Ôn tập cuối năm Văn 8

MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP.

Đề 1

I - ĐỌC HIỂU( 4đ)

 Cho đoạn thơ sau:

 “Năm nay đào lại nở

 Không thấy ông đồ xưa

 Những người muôn năm cũ

 Hồn ở đâu bây giờ?”

 (Ông đồ - Vũ Đình Liên)

Câu 1(0,5đ): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2(0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

Câu 3( 0,5đ): Nêu nội dung chính của khổ thơ trên.

Câu 4(0,5 đ): Bài thơ có đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào?

Câu 5(0,5đ): Khổ thơ trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?

Câu 6: Giá trị biểu đạt biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 7(0,5đ): Câu thơ : “Những người muôn năm cũ

 Hồn ở đâu bây giờ?”

 

doc 29 trang phuongnguyen 26/07/2022 6340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập cuối năm Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập cuối năm Văn 8

Ôn tập cuối năm Văn 8
Thời gian: 2 tuần
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức trong học kì II ngữ văn 8.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
II. Nội dung.
I. B¶ng thèng kª c¸c v¨n b¶n th¬ - v¨n học kì II
STT
VB- HCST
Tác giả
Thể loại, PTBĐ
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Nhớ rừng
(1936)
Thế Lữ (1907- 1989)
- Thơ mới (8 chữ)
- Tự sự + biểu cảm. 
- Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng khao khát tự do, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
- Bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.
 - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.
- Âm điệu thơ biến hóa.
2
Ông đồ
(1936)
Vũ Đình Liên
 (1913-1996)
-Thơ mới (Ngũ ngôn)
- Biểu cảm + kể + tả
- Tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ, nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
- Thể thơ ngũ ngôn hiện đại
- Hình ảnh đối lập
- Lời thơ giàu cảm xúc.
3.
Quê hương
(1939)
Tế Hanh (1921)
- Thơ mới
(8 tiếng)
- Miêu tả + tự sự + biểu cảm 
- Tình yêu quê hương trong sáng thiết tha được thể hiện qua bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển trong đó nổi bật hình ảnh khoẻ khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
- Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc.
-Hình ảnh thơ sáng tạo.
- Thể thơ 8 chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng.
4
Khi con tu hú
(7/1939)
Tố Hữu (1920-2002)
- Lục bát
- Miêu tả (phần đầu) + biểu cảm (phần sau)
- Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.
- Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tưởng tượng phong phú dồi dào.
- Thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
- Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng.
-Biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê,...vừa tạo tính thống nhất về chủ đề, cảm nhận về sự đối lập.
5.
Tức cảnh Pác Bó
( 2/1941)
Hồ Chí Minh
(1890- 1969)
-Thất ngôn tứ tuyệt
- Tự sự + biểu cảm
- Tinh thần lạc quan ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng dầy gian khổ ở Pác Bó. Với người làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
- Lời thơ bình dị, giọng điệu vui đùa hóm hỉnh.
- Kết hợp hài hòa giữa tính chất cổ điển, truyền thống với hiện đại.
- Tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.
6
Ngắm trăng
(1942- 1943)
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt 
- Tự sự + Biểu cảm
- Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung cuả Bác ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm
- Phép đối sánh, tương phản
- Bài thơ trữ tình vừa mang màu sắc cổ vừa mang tinh thần thời đại vừa giản dị hồn nhiên, vừa hàm súc.
7
Đi đường 
(1942- 1943)
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt
- Tự sự + biểu cảm + nghị luận
- ý nghĩa tượng trưng và triết lý sâu sắc, từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời vượt qua gian lao sẽ đến vẻ vang.
- Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, gợi hình ảnh và giàu cảm xúc.
- Tác dụng của bản dịch.
8
Chiếu dời đô
( Thế kỉ 11)
Lớ Cụng Uẩn
Nghị luận trung đại
( Chiếu)
- Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để đóng đô.
- Chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế lực Đại Việt đủ sức sánh ngang bằng phương Bắc. 
- Định đô ở Thăng Long thể hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, khát vọng của nhân dân xây dựng đất nước hùng cường, thể hiện ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt.
- Cách thức lập luận chặt chẽ, các luận điểm phù hợp với nội dung.
+ Kết hợp giữa lí và tình, nêu sử sách làm tiền đề chỗ dựa cho lý lẽ.
+ Soi sáng lí lẽ bằng thực tế của hai triều đại Đinh-Lê.
- Giọng văn trang trọng.
- Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại.
9
Hịch tướng sĩ
( Thế kỉ 13)
Trần Quốc Tuấn
Hịch
- Khích lê lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước.
- Khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thuỷ chung của người cùng cảnh ngộ.
- Khích lệ ý chí lập công danh xả thân vì nước
- Khích lệ lòng tự trọng liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai thấy rõ điều đúng.
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
- Phép lập luận linh hoạt:
+ Nghệ thuật so sánh đối lập 
+ Cách sử dụng điệp từ, điệp ý tăng tiến có tác dụng nêu bật vấn đề từ nhạt đến đậm từ nông đến sâu từng bước tác giả đưa người đọc nhận rõ đúng sai phải trái.
- hình tượng NT gợi cảm, dễ hiểu.
9
Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trói
Cáo
- Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập thể hiện niềm tự hào về nền văn hiến lâu đời .
- Dùng từ ngữ khẳng định thể hiện tính chất hiển nhiên, lâu đời
- Câu văn biền ngẫu sóng đôi cân xứng
- Lập luận chặt chẽ ( kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng)
10
Thuế mỏu
( 19
Nguyễn Ái Quốc
Nghị luận
 - Văn bản vạch trần, tố cáo những thủ đoạn và mánh khóe nham hiểm của chính quyền thực dân đối với người dân xứ thuộc địa.
- Văn bản cho người đọc thấy được số phận thảm thương của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Có tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
- Thể hiện giọng điệu đanh thép.
- Sử dụng ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng điệu mỉa mai.
11
Bàn luận về phép học( 1791)
Nguyễn Thiếp
Nghị luận
* Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển đất nước.
- Mục đích : Học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần hưng thịnh đất nước chứ không phải cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp học, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.
- Lập luận: đối lập giữa hai quan niệm về việc học, bao hàm cả sự lựa chọn.
- Luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết.
12
Đi bộ ngao du
( thế kỉ 18 ) (1762)
Ru xô
( Pháp)
Nghị luận
* Đi bộ ngao du thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do, mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống, nhân lên niềm vui cuộc sống cho con người.
Chứng cớ lấy từ kinh ghiệm cá nhân. Đan xen giữa các yếu tố tự sự và biểu cảm trong khi lập luận. 
- Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục.
- Sử dụng đại từ tôi, ta hợp lí.
II. Phần tiếng Việt
1 Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói( HS lập bảng hệ thống)
Kiểu câu
Đặc điểm hình thức
Chức năng
1. Câu trần thuật
Kết thúc bằng dấu chấm( chấm than, chấm lửng)
Kể, tả, thông báo, nhận định( dùng gián tiếp: yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc)
2. Câu cầu kiến
Kết thúc bằng dấu chấm than( dấu chấm)
- Từ cầu khiến: hãy đừng, chớ, đi, thôi, nào
Yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, khuyên bảo.
Câu cảm than
Kết thúc câu bằng dấu chấm than
- Từ cảm thán: Ôi, trời ơi, chao ôi
Dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm cảm xúc.
