Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17

Tuần 17- Tiết 65 NS: 5/12/2018

Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm

HAI CHỮ NƯỚC NHÀ

 ( Trích) - Trần Tuấn Khải

A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết đọc thêm, HS sẽ:

1- Kiến thức:

- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.

- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: Cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng giọng điệu thơ thống thiết.

2- Kĩ năng:

- Đọc- hiểu khai thác đề tài lịch sử.

- Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ song thất lục bát.

3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước.

4 - Năng lực, phẩm chất học sinh cần phát triển:

- Năng lực đọc – hiểu, suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Tự lực, chủ động, tích cực học hỏi, chăm chỉ, có ý thức rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân

- Hình thành cho HS năng lực tự học, tự tin, năng lực hợp tác hợp tác khi trao đổi, thảo luận và năng lực phân tích, so sánh

 

doc 22 trang phuongnguyen 23740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17
 Tuần 17- Tiết 65 NS: 5/12/2018
Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
 ( Trích) - Trần Tuấn Khải
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết đọc thêm, HS sẽ: 
1- Kiến thức:
- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: Cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng giọng điệu thơ thống thiết.
2- Kĩ năng: 
- Đọc- hiểu khai thác đề tài lịch sử.
- Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ song thất lục bát. 
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước. 
4 - Năng lực, phẩm chất học sinh cần phát triển: 
- Năng lực đọc – hiểu, suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Tự lực, chủ động, tích cực học hỏi, chăm chỉ, có ý thức rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân 
- Hình thành cho HS năng lực tự học, tự tin, năng lực hợp tác hợp tác khi trao đổi, thảo luận và năng lực phân tích, so sánh 
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án, SGK, SGV, Bảng phụ.
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
-Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: ? Đọc bài thơ Muốn làm thằng Cuội? Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật trữ tình? 
- Khởi động vào bài mới: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Tuấn Khải?
Gv từ câu trả lời của HS dẫn dắt vào bài học.
 * Giới thiệu bài :
 Qua Mục Nam quan (bây giờ là Hữu Nghị quan - của khẩu biên giới Việt - Trung ở Lạng Sơn), nhớ lại chuyện Nguyễn Trãi tiễn cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt sang TQ, nhà thơ Tố Hữu viết :
 Ai lên ải Bắc ngày xưa ấy
 Khóc tiễn cha đi mấy dặm đường
 Hôm nay biên giới mùa xuân dậy
 Núi trắng hoa mơ, cờ đỏ đường !
 Còn Á Nam Trần Tuấn Khải - một nhà thơ yêu nước nổi tiếng đầu TK XX - lại mượn hẳn câu chuyện lịch sử cảm động này để giãi bày tâm sự yêu nước thương nòi và kích động tinh thần cứu nước của nhân dân ta hồi đầu TK XX.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cần cần đạt
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 12phút
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Trần Tuấn Khải?
G: Giới thiệu thêm:
TTK thường chọn những khoảnh khắc lịch sử đặc biệt -> hóa thân vào nhân vật để giãi bày tâm sự.
- Đọc diễn cảm thể hiện sự đa dạng trong cảm xúc.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét
- HS đọc chú thích SGK.
(?) Xuất xứ?
- HS:
? Xác định thể thơ?
? Nhan đề “Hai chữ nước nhà” cho biết nội dung chính của bài thơ này là gì?
? Tác giả không trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ yêu nước, cách biểu hiện của ông mang nét riêng nào?
