực tiễn. Giáo dục các em biết đánh giá, hoàn thiện bản thân mình.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện nước ngoài).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
- Phiếu học tập - Hình ảnh minh họa
-Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm....... Nhóm trưởng:..................................................
Nhân vật Đôn Ki - hô - tê
Chi tiết, hình ảnh 
Nhận xét
Hoàn cảnh
Ngoại hình
Suy nghĩ
Hành động
Đánh giá chung
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Quan sát và nêu cảm nhận của em về những hình ảnh sau?
- HS quan sát - trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
 - Hình ảnh minh họa cho cuốn tiểu thuyết"Đôn Kihôtê, nhà hiệp sĩ quý tộc tài ba xứ Mancha". Tiểu thuyết 2 tập, tập xuất bản năm 1605 và tập 2 xuất bản năm 1615. Đôn Kihôtê được coi là một trong số ít tác phẩm có nhiều người đọc nhất trong văn học phương Tây. Một cuộc điều tra năm 2002 do Viện Nobel Na Uy tiến hành đã cho thấy đây là tiểu thuyết hay nhất trong mọi thời đại.
 HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Giới thiệu chung: 	
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
 HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HD HS đọc thầm chú thích SGK ?
(1) Cho biết những nét chính về tác giả ?
 (2) Em hiểu gì về tác phẩm?
Em biết thêm truyện nào của ông?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung- giới thiệu hình ảnh minh họa
1-Tác giả:
-Xéc-Van-Téc ( 1547 - 1616 ) là nhà văn Tây ban nha. Năm1571 ông bị bắt giam ở An-Giê- Ri từ 1575->1580. Khi trở về Tây ban nha ông sống cực nhọc cho đến khi công bố tiểu thuyết Đôn-Ki-Hô-Tê.
3-Tác phẩm:
-Trích tiểu thuyết: Đôn-Ki-Hô-Tê
 Từ khi ra đời, cuốn tiểu thuyết Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha đã chinh phục dư luận người đọc trong nước cũng như ngoài nước. Ngay trong năm 1605, tại Tây Ban Nha, tập truyện đã được tái bản 5 lần, và sinh thời, Cervantes đã nhìn thấy tác phẩm của mình được xuất bản 13 lần (6 lần ở Tây Ban Nha, 3 lần ở Bồ Đào Nha, 3 lần ở Bỉ, 1 lần ở Ý). Trải qua gần 400 năm, vượt ra khỏi sự đào thải của thời gian, Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha vẫn giành được sự hâm mộ rộng khắp và được công nhận là một trong những tác phẩm văn học lớn nhất của nhân loại. Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng trên thế giới. Ngót bốn thế kỷ nay, Đôn Kihôtê vẫn là đề tài của sân khấu, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, màn ảnh. Từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, các nhà phê bình, triết học, các nhà văn, nhà thơ, những người làm công tác văn nghệ, không ai không xác nhận giá trị tư tưởng và nghệ thuật của cuốn truyện này.
II-Đọc hiểu văn bản:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
GV hướng dẫn HS đọc: Chú ý những câu nói với cối xay gió, với bọn khổng lồ của Đôn-Ki-Hô-Tê, cần đọc với giọng ngây thơ, tự tin, xen hài hước.
-Học sinh đọc văn bản.
- Giải thích từ khó ( chú thích SGK)
 - Gọi HS tóm tắt văn bản ( đã chuẩn bị ở nhà). 
- GV cho HS nhận xét, 
- Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
-Liệt kê 5 sự việc chính trong truyện 
1-Đọc-Chú thích:
- Đọc chú ý các câu đối thoại nhưng không xuống dòng của 2 nhân vật chính.
- Cối xay gió: Cối xay thực hiện bằng sức gió thổi quay các cánh quạt.
2-Bố cục: 3 đoạn:
-Đ1: Đầu-> Không cân sức: 2 thày trò Đôn-Ki-Hô-Tê trước trận đấu.
-Đ2: Tiếp-> Ngã văng ra: Đôn-Ki liều mình tấn công bọn khổng lồ và thất bại thảm hại.
-Đ3: Còn lại: 2 thày trò tiếp tục lên đường. 