4. Câu nghi vấn
Kết thúc bằng dấu chấm hỏi
- Từ nghi vấn: ai, gì, nào, đâu, sao, bao giờ)
Dùng để hỏi( cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc – không yêu cầu người đối thoại trả lời)
2: Câu phủ định
- Đặc điểm hình thức: Có từ ngữ phủ định: không, chẳng, chưa, không phải, chẳng phải/
- Chức năng: Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ, phản bác một nhận định, một ý kiến.
- Phân loại: Câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.
3: Hành động nói 
- Các kiểu hành động nói: + Hỏi
 + Trình bày
 + Điều khiển
 + Hứa hẹn
 + Bộc lộ cảm xúc
- Cách thực hiện hành động nói: Trực tiếp, gián tiếp
4: Hội thoại
- Vai xã hội trong hội thoại
- Lượt lời trong hội thoại
5: Lựa chọn trật tự từ trong câu: Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu
- Liên kết câu, đoạn văn
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự việc, hoạt động
- Nhấn mạnh đặc điểm,hình ảnh của sự vật.
- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm.
2.6: Chữa lỗi diến đạt
III. Phần làm văn ( Nghị luận về một vấn đề xã hội)
1: Những yếu tố cơ bản trong bài nghị luận
2: Bố cục bài nghị luận 
* MB: Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận
* TB: Lần lượt trình bày luận điểm 
 - Biểu hiện của vấn đề
 - Nguyên nhân
 - Hậu quả( kết quả)
 - Hướng khắc phục( tuyên truyền, vận động)
* KL: Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân
MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP.
Đề 1
I - ĐỌC HIỂU( 4đ)
 Cho đoạn thơ sau:
	“Năm nay đào lại nở
	Không thấy ông đồ xưa
	Những người muôn năm cũ
	Hồn ở đâu bây giờ?”
	(Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Câu 1(0,5đ): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2(0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 3( 0,5đ): Nêu nội dung chính của khổ thơ trên.
Câu 4(0,5 đ): Bài thơ có đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào?
Câu 5(0,5đ): Khổ thơ trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu 6: Giá trị biểu đạt biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 7(0,5đ): Câu thơ : “Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?”
 Câu thơ trên thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nào? 
Câu 8(1đ): Ngày nay ta lại thấy hình ảnh ông đồ xuất hiện với công việc bán và cho chữ Nho. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì? (trình bày thật ngắn gọn khoảng 3 đến 5 câu).
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN.
 Vấn đề trang phục của học sinh hiện nay.
Gợi ý
 ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. Phần đọc hiểu: 4đ
Câu 1: Ông đồ - Vũ Đình Liên
Câu 2: Biểu cảm
Câu 3: Nội dung chính: Sự vắng bóng của ông đồ và nỗi lòng tác giả.
Câu 4:Thể thơ 5 chữ
Câu 5: BPTT: Câu hỏi tu từ
Câu 6: Giá trị: thể hiện sự bâng khuâng, xót xa, niềm nhớ thương vời vợi của nhà thơ trước một lớp
 người xưa cũ, sự nuối tiếc một nét đẹp văn hóa đã tàn phai. 
Câu 7: Câu nghi vấn – Hành động bộc lộ cảm xúc.
Câu 8HS trình bày được các ý 
- Ngày nay ta lại thấy hình ảnh ông đồ xuất hiện trong các lễ hội đầu xuân cùng với công việc viết chữ 
đã cho thấy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đang dần được khôi phục 
- Thể hiện tình yêu, niềm tự hào, trân trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân ta.
- Việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc là một điều vô cùng cần thiết, khi đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế . 
II. Phần tạo lập văn bản( 6đ)
Dàn bài:
MB: 0,5đ
Giới thiệu được tầm quan trọng và ý nghĩa của trang phục đối với người học sinh.
TB: 5đ
Giải thích cách hiểu về trang phục: những vật dụng che chắn, sưởi ấm cho cơ thể mà đặc biệt muốn nói tới quần áo 
Đánh giá chung về cách ăn mặc của học sinh: không có pháp luật nào can thiệp nhưng từ xưa HS đến trường luôn chú ý đến cách ăn mặc sao cho gọn gàng, sạch sẽ 
