Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 21

Bài 1: ( trang 104)

- Học sinh đọc đề bài và quan sát hình

- Học sinh cố gắng suy nghĩ tìm cách tính diện tích

+ Cách 1: Chia mảnh đất thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của hai hình chữ nhật này rồi tính diện tích của mảnh đất.

 

doc 7 trang Phương Mai 29/11/2023 21100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 21

Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 21
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH ( Trang 103)
Hướng dẫn tìm hiểu bài
Học sinh đọc ví dụ trong sách và quan sát hình.
Suy nghĩ cách tính diện tích của mảnh đất
Xem phần hướng dẫn thực hiện: chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCD và hai hình vuông bằng nhau EGHK VÀ MNPQ 
Để tính diện tích của một hình phức tạp chúng ta có thể chia hình đó thành các hình đơn giản như: hình chữ nhật, hình vuông để tính diện tích từng phần, sau đó tính tổng diện tích. 
( Lưu ý: Khi chia nhỏ hình để tính diện tích chúng ta nên suy nghĩ để tìm được cách chia đơn giản nhất, phải thực hiện tính diện tích của ít bộ phận nhất để bài ngắn gọn) 
2. Luyện tập thực hành
Bài 1: ( trang 104)
Học sinh đọc đề bài và quan sát hình
Học sinh cố gắng suy nghĩ tìm cách tính diện tích
+ Cách 1: Chia mảnh đất thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của hai hình chữ nhật này rồi tính diện tích của mảnh đất.
 N
 M
3,5m
+ Cách 2: Chia mảnh đất thành một hình chữ nhật và hai hình vuông. Tính diện tích từng phần, sau đó tính tổng diện tích các phần, đó là diện tích mảnh đất.
 B
 D
	A	B
 3,5m
 N
 3,5m
 N
	 	3,5m
 6,5m
 N
 Q
 P
 4,2m
 N
Bài giải
Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCD và MNPQ. Ta có:
Độ dài cạnh AB là:
3,5 + 4,2 +3,5 = 11,2 (m)
 Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:
6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
Đáp số: 66,5 m2
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH ( Trang 104)
Hướng dẫn tìm hiểu bài
Học sinh đọc nội dung khung màu xanh 3 lần
Để tính diện tích mảnh đất có dạng phức tạp như hình vẽ trong sách, người ta tìm cách chia nó ra thành các hình vẽ đơn giản, sau đó thực hiện đo kích thước của các chiều cần thiết rồi tính.
Học sinh dựa vào số liệu đã cho ở mục b để tính diện tích hình thang ABCD và hình tam giác ADE rồi tính diện tích hình ABCDE( vào nháp)
Lưu ý: Học sinh cần nhớ lại cách tính diện tích hình thang và hình tam giác
+ Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2
+ Diện tích hình tam giác bằng dộ dài đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vì đo) rồi chia cho 2.
Luyện tập thực hành: ( Bài 1/105)
Học sinh đọc đề bài ( khoảng 5 lần), quan sát hình để biết bài toán đã cho biết cạnh nào?
Gợi ý 
+ Học sinh cần trả lời được câu hỏi : Để tính diện tích hình tứ giác lớn ABCD ta cần tính diện tích của hình nào?
+ Học sinh cần tính diện tích hai hình tam giác ABE, BCG, hình chữ nhật AEGD, sau đó cộng các diện tích để tính diện tích hình tứ giác ABCD. Đó chính là diện tích mảnh đất.
Bài giải
Độ dài cạnh BG là:
28 + 63 = 91 (m)
Diện tích tam giác BCG:
91 x 30 : 2 = 1365 (m2)
Diện tích tam giác AEB là:
84 x 28 : 2 = 1176 (m2)
Diện tích hình chữ nhật ADGE là:
 84 x 63 = 5292 (m2)
Diện tích của hình ABCD là:
1365 + 1176 + 5292 = 7833 (m2)
 Đáp số: 7833 m2
 LUYỆN TẬP CHUNG 
 ( Trang 106)
Luyện tập thực hành:
Bài 1/ trang 106
HS đọc đề bài nhiều lần để biết bài toán cho gì và cần tính gì?
Gợi ý
+ Bài toán cho biết gì? ( Bài toán chi biết diện tích và chiều cao của một hình tam giác lần lượt là m2 và )
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì? ( tìm độ dài đáy tương ứng)
+ Muốn tìm độ dài đáy ta làm thế nào? (Ta lấy diện tích tam giác nhân 2, sau đó chia tiếp cho chiều cao. )
+ Học sinh trình bày bài giải vào vở ( 1 lời giải, 1 phép tinh)
Bài giải
Độ dài đáy của tam giác đó là:
 Đáp số: 
Bài 3/ trang 106
Học sinh đọc đề bài nhiều lần và quan sát hình trong sgk
Gợi ý
Muốn tính độ dài sợi dây, chúng ta làm như thế nào? 
+Cần tính tổng hai nửa hình tròn có đường kính 0,35m