( GV dg: Thơ Trần Tuấn Khải lưu hành công khai hợp pháp nên nội dung yêu nước thường phải được biểu hiện theo một cách thức riêng để có thể lọt qua vòng kiểm duyệt khắt khe của thực dân Pháp. Vì thế ông thường hay mượn đề tài lịch sử, đề tài về cảnh thiên nhiên và di tích lịch sử của đất nước, hoặc các biểu tượng nghệ thuật để kí thác tâm sự yêu nước, tấm lòng ưu thời mẫn thế của mình và cổ vũ đồng bào. Hai chữ nước nhà là lời Nguyễn Phi Khanh dặn dò con trai Nguyễn Trãi- chứa chất tâm trạng phẫn uất, đau thương trong tình cảnh nước mất nhà tan hiện tại, có sức rung động lớn trong mọi tầng lớp đặc biệt là thanh niên).
? Bố cục VB gồm mấy phần? ND từng phần?
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 22 phút
- HS đọc 8 câu đầu:
? Có gì đặc biệt trong cuộc ra đi của người cha là Nguyễn Phi Khanh?
( Hs: Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt giải sang TQ. Nguyễn Trãi đi theo để phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu, nhưng tới biên giới phía bắc Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước).
? Cảnh tượng cuộc ra đi được miêu tả qua những lời thơ nào?
? Không gian “chốn ải Bắc” và “cõi giời Nam” được đặt trong thế tương phản đã phản ánh tâm trạng thái tâm tư nào của con người?
? Những chi tiết về cảnh vật "mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu" gợi tính chất gì trong khung cảnh cuộc ra đi?
I- Đọc và tìm hiểu chung:
1.Tác giả: (SGK)
- Bút hiệu Á Nam.
- Quê: Nam Định.
- Đặc điểm thơ ca:
Thường mượn các đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng bóng gió để bộc lộ nỗi lòng yêu nước sâu sắc của mình.
-> Khích lệ lòng yêu nước của đồng bào.
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
* Đọc.
* THCT.
b- Tìm hiểu chung:
*. Xuất xứ:
- Mở đầu tập: "Bút quan hoài I" ( 1924).
* Thể thơ: Song thất lục bát, thích hợp diễn tả lòng sâu thẳm hay là những lỗi giận dữ oán than.
* Nhan đề bài thơ:
- Nội dung chính: trình bày cảm nghĩ của con người về đất nước mình.
- Mượn lời Nguyễn Phi Khanh nói với con trai khi ông bị quân Minh giải sang Trung Quốc
* Bố cục: 3 phần
-P1: Từ đầu ->“Lời cha khuyên”: Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
- P2: Tiếp -> “Lấy ai tế độ đàn sau đó mà”: Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ nước mất nhà tan.
- P3: Còn lại: Nỗi lòng người cha dành cho con
II- Phân tích:
1- Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ éo le.
* Cảnh tượng:
 Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
 Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,
 Bốn bề hổ thét chim kêu.
 - Không gian “chốn ải Bắc” và “cõi giời Nam-> Phản ánh tâm trạng phân đôi: vừa thân thiết (“cõi giời Nam”) vừa xa lạ (“chốn ải Bắc.
- Cảnh vật "mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu"-> gợi 1 màu tang tóc, thê lương, hiểm nguy đe dọa con người.
(H/ảnh thơ tạo được không khí chung cho toàn cuộc chia tay mà ai đọc cũng thấy đó không hẳn chỉ là không khí thời Phi Khanh những năm 1407 mà chính là không khí nước An Nam thời những năm 20 (XX)- không khí mất nước nô lệ.)
? Trong bối cảnh đau thương như vậy, nỗi bất bình của người cha ra sao? Em hiểu nỗi bất bình ấy ntn?
? Giữa khung cảnh ấy hình ảnh người cha hiện lên qua những lời thơ nào?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả hình ảnh người cha? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
? Theo em, nước mắt “tầm tã châu rơi” của người cha là:
- Nước mắt xót thương con?
- Nước mắt xót thương mình?
- Nước mắt xót thương cảnh nước mất nhà tan?
( GVdg: Đối với cả 2 cha con, tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm, da diết và đều cùng tột cùng đau đớn xót xa: nước mất nhà, tan cha con li biệtTrong bối cảnh không gian và tâm trạng như thế, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như 1 lời trăng trối. Nó thiêng liêng xúc động và có sức truyền cảm mạnh mẽ, khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm)
? Những điều trên đã nói gì về người cha?
-Theo dõi 20 câu tiếp theo
? Trong lời khuyên con, người cha nhắc đến lịch sử dân tộc qua những lời thơ nào?