Việc học sinh thực hiện đồng phục khi đến trường đã không chỉ còn là chuyện ăn mặc sao cho gọn gàng, sạch sẽ mà đã hướng đến sự động bộ và đẹp mắt. ( Dẫn chứng: màu áo trắng tinh khôi, màu áo xanh tươi trẻ tràn đầy sức sống)
Bên cạnh cách ăn mặc đẹp đẽ ấy là hiện tượng học sinh có cách ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi. ( Dẫn chứng: những bộ quần áo bó sát người để lộ cơ thể gầy gò. Mất đi sự hồn nhiên cua tuổi thơ vừa thể hiện cách nhìn thiếu thẩm mĩ)
Đánh giá chung về cách ăn mặc của học sinh hiện nay.
KL: 0,5đ
Khẳng định trang phục của HS luôn là trang phục đứng đắn, tao nhã.
Bài làm.
Nghị luận về trang phục của học sinh trong nhà trường
 Tục ngữ có câu “Cái răng, cái tóc là gốc con người”. Đầu tóc, vẻ bề ngoài, trang phục thể hiện được tính cách, văn hóa của một người. Chính vì vậy, việc lựa chọn trang phục đối với mỗi người là rất quan trọng, đặc biệt là trang phục của học sinh ngày nay.
 Trang phục bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và những phụ kiện đi kèm như vòng tay, vòng cổ, Trang phục của học sinh là bộ quần áo đồng phục khi đi học; là những bộ quần áo đơn giản, hợp lứa tuổi khi ở nhà, đi chơi. Khi đến trường, học sinh mặc những tấm áo trắng với phù hiệu của trường, mặc quần âu tím than, gợi một vẻ trong sáng hay học sinh khoác trên mình bộ áo dài duyên dáng, cũng có trường đồng phục là những chiếc váy xếp, quần tây. Tuy không quá rực rỡ, nổ bật nhưng quần áo đồng phục vẫn rất đẹp. Còn khi ở nhà, đi chơi, những chiếc quần ngố, áo phông, sơ mi lại rất phù hợp. Trang phục không cầu kì mà vẫn đẹp.
 Nhưng ngày nay, rất nhiều học sinh ăn mặc lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Những bộ đồng phục giúp những học sinh dù giàu hay nghèo cũng trở nên bình đẳng. Thế nhưng, nhiều học sinh dù giàu hay nghèo vẫn muốn “chơi trội”, khi đến trường thì làm cho những bộ đồng phục trở nên “biến dị”. Những chiếc quần đồng phục được cắt sửa, bó sát vào cơ thể, những chiếc váy đồng phục thì được cắt cho thật ngắn. Rồi trên mặt những học sinh nào ấy nào là phấn son, tóc để xõa, lòa xòa, nhuộm xanh, nhuộm đỏ. Con trai thì vuốt tóc dựng ngược, trông như những cái đinh. Con gái đi giày cao gót, con trai đi dép tông, trông thật lố lăng, không giống như đang trong trường học,mà như một sàn diễn “thời trang”. Còn khi ở nhà, đi chơi, những bộ trang phục càng trở nên lố lăng hơn. Những nữ sinh “thùy mị” thì mặc những cái quần bó gấu, rách, hay những chiếc quần soóc siêu ngắn, những chiếc áo dây hở hang, trên mặt thì trang điểm thật đậm, chân đi những đôi guốc siêu cao. Còn nam sinh thì mặc những chiếc quần mài, rách, đôi khi còn có cả vết săm trên người. Chắc hẳn, nhìn những người như vậy, ít ai nghĩ họ là học sinh, là lứa tuổi trong sáng.
 Nguyên nhân của hiện tượng này thì có rất nhiều, công nghệ thông tin phát triển đồng nghĩa với việc con người tiếp xúc nhiều hơn với mạng thông tin. Học sinh cũng vậy, tiếp xúc với những điều tốt và cả xấu. Điều đó cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới cách ăn mặc của học sinh ngày nay. Có những cô cậu học trò muốn thể hiện mình đẹp, giỏi và muốn thể hiện “đẳng cấp”, họ đã đua đòi, học thói hư, tật xấu, ăn mặc sao cho thật mốt, sành điệu để trở thành “công chúa, hoàng tử” xinh đẹp. Họ không hiểu rằng ăn mặc như vậy tuy mốt nhưng rất lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Có những người bị bạn bè lôi kéo, rủ rê nên đánh mất bản thân vào ăn chơi, lúc nào cũng đua đòi làm đẹp, sành điệu. Cách ăn mặc tưởng chừng là “đẹp” ấy lại đem lại rất nhiều tác hại Trang phục phản ánh văn hóa, nhân cách của mỗi người. Đánh giá một người là học sinh ngoan giỏi đâu phải là đánh giá học lực mà đạo đức còn vô cùng quan trọng. Khi đến trường, mặc đồng phục chỉnh tề, trang nghiêm, đầu tóc gọn gang; ở nhà, đi chơi ăn mặc đơn giản thì hẳn ai nhìn cũng thấy mến