Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 5: Thư thăm bạn

 1 . Kiến thức:

 - Hiểu các từ ngữ trong bài .

 - Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn .

 - Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.

 2 . Kĩ năng:

 - Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất cha.

 3. Thái độ:

 - Luôn yêu thương, thông cảm và sẻ chia với những người gặp hoạn nạn , khó khăn .

II . CHUẨN BỊ:

· GV : Tranh minh hoạ - Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt .

 

doc 4 trang Bảo Anh 11/07/2023 20420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 5: Thư thăm bạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 5: Thư thăm bạn

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 5: Thư thăm bạn
Thứ ..... ngày ...... tháng ........ năm 2020
TẬP ĐỌC
TIẾT 5: THƯ THĂM BẠN
I . MỤC TIÊU:
 1 . Kiến thức: 
 - Hiểu các từ ngữ trong bài .
 - Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn .
 - Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư. 
 2 . Kĩ năng:
 - Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất cha. 
 3. Thái độ:
 - Luôn yêu thương, thông cảm và sẻ chia với những người gặp hoạn nạn , khó khăn .
II . CHUẨN BỊ:
GV : Tranh minh hoạ - Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt .
HS : SGK .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp (1’) 
2.Bài cũ: Truyện cổ nước mình (4’)
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc .
Em hiểu ý hai dòng thơ cuối muốn nói gì? 
GV nhận xét và chấm điểm .
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Thư thăm bạn (1’)
- GV giới thiệu, ghi tựa.
b.Các hoạt động:
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc(9’)
Mục tiêu : HS đọc lưu loát , phát âm đúng , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Phương pháp: Trực quan, thực hành
- Yêu cầu HS chia đoạn.
Yêu cầu HS đọc tiếp nối.
Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
Yêu cầu HS đọc toàn bài.
GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài(9’)
Mục tiêu : HS thấy nhận biết được tình cảm của mẹ con thật thiêng liêng .
Phương pháp: thực hành, đàm thoại, trực quan
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
Giáo dục KNS: Bạn Lương cĩ biết bạn Hồng từ trước khơng? Bạn Lương viết thu cho bạnHồng để làm gì?
GV nhận xét và chốt ý .
GV yêu cầu HS đọc phần còn lại .
Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
Giáo dục Đạo đức BH: Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng?
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại những dòng mở đầu và kết thúc bức thư .
Em hãy nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư? (Dòng mở đầu cho ta biết điều gì? Dòng cuối bức thư ghi cái gì?).
GV nhận xét và chốt ý .
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm(9’)
Mục tiêu : Hướng dẫn HS đọc toàn bài với giọng đọc tình cảm,nhẹ nhàng , chân thành
Phương pháp: luyện tập, đàm thoại, thi đua 
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài .
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn .
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm.
GV sửa lỗi cho các em .
- Thi đọc diễn cảm.
Nhận xét – tuyên dương.
4. Củng cố – dặn dò : 94’0
Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng?
Giáo dục BVMT: Lũ lụt gây ra thiệt hại lớn cho cuộc sống của con người. Để hạn ché lũ lụt, con người càn tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại mơi trường và thiên nhiên
- Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa?
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
Chuẩn bị Người ăn xin .
- Hát .
HS nối tiếp nhau đọc bài .
Hai dòng thơ cuối ý nói : truyện cổ chính là lời răn dạy của cha ông đố với đời sau . Qua những câu chuyện cổ, cha ông dạy con cháu cần sống nhân hậu , độ lượng , công bằng , chăm chỉ .
- HS nhận xét .
- HS nêu lại tựa bài.
Hoạt động cá nhân – Lớp
HS nêu:
+ Đoạn 1: từ đầu  chia buồn với bạn 
+ Đoạn 2: tiếp theo  những người bạn mới như mình 
+ Đoạn 3: phần còn lại .
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc.
- HS đọc thầm phần chú giải .
1 - 2 HS đọc lại toàn bài .
HS lắng nghe .
Hoạt động lớp
- HS đọc thầm đoạn 1 .
Không. Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong .
Lương viết thư để chia buồn với Hồng .
- HS đọc thầm phần còn lại .
 Hôm nay, đọc báo  khi ba Hồng ra đi mãi mãi.
+ Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng cũng tự hào  nước lũ .
+ Lương khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau: Mình tin rằng theo gương ba  nỗi đau này. 
+ Lương làm cho Hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình .
- HS phát biểu.
- HS đọc thầm lại những dòng mở đầu và kết thúc bức thư .
Những dòng mở đầu: nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. 
Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi họ tên người viết thư .
Hoạt động cá nhân
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn.
