Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh THPT môn Địa lí - Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương

