Kế hoạch Sinh hoạt dưới cờ - Chủ đề: Nhận diện cảm xúc

- Nhận diện cảm xúc qua khuân mặt

- Thể hiện cảm xúc bản thân

II. Chuẩn bị

- Tranh ảnh, quyển sách cảm xúc

- Trò chơi khởi động và trò chơi thể hiện cảm xúc

III. Tiến trình hoạt động

 

doc 6 trang Bảo Anh 11/07/2023 19860
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch Sinh hoạt dưới cờ - Chủ đề: Nhận diện cảm xúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch Sinh hoạt dưới cờ - Chủ đề: Nhận diện cảm xúc

Kế hoạch Sinh hoạt dưới cờ - Chủ đề: Nhận diện cảm xúc
CHỦ ĐỀ: NHẬN DIỆN CẢM XÚC
(Chủ đề này thực hiện trong 1 tuần)
	Yêu cầu của chủ đề: 
Nhận biết được cảm xúc của bản thân
Nhận biết được cảm xúc của người khác
Phân biệt được các trạng thái cảm xúc khác nhau 
Thể hiện được cảm xúc của bản thân
Xác định hoạt động
Cùng bạn xem kịch
Cảm xúc của em
Thể hiện cảm xúc với người xung quanh
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : Cùng bạn xem kịch
Mục tiêu
Rèn luyện tinh thần tập thể cho học sinh
Có thái độ tích cực khi tham gia hoạt động
Chuẩn bị
Giáo viên: Loa đài, trang trí sân khấu, nội dung của buổi chào cờ
Học sinh: Anh chị lớp 5 chuẩn bị một tiết mục kịch
Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1: Phần nghi lễ
Đội nghi lễ của nhà trường lên làm lễ chào cờ
Lớp trực tuần lên tổng kết tuần vừa qua và phát động phong trào tuần tới
Hoạt động 2: Xem các anh chị lớp 5 diễn kịch
Mục tiêu
+ Học sinh hứng thú tham gia xem kịch
+ Thể hiện thái độ tích cực khi tham gia xem kịch
+ Chia sẻ cảm xúc của mình với bạn
Cách tiến hành
+ Học sinh lớp 1 ngồi xem các anh chị lớp 5 diễn kịch
+ Giáo viên chủ nhiệm quan sát cách học sinh biểu hiện cảm khi xem kịch
+ Giáo viên đặt câu hỏi: Khi xem kịch các anh chị biểu diễn, các con thích không? Con thích điều gì trong vở kịch?
Kết luận: Học sinh thể hiện cảm xúc trong khi xem kịch: Cười, vỗ tay cổ vũ, chia sẻ cảm xúc của mình với các bạn.
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: CẢM XÚC CỦA EM
Mục tiêu 
Học sinh hiểu cảm xúc là gì?
Nhận diện cảm xúc qua khuân mặt
Thể hiện cảm xúc bản thân
Chuẩn bị
Tranh ảnh, quyển sách cảm xúc
Trò chơi khởi động và trò chơi thể hiện cảm xúc
Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động: Gió thổi
Mục tiêu
+ Tạo không khí vui vẻ
+ Kết nối với chủ đề
Cách tiến hành
+ Giáo viên giới thiệu trò chơi
+ Giáo viên phổ biến luận chơi – cách chơi
+ Các em hãy đứng lên, giang hai tay ra và tưởng tượng mình là cái cây
+ Khi cô hô “gió thổi, gió thôi”
+ Các em sẽ hô “Về đâu, về đâu”
+ Cô hô về bên nào thì các con nghiêng về bên đó (bên phải, bên trái, đằng sau. Cô giáo sẽ hô với tốc độ nhanh dần để học sinh rèn phản xạ nhanh)
Kết luận: Học sinh khởi động nhằm tạo không khí vui vẻ cho buổi học. thông qua trò chơi, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thể hiện cảm xúc của mình thông qua trò choi.
Hoạt động 2: Nhận diện cảm xúc
Mục tiêu
Nhận diện được 8 loại cảm xúc: Vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, hạnh phúc, hào hức, yêu, ghét.
Cách tiến hành
+ Giáo viên cho học sinh xem tranh đã chuẩn bị về các biểu hiện khác nhau của 6 loại cảm xúc nêu trên
Giáo viên đặt câu hỏi: Con thấy khuân mặt này đang thể hiện cảm xúc gì?
+ Học sinh: Trả lời tương ứng với mỗi bức tranh
Kết luận: Cảm xúc là việc con người thể hiện thái độ của mình với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh
Hoạt động 3: Thể hiện cảm xúc phù hợp
Mục tiêu: Thể hiện cảm xúc phù hợp
Cách tiến hành
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Thể hiện cảm xúc”
+ Giáo viên viết sẵn các cụm từ thể hiện cảm xúc vào giấy, chia học sinh thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp
+ Mỗi đội cử lần lượt các thành viên lên bốc khăm, và diễn tả lại cảm xúc theo yêu cầu, các thành viên còn lại sẽ đoán đó là cảm xúc gì? (mỗi đội được đoán 2 lần , không đúng đội bạn sẽ giành quyền trả lời)