ta, có thiện cảm với ta, dù ta học lực chưa giỏi. Nhưng có người tuy học giỏi nhưng ăn mặc lố lăng, lôi thôi thì chẳng ai thấy thiện cảm, chỉ muốn tránh xa. Mình tưởng ăn mặc “hợp mốt” là người bị người ta chê, cảm thấy các cảm, không muốn giao lưu, tiếp xúc vơi mình. Vậy tại sao phải thật mốt? Nhìn học sinh như vậy, người ta sẽ đánh giá là kẻ có chữ nhưng không có văn hóa, hiểu thế nào. Hơn nữa, việc chạy theo mốt còn kém. Hết chạy theo mốt này, rồi mốt kia, biết bao nhiêu tiền cho vừa. Rồi việc chạy theo mốt khiến cho kinh tế gia đình tốn kém, tốn nhiều thời gian, không còn thời gian để học tập, việc học hành lơ là, giảm sút, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của bản thân, vừa khiến bố mẹ lo lắng, đau lòng. Là học sinh, hành động đó không thể chấp nhận được. Có những người khi đã xinh đẹp và sành điệu rồi thì trở nên kiêu kì, lúc nào cũng coi thường, chê bai người khác, nhiều khi nói những lời khiến mình trở thành kẻ hợm hĩnh, khiến người khác tổn thương, tránh xa mình. Thậm chí khi hết tiền mua đồ họ lại nghĩ đến việc trộm cắp tiền. Là học sinh, hành động đó là không thể chấp nhận được.
 Mỗi chúng ta, là học sinh, đã có ý thức, suy nghĩ hiểu biết, phải luôn biết cách chọn trang phục. Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự trong sang của tuổi học trò và phải phù hợp với kinh tế gia đình. Mỗi người phải biết suy xét thật kĩ trước khi lựa chọn, mua trang phục. Học sinh không nên đua đòi, chạy theo mốt này, mốt nọ, phải có suy nghĩ đúng đắn về trang phục. Hơn nữa, nhà trường cần phải nghiêm ngặt hơn trong việc quản lí học sinh về trang phục, nhân cách. Gia đình cũng cần quan tâm hơn về cách ăn mặc của con cái. Hãy ăn mặc thật đơn giản, phù hợp mà lại thật đẹp, các bạn nhé!
 Mặc trang phục là để cho người khác ngắm, nhưng với cách ăn mặc lố lăng thì không ai muốn ngắm, đặc biệt là ở lứa tuổi học đường ngày nay. Tự tin, trong sáng và văn hóa là những gì ta nhận được khi ta ăn mặc thật đẹp, phù hợp với lứa tuổi. Hơn nữa, còn được mọi người yêu mến, ngắm nhìn. Chính vì vậy, mỗi học sinh chúng ta hãy luôn mặc thật phù hợp với mình, không nên đua đòi, chạy theo mốt mới.
ĐỀ 2
I.Phần đọc hiểu.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (từ 1-7)
 “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
Câu 2: Tác giả của đoạn văn bản trên là ai?
Câu 3: Văn bản có đoạn văn trên được viết theo thể loại nào?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 5: Nội dung của đoạn văn bản trên?
Câu 6: Câu văn “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu 7: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ mà mà tìm được trong câu trên?
Câu 8: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Câu văn này thuộc kiểu câu nào?
Câu 9: Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ về mục đích học tập của mình? (Đoạn văn từ 4-6 câu)
II. Phần tạo lập văn bản.
 Về vấn đề văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Phần đọc hiểu.
Câu 1 (0,25đ): Bàn luận về phép học.
Câu 2 (0,25đ): Nguyễn Thiếp.
Câu 3 (0,25đ): Tấu.
Câu 4 (0,25đ): Nghị luận.
Câu 5 (0,5đ): Nội dung: Mục đích chân chính của việc học và phê phán lối học hình thức, cầu danh lợi.
Câu 6(0,5đ): -BPTT: Điệp từ
Câu 7(0,5đ): Câu văn trên gồm hai vế, mỗi vế câu đều có điệp từ “không” mang tính phủ định của phủ định, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của việc học tập với mỗi người.
Câu 8(0,5đ):- Thuộc kiểu câu phủ định.
Câu 9( 1đ): HS có thể trình bày nhiều suy nghĩ như:
- Học tập là nhiệm vụ suốt đời của con người, với học sinh nó càng có ý nghĩa quan trọng vì đây là lứa tuổi để học tập.
- Ai đi học ũng phải xác định mục địch học tập cho bản thân:
+ Học tập để có kiến thức vững vàng cho bản thân, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
+ Học để làm người có đạo đức.