? Qua các sự tích: giống Hồng Lạc, giời Nam riêng một cõi, anh hùng hiệp nữ đặc điểm nào của dân tộc được nói tới?
( HS: Đặc điểm về truyền thống dân tộc: nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt)
? Tại sao khuyên con trở về tìm cách cứu nước, cứu nhà, người cha lại nhắc trước hết đến lịch sử dân tộc?
? Điều này cho thấy tình cảm sâu đậm nào trong tấm lòng người cha?
- Quan sát phần tiếp theo:
? Những câu thơ nào diễn tả họa mất nước?
? Chi tiết “Bốn phương khói lửa bừng bừng, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con,” gợi lên hình ảnh về 1 đất nước ntn?
? Hoạ mất nước gieo đau thương cho dân tộc và cho lòng người yêu nước được diễn tả qua những lời thơ nào?
? Nhận xét về nghệ thuật diễn tả qua những hình ảnh: “Đất khóc giời than, khói Nùng Lĩnh như xây khối uất, sông Hồng giang nhường vật cơn sầu” ý nghĩa của những biện pháp nghệ thuật này là gì?
? Những lời nói về “Thảm vong quốc” đã bộc lộ xúc cảm sâu sắc nào trong lòng người cha?
- HS theo dõi đoạn văn cuối.
? Những lời thơ nào diễn tả tình cảnh thực của người cha?
? Các chi tiết “tuổi già sức yếu, thân lươn bao quản cho thấy người cha đang trong cảnh ngộ ntn?
? Tại sao khi khuyên con trở về cứu nước, cứu nhà, người cha lại nói đến cảnh ngộ bất lực của mình?
? Tiếp đó người cha mong con nhớ đến tổ tông khi trước. Đó là 1 “tổ tông” ntn?
? Mục đích lời khuyên của người cha ở đây là gì?
? Nhận xét về giọng điệu của lời khuyên nhủ này?
? Từ lời khuyên đó, em cảm nhận được nỗi lòng nào của người cha?
? Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật?
* Nỗi bất bình của người cha: Là nỗi đau của người yêu nước buộc phải rời xa đất nước; nỗi căm tức quân Minh nhưng bất lực. 
- Hình ảnh người cha:
 " Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước,
 Chút thân tàn lần bước dặm khơi,
 Trông con tầm tã châu rơi"
->H/ảnh ẩn dụ "Hạt máu nóng, hồn nước, chút thân tàn" nói lên nhiệt huyết y/nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của ông.
-> Là người nặng lòng với đất nước quê hương.
2- Nỗi lòng người cha trước cảnh nước mất nhà tan.
- Người cha nhắc đến lịch sử:
 Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định,
 .
 kém gì.
-> Vì dân tộc ta vốn có lịch sử hào hùng. Nhắc đến lịch sử hào hùng là người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.
=> Niềm tự hào dân tộc- một biểu hiện của lòng yêu nước trong tâm hồn người cha.
- Hoạ mất nước:
 Bốn phương khói lửa bừng bừng,
 Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông!
 Nơi đô thị thành tung quách vỡ,
 Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con,
 + Gợi hình ảnh đất nước có giặc giã
 + Bị hủy hoại
 -> Cảnh nước mất nhà tan.
- Nỗi đau thương của dân tộc, của lòng người:
 Thảm vong quốc kể sao xiết kể,
 ..
 Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu”
->Dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh-> cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất sông nước VN.
=>- Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan.
- Lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác của giặc Minh.
- Đó là biểu hiện sâu sắc của tình cảm yêu thương đất nước trong lòng nhà thơ.
3- Nỗi lòng người cha dành cho con.
- Tình cảnh thực của người cha:
 Phận tuổi già sức yếu,
 Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,
 Thân lươn bao quản vũng lầy,”
- Cảnh ngộ: Già yếu, bị bắt, không còn địa vị, đó là cảnh ngộ ngặt nghèo, bất lực.
 -> Khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà.
- Mong con nhớ tới tổ tông khi trước:
 + Là một tổ tông đã vì nước gian lao.
 + Một tổ tông vì ngọn cờ độc lập.
-> Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của “tổ tông”.
- Giọng điệu lời khuyên thống thiết, chân thành.
=> + Người cha vừa yêu con, yêu nước. 
 + Đặt niềm tin tưởng vào con và đất nước.
