Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 23

-Bài toán yêu cầu tính gì? (diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật)

- Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào? Tính diện tích diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?

 

doc 10 trang Phương Mai 29/11/2023 17640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 23

Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 23
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
(Trang 113)
Bài 1: Đọc đề bài trang 113 (3 lần)
-Bài toán yêu cầu tính gì? (diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật)
- Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào? Tính diện tích diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào? 
- Áp dụng quy tắc để tính. (Lưu ý câu b chưa cùng đơn vị đo)
-HS làm bài vở
 Gợi ý: 
Sxq: (2,5 + 1,1 ) x 2 x 0,5 = 3,6 (m2)
Stp: 3,6 + 2,5 x 1,1 x 2 = 9,1 (m2)
15 dm = 1,5 m ; 9 dm = 0,9 m ( có thể đổi sang dm để tính)
Sxq: (3 + 1,5) x 2 x 0,9 = 8,1 (m2)
Stp: 8,1 + 3 x 1,5 x 2 = 17,1 (m2) 
Bài 3: Đọc đề bài nhiều lần 
 Gợi ý: Có thể tính nhanh diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương. Sau đó ghi câu trả lời vào vở.
 (Nếu cạnh của hình lập phương tăng lên 3 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần đều tăng lên 9 lần. Vì diện tích của một mặt hình lập phương tăng lên 9 lần.)
TOÁN
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
(trang 114)
1.Hình thành kiến thức:
* Ví dụ 1: Quan sát hình hộp chữ nhật và hình lập phương (Đọc ví dụ 1)
+ Hãy nêu vị trí của hai khối hình trên? ( Hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật)
- Hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói thể tích của hình lập phương bé hơn thể tích của hình hộp chữ nhật hay thể tích của hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích của hình lập phương. 
* Ví dụ 2: Quan sát hình C và hình D.
+ Hình C gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại? (4 hình lập phương như nhau ghép lại)
+ Hình D gồm mấy hình lập phương như thế ghép lại? ( 4 hình lập phương như thế ghép lại)
- Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại, hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế ghép lại, ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D.
* Ví dụ 3: Quan sát hình P, M và N.
+ Hình P gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại? ( 6 hình)
+ Hình M gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại? (4 hình)
+ Hình N gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại? ( 2 hình)
+ Nhận xét số hình lập phương tạo thành hình P và số hình lập phương tạo thành của hình M và hình N? ( Số hình lập phương tạo thành hình P bằng tổng số hình lập phương tạo thành của hình M và hình N)
+ So sánh thể tích của hình P và tổng thể tích của hình M và N? ( thể tích hình P bằng tổng thể tích hình M và N)
- Thể tích hình P bằng tổng thể tích hình M và N. 
2. Luyện tập: HS làm bài 1, bài 2 trang 115.
 Bài 1: - HS đọc đề bài (2 lần) 
+ Quan sát kĩ hình A và hình B 
+ Để trả lời được các câu hỏi các em hãy đếm số hình lập phương trong hình A, hình B rồi lầm bài vào vở)
(Hình hộp chữ nhật A gồm 16 hình lập phương nhỏ. Hình hộp chữ nhật B gồm 18 hình lập phương nhỏ. Hình hộp chữ nhật B có thể tích lớn hơn hình hộp chữ nhật A.) 
Bài 2: - HS đọc đề bài (2, 3 lần) 
+ Quan sát hình A, hình B. Cách làm như bài 1 
(Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ. Hình B gồm 26 hình lập phương nhỏ. Hình A có thể tích lớn hơn hình B)
TOÁN
XĂNG – TI- MÉT KHỐI. ĐỀ - XI –MÉT KHỐI ( Trang 116)
Hướng dẫn tìm hiểu bài
Học sinh đọc nội dung khung màu xanh ít nhất 5 lần để hiểu ý nghĩa xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.
Học sinh cần nhớ: Xăng- ti- mét khối viết tắt là: cm3
 Đề- xi- mét khối viết tắt là: dm3 
1 dm3 = 1000 cm3 
Lưu ý: đơn vị đo diện tích có kí hiệu vuông ( ví dụ m2)
+ đơn vị đo thể tích có kí hiệu khối ( ví dụ cm3 )
Luyện tập thực hành ( bài 1, 2a/ trang 116, 117)
Bài 1/ trang 116 ( làm vào sách)
Học sinh đọc đề bài ( Dạng này đã từng làm)
Nếu học sinh chưa hiểu phụ huynh có thể nói thêm: Bài cho cách viết hoặc cách đọc các số đo thể tích có đơn vị là nghĩa xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối chúng ta phải đọc hoặc viết các số đó cho đúng( xem kĩ bài mẫu)
Bài 2a/ trang 117 ( làm vào vở)
HS đọc đề bài rồi áp dụng kiến thức vừa học làm vào vở
Nếu HS chưa hiểu phụ huynh có thể hướng dẫn
5,8 dm3= . cm3 
 Ta có 1 dm3 = 1000 cm3
Mà 5,8 x 1000 = 5800
Nên 5,8 dm3 = 5800 cm3
154000 cm3 =  dm3
Ta có 1000 cm3 = 1 dm3
Mà 154000 : 1000 = 154
Nên 154000 cm3 = 154 dm3
Tương tự 375 dm3 = 375000 cm3
 dm3= 800 cm3 
TOÁN
MÉT KHỐI ( TRANG 117)
1.Hướng dẫn tìm hiểu bài
Học sinh đọc nội dung phần a khung màu xanh ít nhất 5 lần
Học sinh cần nhớ: mét khối viết tắt ( kí hiệu) là m3 
1m3 = 1000 dm3
1m3 = 1000 000 cm3 ( = 100 x 100 x 100)
Học sinh đọc nội dung phần b khung màu xanh ít nhất 5 lần trả lời các câu hỏi sau:
+ 1m3 gấp bao nhiêu lần 1dm3? ( gấp 1000 lần)
+ 1dm3 bằng một phần bao nhiêu của 1m3? ( bằng 1/ 1000)
+ tương tự 1 dm3 gấp bao nhiêu lần 1cm3? ( gấp 1000 lần)
+ 1 cm3 bằng một phần bao nhiêu của 1dm3? ( bằng 1/ 1000)
+ Vậy mỗi đơn vị đo thể tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó? (gấp 1000 lần )
+ Mỗi đơn vị đo thể tích bằng một phần bao nhiêu của đơn vị lớn hơn tiếp liền nó? ( bằng một phần nghìn)
Hs học thuộc lòng bảng đơn vị đo thể tích trong sách/ 117
2.Luyện tập thực hành ( bài 1, 2a/ trang 118)
Bài 1/ trang 118
- HS đọc kĩ đề bài và làm theo yêu cầu ( bài a đọc, bài b viết các số đo)
Bài 2b/ trang 118
HS đọc kĩ đề bài ( chỉ đổi ra đơn vị đề- xi – mét khối)
Tham khảo
Ví dụ 
13,8 m3 = . dm3
Ta có 1m3 = 1000 dm3
Mà 13,8 x 1000 = 13800 
Nên 13,8 m3 = 13800 dm3
Gợi ý:
1 dm3 = 1000cm3 1
4
1,969 dm3 = 1969 cm3 m3 = 250.000 cm3
19,54 m3 = 19540000 cm3 
TOÁN
LUYỆN TẬP
Luyện tập thực hành ( bài 1, 2,3/ trang 119)
BàI 1/ 119
Hs đọc kĩ và làm theo yêu cầu ( đọc và viết số đo khối lượng )
Bài 2/ 119
Đ b) S c) S d) S
Bài 3/119
HS đọc kĩ đề bài
Để so sánh đúng các em phải đổi các số đo cần só sánh với nhau về cùng một đơn vị. Thực hiện so sánh như với các đại lượng khác
a/ 913,232413 m3 = 913232413 cm3 
b/ m3 = 12,345 m3
c/ m3 > 8372361 dm 3 
( có m3 = 83723,61 m3
Vì 83723,61 m3 = 83723610 dm3
Mà 83723610 dm3 > 8372361 dm 3 
Nên m3 > 8372361 dm 3 
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
(trang 120)
1. Tìm hiểu bài:
a)-HS đọc kĩ Ví dụ trang 120. 
-Tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm (xem hình vẽ).
- Để tính thể tích của hình hộp chữ nhật trên bằng cm3 ta cần tìm số hình lập phương 1cm3
 xếp vào đầy hộp.
Quan sát hình: + Lớp đầu tiên xếp được bao nhiêu hình lập phương 1cm3? (20 x 16 = 320)
 + Xếp được tất cả bao nhiêu lớp? (10 lớp)
