Kế hoạch bài dạy HĐTN 4 - Tuần 19, 20 - Chủ đề: Sử dụng tiết kiệm tiền cá nhân. Chi tiêu tiết kiệm trong gia đình
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết 2: SỬ DỤNG TIẾT KIỆM TIỀN CÁ NHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS biết được nguồn thu cho khoản tiền tiết kiệm cá nhân và lập kế hoạch chi tiêu số tiền tiết kiệm.
- Lựa chọn những món đồ phù hợp với nhu cầu của bản thân và số tiền mình có.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: giấy A4, bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động:
- GV tung bóng cho học sinh. Ai bắt được sẽ nêu một thứ cần thiết gia đình mình cần mua trong dịp Tết.
- GV gọi HS chia sẻ cảm xúc của mình khi Tết đến xuân về.
- GV tổng kết phần chia sẻ của HS, giới thiệu – ghi bài.
2. Khám phá chủ đề: Chia sẻ với bạn bè về nguồn tiết kiệm của em.
- GV mời học sinh nhớ lại và kể với bạn cùng bàn về các nguồn giúp em có tiền tiết kiệm.
- GV đề nghị học sinh vẽ sơ đồ tư duy cho việc sử dụng số tiền tiết kiệm cá nhân theo gợi ý:
+ Liệt kê các khoản cần dùng tiền tiết kiệm cá nhân.
+ Phân loại các khoản chi: VD: đồ ăn vặt, đồ chơi, sách, truyện,…
- Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp sơ đồ tư duy của mình.
- GV kết luận: Không phải ai cũng biết sử dụng tiền tiết kiệm cá nhân một cách hiệu quả. Vì vậy chúng ta cần phải lên kế hoạch trước để tránh chi tiêu lãng phí.
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Lập kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm
- GV hướng dẫn HS tạo hình bông hoa nhiều cánh có nhụy hoa là số tiền em có, cánh hoa là tên món đồ em muốn mua.
- HS hoàn thiện và chia sẻ trong nhóm theo gợi ý:
+ Vì sao em muốn mua món đồ đó?
+ Em biết giá tiền của món đồ đó chưa? Em tìm hiểu giá tiền của nó ở đâu? Nếu chưa tìm hiểu em hãy cùng người thân khảo sát giá tiền của món đồ ở các cửa hàng gần nhà hoặc gần trường học theo bảng sau:
- GV kết luận: Để có thể sử dụng tiền tiết kiệm một cách thông minh nhất, mỗi chúng ta cần xem món đồ mình muốn mua có thực sự cần thiết không, chỉ đưa ra quyết định khi đã tìm hiểu giá của món đồ đó và đánh giá đưỡ xem món đồ đó có phù hợp với tài chính cá nhân của mình không.
4. Cam kết hành động:
- GV đề nghị HS về nhà cùng với người thân đi mua sắm và tìm hiểu, so sánh giá tiền của những món đồ em thực sự muốn mua và điền vào bảng kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm.