+ Tính tổng hai lần khoảng cách giữa hai trục của hai bánh xe ròng rọc.
+ Hai nửa hình tròn của hai bánh xe chính là chu vi của một bánh xe ròng rọc.
+ HS làm vào vở ( 2 lời giải, 2 phép tính )
Bài giải
Chu vi của bánh xe hình tròn có đường kính 0,35m là:
0,35 x 3,14 = 1,099 (m)
Độ dài sợi dây là:
1,099 + 3,1 x 2 = 7,299 (m)
Đáp số: 7,299 m 
 HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG (TRANG 107)
Tìm hiểu bài: HS đọc SGK trang 107 
Hình hộp chữ nhật: 
Chiều cao
Hình hộp chữ nhật có mấy mặt?
Các mặt là hình gì? Các mặt đối diện với nhau như thế nào?
Có mấy đỉnh? Mấy cạnh? 
Chiều rộng
Chiều dài
- Hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật. Các mặt đối diện bằng nhau.
- Có 8 đỉnh và 12 cạnh. 
- Có 3 kích thước là chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Những đồ vật nào có dạng hình hộp chữ nhật? (bao diêm, thùng mì,..)
Hình lập phương: 
 - Hình lập phương có mấy mặt? Các mặt là hình gì?
 - Có mấy đỉnh? Mấy cạnh? Các cạnh như thế? 
 - Hình lập phương có 6 mặt, các mặt đều là hình vuông bằng nhau.
 - Có 8 đỉnh, 12 cạnh. Các cạnh đều bằng nhau.
- Những đồ vật nào có dạng hình lập phương? ( súc sắc, rubik, . . . .)
Luyện tập: HS làm bài 1, bài 3. Trang 108
Bài 1: HS điền số mặt, số cạnh, số đỉnh vào SGK trang 108.
 (6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh)
Bài 3: Trả lời hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương? (ghi vào vở).
(Hình hộp chữ nhật: Hình A. Hình lập phương: Hình C)
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
( Trang 109)
Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Diện tích xung quanh:
Học sinh đọc kĩ nội dung khung màu xanh phần a để hiểu cách tính xung quanh hình hộp chữ nhật
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính là tổng diện tích BỐN mặt bên của hình hộp chữ nhật ( Học sinh cần nhớ hình hộp chữ nhật có 4 mặt bên và 2 mặt đáy ( 2 mặt ở trên và dưới))
Học sinh đọc lại ví dụ trong sgk rồi suy nghĩ cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ( tính diện tích của 4 mặt sau đó cộng lại với nhau ta được kết quả là : 5 x 4 x 2 + 8 x 4 x 2 = 104 (cm2 ) 
Cách khác: Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vị mặt đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo)
Lưu ý: chu vi mặt đáy là chu vi hình chữ nhật 
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân cho 2)
Bài giải
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
( 8 + 5 ) x 2 = 26 (cm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
 26x 4 = 104 (cm2)
Diện tích toàn phần
HS đọc nội dung khung màu xanh phần b
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích xung quanh và diện tích hai mặt đáy. (Lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai mặt đáy)
Diện tích mặt đáy chính là diện tích của hình chữ nhật (dài x rộng)
Học sinh tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trên ( ví dụ phần a)
Trình bày hiểu biết của học sinh vào vở
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật:
 8 x 5 = 40 ( cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là :
 104 + 40 x 2 = 184 (cm2)
Học sinh lưu ý: Diện tích phải có kí hiệu vuông
 Nội dung cần nhớ:
Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
Luyện tập thực hành:
Bài 1/ trang 110
Học sinh đọc đề bài nhiều lần và trả lời câu hỏi
+ Bài toán cho biết gì? ( chiều dài, chiều rộng, chiều cao )
+ Bài toán yêu cầu tính gì? ( Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần)
HS áp dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần vừa học để làm vào vở
Gợi ý:
+ Tìm chu vi đáy của hình hộp chữ nhật
+ Tìm diện tích xung quanh
+ Tìm diện tích một mặt đáy
+ Tìm diện tích toàn phần
Bài giải
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
 (5 + 4 ) x 2 = 18 (dm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
18 x 3 = 54 (dm2)
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật:
5 x 4 = 20 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật:
 54 + 20 x 2 = 94 (dm2)
Đáp số: Sxq: 54 dm2 Stp: 94 dm2

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_5_tuan_21.doc