Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22+23 - Năm học 2019-2020

Người các ấp đi chợ Tết trong một khung cảnh thật đẹp, thật tươi vui: Mặt trời lên làm ửng hồng những dải mây trắng và những làn sương sớm. Đồi núi cũng làm duyên uôn mình trong chiếc áo the xanh.Những giọt sương đầu cành như những giọt sữa thỉnh thoảng rỏ xuống. Những tia nắng thì nhảy hoài trong ruộng lúa. Còn nhửng quả đồi thì như được thoa son phơi mình dưới ánh bình minh.

docx 11 trang Phương Mai 29/11/2023 18060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22+23 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22+23 - Năm học 2019-2020

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22+23 - Năm học 2019-2020
	Tuần 22 + 23
Môn Tiếng Việt
****************************************
Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2020
Tập đọc
CHỢ TẾT
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiêu bài
- HS đọc bài Chợi Tết sgk TV tập 2 trang 38, 5 lần
- Đọc chú giải
- Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 trang 39 sgk
Câu 1: Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
Trả lời:
Người các ấp đi chợ Tết trong một khung cảnh thật đẹp, thật tươi vui: Mặt trời lên làm ửng hồng những dải mây trắng và những làn sương sớm. Đồi núi cũng làm duyên uôn mình trong chiếc áo the xanh.Những giọt sương đầu cành như những giọt sữa thỉnh thoảng rỏ xuống. Những tia nắng thì nhảy hoài trong ruộng lúa. Còn nhửng quả đồi thì như được thoa son phơi mình dưới ánh bình minh.
Câu 2Mỗi người đến với phiên chợ Tết với dáng vẻ riêng ra sao? 
Gợi ý: 
Mỗi người đến với chợ Tết với những dáng vẻ khác nhau:
- Những thằng cu áo đỏ thì chạy lon ton.
- Các cụ già chống gậy bước lom khom.
- Các cô gái lặng lẽ che môi cười.
- Em bé thì nép đầu bên yếm mẹ.
- Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu.
- Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Câu 3: Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung giữa họ ?
+ Điều chung giữa họ : ai ai cũng vui vẻ. 
-Câu 4: Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy
- Trả lời: Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy : trắng , đỏ, hồng lam, xanh, biếc, thắm, vàng , tía, son. Ngay cả một màu đỏ cũng có nhiều cung bậc : hồng , đỏ, tía, thắm, son. 
GV: 
Nội dung bài đọc: - Bài thơ là một bức tranh chợ Tết miền Trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động .Qua bức tranh một phiên chọ Tết, ta thấy cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của người dân quê.
Học thuộc lòng bài thơ.
****************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ CÁI ĐẸP .
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiêu bài
Câu 1 (trang 40 sgk Tiếng Việt 4) :
Tìm các từ:
a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.
b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.
Gợi ý trả lời:
Dựa vào mẫu đã cho và sự hiểu biết của mình, em tìm những từ biểu đạt những vẻ đẹp ấy.
a) Vẻ đẹp bên ngoài của con người: - Xinh đẹp, duyên dáng, thon thả, cân đối, lộng lẫy, thướt tha, kiều diễm, xinh xắn, rực rỡ...
b) Vẻ đẹp bên trong của con người: - Thùy mị, dịu dàng, nết na, đằm thắm, đôn hậu, tế nhị, lịch sự, chân thành, tình cảm, vị tha, độ lượng, dũng cảm, thẳng thắn...
Câu 2 (trang 40 sgk Tiếng Việt 4) :
Tìm các từ:
a) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.
b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người.
Gợi ýtrả lời:
Dựa vào mẫu đã cho và theo cách hiểu của mình, kết hợp với việc tiếp thu cách dùng từ trong cuộc sống mà em nghe được, để chọn từ cho đúng với từng nội dung đã cho. Em có thể nêu các từ sau:
a) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật: - Tươi đẹp, hùng vĩ, thơ mộng, tráng lệ, mĩ lệ, hoành tráng, kì vĩ...
b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật con người: - Đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, xinh tươi...
Câu 3 (trang 40 sgk Tiếng Việt 4) : Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1, 2:
Gợi ýtrả lời:
Em có thể đặt câu như sau:
- Ai cũng khen chị Na thùy mị, nết na.
- Thiên nhiên ở đây thật thơ mộng.
Câu 4 (trang 40 sgk Tiếng Việt 4) : Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào những chỗ thích hợp ở cột B (SGK TV tập 2 trang 40).
Gợi ýtrả lời:
Em đọc các dòng ở cột A rồi thứ tự điền vào chỗ trống ở cột B (trước hoặc sau các dòng đã cho) đọc lên thấy diễn đạt được một ý thích hợp là được.
****************************************
 Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2020
Chính Tả 
CHỢ TẾT
 II. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiêu bài
HS nhớ viết bài Chợ Tết từ Dải mây trắngtheo sau.