 + Tình yêu thương con hòa vào trong tình yêu đất nước, dân tộc.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật: 
- Thể thơ song thất lục bát, phù hợp với giọng điệu trữ tình thống thiết.
2- Nội dung:
Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khchs lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào, thể hiện t/cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà.
HĐ 3: Luyện tập- 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, trách nhiệm
- Thời gian: 4 phút
?- Tại sao TG lấy Hai chữ nước nhà làm đầu đề bài thơ ? Nó gắn với tư tưởng chung của đoạn thơ ntn ?
- Nước và nhà là 2 k/n riêng. Nhưng ở đây, trong hoàn cảnh cha con Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Trãi (mà cũng là h/c chung của thời đại những năm 20 của TK XX), hai k/n đó lại có mối tương quan k0 thể tách rời : nước mất thì nhà tan, thù nhà chỉ có thể trả được khi thù nước đã rửa. Bởi thế, tất cả những điều mà NPK muốn nhắc nhở con (cũng là lời nhà thơ nhắc nhở mọi người) tựu chung chỉ là : Hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha, như thế là vẹn cả đôi đường.
? Từ tấm lòng người cha Nguyễn Phi Khanh trong bài thơ, em hiểu gì về tấm lòng nhà thơ Trần Tuấn Khải với đất nước?
	? Nêu nghệ thuật và nội dung bài thơ?
Hoạt động 4: vận dụng
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, trách nhiệm
- Thời gian: 1 phút
 ? Cảm nghĩ về hai chữ nước nhà đã trở thành đề tài lớn trong thơ VN. Em có biết những câu thơ nào khác diễn tả tình yêu quê hương, đất nước của con người trong khói lửa chiến tranh?
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng( 1 phút)
- Học thuộc lòng bài thơ
- Học nắm chắc nd đã phân tích, làm bài tập SGK- 163
- Soạn bài “ Ông đồ”.
-----------------------------------
Tuần 17- Tiết 66 NS: 5/12/2018
 Văn bản: ÔNG ĐỒ
 ( Vũ Đình Liên)
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó, thấy được niềm cảm thương và nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ, người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.
- Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ, thể thơ.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích, bình giá, ...
3- Thái độ: Trân trọng, bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc.
4 - Năng lực, phẩm chất học sinh cần phát triển: 
- Năng lực đọc – hiểu, suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Tự lực, chủ động, tích cực học hỏi, chăm chỉ, có ý thức rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân 
- Hình thành cho HS năng lực tự học, tự tin, năng lực hợp tác hợp tác khi trao đổi, thảo luận và năng lực phân tích, so sánh 
 B- Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
- Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C-Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Thời gian: 5 phút
- Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
	? Đọc bài thơ Hai chữ nước nhà? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
	? Từ tấm lòng người cha Nguyễn Phi Khanh trong bài thơ, em hiểu gì về tấm lòng nhà thơ Trần Tuấn Khải với đất nước?
	? Cảm nghĩ về hai chữ nước nhà đã trở thành đề tài lớn trong thơ VN. Em có biết những câu thơ nào khác diễn tả tình yêu quê hương, đất nước của con người trong khói lửa chiến tranh?
- Khởi động vào bài mới : GV đặt câu hỏi: Vào dịp tết khi đến các đình chùa làng em thường thấy có một người đã cao tuổi ngồi viết chữ Nho, trên giấy điệp đỏ, mực đen. Em có biết người đó là ai ko? 
 Gv dẫn dắt vào bài mới
* Giới thiệu bài :
 Trong tục lệ đón xuân của VN xưa, mỗinhà bao giờ cũng có treo câu đối đỏ để lấy may, lấy lộc đầu năm. Lúc bấy giờ các ông đồ được dịp trổ tài viết chữ của mình. Nhưng từ đầu TK XX, chế độ khoa cử phong kiến (chữ Nho) bị bãi bỏ. Các nhà Nho bỗng trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị gạt ra ngoài lề cuộc đời mới. Với lòng thương người và tình hoài cổ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã dựng lại h/a ông đồ ở hai thời kì khác nhau, qua đó bày tỏ tình cảm của mình. Chính điều đó đã tạo nên kiệt tác Ông đồ mà chúng ta học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cần cần đạt
