Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21+22 - Năm học 2019-2020

Câu 5: Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩacó những cống hiến to lớn như vậy ?

Nhờ ông có tấm lòng lẫn tài năng. Ông yêu nước , tận tụy, hết lòng vì nước ; ông lại là khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu , học hỏi.

Nội dung bài đọc: Bài văn ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.

 

docx 13 trang Phương Mai 29/11/2023 19880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21+22 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21+22 - Năm học 2019-2020

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 21+22 - Năm học 2019-2020
 Tuần 21, 22 
Môn Tiếng Việt
****************************************
Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2020
Tập đọc 
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiêu bài
- HS đọc bài Anh Hùng lao động Trần Đại Nghĩa sgk TV tập 2 trang 21 5 lần
- Đọc chú giải
- Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5 trang 22 sgk
Câu 1: Em hiểu nghe theo tiếng gọi thiên liêng của tổ quốc nghĩa là gì?
Câu 2: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến ?
- Ông cùng anh em chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn : súng ba-dơ-ca, súng không giật để tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc
Câu 3: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?
Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nuớc nhà. Nhiều năm liền, giữ cương vị Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và Kĩ thuật nhà nước.
Câu 4: Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào? 
Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng, Năm 1952 ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
Câu 5: Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩacó những cống hiến to lớn như vậy ?
Nhờ ông có tấm lòng lẫn tài năng. Ông yêu nước , tận tụy, hết lòng vì nước ; ông lại là khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu , học hỏi.
Nội dung bài đọc: Bài văn ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. 
****************************************
Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2020
Chính Tả (Tiết 21)
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
 II. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiêu bài
HS nhớ viếtbài Chuyện cổ tích về loài người từ Mắt trẻ con sáng lắm đến.Hình tròn là trái đất .
Chính Tả 
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
 II. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiêu bài
HS học thuộc bài và nhớ viết: bài Chuyện cổ tích về loài người từ “Mắt trẻ con sáng lắm đến.Hình tròn là trái đất” .
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất.
Làm bài tập 3 vào vở bài tập Tiếng Việt tập 
 Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
Hướng dẫn học sinh học 
HSđọc đoạn văn trang 23 sgk
Bài tập 1, 2: 
Đọc đoạn văn dùng bút chì gạch dưới những từ chỉ tính chất, đặc điểm, sự vật 
(xanh um, thưathớt dần, hiền lành, trẻ và thật khỏe mạnh)
Bài tập 3:
Đặt câu hỏi cho các từ vừa tìm được :
 VD: Cây cối thế nào? Nhà cửa thế nào? .
Bài tập 4: tìm những từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu
Bên đường, cây cối xanh um.
Nhà cửa thưa thớt dần.
Chúng thật hiền lành.
Anh trẻ và thật khỏe mạnh.
Cả lớp nhận xét.
Bài tập 5: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được:
 VD: Bên đường, cái gì xanh um? 
Chép ghi nhớ vào tập
Thực hiện bải 1,2 phần luyện tập trang 24 sgk
a) Dựa vào phần ghi nhớ đã học, em tìm các câu đã cho, như sau:
- Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.
- Căn nhà trống vắng.
- Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.
- Anh Đức, lầm lì, ít nói.
- Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
c) Xác định chủ ngữ vị ngữ của các câu.
Câu 2 (trang 24 sgk Tiếng Việt 4) : Kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số câu kể "ai thế nào?"
Trả lời: Tham khảo đoạn văn sau
"Tổ của em gồm có tám bạn: ba trai năm gái, do bạn Hồng Loan làm tổ trưởng. Loan là một người bạn gái rất dễ thương.Nhung, Lài là hai cây văn nghệ nổi tiếng của trường.Còn hai bạn gái nữa là Tâm và Cúc.Tâm nhí nhảnh hồn nhiên và xinh xắn. Còn Cúc thì hơi đậm người, ít nói và rất chân thành với bạn bè. Ba thằng con trai của tụi tôi mỗi đứa mỗi tính. Trung thì lẻo mép hay nghịch phá. Tôi thì lầm lì nhưng nổi tiếng là nghịch ngầm.Còn Văn thì chậm chạp, lù khù nhưng học rất giỏi".
****************************************
Thứ tư ngày 25 tháng 3 năm 2020
Tập đọc
BÈ XUÔI SÔNG LA
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiêu bài
HS đọc bài Bè xuôi sông La sgk TV tập 2 trang 22,27 5 lần
Đọc chú giải
Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4, trang 22 sgk
- Sông La đẹp như thế nào?
- Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. Những gợn sóng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Người đi bè nghe thấy cả tiếng chim hót trên bờ đê. 
- Trong bài thơ chiếc bè gỗ được ví với cái gì ?
 Cách nói ấy có gì hay ? 
- Chiếc bè gỗ được ví đàn trâu đằm mình thong thả trôi theo dòng sông. Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên ra hình ảnh, cụ thể, sống động. 
- Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mài ngói` hồng ? 
- Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai : những chiếc bè gỗ đang được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá. 
- Hình ảnh “trong đạn bom đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng “ nói lên điều gì ?
- Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
Học thuộc lòng bài thơ
Nội dung bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạng của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. 
****************************************
Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 42: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
Hướng dẫn học sinh học 
I. Nhận xét
1. Đọc đoạn văn sau:
      Về đêm, cảnh vật thật im lìm.Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.Hai ông bạn già vẫn trò chuyện.Ông Ba trầm ngâm.Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt.Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.
Theo Trần Mịch
2. Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn trên.
Gợi ý:
Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?
Trả lời:
 Đó là các câu:
-   Về đêm, cảnh vật thật im lìm.
-   Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
-   Ông Ba trầm ngâm.
-   Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.
-   Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.
3. Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu trên.
Gợi ý:
Con đọc kĩ những câu đã tìm được ở câu 2 rồi xác định chủ ngữ và vị ngữ.
Trả lời:
-   Về đêm, cảnh vật / thật im lìm.
        TrN        CN             VN
-   Sông / thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
      CN                       VN
-   Ông Ba / trầm ngâm.
       CN           VN
-   Trái lại, ông Sáu / rất sôi nổi.
                   CN           VN
-   Ông / hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.
     CN                             VN
4. Vị ngữ trong các câu biểu thị nội dung gì?
Gợi ý:
Con quan sát kĩ các vị ngữ và xác định xem chúng biểu thị nội dung gì?
Trả lời:
Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành?
-    Vị ngữ trong các câu trên biểu thị đặc điểm, trạng thái hoặc tính chất của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.
- Các vị ngữ trên được tạo thành bởi các tính từ, động từ hoặc cụm tính từ.
-  Chép ghi nhớ vào tập
II. Luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi
Cánh đại bàng rất khỏe.Mỏ đại bàng dài và rất cứng.Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.
Theo Thiên Lương
a)   Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn
Gợi ý:
a. Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?
Trả lời:
Đó là các câu:
-     Cánh đại bàng rất khỏe.
-     Mỏ đại bàng dài và rất cứng.
-     Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu.
-     Đại bàng rất ít bay.
-     Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.
b)   Xác định vị ngữ của các câu trên.
Gợi ý:
b. Từ việc xác định được các câu kể Ai thế nào? tìm được ở câu a .
Trả lời:
Vị ngữ của các câu trên là:
c)    Vị ngữ của các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?
Gợi ý:
c. Từ việc tìm ra các vị ngữ ở câu b hãy xác định xem các vị ngữ này có đặc điểm gì?
Trả lời:
Vị ngữ của các câu trên do các tính từ, các cụm tính từ, cụm động từ tạo thành.
2. Đặt 3 câu kể "Ai thế nào?".Mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.
Gợi ý:
Con suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
-    Hoa hồng luôn rực rỡ.
-    Hoa giấy rất giản dị, hồn nhiên.
-    Hoa sen thì tinh khiết và thơm ngát.
****************************************
Thứ năm ngày26 tháng 3 năm 2020
Tập đọc 
SẦU RIÊNG
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiêu bài
- HS đọc bài Sầu riêng(sgk TV tập 2 trang 34) 5 lần
- Đọc chú giải
- Trả lời các câu hỏi 1,2,3, trang 35 sgk
- Câu 1: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?( đọc đoạn 1) 
+ Những vùng có nhiều sầu riêng nhất là Bình Long, Phước Long.
- Câu 2: Dựa vào bài văn hãy miêu tả những nét đặc sắc của : hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng ?( đọc đoạn 2)
+ Hoa : “ Trổ vào cuối năm ; thơm ngát như hương cau, hương bưởi; đậu thành từng chùm, màu tím ngắt; cánh hoa nhỏ như vẩy cá, haso hao giống cánh sen con’ 
+ Quả : “ mùi thọm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã nghe thấy mùi hương ngào ngạt , thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn.” . 
+ Dáng cây : “ thân khẳng khiu, cao vút ; cành ngang thẳng đuột; lá nhỏ xanh vàng , hơi khép lại tưởng là héo . 
+ Dáng cây : “ thân khẳng khiu, cao vút ; cành ngang thẳng đuột; lá nhỏ xanh vàng , hơi khép lại tưởng là héo
- Câu 3: Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng ?( đọc đoạn 3)
 - Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm ở miền Nam .Hương vị quý hiếm đến kì lạ. Đứng ngắm cây sầu riêng , tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê.”
****************************************
Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2020
Chính Tả (Tiết 22)
SẦU RIÊNG
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiêu bài
HS viết bài Sầu riêng đoạn từ: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm đến tháng năm ta.
HS làm bài tập 3 vào vở bài tập Tiếng Việt tập 2
****************************************
Thứ bảy ngày 28 tháng3 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
Hướng dẫn học sinh học 
I. Nhận xét
1. Đọc đoạn văn sau :
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình.Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
2. Ghi lại vào bảng dưới đây :
a) Các câu kể Ai thế nào? trong đọan văn.
b) Gạch dưới chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.
c) Nêu nội dung mà chủ ngữ biểu thị và những từ ngữ tạo thành chủ ngữ
Câu kể Ai thế nào ?
Nội dung chủ ngữ biểu thị
Từ ngữ tạo thành chủ ngữ
Gợi ý:
- Xác định câu kể Ai thế nào?
Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?
- Xác định nội dung chủ ngữ biểu thị:
+ Xác định chủ ngữ trong từng câu kể vừa tìm được: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?
+ Xác định xem chủ ngữ vừa tìm được đó biểu thị: người, đồ vật, con vật, cây cối, địa danh,... nào
- Từ ngữ tạo thành chủ ngữ: Quan sát kĩ chủ ngữ và đưa ra câu trả lời
Trả lời:
Câu kể Ai thế nào?
Nội dung chủ ngữ biểu thị
Những từ ngữ tạo thành chủ ngữ
Câu 1 : Hà Nội tưng bừng màu đỏ.
Nói về Hà Nội
Danh từ riêng “Hà Nội”
Câu 2 : Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
Nói về vùng trời Hà Nội
Cụm danh từ : “Cả một vùng trời”
Câu 4 : Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.
Nói về các cụ già
Cụm danh từ “Các cụ già
Câu 5 : Những cô gái Thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
Nói về những cô gái
Cụm danh từ : “Những cô gái Thủ đô”
Chép ghi nhớ trang 36 sgk vào tập
II. Luyện tập
1. Đọc đoạn văn sau :
Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao !Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
2. Viết lại những câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn. Gạch dưới chủ ngữ của từng câu
Gợi ý:
- Xác định câu kể Ai thế nào?
Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?
- Xác định chủ ngữ trong từng câu kể vừa tìm được: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?
Trả lời:
Ghi lại những câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn. Gạch dưới chủ ngữ của từng câu :
Câu 3 : Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.
Câu 4 . Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.
Câu 5 : Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.
Câu 6 : Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
Câu 8 : Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
3. Viết một đoạn văn khoảng năm câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?
Gợi ý:
- Viết một đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Nội dung liên quan đến một trái cây em thích.
- Dùng các câu kể Ai thế nào?  để miêu tả đặc điểm của cây.
Trả lời:
        Vào những ngày hè nóng rực, mẹ em thường hay mua dưa hấu - thứ trái cây mà em yêu thích - về để cả nhà ăn giải khát, vỏ dưa hấu màu xanh, thẫm đen, láng mịn. Bổ dưa hấu ra một màu đỏ mát, ngọt ngào thật hấp dẫn hiện ra. Hạt dưa hấu đen trũi, nhưng bên trong lớp vỏ đen ấy lại là một màu trắng mỡ màng...
****************************************
Taäp laøm vaên 
ÑOAÏN VAÊN TRONG BAØI VAÊN MIEÂU TAÛ CAÂY COÁI
HOẠT ĐỘNG HỌC:
Đọc lại bài Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 32).
Tìm các đoạn văn trong bài văn nói trên.
Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?
 Ghi nhớ: 
 Học sinh học thuộc lòng phần ghi nhớ (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang53).
LUYỆN TẬP:
Xác định các đoạn văn và nội dung chính của từng đoạn trong bài Cây trám đen (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang53).
Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_2122_nam_hoc_2019_2020.docx