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Làm bài tập 2 vào vở bài tập Tiếng Việt tập 2
****************************************
Thứ tư ngày 1 tháng 4 năm 2020
Tập đọc
HOA HỌC TRÒ
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiêu bài
HS đọc bài Hoa học trò sgk TV tập 2 trang 43, 5 lần
Đọc chú giải
Trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 44 sgk
Bài đọc tả về cây phượng.Một vùng trồng toàn cây phượng, mỗi đóa hoa phượng giống như một cô cậu học trò, chỉ là một phần nhỏ của xã hội, nhưng góp lại mang đến vẻ đẹp rực rỡ.Hoa phượng đỏ rực báo hiệu hè đến, vừa buồn vừa vui, gắn liền với tuổi học trò nên được gọi là hoa học trò.
Câu 1 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4) : Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò
Gợi ý trả lời:
Vì hoa phượng gắn với tuổi thơ - tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường với những kỉ niệm sâu sắc.Hoa phượng nở là mùa thi đến, hoa phượng nở báo hiệu kì nghỉ hè sắp đến, kết thúc một năm học.Và cây phượng là loại cây thường trồng nhiều nhất ở các sân trường.Nó gắn với đời của người đi học.
Câu 2 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4) : Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
Gợi ý trả lời:
Hoa phượng có một vẻ đẹp đặc biệt: đỏ rực, đẹp không phải một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời. Màu sắc như hàng ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn, vừa vui.Buồn vì sắp xa mái trường.Vui vì kết thúc một năm học được lên lớp trên, vui vì sắp được nghỉ hè.Màu sắc của hoa phượng rực rỡ mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ.
Câu 3 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4) : Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
Gợi ý trả lời:
Lúc đầu là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu dần dần số hoa tăng màu đậm dần rồi hòa với mặt trời chói lọi, sáng rực lên.
* Nội dungchính( chép vào tập): Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ, một loài hoa có tên là hoa học trò - Hoa tượng trưng cho tuổi học trò.
****************************************
Taäp laøm vaên
LUYEÄN TAÄP MIEÂU TAÛ CAÙC BOÄ PHAÄN CUÛA CAÂY COÁI
Đọc một số đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây(sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 41, 42). Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý?
 Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.
**************************
Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU GẠCH NGANG
Hướng dẫn học sinh học 
I. Nhận xét
1. Tìm các câu có chứa dấu gạch ngang (dấu -) trong các đoạn văn sau:
a) Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
-  Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
 Duy Khánh
b) Con cá sấu này da màu xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xêó vào bên mạng sườn.
 Theo Đoàn Giỏi
c) Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.
- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.
- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.
- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.
 Theo Phạm Đình Cương
Gợi ý:
Con quan sát thấy câu nào có dấu gạch ngang phía trước chính là câu cần tìm.
Trả lời:
Các câu có chứa dấu gạch ngang là:
-     Cháu con ai?
-    Thưa ông, cháu là con ông Thư.
Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
-     Trước khi bật quạt, tiếp xúc đều với nền.
-     Khi điện đã vào quạt- nóng chảy cuộn dây trong quạt.
-     Hàng năm, tra dầu mỡ, dây bên trong quạt.
-     Khi không dùng... sạch sẽ, ít bụi bặm.
2. Theo em, trong mỗi đoạn văn, dấu gạch ngang có tác dụng gì?
Gợi ý:
Con quan sát rồi trả lời.
Trả lời:
Ở câu a dấu gạch ngang chỉ rõ chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
Ở câu b dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích, trong câu.
Ở  câu c dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các điểm được liệt kê.
II. Luyện tập
1. Tìm dấu gạch ngang trong bài Quà tặng cha và nêu tác dụng của mỗi dấu:
Quà tặng cha
Mỗi bữa Pa-xcan đi đâu về khuya thấty bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách.
“Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” – Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt lóe lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy.
Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt trước bàn mình.
- Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa-xcan nói.
Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.
Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn
Gợi ý:
Dấu gạch ngang có những tác dụng như sau:
- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
- Đánh dấu phần chú thích.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Trả lời:
-  Một viên chức tài chính" (2 dấu gạch ngang này chỉ rõ phần chú thích trong câu).
-  Pa-xcan nghĩ thầm" (dấu này dùng để phân cách ý nghĩ của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).
-  Con hi vọng món quà... nhức đầu vì những con tính" (dấu này dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật).
-  Pa-xcan nói" (dấu này dùng để phân cách lời nói của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).
Chú ý: Giữa tên Pa-xcan cũng có gạch nối. Dấu này dùng để nối các tiếng trong một từ được phiên âm từ ngôn ngữ nước ngoài.
2. Viết một đoạn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.
Gợi ý:
Con suy nghĩ để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo:
Sáng chủ nhật, mẹ em gọi em lại và hỏi em về tình hình học tập của em trong tuần qua.
Mẹ em nói:
-    Trong tuần qua, kết quả học tập của con như thế nào?
-    Con học vẫn tốt mẹ ạ!
-    Có môn nào con bị sụt điểm không?
-    Thưa mẹ, không có. Môn nào con cũng đạt điểm 9 hoặc 10, kế cả các bài kiểm tra miệng cũng như kiểm tra viết.