  5 sự việc chính chủ yếu: (1) Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió
   (2) Thái độ, hành động của hai thầy trò Đôn-ki-hô-tê
   (3) Quan niệm và cách cư xử của hai thầy trò khi bị thương, đau đớn
   (4) Chuyện ăn
   (5) Chuyện ngủ
 Đôn Ki-hô-tê: là một quý tộc nghèo. Vì ham mê truyện phiêu lưu, hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ trừ gian diệt bạo, cứu người lương thiện. Lão lên đường đi phiêu lưu, tự phong mình là hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-cha. Nhiều lần thất bại, lão vẫn tin mình bị lão pháp sư Phơ-re-xtôn phù phép. Nhưng cuối cùng lão bị ốm nặng, lão mới thấy cái nhảm nhí, tai hại của truyện hiệp sĩ. Lão viết di chúc trao tài sản cho anh chàng giám mã, và những người khác rồi qua đời.
3-Phân tích:
a-Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
-Hoàn cảnh: Hiệp sĩ Đôn Ki - hô - tê trạc 50 tuổi. Nhà quí tộc gày gò, cao lênh khênh, cưỡi một con ngựa còm, mình mặc áo giáp sắt, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ đã han rỉ của tổ tiên để lại lão lục tìm rồi đem đánh bóng đi, bắt chước những nhân vật trong truyện kiếm hiệp làm hiệp sĩ đi chu du thiên hạ diệt ác trừ gian bảo vệ người lương thiện.
Chi tiết, hình ảnh 
Nhận xét
Ngoại hình
-Gầy gò, cao lênh khênh
- Cưỡi trên lưng 1 con ngựa còm, tay lăm lăm ngọn giáo.
- Ốm yếu, kỳ quái, hài hước
Suy nghĩ
- Mê muội (đọc quá nhiều chuyện hiệp sĩ)
- Khi nhìn thấy những cối xay gió tưởng những tên khổng lồ ghê gớm...
-Bị ngã nghĩ mình chiến thắng.
-Suy nghĩ viển vông, hoang tưởng, tiêu diệt cái xấu khỏi mặt đất, theo tinh thần hiệp sĩ
Hành động
- Chớ có chạy trốn. Tay lăm lăm ngọn giáo.
- Phi thẳng tới cối xay gió.
- Khi bị quật ngã lại cho rằng đó là do pháp sư yểm bùa biến những tên khổng lồ thành cối xay
- Ngã đau nhưng không kêu đau.
- Không cần ăn.
- Thức trắng đêm để nghĩ đến công nương.
-Bất chấp nguy hiểm, lời can ngăn vẫn lao vào đánh nhau với cối xay gió => dũng cảm, khắc khổ, cứng nhắc.
- Quên mình vì việc nghĩa => thiếu thực tế
Đánh giá chung
- Đôn-Ki có lý tưởng chiến đấu cao quý, kiên định. Đôn-Ki cho rằng chiến đấu tiêu diệt bọn khổng lồ, bọn pháp sư, bọn yêu ma ra khỏi mặt đất là cuộc chiến đấu chính đáng nhưng hành động điên rồ, kì quái.
-Nghệ thuật hài hước, gây cười: hình tượng phản hiệp sĩ, nhại hiệp sĩ bất hủ.
 - Tinh thần chiến đấu kiên định, dũng cảm dám đương đầu với kẻ thù mạnh gấp bội không tiếc mạng sống của mình. Đó là điểm đáng khen. Nhưng Đôn-Ki- hô - tê mê muội không chấp nhận sự thật hiển nhiên, không chú ý quan tâm tới nhu cầu sống hàng ngày, Đó là điểm đáng cười. Do đọc nhiều sách kiếm hiệp, đầu óc Đôn-Ki- hô - tê mê muội, suy nghĩ ngông cuồng, hoang tưởng, hành động điên rồ kì quái nhưng ước mơ tốt đẹp. Nhân vật hiện lên thật nực cười, đáng trách mà cũng đáng thương.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP /VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Qua nhân vật Đôn Ki - hô - tê em rút ra bài học gì cho bản thân? 
(2) Em có suy nghĩ gì về hiện tượng một số bạn nhỏ rất ham mê truyện tranh?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận
1.- Sống có lý tưởng, mục đích, ước mơ
-Hành động dũng cảm, hiệp nghĩa nhưng sáng suốt .
