Kiến thức cơ bản môn Địa lí Lớp 11

1. Bùng nổ dân số

- Dân số TG tăng nhanh, nhất là vào nửa sau của thế kỉ XX. Năm 2005 đạt 6477 triệu người.

- TSGTTN của các nước đang phát triển > mức trung bình của TG và nhóm nước phát triển ở mọi thời kì.

- Bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển.

* Hậu quả: Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.

2. Già hoá dân số

- Dân số thế giới có xu hướng già đi.

- Biểu hiện:

+ Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm

+ Tỉ lệ người > 65 tuổi tăng

+ Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.

- Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già, nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ.

* Hậu quả:

- Thiếu lao động

- Chi phí lớn cho phúc lợi người già.

 

doc 37 trang quyettran 22120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiến thức cơ bản môn Địa lí Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức cơ bản môn Địa lí Lớp 11

Kiến thức cơ bản môn Địa lí Lớp 11
TÀI LIỆU MIỄN PHÍ
Phần một
	Chương I
TÀI LIỆU MIỄN PHÍ
Bài 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. DÂN SỐ
1. Bùng nổ dân số
- Dân số TG tăng nhanh, nhất là vào nửa sau của thế kỉ XX. Năm 2005 đạt 6477 triệu người.
- TSGTTN của các nước đang phát triển > mức trung bình của TG và nhóm nước phát triển ở mọi thời kì.
- Bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển.
* Hậu quả: Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống....
2. Già hoá dân số
- Dân số thế giới có xu hướng già đi.
- Biểu hiện:
+ Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm
+ Tỉ lệ người > 65 tuổi tăng
+ Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.
- Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già, nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ.
* Hậu quả:
- Thiếu lao động
- Chi phí lớn cho phúc lợi người già.
II. MÔI TRƯỜNG
Vấn đề môi trường
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
Biến đổi khí hậu toàn cầu, suy giảm tầng ôdôn
- Trái đất nóng lên
- Mưa axit
- Tầng ôdôn bị thủng
- CO2 tăng → hiệu ứng nhà kính.
- Khí thải từ ngành SX điện, ngành công nghiệp sử dụng than đốt
- Khí thải CFCs.
- Băng tan → nước biển dâng → ngập một số vùng đất thấp
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, SH và
SX
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, mùa màng, sinh vật.
- Cắt giảm lượng khí thải (CO2, SO2, CH4..) trong sinh hoạt và sản xuất.
- Giảm lượng CFCs trong sinh hoạt và sản xuất.
Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương
-Nguồn nước ngọt bị ô nhiễm
- Biển, đại dương bị ô nhiễm
- Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt
- Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ.
- Thiếu nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh.
- Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lí chất thải.
- Đảm bảo an toàn hàng hải
Suy giảm đa dạng sinh vật
- Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng
- Khai thác thiên nhiên quá mức
- Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh
- Mất cân bằng sinh thái.
- Cấm khai thác quá mức, khai thác đi đôi với bảo vệ
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC
- Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố → hoà bình thế giới.
- Hoạt động kinh tế ngầm ( buôn lậu vũ khí, rửa tiền,...)tội phạm liên quan đến sản xuất vận chuyển, buôn bán ma tuý...
Bài 4: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển
a. Cơ hội (ô 1, 5, 6, 7)
b. Thách thức (ô 2, 3, 4)
2. Trình bày báo cáo
@ Gợi ý dàn bài viết báo cáo
“ Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển”.
1/ Đặt vấn đề:
2/ Nội dung:..
- Cơ hội của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
- Thách thức đối với các nước đang phát triển.
3/ Kết luận:.
BÀI 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
Tiết 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN
- Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng, quan hoang mạc , bán hoang mạc và xavan.