- Nhận xét giờ học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy HĐTN 4 - Tuần 19, 20 - Chủ đề: Sử dụng tiết kiệm tiền cá nhân. Chi tiêu tiết kiệm trong gia đình

TUẦN 19 Hoạt động giáo dục theo chủ đề Tiết 2: SỬ DỤNG TIẾT KIỆM TIỀN CÁ NHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: - HS biết được nguồn thu cho khoản tiền tiết kiệm cá nhân và lập kế hoạch chi tiêu số tiền tiết kiệm. - Lựa chọn những món đồ phù hợp với nhu cầu của bản thân và số tiền mình có. * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: máy tính, ti vi. - HS: giấy A4, bút màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - GV tung bóng cho học sinh. Ai bắt được sẽ - 10-15HS thực hiện. nêu một thứ cần thiết gia đình mình cần mua trong dịp Tết. - GV gọi HS chia sẻ cảm xúc của mình khi Tết - 3-4 HS chia sẻ. đến xuân về. - GV tổng kết phần chia sẻ của HS, giới thiệu – ghi bài. 2. Khám phá chủ đề: Chia sẻ với bạn bè về nguồn tiết kiệm của em. - GV mời học sinh nhớ lại và kể với bạn cùng - HS làm việc N2. bàn về các nguồn giúp em có tiền tiết kiệm. - GV đề nghị học sinh vẽ sơ đồ tư duy cho - HS làm việc cá nhân. việc sử dụng số tiền tiết kiệm cá nhân theo gợi ý: + Liệt kê các khoản cần dùng tiền tiết kiệm cá nhân. + Phân loại các khoản chi: VD: đồ ăn vặt, đồ chơi, sách, truyện, - Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp sơ đồ tư duy - 1-2HS trình bày. của mình. - GV kết luận: Không phải ai cũng biết sử - HS lắng nghe dụng tiền tiết kiệm cá nhân một cách hiệu quả. Vì vậy chúng ta cần phải lên kế hoạch trước để tránh chi tiêu lãng phí. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Lập kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm - GV hướng dẫn HS tạo hình bông hoa nhiều - HS sử dụng giấy A4 và bút màu cánh có nhụy hoa là số tiền em có, cánh hoa là để tạo hình bông hoa theo hướng tên món đồ em muốn mua. dẫn. - HS hoàn thiện và chia sẻ trong nhóm theo - HS chia sẻ theo nhóm 4 gợi ý: + Vì sao em muốn mua món đồ đó? + Em biết giá tiền của món đồ đó chưa? Em tìm hiểu giá tiền của nó ở đâu? Nếu chưa tìm hiểu em hãy cùng người thân khảo sát giá tiền của món đồ ở các cửa hàng gần nhà hoặc gần trường học theo bảng sau: Món đồ Giá tiền món Giá tiền món em cần đồ ở cửa hàng đồ ở cửa hàng mua gần nhà gần trường - GV kết luận: Để có thể sử dụng tiền tiết - HS lắng nghe, ghi nhớ kiệm một cách thông minh nhất, mỗi chúng ta cần xem món đồ mình muốn mua có thực sự cần thiết không, chỉ đưa ra quyết định khi đã tìm hiểu giá của món đồ đó và đánh giá đưỡ xem món đồ đó có phù hợp với tài chính cá nhân của mình không. 4. Cam kết hành động: - GV đề nghị HS về nhà cùng với người thân - HS lắng nghe thực hiện đi mua sắm và tìm hiểu, so sánh giá tiền của những món đồ em thực sự muốn mua và điền vào bảng kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm. - Nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ): ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ______________________________________ Sinh hoạt lớp Tiết 3: LỰA CHỌN CHI TIÊU “CẦN, MUỐN VÀ CÓ THỂ” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: - HS biết được nhu cầu thực sự của bản thân khi lựa chọn mua một món đồ và biết được nơi bán có giá hợp lí. * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: máy tính, ti vi. - HS: Giấy A4, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động tổng kết tuần: - GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt - HS chia sẻ trước lớp động tuần sau. *Nhận xét ưu điểm và tồn tại: *Dự kiến các hoạt động tuần sau: 2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: - GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm bảng khảo - HS thảo luận theo nhóm bàn sau sát giá tiền những đồ mình muốn mua và thảo đó trao đổi trước lớp theo các câu luận: hỏi GV đưa ra. + Em đã tìm hiểu giá tiền các món đồ muốn mua ở những địa điểm nào? Giá tiền món đồ ở