- Biết lắng nghe, sống thực tế không nên hoang tưởng.
2. Đọc sách là tốt nhưng biết chọn lọc.
- Không nên qua ham và làm theo mê muội
...
 THAM KHẢO: Qua hình tượng Đôn kihote , nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra (1547-1616) phản ánh được tính đa diện của con người, bên cạnh tính cách gàn dở là sự tế nhị, thương yêu đồng loại, yêu quý tự do và ghét thói xa hoa ăn bám của bọn quý tộc đương thời và biết trọng đạo lý. Tác phẩm cũng không hoàn toàn được sáng tác với ý nghĩa hài hước, qua tác phẩm, Cervantes chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu thời phong kiến, đả kích một thị hiếu tầm thường đang phổ biến trong công chúng, hiển thị khát khao hướng đến một xã hội hậu phong kiến công bằng và nhân đạo hơn.
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
Đọc kỹ văn bản - .Phân tích nhân vật , tìm những nét trái ngược giữa 2 nhân vật :
Đôn Ki-hô-tê
Xan-Chô
Xuất thân
Ngoài hình
Mục đích
Tính cách
Suy nghĩ
--------------------
Tuần : 7- Tiết : 26
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ. ( Tiếp theo ).
 (Xéc - Van - Téc )
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hs thấy được thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến qua một đoạn trích. Học sinh thấy rõ tài nghệ của Xéc-Van-Téc trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn - Ki - Hô - Tê và Xan - Chô-Pan - xa tương phản nhau về mọi mặt. Đánh giá đúng đắn các mặt tốt, xấu của 2 nhân vật ấy. 
2. Kĩ năng: - Nắm bắt được diễn biến các sự kiện trong đoạn trích. Chỉ ra được những nét tiêu biểu của mỗi nhân vật được miêu tả. 
3. Thái độ, tình cảm: HS rút ra bài học thực tiễn. Giáo dục các em biết đánh giá bản thân mình.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện nước ngoài).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
-Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm....... Nhóm trưởng:..................................................
Nhân vật Xan -trô Pan- xa
Chi tiết, hình ảnh 
Nhận xét
Hoàn cảnh
Ngoại hình
Suy nghĩ
Hành động
Đánh giá chung
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
 Trong chuyến hành trình của Ki - hô - tê còn có Xan - chô Pan - xa. Đây là lần đầu tiên trong đời Xan - chô bỏ nhà đi làm giám mà cho một hiệp sĩ và cũng là lần đầu tiên anh ta chứng kiến hiệp sĩ của mình không phải tả xung hữu đột như múa như bay giữa trận tiền mà “ ngã như trời giáng”. Nhưng Xan - chô cảm thấy cái nghề tìm kiến chuyên phiêu lưu dù có nguy hiểm đến đâu cũng chẳng vất vả gì. Vậy anh chàng này có gì khác ông chủ của mình, chúng ta cùngtìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
3.Phân tích: 
b- Giám mã Xan- chô- pan - xa
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận .
- Tổ chức cho HS nhận xét
-Hoàn cảnh:Bác là một nông dân nhưng theo Đôn - ki - hô- tê để được hưởng thụ.
Chi tiết, hình ảnh 
Nhận xét
Ngoại hình
Béo lùn,cưỡi lừa thấp lè tè
Xâu xí, hài hước
Suy nghĩ
-Xan- Chô muốn làm chúa đảo,
- Chẳng phải khổng lồ đâu mà là cối xay gió.
-Háo danh điên rồ
->nhát gan, ích kỉ, vụ lợi nhưng trung thành, thực tế
Hành động
 -Không dám theo chủ vào đánh nhau với cối xay
-Hơi đau một chút đã kêu ca ngay
- Ngồi trên lưng lừa, lôi đồ ăn ra đánh chén.Tu rượu một cách ngon lành.
- Bác ngủ một mạch. ...
-Thích ăn uống và biết cách ăn uống. Thích ngủ và ham ngủ
=> ích kỉ, thực dụng.và hèn nhát, chỉ chú trọng chăm lo cho cá nhân mình nên trở thành tầm thường.