- Khoáng sản và rừng đang bị khai thác quá mức → cạn kiệt tài nguyên → môi trường.
- Giải pháp:
+ Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
+ Phát triển thủy lợi.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
Vấn đề 
dân cư – xã hội
Đặc điểm
Ảnh hưởng
Dân cư
-Châu Phi dẫn đầu thế giới về:
+ Tỉ suất sinh thô (38%o)
+ Tỉ suất tử thô (15%o)
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
(2,3%)
- Tuổi thọ trung bình rất thấp (52 tuổi)
- Dân số tăng nhanh→ phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường.
Xã hội
- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ, nghèo đói phổ biến (HDI thấp nhất TG.
- Diễn ra nhiều xung đột sắc tộc.
- Vẫn còn nhiều bệnh tật đe dọa
- Đe dọa cuộc sống hàng trăm triệu người châu Phi
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ
- Đa số các nước châu Phi là những nước nghèo, kinh tế kém phát triển.
- Nguyên nhân:
+ Từng bị thực dân thống trị nhiều thế kỉ.
+ Xung đột sắc tộc.
+ Khả năng quản lý yếu kém.
+ Trình độ dân trí thấp
- Gần đây, nền kinh tế châu Phi phát triển theo chiều hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao.
Tiết 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MỸ LA TINH
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Tự nhiên
- Cảnh quan tiêu biểu: rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm.
- Giàu tài nguyên khoáng sản: quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu → phát triển công nghiệp nhiều ngành.
- Đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp.
2. Dân cư – xã hội
- Dân cư còn nghèo đói.
- Sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
- Hiện tượng đô thị hóa tự phát diễn ra trầm trọng.
à tác động tiêu cực đến sự phát triển KTXH.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ
Một số vấn đề về kinh tế
Thực trạng nền kinh tế
Nguyên nhân
Giải pháp
- Tốc độ phát triển kinh tế không đều.
- Nợ nước ngoài cao.
- Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến lâu dài.
- Các thế lực bảo thủ của Thiên Chúa giáo cản trở.
- Đường lối phát triển kinh tế chưa đúng đắn.
- Tình hình chính trị thiếu ổn định.
- Phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.
- Củng cố bộ máy nhà nước.
- Phát triển giáo dục.
- Cải cách kinh tế
- Quốc hữu hoá một số ngành kinh tế.
- Tiến hành công nghiệp hoá.
- Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài.
Tiết 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
1. Khu vực Tây Nam Á
2. Khu vực Trung Á
 Khu vực
Đặc điểm
Khu vực Tây Nam Á
Khu vực Trung Á
Vị trí địa lí
Tây Nam châu Á
Nằm ở trung tâm lục địa Á - Âu, không tiếp giáp với đại dương.
Diện tích lãnh thổ
Khoảng 7 triệu km2
5,6 triệu km2
Số quốc gia
20
6 (5 quốc gia thuộc LB Xô Viết cũ và Mông Cổ)
Dân số
Gần 313 triệu người
Hơn 61,3 triệu người
Ý nghĩa của vị trí địa lí
Tiếp giáp giữa 3 châu lục, án ngữ kênh đào Xuy-ê, có vị trí địa - chính trị rất quan trọng
Có vị trí chiến lược quan trọng: Tiếp giáp với các cường quốc lớn: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á đầy biến động.
Nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên
Khí hậu khô, nóng, nhiều núi cao, cao nguyên và hoang mạc
Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc
Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
Khu vực giàu dầu mỏ, chiếm 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới
Nhiều loại khoáng sản, có trữ lượng dầu mỏ khá lớn
Đặc điểm xã hội nổi bật
- Là cái nôi của nền văn minh nhân loại
- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi
- Chịu nhiều ảnh hưởng của LB Xô Viết.
- Là nơi có con đường tơ lụa đi qua.
- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi.
3. Hai khu vực có cùng điểm chung:
- Cùng có vị trí địa – chính trị chiến lược.
- Có nhiều dầu mỏ.
- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.
- Đang tồn tại những mâu thuẫn dẫn tới các xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
1. Vai trò cung cấp dầu mỏ
- Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới → nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự cạnh tranh ảnh hưởng của các thế lực khác nhau.
2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố
a. Hiện trạng:
- Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, các dân tộc, các tôn giáo, nạn khủng bố.
b. Nguyên nhân:
- Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống.
- Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.
- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.
c. Hậu quả:
- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.
- Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển.
- Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.
B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
------------------@?---------------
Bài 6
HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
	Diện tích: 9629 nghìn km2
	Dân số: 296, 5 triệu người (2005)
	Thủ đô: Oa-sin-ton
Tiết 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
1. Lãnh thổ
- Phần rộng lớn ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.
- Phần trung tâm:
+ Khu vực rộng lớn, cân đối, rộng hơn 8 triệu km2, ĐôngTây: 4500km, BắcNam: 2500km.
+ Tự nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ ven biển vào nội địa.→ thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
2. Vị trí địa lí
- Nằm ở bán cầu Tây.
- Giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La Tinh.
@Thuận lợi:
- Cho giao thông, mở rộng thị trường.
- Phát triển kinh tế biển, ít bị cạnh tranh bởi các nước khác.
- Không bị chiến tranh tàn phá.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Lãnh thổ Hoa Kì có sự phân hóa đa dạng.
1. Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên
Miền
Tây
Trung Tâm
Đông
Đặc điểm vị trí và địa hình
Gồm các dãy núi cao trung bình trên 2000m, chạy song song, hướng Bắc Nam xen kẽ có bồn địa và cao nguyên
-Phía bắc: gò đồi thấp
-Phía nam: đồng bằng phù sa sông Mit-xi-xi-pi
-Dãy núi cổ Apalat
-Các đồng bằng ven Đại Tây Dương
Đặc điểm khí hậu
Khí hậu khô hạn, phân hoá phức tạp
Ôn đới lục địa ở phía Bắc, cận nhiệt ở phía Nam
Ôn đới hải dương, cận nhiệt đới.
Tài nguyên phát triển công nghiệp
-Nhiều kim loại màu: vàng, đồng, chì, bôxit.
-Tài nguyên năng lượng phong phú.
-Than đá và quặng sắt ở phía bắc; dầu mỏ, khí đốt ở phía nam.
-Than đá, quặng sắt nhiều nhất.
-Thuỷ năng phong phú.
Tài nguyên phát triển nông nghiệp
-Ven Thái Bình Dương có các đồng bằng ven biển nhỏ, đất tốt.
-Diện tích rừng lớn.
Đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp.
Đồng bằng phù sa ven biển diện tích khá lớn, phát triển cây trồng ôn đới.
2. A-la-xca và Ha-oai
- A-la-xca: bán đảo rộng lớn, ở tây bắc của Bắc Mĩ, chủ yếu đồi núi, nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên.
- Ha-oai: quần đảo giữa TBD → tiểm năng về hải sản và du lịch.
III. DÂN CƯ HOA KÌ
1. Gia tăng dân số
- Đứng thứ 3 thế giới (sau TQ, Ấn Độ), tăng nhanh chủ yếu do nhập cư đem lại tri thức, nguồn vốn, lực lượng lao động lớn.
- Có xu hướng già hoá.
2. Thành phần dân cư
- Đa dạng:
+ Âu: 83%
+ Phi: 11%
+ Á, Mĩ La Tinh: 5%
+ Bản địa: 1%
- Ảnh hưởng:
+ Thuận lợi: tạo nên nền văn hóa phong phú.
+ Khó khăn: sự bất bình đẳng, phân biệt đối xử giữa các nhóm dân cư.
3. Phân bố dân cư
- Phân bố không đều:
+ Đông đúc ở vùng Đông Bắc, ven biển đại Tây Dương; Nam và ven bờ Thái Bình Dương.
+ Thưa thớt ở vùng trung tâm và vùng núi hiểm trở phía Tây.
+ Dân thành thị chiếm 79% (2004). 91,8% dân tập trung ở các thành phố vừa và nhỏhạn chế những mặt tiêu cực của đô thị.
- Nguyên nhân: lịch sử khai phá lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế.
Tiết 2: KINH TẾ
I. QUY MÔ NỀN KINH TẾ
- Nền kinh tế đứng đầu thế giới
+ Tổng GDP lớn nhất: 11667, 5 tỉ USD.
+ GDP bình quân đầu người cao vào loại nhất thế giới: 39739 USD.
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
Các ngành 
dịch vụ
Đặc điểm
Ngoại thương
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2004: 2344,2 tỉ USD.
- Chiếm 12% tổng kim ngạch ngoại thương thế giới.