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, đọc sáng tạo..
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Thời gian: 12 phút
? Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Vũ Đình Liên ?
- GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: Đọc rõ ràng, giọng trầm buồn, ngậm ngùi, ( riêng khổ thứ 1 và 2 đọc giọng tươi vui hơn ), đọc nhấn mạnh vào các hình ảnh “giấy đỏ buồn”, “ mựcsầu”, “ lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” và các phó từ ( lại, vẫn, ), đọc chuẩn từ cổ “ giời”
- GV đọc mẫu, 2 HS đọc, bạn nhận xét, GV uốn nắn.
- GV giải thích về nhân vật ông đồ và tục chơi câu đối Tết. ( Theo chú thích (1)- SGK / Tr. 9
- HS giải nghĩa các từ: mực tàu, tấm tắc, hoa tay, thảo, nghiên, 
- GV giới thiệu về phong trào Thơ mới, nhắc HS học trong SGK / Tr. 9.
? Bài thơ “ Ông đồ” có vị trí như thế nào trong sự nghiệp sáng tác của ông
( HS: “Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên).
? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời ( bối cảnh XH khi bài thơ ra đời) của bài thơ?
? Hãy xác định thể thơ của bài thơ này ?
(GV: Bài thơ này không phải là thơ ngũ ngôn tứ tuyệt như bài “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải và “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch ( lớp 7 ) mà bài thơ gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu, mỗi câu 5 chữ.
? Nêu bố cục của bài thơ ?
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 22 phút
? Theo em, phần 1 có thể chia thành mấy đoạn nhỏ ?
( HS: 2 đoạn:
- K1 và 2: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý
- K3 và 4: Hình ảnh ông đồ thời tàn).
( GV: Như vậy có thể chia bài thơ thành 2 hoặc 3 đoạn đều được).
- GV treo bảng phụ hai khổ thơ đầu. HS đọc.
? Khổ thơ giới thiệu về sự xuất hiện của ông đồ già vào thời điểm nào? 
? Chi tiết “hoa đào nở” khiến em nghĩ đến thời điểm nào trong năm? Từ “mỗi” và “ lại” giúp em hiểu điều gì ?
? Hai câu thơ cuối khổ 1, tác giả đã thông báo với người đọc về công việc nào của ông đồ?
( GV: Hoa đào là tín hiệu báo cái Tết cổ truyền của dân tộc, báo hiệu mùa xuân, mùa vui đã đến. Nhà nhà, người người đi mua sắm và không thể quên được tục lệ tốt đẹp: mua câu đối treo đón Tết ( “Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ / Cây lêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Và sự xuất hiện đều đặn của ông đồ như góp thêm vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường chuẩn bị đón tết, đón xuân).
? Khi ấy, lượng người đời đến thuê ông viết câu đối như thế nào? Và họ có thái độ ra sao ?
- GV: Có thể khẳng định đây chính là thời huy hoàng, thời đắc ý của ông đồ.
? Em hiểu lời thơ ở trong ngoặc kép là ntn?
 Ông đồ thời chữ Nho còn được trọng dụng, còn khi chữ Nho hết thời thì hình ảnh ông đồ ra sao ? 
- HS đọc khổ thơ thứ 3, thứ 4.
? Tìm những câu thơ cho thấy sự thay đổi khi ông đồ viết câu đối? Nhận xét về những hình ảnh đó ?
? Theo em để miêu tả ông đồ thời hiện tại, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Tác giả có dụng ý gì khi đưa vào những hình ảnh tương phản ấy?
( GV: Vẫn những con người ấy của năm cũ cảnh xưa nhưng giờ đều thay đổi: trong lòng những vị yêu nét chữ năm xưa nay bóng dáng của họ dường như khuất hẳn. Giữa biển người mênh mông ông đồ như 1 hòn đảo cô đơn. Đặc biệt câu hỏi kia ko có lời đáp nó như bị quên lãng trong không gian hun hút đầy tâm trạng.
? Em có NX gì về hình ảnh ông đồ khi đó ?
(GV: Như vậy, từ chỗ ông đồ đang được trọng vọng, là được xem là nhân vật trung tâm, thu hút sự chú ý của người đời mỗi khi Tết đến thì giờ đây khi chữ Nho hết thời thì ông bị người đời quên lãng. Nhưng ông vẫn kiên nhẫn đợi chờ. Hình ảnh ông đồ trở nên lạc lõng, tàn tạ giữa dòng người hối hả, ngược xuôi sắm Tết.)