Đánh giá chung
-Quan niệm sống:chú trọng tới bản thân: quan tâm quá mức tới việc ăn, ngủ
- Xan-chô-pan-xa là nhân vật tồn tại cả những mặt tốt - xấu, hay - dở. Xan-chô-pan-xa rất thực tế, tỉnh táo nhưng nhân vật này thực dụng, hèn nhát, tham lam, tầm thường.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
_ Gọi HS đọc ghi nhớ
_ GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- Gọi HS đọc ghi nhớ- GV kết luận.
4. Tổng kết: 
Ghi nhớ SGK 
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1) So sánh những nét khác biệt giữa hai nhân vật?
(2) Quan sát bảng so sánh, em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật và tác dụng của nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- NT xd hai n.v vừa song song vừa tương phản, đối lập.Làm nổi bật cả hai n.v. bên cạnh Xan- Chô, Đôn Ki càng mơ mộng, hoang tưởng, điên rồ, cao thượng. Bên cạnh Đôn Ki, Xan- Chô càng khỏe mạnh, thực tế, hồn nhiên và cũng có phần điên rồ riêng theo kiểu của mình. Hai n.v góp phần bổ sung, hỗ trợ, gắn bó với nhau trong gần hết bộ truyện dài, đã tạo nên sự hấp dẫn độc đáo trong v.h trung đại T. B. Nha.
Đôn Ki-hô-tê
Xan-Chô
Xuất thân
- Dòng dõi quý tộc.
- Nguồn gốc nông dân.
Ngoài hình
- Gầy gò, cao lênh khênh cưỡi trên con lừa còm.
- Béo lùn lại ngồi trên lưng lừa.
Mục đích
- Có khát vọng cao cả: Mong giúp ích cho đời: Làm hiệp sĩ trừ tà
- Ước muốn tầm thường:Chỉ nghĩ cá nhân mình:Thu chiến lợi phẩm
Hành động
- Dũng cảm nhưng điên rồ, hấp tấp, thiếu suy xét
- Hèn nhát nhưng tỉnh táo, khôn ngoan, thực dụng
Suy nghĩ
-Mê muội, hão huyền, hoang tưởng
-Dũng cảm, trọng danh dự, ảo tưởng
-Tỉnh táo, thiết thực.
-Nhát gan, thật thà, thực tế
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Suy nghĩ và bài học của em về cách sống qua hai nhân vật?
(2) Qua hai nhân vật, em học tập được ở mỗi người điều gì?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
- Hai nhân vật được xây dựng qua nghệ thuật tương phản bổ sung. Mỗi người đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau...
- Học tập ưu điểm ( sống có lý tưởng, mục đích cao đep, dũng cảm và hiệp nghĩa, tỉnh táo và có trách nhiệm với hành động của bản thân). Khác phục nhược điểm ( sống ích kỷ, tầm thường, hèn nhát...)
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
Tìm đọc tác phẩm
Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng ( Tìm hiểu thông tin qua mạng về tác giả - tác phẩm)
 Xem bài: Tình thái từ.
---------------
Tuần : 7- Tiết : 27
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
TÌNH THÁI TỪ
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là tình thái từ, chức năng của tình thái từ. Biết đặt câu có tình thái từ. Biết vận dụng loại từ này vào trong cuộc sống khi nói và viết. 
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng sử dụng đúng tình thái từ.
3. Thái độ, tình cảm: - Giáo dục các em sử dụng đúng các loại từ đã học. 
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
- Theo yêu cầu SGK
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
Ở Tiểu học, em đã biết câu phân loại theo mục đích nói gồm những kiểu câu nào?
 Cho biết câu: Lan đi học. thuộc loại nào trong các kiểu câu đó?
 Nếu c âu trên được thay đổi như sau thid có gì khác so với câu ban đầu?
 a. Lan đi học à? b. Lan đi học nhé ! c.Lan đi học đi !
 Vậy sự khác nhau giữa các câu trên do đâu? các từ được thêm vào câu để tạo lên sắc thái khác nhau ấy là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài Tình thái từ.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Chức năng của tình thái từ: 
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọc ví dụ a.b.c
(1) Tìm các từ in đậm trong từng ví dụ?
- Em thử bỏ các từ im đậm trong mỗi câu trên xem câu có đảm bảo ngữ pháp và ý nghĩa không?
(2) Theo em các từ im đậm có thể thay thế bằng những từ nào mà sắc thái và ý nghĩa của câu không thay đổi?
