Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Câu kể

lĩnh ắt gặp tai hoạ.

- Nhận xét câu trả lời của bạn ?

Cô cũng đồng ý với ý kiến của em.

- Nghĩa của câu tục ngữ: ở chọn nơi, chơi chọn bạn có nghĩa là gì ?

Cả lớp ai đồng ý với câu trả lời của bạn thì giơ tay ?

Cô cũng nhất trí với câu trả lời của bạn.

Qua phần kiểm tra bài cũ cô khen các

doc 7 trang Bảo Anh 13/07/2023 20440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Câu kể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Câu kể

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Câu kể
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ
I Mục tiêu 
 Ÿ Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể. 
 Ÿ Tìm được câu kể trong đoạn văn.
 Ÿ Đặt câu kể để tả, trình bày ý kiến. Nội dung câu đúng, từ ngữ trong sáng, câu văn giàu hình ảnh, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học 
 Phiếu bài tập, GAĐT
III. Hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ.
Trước khi vào bài mới, cô kiểm tra bài cũ :
 Em hãy nêu câu tục ngữ hoặc thành ngữ với nghĩa là: Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ.
- Nhận xét câu trả lời của bạn ?
Cô cũng đồng ý với ý kiến của em.
- Nghĩa của câu tục ngữ: ở chọn nơi, chơi chọn bạn có nghĩa là gì ?
Cả lớp ai đồng ý với câu trả lời của bạn thì giơ tay ?
Cô cũng nhất trí với câu trả lời của bạn.
Qua phần kiểm tra bài cũ cô khen các em đã nhớ kiến thức bài cũ và trả lời chính xác câu hỏi của cô.
2. Dạy- học bài mới 
 a) Giới thiệu bài 
Tiết học luyện từ và câu hôm nay cô sẽ giới thiệu tiếp cho với các em về 1 kiểu câu , đó là câu kể qua Câu kể 
Nhắc lại tên bài
- GV ghi tên bài lên bảng.
- SGK/ 161. Các em đọc thầm nội dung phần nhận xét và cho cô biết phần nhận xét có mấy bài tập.
- Đọc thầm bài 1 phần nhận xét.
- GV ghi bài 1.
Bài 1 có mấy yêu cầu, đó là những yêu cầu nào ?
Cô khen em đã trả lời đúng.
- Cô Mời 1 bạn đọc to đoạn văn
Co khen em đọc to, rõ rang.
1 bạn đọc to câu in đậm.
Cô mời bạn khác đọc lại câu in đậm.
?Dựa vào kiến thức đã học, Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Câu in đậm trong đoạn văn được dùng làm gì?
? Cuối câu có dấu gì ?
? Câu in đậm thuộc kiểu câu gì đã học ?
- Dấu hiệu nhận biết câu hỏi là gì ?
- Nhận xét câu trả lời của bạn 
Cả lớp tuyên dương bạn đã nhớ và trả lời chính xác câu hỏi của cô.
Chốt : Ở bài 1 các em đã xác định đúng câu in đậm là câu hỏi dung để hỏi điều chưa biết, cuối câu có dấu chấm hỏi. Và các câu còn lại trong đoạn là câu gì ? nó để làm gì, cuối những câu đó có dấu gì. Mời các em cùng đến với bài 2
Yêu cầu 2.
Đọc thầm yêu cầu bài 2.
Bài 2 có mấy yêu cầu, là những yêu cầu nào ?
Các em quan sát phiếu bài tập trên bảng, nghe cô giao việc : Các em làm CN vào phiếu BT, sau đó thảo luận nhóm 2 thống nhất kết quả đúng, thời gian cho các em làm việc nhóm là 2 phút
- Tổ trưởng lấy phiếu phát cho các bạn.
GV: Cô khen các em đã biết sửa bài cho bạn mạnh và sửa rất chính xác và cũng nhất trí với câu hỏi mà các em hỏi về tác dụng của từng câu trong bài tập 2.
Trên bảng là đáp án đúng của cô. Mời 1 bạn đọc lại. 
H1 : Những câu văn trên dùng để làm gì ? ( Những câu văn trên dùng để giới thiệu, tả, kể về bu ra ti nô )
? Cuối mỗi câu có dấu gì?
G : Những câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể được gọi là câu kể ( hay còn gọi là câu trần thuật)
Vậy với bài tập 2, câu kể là câu dùng để làm gì ?
- Nhận xét câu trả lời của bạn ?
Em hãy nhắc lại câu trả lời ?
Cô mời bạn khác ?
Chuyển : Ngoài tác dụng kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc thì câu kể còn dùng để làm gì nữa. Cô mời các em cùng đến với bài 3