+ Học để thấy được những hiểu biết của mình là giới hạn, còn kiến thức của nhân loại là vô hạn.
II. Phần tạo lập văn bản.
MB: 0,5đ
- Dẫn dắt để nêu vấn đề nghị luận: cách ứng xử của học sinh hiện nay.
TB: 5đ
* Giải thích “ứng xử” là gì?
- Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại  trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.
* Đưa ra quan điểm chung về vấn đề văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử của học sinh nói riêng: Thể hiện trình độ hiểu biết, đạo đức, tính cách của người giao tiếp
- Biểu hiện: Học sinh có cách ứng xử có văn hóa, văn minh, lịch sự sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, thầy cô quý mến ( dẫn chứng)
- Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh có cách ứng xử thiếu văn hóa( dẫn chứng về việc dùng tiếng lóng, nói năng thô tục ở bất cứ môi trường nào, với bất cứ ai)
- Nguyên nhân của cách ứng xử đó:
+ Gia đình: Môi trường giáo dục trong gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến cách ứng xử của con em mình( dẫn chứng về ngôn ngữ giao tiếp của bố mẹ trước mặt con trẻ, thậm chí đứa trẻ phải sống trong một môi trường gia đình không hạnh phúc)
+ Nhà trường: Phải chăng còn quá trú trọng tới việc trang bị kiến thức khoa học mà chưa thực sự gây dựng những phong trào nói lời hay thật thiết thực để có sức lan tỏa đến với các em
+ Xã hội: Có lẽ đây là môi trường phong phú nhất, là “mảnh đất màu mỡ” nhất để học sinh bắt chước.
+ Do chính bản thân HS thường có thói quen học đòi, bắt chước, thích thể hiện cá tính nên không kiểm soát được bản thân
* Khẳng định cách ứng xử không tốt cần chấn chỉnh ngay.
* Nêu hướng khắc phục tình trạng ứng xử không tốt và phát huy cách ứng xử tốt.
 + Chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt người lớn phải làm gương cho trẻ nhỏ.
+ Tuyên truyền rộng khắp phong trào nói lời hay làm việc tốt không chỉ trong nhà trường mà cả ở xã hội. 
 KL: 0,5đ
- Khẳng định cách ứng xử có văn hóa là cách ứng xử đẹp.
- Liên hệ bản thân: Là người học sinh nói chung và bản thân em nói riêng cần thấy có trách nhiệm trong việc rèn kĩ năng sống có văn hóa ngay trong giao tiếp để có một môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp hơn.
BÀI LÀM
 Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể có cư xử chừng mực với nhau hơn.
Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.
 Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Bản chất của ứng xử là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào. Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.
 Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.
 Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt. Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.
Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.
 Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy. Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.
ĐỀ 3: 
I. Đọc hiểu.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
 “ Huống gì thành Đại la, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi đây là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhât đế vương muôn đời.”
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
Câu 2: Tác giả của tác phẩm có đoạn trích trên là ai?
Câu 3: Văn bản có đoạn văn trên được viết theo thể loại nào?
Câu 4: Câu văn: “Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhât đế vương muôn đời.” thuộc kiểu hành động nói nào?
Câu5: Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau.
 Hành động nói là ..được thực hiện bằng ..
Câu 6: Nội dung chính của đoạn văn trên ?
Câu 7: Vì sao nói văn bản có đoạn trích này ra đời đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
Câu 8: Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn thủ đô Hà Nội sạch đẹp, văn minh.
II. Phần tạo lập văn bản.
Hãy nói không với tệ nạn xã hội
Hướng dẫn trả lời 
I. Phần đọc hiểu.
Câu 1: Chiểu dời đô.