+ Thường xuyên nhập siêu.
+ Năm 2004 nhập siêu 707, 2 tỉ USD.
Giao thông vận tải
- Hiện đại nhất thế giới.
+ Hàng không: nhiều sân bay nhất thế giới, 30 hãng hàng không, 1/3 tổng số hành khách so với thế giới.
+ Đường bộ: 6,443 triệu km đường ôtô, 226,6 nghìn km đường sắt.
+ Vận tải biển và đường ống rất phát triển.
Tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
- Tài chính:
+ Tổ chức ngân hàng: 600 000 tổ chức ngân hàng.
+ Thu hút 7 triệu lao động.
à Hoạt động: Có mặt trên toàn thế giới nguồn thu lớn, nhiều lợi thế.
- Thông tin liên lạc:
+ Rất hiện đại, cung cấp cho nhiều nước.
+ Nhiều vệ tinh, thiết lập hệ thống định vị toàn cầu.
- Du lịch:
+ Phát triển mạnh: 1,4 tỉ lượt người du lịch trong nước, hơn 46 triệu khách nước ngoài (2004).
+ Doanh thu năm 2004: 74,5 tỉ USD.
Các ngành 
Công nghiệp
Đặc điểm
Công nghiệp chế biến
- Chiếm 82,4% giá trị hàng xuất khẩu của cả nước.
- Thu hút 40 triệu lao động (2004).
Công nghiệp điện lực
- Gồm: nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử.
- Các loại khác: điện địa nhiệt, điện từ gió, điện mặt trời...
Công nghiệp khai thác
- Nhất thế giới: phốt phát, môlip đen.
- Nhì thế giới: vàng, bạc, đồng, chì...
- Ba thế giới: dầu mỏ.
Sự thay đổi trong công nghiệp
Cơ cấu ngành
- Giảm: dệt, luyện kim, đồ nhựa...
- Tăng: công nghiệp hàng không, vũ trụ, điện tử...
Phân bố
- Trước đây: chủ yếu ở vùng Đông Bắc (luyện kim, đóng tàu, ôtô, hoá chất).
- Hiện nay: Mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương (công nghiệp hàng không vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông).
Nông nghiệp Hoa Kì
Đặc điểm chung
Sản lượng
Chuyển dịch cơ cấu
Hình thức tổ chức sản xuất
Xuất khẩu
-Nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.
-Nền nông nghiệp hàng hóa được hình thành sớm và phát triển mạnh.
-105 tỉ USD.
-Chiếm 0.9% GDP.
- Giảm: Giá trị hoạt động thuần nông.
- Tăng: giá trị dịch vụ nông nghiệp.
- Trang trại.
-Số lượng: giảm
-Diện tích TB: tăng.
- Lớn nhất thế giới.
- Lúa mì: 10 triệu tấn.
- Ngô: 61 triệu tấn.
- Đậu tương 17 - 18triệu tấn.
- Doanh thu 61.4 tỉ USD.
Tiết 3: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ SẢN XUẤT CỦA HOA KÌ
1. Phân hoá lãnh thổ nông nghiệp
 Nông sản chính
Khu vực
Cây lương thực
Cây công nghiệp và cây ăn quả
Gia súc
Phía Đông
Lúa mì
Đỗ tương, rau quả
Bò thịt, bò sữa
Trung tâm
Các bang phía Bắc
Lúa mạch
Củ cải đường
Bò lợn
Các bang ở giữa
Lúa mì và ngô
Đỗ tương, bông, thuốc lá
Bò
Các bang phía Nam
Lúa gạo
Nông sản nhiệt đới
Bò, lợn
Phía Tây
Lúa mạch
Lâm nghiệp, đa canh
Chăn nuôi bò, lợn
2. Phân hoá lãnh thổ công nghiệp
Vùng
Các
ngành CN chính
Vùng Đông Bắc
Vùng phía Nam
Vùng phía Tây
Các ngành công nghiệp truyền thống
Hoá chất, thực phẩm, luyện kim đen, luyện kim màu, đóng tàu biển, dệt, cơ khí
Đóng tàu, thực phẩm, dệt
Đóng tàu, luyện kim màu
Các ngành công nghiệp hiện đại
Điện tử viễn thông, sản xuất ôtô
Chế tạo máy bay, tên lửa, vũ trụ, hoá dầu, điện tử, viễn thông, ôtô
Điện tử, viễn thông, chế tạo máy bay, ôtô
Bài 7
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
	Dân số : 459,7 triệu người
	Trụ sở : Bruc-xen
Tiết 1: EU - LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI	
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Sự ra đời và phát triển
- Lý do hình thành : tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ 1967 : Cộng đồng Châu Âu (EC), được thành lập trên cơ sở hợp nhất một số tổ chức kinh tế (1967 - được coi là năm ra đời của EU)
+ 1993 : Với hiệp ước Maxtrich, Cộng đồng Châu Âu đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU)
- Quy mô : EU ngày càng mở rộng về số lượng các thành viên và phạm vi lãnh thổ.
+ Từ 6 thành viên (1957) lên 27 thành viên (2007).
+ Mức độ liên kết thống nhất ngày càng cao.
2. Mục đích và thể chế
- Mục đích của EU:
+ Xây dựng, phát triển một khu vực được tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, con người, tiền vốn.