+ Giáo viên chụp lại những khoảnh khắc thể hiện cảm xúc của các con
Kết luận: Học sinh học được cách thể hiện cảm xúc của bản thân. Khi học sinh được chơi sẽ thể hiện cảm cảm xúc thật của mình.
Hoạt động 4: Quyển sách cảm xúc (xem phụ lục)
Mục tiêu:
+ Học sinh nhớ lại các trạng thái cảm xúc của bản thân
+ Bước đầu gọi tên được cảm xúc của bản thân
Cách tiến hành
+ Giáo viên phát cho học sinh “quyển sách cảm xúc”
+ Học sinh sẽ viết ở dưới mỗi bức tranh thể hiện cảm xúc với mẫu câu “Con cảm thấy vui khi nào?”, “Con cảm thấy buồn khi nào?”
+ Giáo viên đến gần học sinh khi học sinh viết để trợ giúp
+ Gọi một số học sinh chia sẻ quyển sách của mình
Kết luận: Học sinh nhớ lại các trạng thái cảm xúc của bản thân đã từng trải qua và chia sẻ với cô và các bạn.
Hoạt động cùng cha mẹ ở nhà: Cùng với cha mẹ làm chiếc hộp cảm xúc: Làm ba chiếc hộp mọt chiếc hộp ghi cảm xúc VUI, một chiếc hộp ghi cảm xúc BUỒN, một chiếc hộp ghi cảm xúc TỨC GIẬN. Trong ngày em có cảm xúc nào thì em sẻ bỏ một thẻ vào hộp tương ứng. Sau một tuần, con sẽ đếm số thẻ trong hộp và xem số thẻ trong hộp nào nhiều, hộp nào ít.
SINH HOẠT LỚP: Thể hiện cảm xúc tích cực với mọi người xung quanh
Mục tiêu
Kể cho mọi người nghe về cảm xúc của bản thân
Biết cách thể hiện cảm xúc tích cực với người khác
Nhận diện được cảm xúc của người khác
Chuẩn bị
Video “Những vết đinh” (https://www.youtube.com/watch?v=Grip_NwqEHM&t=88s)
Phần quà cho một thành viên có hoàn cảnh khó khăn trong lớp
Trò chơi “Bữa tiệc tình yêu”
Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1: Xem video “Những vết đinh”
Mục tiêu
+ Dẫn dắt vào chủ đề
+ Học sinh nhận ra cảm xúc tiêu cực của người khác và nhược điểm của cảm xúc tiêu cực
Cách thực hiện
+ Giáo viên cho học sinh xem video
+ Giáo viên đặt câu hỏi:
“ Các con thấy bạn trong video có cảm xúc gì?”
 “Có khi nào các con gặp cảm xúc như bạn không?”
“Các con thấy khi bạn ấy tức giận thì chuyện gì sảy ra?”
“Mỗi khi tức giận thì các con thể hiện như thế nào?”
Kết luận: Vui, buồn, tức giận là cảm xúc ai cũng gặp trong cuộc đời. Khi tức giận con sẽ nói và làm những điều làm người khác bị tổn thương, dù các con có xin lỗi bao nhiêu đi chăng nữa cũng không xóa đi được nỗi đau trong lòng người khác. Vết thương sẽ chỉ được xoa đi bởi tình yêu thương chân thành. Giáo viên hướng dẫn các con tích cực thể hiện tình yêu thương với người khác.
Hoạt động 2: Bữa tiệc yêu thương
Mục tiêu: Học sinh thể hiện cảm xúc tích cực với người khác
Cách tiến hành
+ Giáo viên hướng dẫn cách chơi: Khi cô nói “Bắt đầu” các con sẽ gặp bất cứ bạn nào trong lớp cầm tay, đập tay, vỗ vai và nói lời yêu thương với bạn (Con thầy thích điểm gì ở bạn thì con sẽ nói): Tớ thích bộ quần áo của bạn, tóc bạn rất đẹp, . Cô khuyến khích các con gặp thật nhiều bạn trong lớp để nói lời yêu thương
+ Giáo viên sẽ làm trước: Nói lời yêu thương với cả lớp và một số bạn
+ Khi học sinh bắt đầu thực hiện việc di chuyển, giáo viên bật nhạc nhẹ nhàng
+ Giáo viên và các bạn trong lớp sẽ tặng quà cho bạn có hoàn cảnh khó khăn
Kết luận: Các con được trải nghiệm việc thể hiện cảm xúc tích cực của bản thân với bạn bè bằng lời nói và hành động. Học sinh biết cách đồng cảm với bạn bè.
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Kết quả học sinh đạt được từ chủ đề
Học sinh phân biệt được cảm xúc
Gọi tên được cảm xúc của bản thân
Thể hiện cảm xúc của bản thân
Gợi ý đánh giá
Các hoạt động mà giáo viên quan sát được
+ Học sinh gọi tên được cảm xúc của bản thân
+ Thể hiện được cảm xúc phù hợp
+ kể cho mọi người nghe về cảm xúc của mình
Nhật kí cảm xúc của con
Giáo viên nhắc học sinh thực hành chiếc hộp cảm xúc ở nhà, cuối tuần chia sẻ kết quả cảm xúc tuần vừa qua của con cho cô và các bạn.

File đính kèm:

  • docke_hoach_sinh_hoat_duoi_co_chu_de_nhan_dien_cam_xuc.doc