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp .
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp .
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp .
Hoạt động lớp
- Lương rất giàu tình cảm. Khi đọc báo, biết hoàn cảnh của Hồng, Lương đã chủ động viết thư hỏi thăm, giúp bạn số tiền bỏ ống để bày tỏ sự thông cảm với bạn trong lúc hoạn nạn, khó khăn .
- HS phát biểu .
Rút kinh nghiệm : 
................................................................................................................................................
Thứ....ngày.....tháng .....năm 2020
TẬP ĐỌC
TIẾT 6 : NGƯỜI ĂN XIN
I . MỤC TIÊU:
 1 . Kiến thức: 
 - Hiểu các từ ngữ trong bài .
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ .
 2 . Kĩ năng:
 - HS đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói .
 3 .Thái độ:
 - Luôn có tấm lòng nhân hậu, sẻ chia và giúp đỡ với những người gặp khó khăn hoạn nạn. 
II .CHUẨN BỊ:
 * GV :SGK - Tranh minh hoạ .Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .
 * HS : SGK .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp (1’) 
2.Bài cũ: Thư thăm bạn (4’)
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài .
Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng nhằm mục đích gì ?
- Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư ?
GV nhận xét - chấm điểm .
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài :Người ăn xin(1’)
- GV giới thiệu, ghi tựa bài .
b.Các hoạt động
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc (9’)
Mục tiêu : Giúp HS đọc lưu loát, phát âm chính xác , nghắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại , luyện tập
Yêu cầu HS phân đoạn.
Yêu cầu HS đọc tiếp nối.
GV yêu cầu HS phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’)
Mục tiêu :HS nhận biết tấm lòng nhân ái , đáng quý của cậu bé đối với người nghèo khổ .
Phương pháp: thực hành, đàm thoại, giảng giải
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
GV nhận xét và chốt ý .
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 .
Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? 
GDKNS: Hành động và lời nĩi ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ơng lão ăn xin như thế nào?
GV nhận xét và chốt ý .
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại 
Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ?
Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng cảm thấy được nhận chút gì từ ông. Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? (Dành cho HS khá , giỏi)
à GV chốt ý. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm (9’)
Mục tiêu : HS đọc diễn cảm , giọng đọc thể hiện cảm xúc , đau xót , thương cảm.Cần đọc phân biệt câu thuật và câu cảm.
Phương pháp: luyện tập, thảo luận, thi đua
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài .
GV hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm.
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm.
GV sửa lỗi cho các em .
- Yêu cầu thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét – tuyên dương.
4.Củng cố – dặn dò: (4’)
GDKNS: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- Giáo dục BVMT.
GV nhận xét tiết học.
Về nhà rèn đọc và tập kể lại .
Chuẩn bị Một người chính trực 
- Hát .
HS nối tiếp nhau đọc bài .
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng nhằm chia sẻ.vươn lên .
- Dòng mở đầu nêu rõ thời gian , địa điểm ..kí tên người viết thư . 
HS nhận xét .
- HS nêu lại tựa bài .
Hoạt động cá nhân
HS nêu:
+ Đoạn 1: từ đầu  xin cứu giúp.
+ Đoạn 2: tiếp theo  không có gì cho ông cả .
+ Đoạn 3: phần còn lại .
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc .
HS nhận xét cách đọc của bạn .
HS đọc phần chú giải.
1 HS đọc lại toàn bài .
HS lắng nghe .
Hoạt động lớp
- HS đọc thầm đoạn 1 .
- Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin.
- HS đọc thầm đoạn 2 .
Hành động: Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên cố gắng lục tìm hết túi nọ túi kia. Nắm chặt lấy bàn tay ông lão.
Lời nói: Xin ông lão đừng giận . 
HS đọc thầm đoạn 3 .
Ông lão đã nhận được tình thương, sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất chặt.
Cậu bé nhận được từ ông lão lòng biết ơn – sự đồng cảm: ông hiểu tấm lòng của cậu bé .
- HS lắng nghe .
Hoạt động cá nhân-,nhóm đôi
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài .
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp .
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp .
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp .
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp 
Hoạt động lớp
- Khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu / Hãy giúp đỡ người gặp khó khăn hoạn nạn / Quà tặng không nhất thiết phải là đồ vật cụ thể / Tình cảm chân thành và sự thông cảm cũng là món quà quý)
- HS lắng nghe .
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_4_tiet_5_thu_tham_ban.doc