- Đọc thầm yêu cầu bài 3.
- Đọc to yêu cầu.
H : Em muốn hỏi cô: Vì sao câu “ Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói :” cuối câu có dấu hai chấm lại là câu kể?
G : Bạn nào có thể giải thích giúp bạn ?
( cả lớp nghe cô giải thích : Đây là một câu kể nhưng cuối câu này có dấu hai chấm vì dấu hai chấm có nhiệm vụ báo hiệu câu tiếp theo là lời của nhân vật Ba – ra - ba.)
- Cả lớp tuyên dương bạn vì bạn đã nhớ kiến thức cũ và trả lời chính xác câu hỏi của bạn. 
Cả lớp lắng nghe yêu cầu của cô: 
Làm CN – TL N2 trả lời câu hỏi của bài 3 và ghi lại kết quả thảo luận ra nháp. Thời gian 2 phút.
 - GV soi bài làm của 1 bạn: Trúc đọc.
- Câu 1: Kể về bar a ba
Câu 2: kể về ba raba
Câu 3: Nêu suy nghĩ của ba ra ba
Nhận xét câu trả lời của bạn ?
- Bài làm của bạn đúng.
- Cô mời thêm ý kiến khác ? 
Cả lớp đồng ý với câu trả lời của bạn thì giơ tay.
Cô cũng đồng ý với bài làm của cả lớp.
- Trên bảng là bài làm đúng. Cô mời 1 bạn đọc 
Vậy ở bài 3 , Câu kể còn để làm gì nữa?
- Cô khen emđã trả lời đúng. mời bạn khác nhắc lại ?
Qua các bài tập ở phần nhận xét, câu kể dùng để làm gì? Cuối câu kể có dấu gì?
G : rất tốt. Đó cũng chính là nội dung phần ghi nhớ /SGK.
G ghi Ghi nhớ : SGK/111
G đưa ghi nhớ lên MH
- Để củng cố lại nội dung phần ghi nhớ, 
Bạn nào có thể đặt câu kể dùng để giới thiệu ?
- Câu kể dùng để tả ?
- Câu kể dùng để nhận định ?
- Câu kể dùng để kể ?
Cả lớp tuyên dương các bạn đã đặt câu kể rất chính xác. Các em đã hiểu thế nào là câu kể, biết được tác dụng của câu kể và đặt được câu kể. Tiếp theo cô trò mình cùng vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập ở phần luyện tập.
G ghi II. Luyện tập
Bài 1. Đọc thầm yêu cầu bài 1
Bài 1 có mấy yêu cầu ?
- 1 bạn đọc to đoạn văn.
- Cô khen em đọc to rõ ràng.
- GV trình chiếu mẫu phiếu bài tập.
Các em quan sát phiếu bài tập, lắng nghe yêu cầu của cô: Đánh dấu x vào câu kể và cho biết mỗi câu dùng để làm gì ? Các em làm cá nhân ra phiếu bài tập, sau đó thảo luận nhóm 2 để thống nhất kết quả. Thời gian làm bài là 2 phút.
- Nhóm nào xung phong lên chữa bài 
Cô hoàn toàn nhất trí với bài làm của bạn Tuấn và các câu hỏi chia sẻ mà các em đã đặt ra cho bạn.
- Trên bảng là bài làm đúng. 1 bạn đọc lại. 
G ? Câu kể dùng để gì?
 ? Dấu hiệu nhận biết câu kể là gì ?
Vừa rồi các em đã biết tìm câu kể có trong đoạn văn và nêu được tác dụng của nó. Bây giờ chúng ta sẽ vận dụng kiến thức để đặt câu kể qua bài 2. 
Bài 2
- đọc yêu cầu 
? Bài có mấy chủ đề
Lưu ý các em có thể chọn 1 trong những chủ đề đó, chú ý viết câu đúng ngữ pháp và làm vào vở.
- soi bài – nhận xét .
- HS thực hiện yêu cầu.
- chơi dao có ngày đứt tay.
- Phải biết chọn bạn, chọn nơi để sinh sống.
Nhắc theo dãy
3 yêu cầu
- 1 HS đọc.
- Câu in đậm là là câu để hỏi về 1 điều chưa biết: đólà kho báu ấy ở đâu.
Dấu chấm hỏi
Câu hỏi
- HS trả lời.
Làm CN / PBT. Thảo luận nhóm 2
- Soi bài – chia sẻ
+ Mạnh trình bày: Đây là bài làm của tôi: Đọc bài làm của mình.
Mời các bạn nhận xét.
+ Tuấn: Câu 1, câu 3 của bạn làm đúng, giống bài làm của tôi. Nhưng câu 2: “chú có cái mũi rất dài” là câu dùng để tả cái mũi của bu ra ti nô chứ không phải để giới thiệu.
- Tớ mời ý kiến bạn khác ?
- Bảo Linh: Tớ cũng có ý kiến giống với bạn Tuấn là câu chú có cái mũi rất dài là câu dùng để tả.
- Cả lớp mình có đồng ý với ý kiến của bạn Tuấn và bạn Linh không ? ( đồng ý )
- Tôi cảm ơn các bạn. Tôi sẽ sửa lại bài làm: Sửa luôn trên phiếu.
- Còn ai có ý kiến khác không ?
- Tôi xin hỏi các bạn: Câu 1 là câu dùng để giới thiệu về ai ?