(3) Hãy cho biết ý nghĩa của mỗi nhóm từ vừa thêm vào từng ví dụ trên?
- Cô gọi các từ im đậm và vừa thêm là tình thái từ. => Vậy em hiểu thế nào là tình thái từ?
(4) Quan sát lại các ví dụ và cho biết: Có mấy loại tình thái từ? Em có nhận xét gì về vị trí của tình thái từ trong câu?
-HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, bổ sung
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
1- Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
- Nếu bỏ các từ: “ à, đi, thay” ở câu a,b,c đi thì nội dung thông báo không thay đổi nhưng quan hệ giao tiếp thay đổi:
+ Mẹ đi làm rồi à? - Mẹ đi làm rồi.
 ( Câu hỏi) ( Câu trần thuật đơn )
a. à, hả, hử...-> Tạo câu nghi vấn
b. đi, nào, ... -> Tạo câu cầu khiến
c. thay. sao... -> Tạo câu cảm thán
d. ạ .........................-> biểu lộ sắc thái tình cảm
=> Là những từ được thêm vào câu để tạo kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán hay biểu lộ sắc thái tình cảm của người nói.
a. à, hả, hử...-> Tạo câu nghi vấn=> TTT nghi vấn
b. đi, nào, ...-> Tạo câu cầu khiến=> TTT cầu khiến
c. thay. sao... -> Tạo câu cảm thán=> TTT cảm thán
d. ạ ..............> biểu lộ sắc thái tình cảm=> Sắc thái t/c
=> Tình thái từ thường đứng ở cuối câu hoặc giữa câu.
3.Kết luận:
 *- Ghi nhớ: SGK
Lưu ý: cũng có sách cho rằng có 2 loại tình thái từ: TTttạo câu và TTT thể hiện sắc thái tình cảm. Như vậy trong loại thứ nhất lại bao hàm 3 loại nhỏ hơn. sự phân loại chỉ là tương đối vì có những TTT dùng được ở cả hai trường hợp trên.
*. Bài tập: Quan sát đoạn hội thoại sau
Con: Mẹ ơi! con đi chơi .
Mẹ: Con học bài xong rồi à?
Con: Vâng.
Mẹ: Con đi một lát rồi về nhé!
=> Sắc thái tình cảm trong lời người con bình thường, có phần lạnh lùng.
Con: Mẹ ơi! con đi chơi nhé! .
Mẹ: Con học bài xong rồi à?
Con: Vâng, con học xong rồi ạ
Mẹ: Con đi một lát rồi về nhé!
=> Sắc thái tình cảm thân mật, tình cảm.
II-Sử dụng tình thái từ:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọc ví dụ SGK.
(1) Các tình thái từ trên được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào? ( Quan hệ tuổi tác...)
(2) Cách sử dụng tình thái từ?
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK?
1- Ví dụ: SGK
2- Nhận xét:
a- Hỏi bằng vai-tỏ sự thân mật.
b- Hỏi người dưới với người trên-Tỏ sự lễ phép.
c- Bằng vai-Tỏ sự cầu khiến thân mật.
d- Người dưới với người trên-Tỏ sự cầu khiến, lễ phép.
3. Kết luận * Ghi nhớ: SGK
 Do đặc điểm chức năng tình thái từ thường gắn với các sắc thái cảm xúc của người nói nên tình thái từ thường được dùng trong các văn bản biểu cảm, tự sự, miêu tả. Các loại văn bản điều hành và văn bản nghị luận ít dùng tình thái từ để đảm bảo tình khách quan , trung hòa về sắc thái biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
- Cho Hs đọc yêu cầu bài tập 1- 
- Gọi 2 HS lên bảng?
 - Gọi Hs nhận xét.
Bài 1:
+ Không phải tình thái từ: a.d. g. h. 
+Là tình thái từ: b. c .e. i.
 Qua bài tập 1, chúng ta cần lưu ý: Một số tình thái từ có hình thức ngữ âm giống với những từ loại khác không phải là tình thái từ. Vì vậy khi nhận biết hoặc sử dụng cần xem xét kĩ. Chúng ta có thể căn cứ vào chức năng của từ ngữ trong văn cảnh cụ thể để có kết luận chính xác. Theo em sự giống nhau về âm thanh mà khác nhau về ý nghĩa trong TV gọi là hiện tượng gì?