+ Đồng thời tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh và đối ngoại giữa các nước thành viên.
- Thể chế: Các cơ quan quan trọng nhất của EU là:
+ Hội đồng Châu Âu.
+ Nghị viện Châu Âu.
+ Hội đồng bộ trưởng EU.
+ Ủy ban Liên minh Châu Âu.
+ Tòa Án Châu Âu.
+ Cơ quan kiểm toán.
à Nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị của các nước thành viên do các cơ quan của EU quyết định.
II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
1. EU – trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- EU đứng đầu thế giới về:
+ GDP: 12690, 5 tỉ USD (2005).
+ Tỉ trọng XNK trong GDP 26.5% (2004).
+ Tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới 37.7% (2004)
à EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- EU dẫn đầu thế giới về thương mại.
- Bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
Tiết 2: EU – HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN
I. THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU
1. Tự do lưu thông
EU thiết lập thị trường chung Châu Âu từ 01/01/1993.
- Bốn mặt tự do lưu thông là:
+ Tự do di chuyển
+ Tự do lưu thông dịch vụ
+ Tự do lưu thông hàng hoá
+ Tự do lưu thông tiền vốn
- Ý nghĩa của tự do lưu thông:
+ Xoá bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện 4 mặt của tự do lưu thông.
+ Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh Châu Âu.
+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
2. Euro (ơ-rô) - đồng tiền chung của EU
- Đồng tiền chung ơ-rô được sử dụng từ năm 1999 đến nay ở EU.
- Lợi ích:
+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu.
+ Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
+ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
+ Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
II. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
1. Sản xuất máy bay E-bơt
- Trụ sở: Tu-lu-dơ (Pháp).
- Cạnh tranh có hiệu quả với các hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì.
2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ
- Hoàn thành vào năm 1994, là tuyến giao thông rất quan trọng ở Châu Âu à vận chuyển hàng hoá thuận lợi từ Anh sang lục địa Châu Âu và ngược lại.
III. LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU
1. Khái niệm
- Khái niệm: Liên kết vùng châu Âu là khu vực biên biới ở Châu Âu mà ở đó các hoạt động hợp tác liên kết về các mặt giữa các nước khác nhau được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
- Ý nghĩa:
+ Tăng cường liên kết và nhất thể hoá thể chế ở Châu Âu.
+ Chính quyền và nhân dân vùng biên giới cùng thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng lợi thế của mỗi nước.
+ Tăng cường tính đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.
2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ
- Vị trí: Khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức, Bỉ.
- Lợi ích: Tăng cường quá trình giao lưu liên kết giữa các nước EU trên nhiều lĩnh vực.
Tiết 3: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HÌNH THÀNH MỘT EU THỐNG NHẤT
- Thuận lợi:
+ Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hoá, tiền tệ và dịch vụ.
+ Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hoá EU về các mặt kinh tế – xã hội.
+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.
+ Sử dụng đồng tiền chung có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
- Khó khăn: Việc chuyển đổi sang đồng ơ-rô có thể xảy tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
II. TÍM HIỂU VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Vẽ biểu đồ
2. Nhận xét
+ EU chỉ chiếm 2,2% diện tích lục địa của Trái Đất và 7,1% dân số của thế giới nhưng chiếm tới:
30,9% GDP của thế giới (2004)
26% sản lượng ôtô của thế giới.
37,7% xuất khẩu của thế giới.
19,9% mức tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới.
Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu của thế giới và tỉ trọng xuất khẩu/GDP đứng đầu thế giới, vượt xa Hoa Kì và Nhật Bản.
+ Xét về nhiều chỉ tiêu, EU đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.
Bài 8
LIÊN BANG NGA
	Diện tích: 17,1 triệu km2
	Dân số: 143 triệu người – 2005
	Thủ đô: Mát-xcơ-va
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
- Đất nước rộng lớn, diện tích lớn nhất thế giới (trên 17 triệu km2)
- Nằm ở cả hai châu lục Á, Âu (lãnh thổ trải dài ở phần Đông Âu và Bắc Á)
- Có đường biên giới chung với nhiều quốc gia (14 nước).
- Đường bờ biển dài.
àThuận lợi: Giao lưu thuận tiện với nhiều nước trên biển và đất liền.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Địa hình: dòng sông Ê-nit-xây chia LB Nga thành 2 phần:
+ Phần phía tây: chủ yếu là đồng bằng và vùng trũng.
Đồng bằng Đông Âu cao, màu mỡ.
Đồng bằng Tây Xi-bia nhiều đầm lầy, nhiều dầu mỏ, khí đốt.
Dãy U-ran giàu khoáng sản: than, dầu mỏ, quặng sắt, kim loại màu,...thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
+ Phần phía đông: phần lớn là núi và cao nguyên, giàu tài nguyên khoáng sản, lâm sản.
- Khoáng sản: đa dạng và phong phú (than đá, dầu mỏ, vàng, kim cương, sắt, kẽm, thiếc, vônfram...), trữ lượng lớn nhất nhì thế giới.
- Rừng: có diện tích đứng đầu thế giới.
- Sông, hồ: nhiều sông lớn có giá trị về nhiều mặt nhất là thuỷ điện, hồ Baican - là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.- Khí hậu: ôn đới lục địa chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, phía Bắc khí hậu hàn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt, phía Tây có khí hậu ôn hòa hơn phía Đông.
@ Ảnh hưởng:
+ Thuận lợi: đồng bằng rộng, tương đối màu mỡ, sông ngòi có giá trị lớn về thủy điện, giao thông, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn, nhiều rừng.
+ Khó khăn:
Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn.
Vùng phía Bắc lạnh giá.
Tài nguyên tập trung ở miền núi hoặc vùng lạnh giá.
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
- Dân số đông: 143 triệu người (2005), đứng thứ 8 thế giới.
- Dân số ngày càng giảm do tỉ suất gia tăng tự nhiên có chỉ số âm và dân di cư ra nước ngoài. à thiếu nguồn lao động.
- Đa số dân sống ở thành phố (70%), chủ yếu tập trung ở miền Tây, trong khi miền Đông có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại thiếu lao động.
- Đa dân tộc (người Nga chiếm 80% dân số).
- Trình độ văn hóa của dân cư cao, thuận lợi cho phát triển kinh tế.
2. Xã hội
- Nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật, nhiều công trình khoa học lớn có giá trị.
- Đội ngũ khoa học, kĩ sư, kĩ thuật viên lành nghề đông đảo, nhiều chuyên gia giỏi.
- Trình độ học vấn cao.
à Thuận lợi cho LB Nga tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài.
Tiết 2: KINH TẾ
I. QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. LB Nga đã từng là trụ cột của LB Xô Viết
Đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành siêu cường.
2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 thế kỉ XX).
- Khủng hoảng kinh tế, chính trị, vị trí vai trò cường quốc giảm.
- Tốc độ tăng trưởngkinh tế âm.
- Nợ nước ngoài nhiều.
- Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a. Chiến lược kinh tế mới
- Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
- Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
- Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
- Nâng cao đời sống nhân dân.
- Khôi phục lại vị trí cường quốc.
b. Thành tựu
- Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Giá trị xuất siêu tăng liên tục.
- Thanh toán xong nợ nước ngoài.
- Nằm trong 8 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Công nghiệp
- Vai trò: Là ngành xương sống của nền kinh tế.
+ Các ngành công nghiệp truyền thống: Khai thác dầu khí, điện, khai thác kim loại, luyện kim, cơ khí, đóng tàu biển, sản xuất gỗ...
+ Khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.
+ Các ngành công nghiệp hiện đại: Điện tử, tin học, hàng không... là cường quốc công nghiệp vũ trụ.
- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở Đông Âu, Tây Xibia, Uran.
2. Nông nghiệp
- Sản lượng nhiều ngành tăng, đặc biệt lương thực tăng nhanh.