? Tìm những câu thơ miêu tả cảnh vật trong hai khổ thơ?
? Em hiểu nghĩa thực của câu thơ sau như thế nào ?
 “ Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu”. 
 ? Vậy miêu tả “giấy đỏ buồn” và “ mực sầu”, tác giả đã sử dụng BPTT gì? Tác dụng ?
( GV: Ít người đến viết câu đối, vì thế mà tờ giấy cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở nên bẽ bàng, màu đỏ của nó thành vô duyên, không thắm lên được; nghiên mực cũng vậy, không được bút lông chấm vào nên mực như đọng lại bao nỗi tủi sầu và trở thành “nghiên sầu”. 
Tác giả đã rất thành công khi sử dụng BPNT nhân hoá. Cái sầu, buồn trong lòng người như lan tỏa thấm sâu vào vật vô tri, vô giác, thế mới biết lòng người buồn đau, sầu thảm đến nhường nào.
Thật đúng như người xưa từng nói “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. 
Điều này ta cũng bắt gặp nhiều trong thơ văn cổ. Ví như nhà thơ Trương Kế, Trung Quốc đã từng mượn hình ảnh cây phong và ngọn đèn của người chài để khắc hoạ nỗi buồn của người lữ khách xa quê:
“ Giang phong ngư hoả đối sầu miên”
( Cây phong và đèn chài bên sông đối nhau một nỗi sầu )
? Hình ảnh “Lávàng/bụi bay) 
Em hiểu “lá vàng” là lá như thế nào ?
( HS: Lá úa tàn, sắp lìa cành).
? Hình ảnh “lá vàng rơi trên giấy” báo hiệu điều gì ?
? Phân tích cái hay của câu thơ “ Ngoài giời mưa bụi bay” )
 ? Em hiểu “mưa bụi” là mưa ntn?
( HS: Mưa nhẹ nhàng, hạt rất nhỏ như bụi). 
? Tại sao tác giả không miêu tả mưa rào rơi?
( HS: Mưa rào là của mùa hạ, chỉ có mùa xuân mới có mưa bụi). 
(GV: Chẳng phải mưa to, gió lớn, cũng chẳng phải mưa rả rích, dầm dề sầu não ghê gớm, chỉ là mưa bụi bay rất nhẹ, vậy mà sao ta thấy ảm đạm, lạnh lẽo tới buốt giá vô cùng. Bởi người ta thường nói “ mưa dầm thấm lâu”. Một thi sĩ đời Đường đã viết bài “Thanh minh”, có hai câu dịch tạm là: 
 “ Thanh minh lất phất mưa phùn
 Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa”
Thì ra cái mưa phùn chỉ lất phất, cái mưa bụi chỉ nhẹ bay vậy thôi mà cũng đủ làm người buồn xót xa, buồn nát ruột. Đấy là mưa trong lòng chứ đâu còn phải là mưa ngoài trời ! 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật dùng từ của tác giả ?
? Theo em, hai câu thơ tả cảnh hay tả tình ?
GV: Người xưa vẫn nói: Khi được tâm sự thì “ niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa”. Nhưng có ai để đâu để ông đồ san sẻ nỗi sầu? Vì thế mà nỗi sầu, đau phải nuốt ngược vào trong. Thật càng sầu thảm, nặng nề xiết bao! Và dường như chỉ có trời đất là cũng đang ảm đạm, buồn bã cùng với ông đồ! Trời đang mưa hay chính lòng người đang mưa ? Hai câu thơ có tả cảnh nhưng cái chính là để tỏ nỗi lòng, tức là tả cảnh ngụ tình: Nỗi sầu thảm, xót xa đang chất chứa trong lòng người.
( Có thể KĐ, khi miêu tả hình ảnh ông đồ ở những câu thơ trên, ta cũng thấy được nỗi lòng của tác giả dành cho cho ông đồ, nhưng nỗi lòng ấy thể hiện cụ thể hơn, rõ hơn ở khổ kết bài thơ).
- HS đọc khổ kết:
? Khổ thơ đầu và khổ kết có hình ảnh nào được lặp lại?
GV: Đó là kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề “ cảnh cũ người đâu” trong thơ xưa. 
? Khổ thơ kết có chi tiết nào khác so với khổ thơ đầu ?
? Vậy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của BPNT đó ?
- GV treo bảng so sánh sự tương phản:
GV: Sau mấy cái Tết, “ông đồ vẫn ngồi đấy” nhưng không được ai để ý, thì đến năm nay “đào lại nở”, phó từ “lại” nhấn mạnh sự tiếp diễn của hiện tượng hoa đào nở; đào vẫn đua nhau khoe sắc, thiên nhiên vẫn đẹp, vẫn trường tồn nhưng ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng. Ông đã bị người đời bỏ mặc. Thật là buồn thương!
- GV đọc hai câu thơ cuối: 
“ Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ?”
? Em hiểu thế nào về hai câu thơ cuối đó ? 
? Em hiểu: “ Những người muôn năm cũ” là ai ?
? Câu thơ không có ý trả lời thể hiện nỗi lòng của tác giả ra sao?