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
- Gọi Hs nêu yêu cầu bài tập 2.
- Gọi HS lần lượt làm miệng.
+ Đọc ví dụ
+ Tìm tình thái từ
+ Ý nghãi của tình thái từ trong câu?
-Gọi HS nhận xét
- GV nhận mạnh vai trò của tinh fthais từ trong giao tiếp 
Bài 2:
- a.Chứ: Nghi vấn
-b:Chứ: Nhấn mạnh
-c: Ư: Nghi vấn - phân vân
-d: Nhỉ: Nghi vấn - Thân mật
- e:Nhé: Cảm thán - thân mật
-g:Vậy: Miễn cưỡng - Không hài lòng
- h- Cơ mà - Thuyết phục 
- Cho Hs đọc yêu cầu bài tập 3
- Gọi 4 làm bài tập lên bảng
 - Gọi Hs nhận xét.
Bài 3:
- Nó là HS giỏi cơ mà!
- Đừng trêu nó nữa, nó khóc đấy!
- Tôi phải là HS giỏi chứ lị !
- Em chỉ nói vậy để chị biết thôi !
- Con thích được áo đẹp cơ !
- Thôi, đành đi ngủ vậy !
- Cho Hs đọc yêu cầu bài tập 4.
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu và nhận xét.
- Có ý kiến cho rằng: Sử dụng tình thái từ cũng góp phần thể hiện văn hóa giao tiếp. Em có đồng ý không? Cho VD minh họa?
Bài 4:
HS đặt câu.
Sử dụng tình thái từ cũng góp phần thể hiện văn hóa giao tiếp. Nó tạo lập mối quan hệ thiện cảm hay phản cảm giữa người nói và người nghe...
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
So sánh sự khác nhau giữa thán từ và tình thái từ:
Thán từ
Tình thái từ
Khái niệm
Phân loại
Phạm vi sử dụng
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Xem laị bài, nắm chắc lý thuyết, thống kê các câu văn có sử dụng tình thái từ trong 2 văn bản: “ Tức nước vỡ bờ” và “ lão Hạc” và phân loại. 
- Làm bài tập 5/ Tr 83, Chú ý các từ địa phương.
- Tm hiểu bài: Chương trình địa phương.
- Đọc bài: Viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả.
----------------- 
Tuần : 7- Tiết : 28
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh vận dụng lý thuyết đã học về kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, để vận dụng vào viết 1 đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
2. Kĩ năng: - Biết vận dụng loại văn này vào cuộc sống khi nói và viết. 
3. Thái độ, tình cảm: - Giáo dục các em ý thức học tập tốt. rèn kỹ năng viết văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
 -Tạo lập đoạn văn
B. CHUẨN BỊ
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu học tập
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
- Viết tích cực. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
 Trong văn bản tự sự, muốn nhân vật và sự việc hiện lên một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn, người ta thường dùng miêu tả và biểu cảm. Vậy làm thế nào để thực hiện được điều đó? Chúng ta có thể hiểu qua tiết học này.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
 - GV chép đề lên bảng.
? GVhướng dẫn HS làm bài tập trong SGK theo từng bước phần a?
 - HS làm từng bước-
- GV gọi HS trình bày
 - HS nhận xét bài của bạn-
- GV bổ sung cho hoàn chỉnh
a- Đề: Chẳng may em đánh rơi 1 lọ hoa.
b- Các bước:
- Lựa chọn sự việc chính: ( a )
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Thứ tự kể: Kể lý do nhà mình có lọ hoa, nguyên nhân vì sao đánh vỡ, suy nghĩ sau khi đánh vỡ lọ hoa.
- Xác định yếu tố miêu tả: Lọ hoa đẹp ntn? 
- Xác định yếu tố biểu cảm: Tâm trạng sau khi đánh vỡ lọ hoa ấy.
-Viết đoạn văn.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK 
+ Xác định nội dung đoạn văn
+ Sự việc chính
+ Yếu tố miêu tả ( ngoại hình- hành động nhân vật)
+ Viết đoạn văn hoàn chỉnh
- GV gọi HS trình bày miệng: 2 HS khá - giỏi?
- HS nhận xét bài của bạn?