 + 10 lớp có bao nhiêu hình lập phương? (320 x 10 = 3200)
- Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm là 3200 hình lập phương 1cm3 hay chính là 3200cm3 
 Quan sát hình: + 20cm là gì của hình hộp chữ nhật? (chiều dài)
 + 16cm là gì của hình hộp chữ nhật? (chiều rộng)
 + 10cm là gì của hình hộp chữ nhật? (chiều cao) 
 20 x 16 x 10 = 3200
 chiều dài chiều rộng chiều cao thể tích 
-Vậy trong bài toán trên để tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào? (lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân tiếp với chiều cao cùng đơn vị đo). 
b) Đọc SGK trang 121 phần tô màu xanh.
 Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)
 V = a x b x c (V là thể tích; a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật)
Ø Học thuộc quy tắc và công thức
2.Luyện tập
- HS làm bài 1/121
+ Đọc yêu cầu bài toán
+ Áp dụng công thức vừa học để tính.
+ Trình bày bài làm vào vở	
+ Lưu ý đơn vị đo thể tích phải có khối nhé!
1
10
Gợi ý đáp án: a) 180 cm3 b) 0,825 m3 c) dm3 
TOÁN
THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
(trang 122)
1.Tìm hiểu bài 
- Đọc kĩ khung màu xanh SGK trang 122.
+ Tính thế tích của hình lập phương có cạnh 3cm. (dựa vào cách tính thể tích hình hộp chữ nhật để tính) ( 3x 3 x 3 = 27 cm3 ) 
 + 3cm là gì của hình lập phương? (cạnh)
 + Để tính thể tích của hình lập phương ta làm thế nào? (lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh) 
-Để tính thể tích của hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh đó chính là quy tắc tính thể tích.
+ Dựa vào quy tắc, em hãy nêu công thức tính thể tích của hình lập phương có cạnh là a. ( V = a x a x a) 
-Học thuộc quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương: 
 Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh V= a x a x a 
2.Luyện tập 
HS làm bài 1, 3 trang 122, 123. 
Bài 1: Học sinh áp dụng công thức tính nháp và ghi kết quả vào SGK 
- HS đọc đề bài 
- HÌNH LẬP PHƯƠNG (1)
+ Hình lập phương (1) cho biết gì? (độ dài cạnh). 
+ Độ dài cạnh là bao nhiêu? (1,5 m). 
+ Yêu cầu tính gì? (Diện tích một mặt, diện tích toàn phần, thể tích)
 Gợi ý: Tính diện tích một mặt lấy cạnh x cạnh 
 Diện tích toàn phần lấy cạnh x cạnh x 6 hoặc lấy diện tích một mặt nhân 6
 Thể tích: cạnh x cạnh x cạnh 
 - HÌNH LẬP PHƯƠNG (2): Làm như hình (1)
 - HÌNH LẬP PHƯƠNG (3):
 + Hình lập phương (3) cho biết gì? (Diện tích một mặt). 
 + Yêu cầu tính gì? (độ dài cạnh, diện tích toàn phần, thể tích)
Gợi ý: -Tính độ dài cạnh lấy (tìm hai số giống nhau nhân với nhau bằng 36)
 -Tính diện tích toàn phần lấy 36 x 6
 -Tính diện tích toàn phần, thể tích như trên.
 + Áp dụng công thức tính và ghi kết quả vào SGK
- HÌNH LẬP PHƯƠNG (4):
 + Hình lập phương (4) cho biết gì? (Diện tích toàn phần)
 + Yêu cầu tính gì? (độ dài cạnh, diện tích một mặt, thể tích)
 Gợi ý: Dựa vào diện tích toàn phần tìm diện tích một mặt (600 : 6) , sau đó tìm cạnh và tìm thể tích ( giống hình 3)
Bài 3: Học sinh đọc đề bài 
 + Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tính gì? (Dùng bút chì gạch dưới câu trả lời vào SGK)
 Gợi ý: 
a) Tính thể tích hình hộp chữ nhật ( 8 x 7 x 9 ) ( V = 504 cm3 )
b) Tìm cạnh của hình lập phương ( (8 + 7 + 9 ) : 3 ) , Sau đó tìm thể tích
 ( Cạnh hình lập phương 8 cm ; V = 512 cm3 )
- HS trình bày bài giải vào vở. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_5_tuan_23.doc