Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 24

Hướng dẫn: PH dọc cho HS nghe 1 lần, sau đó cho HS đọc lại đoạn văn bài Tiếng đàn từ: “ Tiếng đàn bay ra vườn. . . hết”( trang 55) 1 lần. Cuối bài nhớ ghi tên tác giả.

docx 5 trang Phương Mai 29/11/2023 18960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 24

Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 24
PHẦN II: TIẾNG VIỆT
Tập đọc
Đối đáp với vua 
- HS mở sách Tiếng Việt 3/Tập 2, trang 49
- Đọc 2 lần bài đọc
- Đọc mục chú giải 1 lần
- Đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi
Gợi ý:
Câu 1: Đoạn 1
Câu 2: Đoạn 2
Câu 3: Đoạn 2
Câu 4: Đoạn 3
Câu 5: Đoạn 3
 - Các em ghi tựa bài và nội dung vào vở Tiếng Việt 
Nội dung:
Câu chuyện ca ngợi Cao Bá Quát là người từ nhỏ đã thể hiện tư chất thông minh, giỏi đối đáp.
- Đọc lại 2 lần cả bài Tập đọc
- Học thuộc nội dung bài.
Kể chuyện
Đối đáp với vua
- HS luyện kể từng đoạn câu chuyện cho thuộc. Chỉ cần đủ ý là được. Nếu thuộc càng tốt. 
- Kể nối các đoạn thành cả câu chuyện.
- Kể lại 1 đến 2 lần cả câu chuyện.
- Đọc thuộc lại nội dung câu chuyện. ( Ở bài Tập đọc)
Tập đọc
Tiếng đàn 
- HS mở sách Tiếng Việt 3/Tập 2, trang 54- 55
- Đọc 2 lần bài đọc
- Đọc những từ khó
- Đọc lại 1 lần nữa
- Đọc mục chú giải 1 lần
Hướng dẫn chia đoạn:
Bài đọc có mấy đoạn? Có 2 đoạn
- Đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi
Gợi ý:
Đoạn 1: Từ đầu đến rung động. Trả lời câu hỏi 1, 2, 3
Đoạn 2 : Phần còn lại. Trả lời câu hỏi 4
 HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
(Gợi ý câu 4: Vài cánh hoa ngọc lan.lũ trẻ.; dân chài.; hoa mười giờ...)
 - Các em ghi tựa bài và nội dung vào vở Tiếng Việt 
Nội dung:
Tiếng đàn của Thủy thật trong trẻo và hồn nhiên, nó hòa hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên.
- Đọc lại 2 lần cả bài Tập đọc
- Học thuộc nội dung bài.
Chính tả
Nghe – viết: Tiếng đàn (Trang 56)
Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn cuối bài Tiếng đàn.
Tìm được các từ có hai tiếng bắt đầu bằng x/s hoăc có thanh hỏi / thanh ngã.
Nghe – viết
Hướng dẫn: PH dọc cho HS nghe 1 lần, sau đó cho HS đọc lại đoạn văn bài Tiếng đàn từ: “ Tiếng đàn bay ra vườn. . . hết”( trang 55) 1 lần. Cuối bài nhớ ghi tên tác giả.
Hướng dẫn trình bày:
Đoạn văn có mấy câu? (Đoạn văn có 4 câu)
Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? (Những chữ đầu câu: Tiếng, Vài, Dưới, Ngoài, Hoa, Bóng và tên riêng: Hồ Tây.)
Yêu cầu các em tìm từ khó dễ mắc lỗi khi viết, yêu cầu các em vừa đọc và viết lại các từ vừa tìm)
Cho các em đọc lại đoạn văn. Sau đó, PH đọc cho các em viết vào vở. ( Chú ý tựa bài lùi vào khoảng 5 hoặc 6 ô tập, đầu đoạn văn lùi vào 1 ô).
Sau khi các em viết xong PH soát lỗi, nếu mắc lỗi cho các em viết lại những từ mắc lỗi dưới bài viết. (Cần phân tích cho các em biết những từ mắc lỗi để các em tránh mắc lỗi lần sau. Em nào viết sai nhiều lỗi cần cho các em viết lại cả bài.)
Bài tập:
Thi tìm nhanh: ( HS có thể chon BT2 a hoăc b)
– Các từ hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s
M; sung sướng, san sẻ, sục sạo, sẵn sàng, song sánh, sòng sọc, sạch sẽ, song song, . .
 – Các từ hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm x
M; xôn xao, xào xạc, xanh xao, xộc xệch, xúng xính, xinh xắn, . . 
Thực hiện tương tự bài a)
– Các từ hai tiếng, trong đó tiếng nào mang thanh hỏi
M: đủng đỉnh, rủng rỉnh, thỏ thẻ, tủm tỉm, thỉnh thoảng, lủng củng, bẩn thỉu , . .
– Các từ hai tiếng, trong đó tiếng nào mang thanh ngã
M; rỗi rãi, võ vẽ, vĩnh viễn, dễ dãi, lễ, mễ, . . .
Tập viết
Ôn chữ hoa R
- HS mở vở Tập viết 3/ tập 2-Trang 13- Tuần 24
- HS luyện viết theo mẫu các chữ hoa P, R, B, H. Cố gắng viết đúng độ cao, độ rộng của từng con chữ.
* HS đọc để tìm hiểu từ Phan Rang là tên của một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận.
- HS viết 2 hàng từ Phan Rang vào vở. HS viết theo mẫu
* HS đọc câu Ca dao:
Trả lời câu hỏi: Câu ca dao khuyên ta điều gì? Chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày được sung sướng.
- HS viết câu Ca dao 2 lần như câu mẫu.
- Luyện viết 3 hàng: từ Phan Rang mẫu chữ nghiêng.
- Luyện viết theo mẫu Trang 14
Luyện từ và câu 
Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy
PH dựa vào bài tập 1, 2, SGK trang 53 – 54 cho các em làm bài.
 - Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (bt1).
 - Biết đặt đúng dấu phẩy vào chổ thích hợp trong đoạn văn ngắn (bt2)
1.Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: 
 - Yêu cầu đọc nội dung bài tập 1
- HS làm
Bài 2:
- Em đọc yêu cầu bài tập 2
- HS làm bài. 
- PH theo dõi nhận xét.
+ Nội dung đoạn văn vừa hoàn chỉnh nói lên điều gì ?
- Gọi HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu phẩy đầy đủ.
2.Hướng dẫn đáp án
Bài 1: 
Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
M : diễn viên, vũ công, đạo diễn, nhiếp ảnh gia, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, thi sĩ, nhà văn, nhạc công, ảo thuật gia
Chỉ các hoạt động nghệ thuật
M : đóng phim, múa, vẽ, sáng tác, biểu diễn, tạo hình
Chỉ các môn nghệ thuật
M : điện ảnh, điêu khắc, hội họa, âm nhac. văn học, ảo thuật, ca kịch, kiến trúc
Bài 2:
     Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,... đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Nội dung đoạn văn : Nói về công việc của những người làm nghệ thuật. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_3_tuan_24.docx