Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 12 - Tiết 49, Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo - Hà Thế Anh
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt:
- Chứng minh được vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, đa dạng.
- Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm
bảo an ninh cho đất nước; trình bày được hướng chung trong việc giải quyết các tranh chấp
vùng biển - đảo ở Biển Đông.
- Tích hợp môi trường.
- Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Giáo dục biển đảo.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công
nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh
ảnh.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 12 - Tiết 49, Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo - Hà Thế Anh
NHÓM GIÁO VIÊN ĐỊA Trường: Tổ Xã Hội-Môn Địa lí Ngày soạn: . /. /. GV: Hà Thế Anh KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾT 49. BÀI 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO MÔN ĐỊA- LỚP 12 Thời gian 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Yêu cầu cần đạt: - Chứng minh được vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. - Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước; trình bày được hướng chung trong việc giải quyết các tranh chấp vùng biển - đảo ở Biển Đông. - Tích hợp môi trường. - Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. - Giáo dục biển đảo. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú 3.2. Hoạt động học tập: HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a) Mục đích: HS nhận biết được một số hình ảnh về biển đảo và tài nguyên biển nước ta. Nhớ lại các kiến thức đã học ở bài Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. NHÓM GIÁO VIÊN ĐỊA c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về biển đảo và tài nguyên biển nước ta và yêu cầu HS nêu hiểu biết của mình về vùng biển đảo và tài nguyên biển nước ta? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên a) Mục đích: HS biết được tổng quan về các nguồn lợi biển đảo của nước ta; Xác định được trên bản đồ sự phân bố các nguồn lợi biển chủ yếu. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 1. Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên a. Nước ta có vùng biển rộng lớn - Diện tích trên 1 triệu km2 - Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng chủ quyền kinh tế biển, vùng thềm lục địa. b. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển - Nguồn lợi sinh vật: rất phong phú, nhiều thành phần loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao. + Các loài tôm, cua, cá, mực, + Các loài đặc sản như đồi mồi, hải sâm, bào ngư, sò huyết, tổ yến, . . - Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ và khí tự nhiên: + Sa khoáng: ti tan, cát trắng + Dọc bờ biển nhiều vùng có điều kiện sản xuất muối. + Dầu mỏ, khí đốt trên vùng thềm lục địa. - Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: + Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông. + Nhiều vụng kín, nhiều cửa sông thuận lợi cho phát triển xây dựng cảng. - Điều kiện phát triển du lịch biển – đảo: nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. d) Tổ chức thực hiện: NHÓM GIÁO VIÊN ĐỊA - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Kể tên các nước láng giềng trên biển của nước ta? + Câu hỏi 2: Tại sao kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển a) Mục đích: HS hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta; Xác định được trên bản đồ các đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển: - Thuộc vùng biển nước ta có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ - Nước ta có 12 huyện đảo - Ý nghĩa của các đảo, quần đảo trong chiến lược phát triển KT - XH và an ninh quốc phòng: + Là nơi cư trú của một bộ phận nhân dân. + Là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ phần đất liền. + Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới. + Tạo điều kiện thuận lợi để nước ta khai thác có hiệu quả các nguồn lợi. + Là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1, 3: Xác định các đảo và quần đảo sau đây: đảo Cái Bầu, quần đảo Cô Tô, đảo Cát BÀ, đảo Bạch Long VĨ, đảo Hòn Mê, Hòn Mắt, Cồn Cỏ, Lí Sơn, Phú Quí, Côn Đảo, Phú Quốc, Hòn Khoai, quần đảo Nam Du, Trường Sa, Hoàng Sa? + Nhóm 3, 4: Nêu ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển KT - XH và an ninh quốc phòng? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: NHÓM GIÁO VIÊN ĐỊA + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.3. Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước. + Mục tiêu: Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước. + Công cụ đánh giá: hệ thống câu hỏi mở 1/ Theo em Biển đông có vị trí như thế nào? 2/ Vị trí đó mang lại ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế Biển Đông? 3/ Bên cạnh đó, vị trí còn có ý nghĩa như thế nào đối với việc đảm bảo an ninh cho đất nước? 4/ Phân tích các ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước. Dự kiến đáp án câu hỏi mở: 1. Biển Đông là biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km, trải rộng từ 30B đến 260B và 1000 Đ đến 1210 Đ; là một trong những biển lớn nhất trên thế giới. Có 9 nước tiếp giáp với biển Đông là: Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapo, Thái Lan, Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. 2. Biển Đông có nguồn tài nguyên biển dồi dào, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch. Đây là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. 3. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả châu Á- Thái Bình Dương và châu Mỹ. Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng về địa – chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế. 4. Diện tích biển của Việt Nam chiếm 29% diện tích Biển Đông. Bình quân 100km2 đất liền có 1km đường bờ biển, trong khi tỷ lệ này của thế giới là 600km2/1km. Tỷ lệ này gấp khoảng 1,6 lần so với mức trung bình của thế giới. Nhiều khu vực bờ biển, cũng như các đảo ở nước ta có vị trí địa lý rất trọng yếu đối với phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng. - Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp dầu khí, đánh NHÓM GIÁO VIÊN ĐỊA bắt xa bờ và hậu cần nghề cá, kinh tế hàng hải (kinh doanh dịch vụ cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, vận tải biển), du lịch biển, đảo, thu hút mạnh hơn mọi nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên biển, đảo một cách bền vững... Hoạt động 2.4. Trình bày được hướng chung trong việc giải quyết các tranh chấp vùng biển - đảo ở Biển Đông. + Mục tiêu: Trình bày được hướng chung trong việc giải quyết các tranh chấp vùng biển - đảo ở Biển Đông. + Công cụ đánh giá: Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm làm việc theo nhóm của học sinh khi vẽ sơ đồ các hướng chung trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp, vùng biển - đảo ở Biển Đông. Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 1. Nội dung 1.1. Các vấn đề tranh chấp vùng biển - đảo ở Biển Đông. Đưa ra được 2 vấn đề là tranh chấp về đảo và vùng biển, phân tích, chứng minh 2 vấn đề. Đưa ra được 1 hoặc 2 vấn đề tranh chấp về đảo và vùng biển, phân tích được 1 vấn đề. Chỉ đưa ra được 1 hoặc 2 vấn đề tranh chấp về đảo và vùng biển, không phân tích, chứng minh. Điểm 3 2 1 1.2. Các giải pháp giải quyết tranh chấp vùng biển - đảo ở Biển Đông. Đưa ra được 2 giải pháp là ngoại giao và tài phán mang tính khả thi cho 2 vấn đề nêu trên. Đưa ra được 1 giải pháp ngoại giao hoặc tài phán mang tính khả thi cho 2 vấn đề nêu trên. Đưa ra được 1 hoặc 2 giải pháp bất kì cho các vấn đề nêu trên. Điểm 3 2 1 2. Trình bày Đầy đủ, khoa học, sáng tạo, đảm bảo thời gian quy định. Đầy đủ, khoa học, đảm bảo thời gian quy định. Có sản phẩm sơ đồ, đảm bảo thời gian quy định. Điểm 4 3 2 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: NHÓM GIÁO VIÊN ĐỊA + Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm. Câu 1: Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo? A. Quảng Trị. B. Quảng Ninh. C. Quảng Ngãi. D. Bình Thuận. Câu 2: Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là A. nguồn lợi sinh vật biển phong phú. B. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. C. có nhiều thế mạnh phát triển du lịch. D. thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển. Câu 3: Trong khu vực vịnh Thái Lan, đảo, quần đảo có tiềm năng lớn nhất về khai thác hải sản và du lịch là A. đảo Phú Quốc. B. quần đảo Nam Du. C. quần đảo Thổ Chu. D. đảo Hòn Khoai. Câu 4: Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở ven biển của khu vực nào sau đây? A. Bắc Bộ. B. Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Vịnh Thái Lan. Câu 5: Khu vực nào sau đây có nhiều bãi tắm đẹp nhất nước ta? A. Đông Nam Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Trung du miền núi Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: + Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết các vấn đề đặt ra. + Công cụ: Câu hỏi tình huống: “ Các nước ASEAN cần phải làm gì để khai thác hiệu quả tiềm năng của Biển Đông và giữ vững chủ quyền biển - đảo?” Gợi ý đáp án và thang điểm Ý Nội dung Điểm 1 - Bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. 1,0 NHÓM GIÁO VIÊN ĐỊA 2 - Cùng xây dựng vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, ổn định lâu dài. 1,0 3 - Tăng cường công tác đối ngoại với các nước trong khu vực, các nước có vùng biển giáp ranh, chồng lấn để xây dựng lòng tin, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt căng thẳng, kịp thời phối hợp giải quyết bất đồng và các vấn đề nảy sinh trên biển. 2,0 4 - Tăng cường mối quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với các nước bạn bè truyền thống, các nước có tiềm lực về biển, các nước có chung lợi ích trên biển theo nguyên tắc: “Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982”. 2,0 5 - Chủ động, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế về biển, nhất là ở các nước ASEAN; phối hợp chặt chẽ với các nước để cùng thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), thúc đẩy việc ký Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). 2,0 6 - Gắn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo với đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực trong nghiên cứu khoa học về biển, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế biển và phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng,v.v. 2,0 d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 3.4. Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị nội dung bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. + Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo. + Tăng cường hợp tác các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa. PHỤ LỤC NHÓM GIÁO VIÊN ĐỊA Hoạt động dạy học Mục tiêu hoạt động Minh chứng/sản phẩm để đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá 1. Hoạt động mở đầu - Kết nối vào bài học - Định hướng hoạt động và nội dung học tập cho học sinh. Đưa ra được điều biết và chưa biết liên quan đến nội dung bài học. Phương pháp hỏi đáp Bộ câu hỏi 2. Hoạt động hình thành kiến thức Thực hiện yêu cầu cần đạt của các mục tiêu giáo dục Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên Tổng quan về các nguồn lợi biển đảo của nước ta; Xác định được trên bản đồ sự phân bố các nguồn lợi biển chủ yếu. Biết được tổng quan về các nguồn lợi biển đảo của nước ta; Xác định được trên bản đồ sự phân bố các nguồn lợi biển chủ yếu. Phương pháp hỏi đáp Hệ thống câu hỏi mở Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong Phân tích được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển Hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo Phương pháp hỏi đáp Hệ thống câu hỏi mở NHÓM GIÁO VIÊN ĐỊA phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta; Xác định được trên bản đồ các đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta; Xác định được trên bản đồ các đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta Hoạt động 1: Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước - Nêu được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước. - Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước. Phương pháp hỏi đáp Hệ thống câu hỏi mở NHÓM GIÁO VIÊN ĐỊA Hoạt động 2: Trình bày được hướng chung trong việc giải quyết các tranh chấp vùng biển - đảo ở Biển Đông. - Trình bày được hướng chung trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp, vùng biển - đảo ở Biển Đông, đề xuất 1 số giải pháp... Vẽ sơ đồ các hướng chung trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp, vùng biển - đảo ở Biển Đông. Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập Rubric 3. Hoạt động luyện tập Tổ chức cho học sinh củng cố, luyện tập và đánh giá xem học sinh đã đạt được mục tiêu bài học chưa. Trả lời các câu trắc nghiệm. Hỏi đáp Câu hỏi trắc nghiệm. 4. Hoạt động vận dụng Học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết các vấn đề đặt ra Vận dụng, kết nối được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống thực tiễn/ liên quan đến bài học Hỏi đáp Câu hỏi tình huống
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_dia_li_lop_12_tiet_49_bai_42_van_de_phat_tr.pdf