-    Thế thì tốt, nhưng con chớ có chủ quan. Phải luôn luôn siêng năng cần mẫn vì siêng năng, cần mẫn là đức tính hàng đầu mà mỗi học sinh phải có.
-    Thưa mẹ, vâng ạ.
****************************************
Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2020
Tập đọc 
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiêu bài
- HS đọc bài Sầu riêng(sgk TV tập 2 trang 48) 5 lần
- Đọc chú giải
- Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 trang 49 sgk
Câu 1 (trang 49 sgk Tiếng Việt 4) : Em hiểu thế nào là những em bé lớn trên lưng mẹ?
Trả lời:
Theo tập quán của người phụ nữ miền núi, đi đâu làm việc gì thường địu con theo trên lưng của mình. Lúc em bé ngủ cũng ngủ trên lưng mẹ nên mới nói "những em bé lớn trên lưng mẹ" là như vậy.
Câu 2 (trang 49 sgk Tiếng Việt 4) : Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Đó là những công việc: giả gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương, nuôi con khôn lớn... Những công việc ấy góp một phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc.
Câu 3 (trang 49 sgk Tiếng Việt 4) : Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con
Trả lời:
Đó là những hình ảnh: Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ con nghiêng. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối, Lưng đưa nôi và tim hát thành lời. Mặt trời của mẹ em thì nằm trên lưng. Mai sau con lớn vung chày lún sâu.
Câu 4 (trang 49 sgk Tiếng Việt 4) : Theo em cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
Trả lời:
Theo em đó là vẻ đẹp của người mẹ miền núi: đẹp trong tình thương yêu con cái, đẹp trong sự cần cù lao động, đẹp trong tình yêu nước bao la.
* Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình yêu con, yêu nước sâu sắc của người mẹ miền núi. Hăng hái lao động sản xuất làm ra của cải vật chất để nuôi bộ đội đánh giặc giải phóng quê hương đất nước.
****************************************
Thứ bảy ngày 28 tháng 3 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT CÁI ĐẸP
Hướng dẫn học sinh học 
Câu 1 (trang 52 sgk Tiếng Việt 4) : Chọn nghĩa thích hợp với mỗi câu tục ngữ đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 52)
Gợi ý trả lời:
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Cái nết đánh chết cái đẹp
Hình thức thườngthống nhất với nội dung:
Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
Câu 2 (trang 52 sgk Tiếng Việt 4) : Nêu một trường hợp có thể sử dụng một trong những câu tục ngữ nói trên
Gợi ý trả lời:
Em có thể nêu trường hợp sau:
a) Có một lần chị tôi dẫn tôi đi mua giày. Tôi rất thích đôi giày mà Hùng mang đi học chiều qua. Đó là đôi giày mođen mới. Chị tôi bảo: Nhìn nó đẹp và có vẻ xinh xắn đấy nhưng chất lượng thì như đồ hàng mã. Em hãy chọn loại hàng da thứ thiệt, tuy không bắt mắt lắm nhưng bền lắm em ạ! Em đã từng nghe nói "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" đó sao!
b) Chị tôi có một người bạn tên là Hương được bạn bè yêu thích, và quý mến lắm. Sau lần, chị Hương đến nhà tôi chơi về, mẹ kéo hai chị em tôi lại nói: "Lâu nay mẹ nghe đồn con Hương hiền dịu, nết na dễ thương vừa đẹp người vừa đẹp nết. Giờ mẹ mới biết. Con bé đúng là: "Người thanh tiếng nói cũng thanh, Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu".
Câu 3 (trang 52 sgk Tiếng Việt 4) : Tìm các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.
Gợi ý trả lời:
Em thêm vào trước hoặc sau những tính từ chỉ về cái đẹp những từ chỉ mức độ "rất, quá, lắm, tuyệt vời, tuyệt mĩ, mê hồn, mê li..." - Xinh quá, rất xinh, đẹp quá, đẹp lắm, đẹp tuyệt vời, đẹp tuyệt mĩ, đẹp tuyệt diệu, đẹp mê hồn, đẹp mê li, đẹp như tiên giáng trần...
Câu 4 (trang 52 sgk Tiếng Việt 4) : Đặt câu với một số từ vừa tìm được ở trên.
Gợi ý trả lời:
- Phong cảnh ở đây đẹp tuyệt vời.
- Bức tranh thật tuyệt mĩ.
- Chị ấy đẹp như tiên giáng trần.
- Bà ấy rất đẹp lão.
****************************************
Taäp laøm vaên
ÑOAÏN VAÊN TRONG BAØI VAÊN MIEÂU TAÛ CAÂY COÁI
HOẠT ĐỘNG HỌC:
Đọc lại bài Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 32).
Tìm các đoạn văn trong bài văn nói trên.
Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?
 Ghi nhớ: ( Cần học thuộc lòng )
Trong bài văn miêu tả cây cối:
Mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả cây theo từng mùa, từng thời kì phát triển, ...
Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng.
LUYỆN TẬP:
Xác định các đoạn văn và nội dung chính của từng đoạn trong bài Cây trám đen (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang53).
Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.
*******************************************************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_2223_nam_hoc_2019_2020.docx