Câu 2: Lí Công Uẩn.
Câu 3: Viết theo thể loại chiếu.
Câu 4: Hành động nhận định.
Câu 5: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định
Câu 6: Nội dung: Nêu những lợi thế của thành Đại La và khẳng định thành Đại La là chốn hội tụ tốt nhất để đóng đô.
Câu 7: Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng, chứng tỏ triều đình nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương bắc. Định đô ở Đại La là thực hiện nguyện vọng của nhân dân, thu giang sơn về một mối ,nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập ,tự cường.
Câu 8: Một số gợi ý.
- Học tập tốt để xây dựng đất nước, góp phần xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp.
- Giữ gìn hình ảnh thủ đô luôn đẹp trong con mắt của nhân dân trong nước và người nước ngoài.
- Phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến.
II. Phần tạo lập văn bản.
Dàn bài.
1.Mở bài: 
- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội. 
- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy
- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa. 
- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội. 
2. Thân bài: 
a. Giải thích 
- Thế nào là tệ nạn xã hội.Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh. 
b. Tại sao phải nói "không!" 
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống... 
- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc. 
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu: 
- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng. 
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. 
c, Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người. 
* Cờ bạc: 
- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ. 
- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng. 
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp. 
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội. 
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau. 
* Thuốc lá: 
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người. 
- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch... 
- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân. 
- Trên Tg, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người. 
* Ma túy: 
- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình. 
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. 
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ. 
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp... . 
3. Kết bài: *Chúng ta cần: 
- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội 
- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời 
- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.
BÀI LÀM
 Ở nước ta hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa với các nước đang ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế chúng ta có điều kiện nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần; tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập đó cũng không thể không có những mặt trái của nó, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay.
    Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nan giải hiện nay. Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất hiều tệ nạ xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, trong đó tiêm chích ma túy là tệ nạn gây ra nhiều tác hại nhất đối với cá nhân, gia đình và xã hội.              
 Ma túy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, khi đã mắc phải. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người nghiện ma túy. Cơ thể của họ sẽ ngày một suy yếu, thân thể gầy gò,  và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học tập, công việc. Tinh thần bị suy sụp do trong ma túy có nhiều chất tác động lên hệ thần kinh. Con người buồn, vui, nóng nảy, giận dữ bất cứ lúc nào. Khi đã nghiện ma túy thì ngư

File đính kèm:

  • docon_tap_cuoi_nam_van_8.doc