các nơi có chênh lệch không? Chất lượng, mẫu mã các món đồ có khác nhau không? Theo em vì sao có sự chênh lệch về giá tiền như vậy? + Với số tiền đang có, em sẽ lựa chọn món đồ với giá rẻ hơn nhưng chất lượng không bằng hay với giá cao hơn nhưng chất lượng tốt hơn? - GV lựa chọn món đồ mà nhiều HS trong lớp - HS đóng góp thông tin về giá tiền muốn mua nhất để thảo luận về các tiêu chí của món đồ ở một số nơi khác quyết định chi tiêu: Muốn – Cần – Có thể nhau. Sau khi đánh giá theo các + Vì sao muốn mua? tiêu chí bên, HS đưa ra quyết định + Đồ vật đó có cần thiết hay không cần thiết? mua hay không mua món đồ đó. + Khảo sát giá tiền: món đồ đó giá bao nhiêu? - Một vài HS chia sẻ lí do tại sao + Có đủ tiền mua hay không? mua hay không mua món đồ đó. - Kết luận: Việc lựa chọn chi tiêu: “Muốn, cần - HS lắng nghe và ghi nhớ. và có thể” sẽ giúp các em cân nhắc trước khi mua món đồ nào đó vừa đáp ứng nhu cầu bản thân, vừa chi tiêu tiết kiệm, hợp lí. - GV mời HS cùng xây dựng Bí kíp mua hàng. - HS đóng góp ý kiến về những điều cần nghĩ đến, cân nhắc khi đi mua hàng. - Đưa ra những câu thơ về Bí kíp mua hàng. - Cùng đọc những câu thơ Bí kíp. 3. Hoạt động nhóm: Vẽ sơ đồ về các khoản thu chi trong gia đình. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và đưa - HS thảo luận N2 ra ý kiến về: + Các nguồn thu nhập của gia đình. + Các khoản chi tiêu của gia đình. - GV mời các nhóm sáng tạo hình thức của sơ - Đại diện một số nhóm trình bày. đồ trình bày nội dung vừa thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét. - GV khen ngợi các nhóm sáng tạo trong cách - HS lắng nghe. trình bày sơ đồ về tài chính gia đình, các nhóm đưa ra được nhiều nội dung phù hợp. - GV kết luận: Khi chúng ta tìm hiểu được tài - HS lắng nghe chính gia đình, cụ thể là các khoản thu chi, mỗi thành viên trong gia đình sẽ biết cách chi tiêu phù hợp. 4. Cam kết hành động: - GV đề nghị HS phỏng vấn người thân để - HS lắng nghe thực hiện hoàn thiện sơ đồ về các khoản thu chi của gia đình mình. - Nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ): ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... TUẦN 20 Hoạt động giáo dục theo chủ đề Tiết 2: CHI TIÊU TIẾT KIỆM TRONG GIA ĐÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: - HS biết cách ghi chép và theo dõi các nguồn thu, chi cá nhân. - Xác định được nguồn hàng hóa và các mặt hàng muốn mua phù hợp khả năng tài chính cá nhân và gia đình. * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: máy tính, ti vi. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Chơi trò chơi “Đấu giá 0 đồng” - GV mang tới 3 đồ vật mà HS quan tâm để tổ - Mỗi nhóm HS bắt thăm thẻ chữ chức đấu giá. Mức giá khởi điểm cho mỗi đồ ghi số tiền 1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, vật là 0 đồng. - Các nhóm thảo luận rồi đưa ra mức đấu giá phù hợp với túi tiền của mình. - Sau khi bán được 3 món đồ. GV phỏng vấn - 3-4 HS chia sẻ. HS: + Vì sao muốn mua món đồ đó bằng được? + Vì sao trả giá cao như vậy? + Vì sao không đặt tiền tiếp? - GV kết luận, giới thiệu – ghi bài. 2. Khám phá chủ đề:Tìm hiểu về việc tiết kiệm chi tiêu trong gia đình. - GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm 4 về các - HS làm việc N4. khoản thu, chi của gia đình bằng sơ đồ đã chuẩn bị: + Gia đình em có những nguồn thu nhập nào? - HS chia sẻ trước lớp. Trong những nguồn thu nhập ấy, nguồn thu nhập nào là cố định hàng tháng, nguồn thu nhập nào là đột xuất? + Những khoản chi cố định hàng tháng của gia đình em là gì? Có khoản chi nào phát sinh không? + Vậy thế nào là chi tiêu tiết kiệm? - HS trả lời + Lợi ích của việc chi tiêu tiết kiệm? - GV kết luận:Việc chi tiêu phù hợp với các - HS lắng nghe. khoản thu là rất cần thiết đỗi với mỗi gia đình. - Cùng đọc đoạn bí kíp: Chi tiêu Khi cân đối thu – chi và chi tiêu tiết kiệm các tiết kiệm. gia đình sẽ không gặp khó khăn về tài chính. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Thực hành chi tiêu tiết kiệm trong gia đình. - GVmời HS ngồi theo nhóm, đại diện nhóm - HS thảo luận nhóm: Xác định số lên bốc thăm tình huống (SGK – 51). tiền nhóm có; với số tiền này dự định xe mua những mặt hàng nào để đáp ứng yêu cầu tình huống đã đưa ra. Sau đó so sánh giá cả các mặt hàng để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ về lựa - Đại diện nhóm chia sẻ chọn của nhóm mình trước lớp. - Các nhóm khác lắng nghe và đưa ra nhận xét, góp ý. - GV kết luận: Chúng ta có thể áp dụng cách - HS lắng nghe, ghi nhớ chi tiêu này vào cuộc sống thực tế để gópphần giữ sự ổn định, cân bằng tài chính gia đình. 4. Cam kết hành động: - GV đề nghị HS cùng với người thân đi mua - HS lắng nghe thực hiện sắm các mặt hàng phù hợp với tài chính gia đình. - Nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ): ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ______________________________________ Sinh hoạt lớp Tiết 3: MUA SẮM THÔNG MINH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: - HS chia sẻ chia sẻ những trải nghiệm khi đi mua sắm cùng người thân, biết cân nhắc khi đi mua sắm để đảm bảo chi tiêu tiết kiệm cho gia đình. * Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: máy tính, ti vi. - HS: chuẩn bị theo nhóm 2 món đồ có công dụng giống nhau nhưng khác nhau về mẫu mã và nơi sản xuất. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động tổng kết tuần: - GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt - HS chia sẻ trước lớp động tuần sau. *Nhận xét ưu điểm và tồn tại: *Dự kiến các hoạt động tuần sau: 2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: - GV yêu cầu HS chia sẻ những trải nghiệm - HS chia sẻ trong nhóm về mặt khi đi mua sắm cùng người thân theo các câu hàng mà mình đã cùngngười thân hỏi gợi ý: mua sắm trong tuần. + Em đã mua mặt hàng nào? - Chia sẻ trước lớp. + Em mua ở đâu? + So sánh giá tiền mặt hàng ở chỗ em mua và ở chỗ khác? - GV yêu cầu HS kể cho lớp nghe về tình - 4-5HS chia sẻ. huống em phải cân nhắc khi đi mua sắm để đảm bảo chi tiêu cho gia đình em. - Kết luận: Mỗi một gia đình đều có nhu cầu - HS lắng nghe và ghi nhớ. tiêu dùng riêng để phục vụ cho cuộc sông hắng ngày. Việc cân nhắc mua đồ gì, ở đâu giúp chúng ta đảm bảo chi tiêu tiết kiệm. 3. Hoạt động nhóm: Chơi trò chơi Đoán giá tiền các mặt hàng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày. - GV mời đại diện từng nhóm lần lượt đưa ra - HS đứng trước lớp, đưa ra 2 sản trước lớp 2 sản phẩm mà nhóm mình chuẩn bị. phẩm của nhóm. - GV mời các nhóm khác đoán giá cho từng - Các nhóm khác thảo luận và đưa sản phẩm. Nêu: Nhóm nào đoán giá gần đúng ra giá cho từng sản phẩm bằng nhất, nhóm đó thắng cuộc. cách ghi giá ra bảng tay rồi giơ - GV khen ngợi nhóm thắng cuộc. bảng. - Các nhóm sẽ cùng đưa ra kết luận về cách suy nghĩ, lựa chọn mua hay không mua một mó đồ phù hợp với thu nhập của gia đình, nên lựa chọn món đồ ấy dựa trên tiêu chí nào. - GV kết luận: Các đồ vật dù cùng một công - HS lắng nghe dụng và có vẻ giống nhau nhưng khi được sản xuất ở những nơi khác nhau, với chất lượng khác nhau thì sẽ có giá tiền (giá thành) khác nhau. Điều này cho chúng ta cơ sở cân nhắc khi mua hàng. Không phải cứ rẻ là tốt mà còn phải tính đến chất lượng (độ bền, độ an toàn, hạn sử dụng,); cơ sở sản xuất uy tín, tin cậy. 4. Cam kết hành động: - GV đề nghị HS lên kế hoạch cùng với người - HS lắng nghe thực hiện thân người thântiếp tục thực hiện việc chi tiêu tiết kiệm trong gia đình. - Nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ): ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ...............................................................................................................................
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_hdtn_4_tuan_19_20_chu_de_su_dung_tiet_kiem.doc