( GV: Hai câu cuối là lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng của “ông đồ xưa”. Từ sự vắng bóng ông đồ khi Tết đến, nhà thơ bâng khuâng, xót xa nghĩ tới “những người muôn năm cũ”- những người đã một thời dồn hết tấm lòng, tình cảm của mình vào từng dòng chữ để làm đẹp cho đời; giờ họ ở đâu ? Câu hỏi không có ý trả lời, gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuối không dứt với “cảnh cũ người xưa”. Có thể nói “ Ông đồ chính là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” ( theo như lời tác giả ). 
? Em hãy nêu nhận xét của em về đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ ?
I - Đọc và tìm hiểu chung:
1-Tác giả:
- Vũ Đình Liên ( 913 – 1996 )
- Quê: Hải Dương, sống ở Hà Nội.
- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.
- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
* Đọc.
* THCT.
b-Tìm hiểu chung:
* Hoàn cảnh sáng tác: 
Đầu thế kỉ XX, nền Hán học và chữ nho, ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa VN không như trong suốt mấy trăm năm trước. Chế độ khoa cử PK( chữ nho) bị bãĩ bỏ, cả 1 thành trì văn hóa cũ hầu như sụp đổ, các nhà nho từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc được XH tôn vinh, bỗng trở nên lạc lõng trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên và cuối cùng là vắng bóng.
Bài thơ dựng lên hình ảnh ông đồ- cái di tích của 1 thời tàn tạ đó.
* Thể thơ:
 Thơ 5 chữ (ngũ ngôn) bình dị, hàm súc, gồm nhiều khổ mỗi khổ 4 câu.
* Bố cục: 2 Phần
- Phần 1: Gồm 4 khổ thơ đầu: H/ảnh ông đồ.
- Phần 2: Khổ kết: Nỗi lòng nhà thơ.
III- Phân tích:
1- Hình ảnh ông đồ: 
a- Hai khổ thơ đầu: Ông đồ thời đắc ý.
- Thời điểm xuất hiện: Khi hoa đào nở.
-> Ông đồ xuất hiện đều đặn khi tết đến, xuân về.
- Công việc: Bày mực tàu, giấy đỏ bên phố để viết câu đối tết.
-> Như vậy, ông đồ xuất hiện có ý : Làm đẹp cho đời.
 + Rất đông người: “ bao nhiêu người”.
 + Thái độ: khen ngợi ông đồ.
->Ông đồ: Là nhân vật trung tâm, được mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng.
 + Là lời của mọi người khen ông đồ-> nét chữ phóng khoáng, bay bổng, sinh động, cao quý.
b- Khổ thơ 3 và 4: Hình ảnh ông đồ thời nay
- “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng”
- “ Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay”.
-> NT: Đối chiếu, so sánh, nhân hóa( ông đồ thời quá khứ và hiện tại )
->Hình ảnh tương phản:
 + Khắc hoạ hình ảnh ông đồ bị người đời bỏ rơi. 
- Phó từ “vẫn” cho ta hiểu thêm về sự kiên nhẫn, chờ đợi khách tới thuê viết câu đối.
=> Hình ảnh ông đồ: lạc lõng, tàn tạ, bị gạt ra lề cuộc đời.
- “ Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu”
- “ Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài giời mưa bụi bay.”
+ Giấy đỏ không được ông đồ viết, cứ phơi ra trước nắng, gió vì thế màu đỏ phai nhạt đi, không đỏ “thắm” lên được.
+ Mực ( mực tàu ) do không được ngoáy lên để viết lên đọng lại
- NT: Nhân hoá
-> Vật vô tri vô giác cũng thấm đẫm nỗi buồn của con người.
- “ Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài giời mưa bụi bay.”
+ Sự hết thời, sự tàn tạ của chữ Nho, sự tàn tạ của tục lệ viết câu đối Tết ( vốn rất tốt đẹp, đầy ý nghĩa ).
-> Cảnh ảm đạm, lạnh lẽo, thê lương, tiều tụy.
- NT: 
+ Từ ngữ: bình dị, chính xác, tinh tế, gợi hình, gợi cảm.
+ Tả cảnh ngụ tình
-> Lòng người chất chứa bao sầu thảm, xót xa.
2- Nỗi lòng nhà thơ: ( khổ kết)
- Lặp lại hình ảnh hoa đào nở.
-> Kết cấu đầu cuối tương ứng.
- Không thấy sự xuất hiện của ông đồ.
-> Hình ảnh tương phản:
 Cảnh cũ vẫn còn, người xưa vắng bóng.
- Hai câu thơ:
 “ Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ? ”
 + Là câu hỏi tu từ, là lời tự vấn
 + Là ông đồ, cùng “lớp người” đã từng làm nghề viết câu đối Tết làm đẹp cho đời như ông.
-> Niềm cảm thương và tiếc nhớ “cảnh cũ người xưa”.Và giá trị tinh thần tốt đẹp bị lãng quên.
III- Tổng kết: 
1- Nghệ thuật:
- Thể thơ ngũ ngôn đc sủ dụng khai thác có hiệu quả ngt cao: diễn tả tình cảm sâu lắng, tâm tư cảm súc của nhà thơ.