- GV bổ sung cho hoàn chỉnh
Bài 1:
 Lão Hạc hàng ngày vẫn sang tỉ tê với tôi chuyện bán con Vàng, tôi biết lão yêu con Vàng như yêu chính đứa con, đứa cháu ruột của mình, chẳng đời nào lão chịu bán đâu. Thế mà sáng nay, lão vừa sang nhà tôi đã vội vàng báo ngay " Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!" Lão cứ cố tỏ ra vui vẻ nhưng cái mặt cười như sắp mếu của lão khiến tôi thương lão vô cùng. Đang ngồi trò chuyện tự nhiên lão mếu máo khóc như con nít. Lão Hạc cứ tự trách mình và kể lại tỉ mỉ chuyện lão bán con chó. Lão tự tưởng tượng ra con Vàng trách lão tệ bạc, rồi cứ thế lão dằn vặt vì "đánh lừa một con chó".Tôi dù có an ủi thì lão vẫn cảm thấy chua xót và đau đớn khi bán cậu Vàng mà lão yêu quý
 Tham khảo:
Tôi đang ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ về những người hàng xóm sống quanh mình, trong đó có lão Hạc. bỗng lão Hạc đằng hắng bước vào. Tôi mỉm cười:
	- Thiêng thật, tôi đang nghĩ đến lão đấy !
 Lão Hạc lặng lẽ ngồi xuống cái nghế ọp ẹp, buồn bã nói:
	- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !
 Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
	- Lão yêu quý con Vàng lắm cơ mà?
	- Thì vẫn yêu, nhưng phải bán !
 Tôi lẩm bẩm;
	- Không thể nào tin được.
	- Tôi bán thật rồi, họ vừa bắt nó mang đi.
 Lão Hạc bỏ lửng câu nói, cười mà như méo xệch đi, nước mắt lưng tròng. Tôi cũng cảm thấy nghẹn ngào và chỉ muốn ôm trầm lấy lão mà khóc oà lên cho vơi bớt những day dứt, bức bối trong lòng.
	Tôi bèn hỏi lão 1 câu vu vơ cho qua chuyện:
	- Thế nó cho bắt à?
 Nghe tôi hỏi, lão bỗng giật thót người, đôi mắt lão thất thần, gương mặt tái nhợt co dúm đầy vẻ đau đớn. Lão rũ đầu xuống ôm mặt khóc hu hu.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
- Cho Hs đọc yêu cầu bài tập 2: Đọc diễn cảm đoạn văn?
-Gọi 4 HS lên bảng tìm 
+ Yếu tố M tả trong VB của Nam Cao?
+ Yếu tố B cảm trong VB của Nam Cao?
+ Yếu tố miêu tả trong đoạn văn vừa viết 
+ Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn vừa viết ?
 - Gọi Hs nhận xét.
Bài 2:
Đoạn văn của Nam Cao “ Hôm sau, lão Hạc sang nhà.......Hu hu”.
 *- ĐV của Nam Cao:
+ Yếu tố M tả: Cố làm ra vẻ vui, cười như mếu, mắt ầng ậc nước, co dúm lại, vết nhăn xô lại, đầu ngoẹo, miệng mếu máo...
+ Yếu tố B cảm: Khô ng xót xa 5 quyển sách, ái ngại cho lão Hạc, hỏi cho có chuyện ...
 *-ĐV tả:
+ Yếu tố miêu tả: Tôi đang nghĩ ngợi vẩn vơ, Lão Hạc dặng hắng bước vào, ngồi xuống chiếc nghế ọp ẹp, cười mà miệng như méo xệch, nước mắt lưng tròng, đôi mắt thất thần, đầu rũ xuống.
+ Yếu tố biểu cảm: Tôi cũng cảm thấy bức bối trong lòng
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Theo em khi đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự cần lưu ý gì?
(2)Nếu có bạn nói đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự càng nhiều càng tốt, càng hay thì em sẽ nói gì với bạn?
- HS suy nghĩ,trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
- Thời điểm -Mức độ
- Cách thức
=> Không lạm dụng miêu tả và biểu cảm vì như vậy làm giảm hiệu quả giao tiếp của tự sự
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Xem lại lý thuyết.
-Viết lại bài tập 1 thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh.
- Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng. 
-------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_7.docx