Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Chính tả: Họa sĩ Tô Ngọc Vân

Từ chuyện được dùng trong các cụm từ kể chuyện, câu chuyện,.

Từ truyện được dùng trong các cụm từ đọc truyện, quyển truyện,.

Chuyện là một chuỗi các sự việc diễn ra có đầu có cuối, có thật hoặc do con người tưởng tượng ra. Còn truyện là tác phẩm văn học được in ra hoặc được

 

docx 3 trang Bảo Anh 12/07/2023 4020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Chính tả: Họa sĩ Tô Ngọc Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Chính tả: Họa sĩ Tô Ngọc Vân

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Chính tả: Họa sĩ Tô Ngọc Vân
GIÁO ÁN: Chính tả
 Họa sĩ Tô Ngọc Vân.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nghe – viết đúng, đẹp và trình bày đúng bài Chính tả "Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân"
2. Kĩ năng: 
- Làm đúng BT chính tả phân biệt các âm đầu dễ lẫn ở BT2: tr/ch và các tiếng có dấu thanh dễ lẫn dấu hỏi / dấu ngã. HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS giữ vở sạch viết chữ đẹp.
II, Chuẩn bị 
- GV: giáo án, power point, máy chiếu 
- HS: nháp, sách giáo khoa, vở chính tả
III, Hoạt động dạy học 
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: Chợ Tết
-Mời 2 HS lên bảng viết các từ: cỏ biếc, nhà gianh, yếm thắm. 
-GV mời HS nhận xét
-GV nhận xét
-2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp
-HS nhận xét
6’
HĐ 2: Đọc bài, giới thiệu bài viết
“Hôm nay, chúng ta sẽ nghe viết bài chính tả có tiêu đề là gì nhỉ?”
?Các em có biết gì về Họa sĩ Tô Ngọc Vân không?
-GV giới thiệu: “Tô Ngọc Vân (1906 – 1954) là một họa sĩ bậc thầy trong nền mĩ thuật Đông Dương. Ông là người con ưu tú của dân tộc đã tham gia cách mạng, chiến đấu bằng tài năng hội họa của chính mình – đặc biệt là trong chiến dịch Điện Biên Phủ”
-GV đọc bài mẫu
-Mời 1 HS đọc phần chú giải 
?Đoạn văn này nói lên điều gì
+Họa sĩ Tô Ngọc Vân
-HS trả lời
-HS lắng nghe. 
-HS lắng nghe
-1 HS đọc phần chú giải 
+Ca ngợi Tô Ngọc Vân là một họa sĩ tài hoa, ông đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
-HS lắng nghe
18’
HĐ 3: Tìm hiểu và viết bài 
-GV yêu cầu HS tìm từ khó trong đoạn văn trên.
-GV chốt lại các từ khó có trong đoạn văn: Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, Cách mạng tháng Tám, Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, Điện Biên Phủ, hỏa tuyến.
-GV yêu cầu HS đọc lại từ khó 
-GV đọc bài (Đề bài lùi 3 ô, cuối bài lùi 2 ô) 
-GV đọc lại bài 1 lần cho HS soát lỗi
-HS trả lời
-HS viết từ khó vào nháp, 2 HS lên bảng viết từ
-1-2HS đọc từ khó, cả lớp đọc đồng thanh. 
-HS viết bài 
-HS soát lỗi
7’
HĐ 4: Làm BT2 A
-GV yêu cầu HS đọc đề bài BT2
-GV yêu cầu HS làm BT2 vào sách trong 3’
-GV mời 6 HS nối tiếp lên bảng chữa bài. 
*Kết luận: 
Từ chuyện được dùng trong các cụm từ kể chuyện, câu chuyện,..
Từ truyện được dùng trong các cụm từ đọc truyện, quyển truyện,..
Chuyện là một chuỗi các sự việc diễn ra có đầu có cuối, có thật hoặc do con người tưởng tượng ra. Còn truyện là tác phẩm văn học được in ra hoặc được viết thành chữ.
-HS làm BT
-HS chữa bài 
-HS lắng nghe 
5’
HĐ 5: Trò chơi đoán chữ
-GV giới thiệu trò chơi
-Cách chơi: GV đưa ra các ô chữ phù hợp với từng câu hỏi, HS suy nghĩ và trả lời. Nếu HS trả lời sai thì nhường quyền trả lời cho bạn khác. (2 câu) 
-GV nhận xét, trao thưởng
-HS lắng nghe
-HS tham gia trò chơi
1’
HĐ 6: Củng cố- dặn dò 
-Lưu ý 1 số từ HS hay viết sai: Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, Cách mạng tháng Tám, Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, Điện Biên Phủ, hỏa tuyến.
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau: Khuất phục tên cướp biển. 
-HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_chinh_ta_hoa_si_to_ngoc_van.docx