- Kết cấu theo kiểu đầu cuối tương ứng 2 cảnh tượng tương phản -> làm nổi bật chủ đề bài thơ.
2- Nội dung
( Ghi nhớ / Tr. 10).
HĐ 3: Luyện tập	
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Thời gian: 5 phút
?- Bức tranh SGK của TG Bùi Xuân 
Phái gợi tả điều gì ? 
 Đó là hình ảnh 1 ông đồ đang ngồi viết chữ thuê, bán - dáng vẻ cần mẫn nhưng cái lưng còng nhô cao, râu tóc bạc phơ vẫn cặm cụi cúi xuống trông thật xót xa. Chỗ của ông đồ là trường học, nơi cao quí tôn nghiêm. Vậy mà nay ông phải ra lề đường kiếm sống, dù được khen ngợi tấm tắc thì cũng chẳng sung sướng gì. Bức tranh phần nào khắc hoạ được dáng vẻ tiều tuỵ già nua của ông đồ.
 Quả thực đã có một thời chữ nho đã vắng bóng, hình ảnh những thầy đồ già đã trở thành quá khứ. Một nét đẹp văn hoá của dân tộc đã bị mai một bởi lối sống hiện đại lai căng. Nhưng những năm gần đây đã lại xuất hiện hình ảnh những ông thầy cho chữ ở những đền chùa, mỗi người đều mong gia đình hạnh phúc, an khang, thành đạt nên đã xin những chữ hiếu, nhẫn, tâm, thành, đạt,... Và như vậy, truyền thống tốt đẹp xưa đã và đang dần dần được khôi phục. Hình ảnh ông đồ đã trở lại với mùa xuân.
? Khái quát những giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ?
Hoạt động 4: vận dụng 
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Thời gian: 1 phút
 Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của bản thân về hình ảnh ông đồ?
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng( 1PHÚT)
- Học thuộc lòng diễn cảm, hiểu kĩ nội dung, nghệ thuật của bài thơ ông đồ.
- Kể lại câu chuyện “Ông đồ” bằng văn xuôi theo ngôi kể thứ nhất.
 ( Chú ý kết hợp với miêu tả và biểu cảm tâm trạng của ông đồ và nỗi lòng của nhà thơ ).
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I.
 -----------------------------------------------------------------
Tuần 17- Tiết 67+68 NS: 6/12/2018
KIỂM TRA HỌC KÌ I
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Đánh giá được khả năng tổng hợp kiến thức 3 phần Văn - tiếng Việt - Tập làm văn trong bài làm của HS.
2- Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, tự luận, nhất là bài Tập làm văn.
3- Thái độ :
- Có ý thức làm bài kiểm tra tốt, đạt kết quả cao.
4. Năng lực 
Giải quyết vấn đề, tự lực sáng tạo, cảm thụ văn học, giao tiếp Tv...
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, đề bài, yêu cầu cụ thể: 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA DÙNG CHO LỚP 8 . MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA .
 Mức độ 
 Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu.
 Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Bậc thấp
 Bậc cao
Chủ đề 1:
Tiếng Việt
- Nói quá.
- Nói giảm nói tránh.
- Nhận diện được bp nói giảm, nói tránh, nói quá
- Nhận diện phép tu từ núi quỏ
 - Viết đoạn văn theo hình thức quy nạp 
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
- Số câu: 2
- Số điểm 0,5
- Tỉ lệ: 5%
- Số câu.
1/2.
- Sốđiểm:0,5.
- Tỉ lệ: 5 %
Số câu.
 1/2.
Sốđiểm 1,5.
Tỉ lệ:15 %
- Số câu.
: 3.
- Sốđiểm 2,5
- Tỉ lệ: 15%
Chủ đề 2: 
Văn bản
- Truyện và kí Việt Nam 1930-1945.
- Nhớ được chủ đề, nội dung một số văn bản truyện kí Việt Nam
- Hiểu được nội dung một số chi tiết trong văn bản; phẩm chất tốt đẹp của NV.
Số câu.
.
Số điểm.
Tỉ lệ %
- Số câu.3
- Số điểm:1,5.
- Tỉ lệ: 15 %
- Số câu.
: 2.
- Sốđiểm:0,5.
- Tỉ lệ: 5 %
- Số câu.: 5.
-Sốđiểm: 1,5.
- Tỉ lệ: 15 %
Chủ đề 3:
Tập làm văn
Kiểu văn bản: Tự sự 
- Nhớ được đặc trưng của văn TS+ MT, BC, t/c của VBTM.
- Biết làm bài văn tự sự kết hợp với MT, BC
Số câu..
Số điểm.
Tỉ lệ %
- Số câu.: 2
- Sốđiểm:0,5.
- Tỉ lệ: 5 %
Số câu.:1
- Số điểm:5
- Tỉ lệ 50%
- Số câu.: 3
-Sốđiểm:5,5.
- Tỉ lệ: 55 %
Tổng Số câu.
Tổng số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu.: 5.
 Số điểm: 2
 Tỉ lệ: 20 %
Số câu.:4,5
Số 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_17.doc