- Các nông sản chính: Lúa mì, khoai tây, củ cải đường, hướng dương, rau quả.
3. Dịch vụ
- Cơ sở hạ tầng phát triển với đủ loại hình.
- Kinh tế đối ngoại là ngành quan trọng; là nước xuất siêu.
- Các trung tâm dịch vụ lớn nhất: Mat-xcơ-va, Xanh Pê-tec-pua.
III. MỘT SỐ VÙNG KINH TẾ QUAN TRỌNG
- Vùng Trung ương:
+ Phát triển nhất, tập trung nhiều ngành công nghiệp, sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm.
+ Có thủ đô Mat-xcơ-va.
- Vùng Trung tâm đất đen:
+ Đất đen thuận lợi phát triển nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
- Vùng U- ran:
+ Giàu tài nguyên, Công nghiệp phát triển
+ Nông nghiệp còn hạn chế
- Vùng Viễn Đông:
+ Giàu tài nguyên
+ Phát triển công nghiệp khia thác khoáng sản, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản.
IV. QUAN HỆ NGA – VIỆT TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ MỚI 
- Quan hệ truyền thống ngày càng mở rộng, hợp tác toàn diện, Việt Nam là đối tác chiến lược của LB Nga.
Tiết 3: THỰC HÀNH 
TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI GDP VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP CỦA LB NGA
1. Tìm hiểu sự thay đổi GDP của LB Nga
a. Vẽ biểu đồ
b. Nhận xét
- Giai đoạn 1900 – 2000 kinh tế LB Nga suy giảm mạnh:
+ Năm 1900: 967,3 tỉ USD
+ Năm 2000: giảm xuống 259,7 tỉ USD
- Giai đoạn 2000 – 2004 kinh tế LB Nga khôi phục và phát triển trở lại
+ Năm 2000: 259,7 tỉ USD
+ Năm 2004 tăng lên 582,4tỉ USD .
à Kinh tế Nga đã vượt qua khủng hoảng, đã phục hồi và đi vào phát triển nhanh chóng.
II. SỰ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP LB NGA
Phân bố
Nguyên nhân
-Lúa mì
-Củ cải đường
-Rừng Taiga
-ĐB Đông Âu, Nam ĐB Tây Xi-bia
-Đông nam ĐB Đông Âu.
-Vùng núi và cao nguyên phía đông sông Ê-nit- xây
-Khí hậu ôn hòa, đất đai khá màu mỡ, đông dân cư.
-Khí hậu ấm, đất tốt, có các ngành công nghiệp chế biến.
-Khí hậu ôn đới
- Bò
- Lợn
- Cừu
-Thú có lông quý
- Tây Nam và Nam LB Nga
- Tây Nam ĐB Đông Âu
- Chủ yếu ở phía Nam LB Nga
- Phía bắc LB Nga
- Khí hậu cận nhiệt, khí hậu ôn hòa
- Khí hậu ôn hòa,
- Khí hậu cận nhiệt
- khí hậu cận cực lạnh giá
Bài 9
NHẬT BẢN
	Diện tích: 378 nghìn km2
	Dân số: 127, 7 triệu người (2005)
	Thủ đô: Tôkiô.
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Quần đảo Nhật bản nằm ở Đông Á, gồm 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu, và hàng nghìn đảo nhỏ. - Thủ đô: Tôkiô.
@ Đặc điểm tự nhiên:
- Địa hình: chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, ít đồng bằng.
- Khí hậu; gió mùa, mưa nhiều.
+ Phía bắc: có khí hậu ôn đới.
+ Phía nam: có khí hậu cận nhiệt đới.
- Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn dốc.
- Bờ biển: dài, phần lớn nước biển không đóng băng, nhiều ngư trường lớn
- TNTN nghèo nàn, đặc biệt là khoáng sản.
- Nhiều thiên tai: động đất, sóng thần, núi lửa
@ Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế.
- Thuận lợi: Là quốc đảo, dễ giao lưu với các nước, có nhiều ngư trường lớn, vùng biển có các dòng biển nóng, lạnh gặp nhau nên có nhiều cá.
- Khó khăn: thiếu nguyên vật liệu, đất nông nghiệp hạn chế, nhiều thiên tai.
II. DÂN CƯ
- Nhật bản là nước đông dân.
- Tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần, tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn (DS đang già đi), à thiếu nhân công và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.
- Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.
- Người dân lao động cần cù, trình độ dân trí và khoa học cao là động lực phát triển kinh tế.
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- Kinh tế Nhật Bản đã trãi qua các giai đoạn phát triển thăng trầm khác nhau.
+ Giai đoạn 1945 – 1952: suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh thế giới II.
+ Giai đoạn 1955 – 1973: khôi phục và phát triển với tốc độ cao, do:
Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới.
Tập trung cao độ phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