( Câu 1 giới thiệu bu ra ti nô là 1 chú bé bằng gỗ )
- Câu 3 dùng để kể về điều gì ?
( Câu 3 kể về việc chú người gỗ được bác rùa tooc ti la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu )
- Cuối mỗi câu đều có dấu câu gì ?
Còn bạn nào có ý kiến nữa không ? Nếu không thì em mời cô giáo.
có dấu chấm.
Câu kể dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về sự vật, sự việc
Rồi ạ.
nêu lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
+ Tuấn: Đây là bài làm của tôi: Tất cả các câu trong đoạn văn đều là câu kể.
Đọc ND phiếu Mời các bạn nhận xét.
- Bài của bạn làm đúng và giống với bài làm của tôi.
- ? Câu 2 và câu 4 tả bộ phân nào của diều ? ( Tả cánh diều và tả tiếng sáo diều )
- Vì sao câu cuối là là câu kể nêu nhận định ? ( Vì đây là câu kể nêu ý kiến nhận định về tiếng sáo diều )
- Còn bạn nào muốn hỏi tôi nữa không ? Nếu không em mời cô giáo.
Ví dụ tham khảo
Bảo Linh: 
* Em nghĩ rằng tình bạn rất cần thiết với mõi người. Nhờ có bạn, em thấy cuộc sống vui hơn. Bạn cùng em vui chơi, học hành.
- Bảo Linh đọc 
- Các em nhận xét các câu kể của bạn Bảo Linh ?
- Các câu kể của em dùng để làm gì ? ( Dùng để nhận định, nêu ý kiến về tình bạn )
GV: Khi viết câu kể em cần chú ý gì ? ( Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm )
GV: Bạn Linh đã viết đúng các câu kể để nói về tình bạn. Câu văn rất hay. Chúng ta cùng học tập bạn nhé.
* Nguyến Ngọc: Sau khi đi học về, em thường giúp mẹ nấu cơm. Em nhặt rau, gấp quần áo giúp mẹ. Ăn cơm xong, em còn rửa bát nữa.
- Nhận xét câu kể của bạn ?
( Bạn đã viết được câu kể, tuy nhiên ở câu 1, 2 bạn lặp từ giúp mẹ )
- Theo em thì nên sửa câu như thế nào ? ( Em gộp câu 1, 2 thành 1 câu kể là: sau khi đi học về, em thường giúp mẹ nấu cơm, nhặt rau, gấp quần áo )
- Cô khen em đã rất tinh khi phát hiện ra lỗi lặp từ của bạn và đã biết sửa câu chính xác.
- Các câu kể của bạn dùng để làm gì ? ( Dùng để kể )
- Sauk hi đi học về, em còn làm gì nữa ? Cô mời them ý kiến khác ? 
+ Em trông em cho mẹ nấu cơm
+ Em xem ti vi.
+ Em chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe.
Câu kể của em dùng để làm gì ?
* Trúc: Chiếc bút máy màu xanh mới đẹp làm sao. Đó là món quà mà mẹ tặng cho em nhân dịp sinh nhật lần thứ 9. Thân bút tròn xinh đẹp. Ngòi bút thanh đạm viết chữ rất đẹp.
- Nhận xét gì về cách viết câu và dùng từ của bạn ?
+ Từ xinh đẹp bạn dùng để tả thân bút là chưa đúng vì xinh đẹp dùng để tả người chứ không tả đồ vật.
- Theo em dùng từ nào ? xinh xắn
- Cô mời ý kiến bạn khác ?
Cô cũng đồng ý với ý kiến của em. Bạn Trúc sửa theo bạn nhé. GV gạch chân từ xinh đẹp.
- Còn ai có ý kiến nữa không ?
Cô sửa thêm cho bạn Trúc: Câu 1, không phải là câu kể, mà là câu khen, câu này là câu cảm nên cuối câu dùng dấu chấm than. Gv sửa luôn vào bài cho HS.
- Câu kể nào của em dùng để giới thiệu ? 
- Em đã viết đc vài câu kể để tả về cái bút của em. Em sửa như cô và bạn đã sửa cho em để câu kể của em chính xác hơn.
+ Thảo: Hôm nay là ngày rất vui của em vì em được điểm 10 bài kiểm tra môn toán. Về nhà, em khoe ngay điểm 10 này với mẹ.
- Nhận xét câu kể của bạn ? ( Bạn đã viết đúng câu kể )
- Các câu kẻ cảu em dùng đề làm gì ? ( Câu kể của em dùng để kể )
GV: Qua chữa một số bài cô thấy các em đã biết cách đặt câu kể theo chủ đề cho trước. Cô tuyên dương các em.
- Khi viết câu kể em cần chú ý gì ?
4. Củng cố, dặn dò
Nhắc lại ghi nhớ về cau kể ?
+ Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể?
- Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_luyen_tu_va_cau_cau_ke.doc