- Giai đoạn 1973 – 1974 và 1979 – 1980 tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống do khủng hoảng dầu mỏ. Sau đó phục hồi do điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế (1986 - 1990).
- Giai đoạn 1991 à nay: tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.
à Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ 2 thế giới về kinh tế, tài chính (sau Hoa Kì).
Tiết 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
I. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Công nghiệp
- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2/ TG (sau Hoa Kì).
- Nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới:
+ CN chế tạo ( 40% giá trị hàng CN XK).
+ SX điện tử (ngành mũi nhọn của Nhật Bản).
+ Xây dựng và công trình công cộng.
+ Ngành dệt.
- Phân bố:
+ Công nghiệp tập trung ở duyên hải TBD của các đảo Honsu, Kiuxiu.
+ Các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế: Tôkiô, Côbê, Hirosima.
2. Dịch vụ
Là khu vực kinh tế quan trọng (chiếm gần 70% GDP)
- Thương mại và tài chính có vai trò to lớn trong nền kinh tế.
+ Thương mại: đứng thứ 4/TG (sau Hoa Kì, CHLB Đức và TQ)
+ Tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu TG.
- GTVT biển có vị trí đặc biệt quan trọng đứng thứ 3/ Tg. Với các cảng lớn như: Côbê, Iôcôhama, Tôkiô, Ôxaca
3. Nông nghiệp
- Có vị trí thứ yếu trong nền kinh tế (1% GDP), do diện tích đất canh tác ít.
- NN phát triển theo hướng thâm canh, chú trọng tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Các sản phẩm nông nghiệp chính:
+ Lúa gạo là cây trồng chính (chiếm 50% diện tích đất canh tác).
+ Chè, thuốc lá, dâu tằm là những loại cây trồng phổ biến.
+ Chăn nuôi tương đối phát triển: bò, lợn, gà.
- Sản lượng hải sản đánh bắt lớn, nuôi trồng hải sản được chú trọng.
II. BỐN VÙNG KINH TẾ GẮN VỚI BỐN ĐẢO LỚN
(Bảng thông tin – Trang 83)
Tiết 3: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
I. VẼ BIỂU ĐỒ
II. NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
1. Nhật Bản là cường quốc về thương mại
- Nhật Bản có tổng trị giá XNK rất lớn. Cụ thể:
+ Năm 1990: đạt 523 tỉ USD.
+ Năm 2004: đạt 1020,2 tỉ USD.
- Nhìn chung, trị giá XK, NK và tổng trị giá XNK đều tăng và mức tăng khá đều so với nhau. Cụ thể năm 2004/1990:
+ XK đạt 196,7 %.
+ NK đạt 193,1 %.
+ Tổng trị giá XNK đạt 195 %.
- Nhật Bản luôn nhập siêu, cán cân thương mại luôn dương.
2. Chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
- Tích cực nhập khẩu công nghệ và kĩ thuật của nước ngoài.
- Tận dụng và khai thác triệt để những thành tựu KHKT, nguồn vốn đầu tư của Hoa Kì và các nước khác à rút ngắn được khoảng cách và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế.
3. Cơ cấu XNK của Nhật Bản
- Nhập khẩu:
+ Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, lúa gạo, đỗ tương
+ Năng lượng: than, dầu mỏ, khí tự nhiên
+ Nguyên liệu công nghiệp: quặng, gỗ, cao su, bông, vải, len
- Xuất khẩu: chủ yếu là sản phẩm công nghiệp chế biến (chiếm 99 % giá trị XK): tàu biển, ô tô, xe gắn máy, sản phẩm tin học.
- Bạn hàng của Nhật Bản: khắp các châu lục..
4. Đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN và Việt Nam
- Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về FDI và ODA.
+ Nhật Bản chiếm một vị trí quan trọng trong đầu tư vào ASEAN.
Chiếm 15,7% tổng đầu tư nước ngoài gđ 1995 – 2001 với 22,1 tỉ USD.
Chiếm 60% tổng viện trợ ODA quốc tế.
- Đối với Việt Nam, từ 1991 – 2004, Nhật Bản chiếm 40% nguồn vốn ODA các nước đầu tư vào việt Nam với gần 1 tỉ USD.
Bài 10
CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
	DT: 9572,8 nghìn km2
	DS: 1303,7 triệu người
	Thủ đô: Bắc Kinh
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
- Là nước có diện tích lớn thứ tư TG sau LBN, Canada, Hoa Kì), nằm ở Đông và Trung Á. Thủ đô: Bắc Kinh.
- Gần một số nước và vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển.
- Có đường bờ biển dài (khoảng 9000 km) à tạo thuận lợi cho việc giao lưu với thế giới.
- Cả nước có

File đính kèm:

  • dockien_thuc_co_ban_mon_dia_li_lop_11.doc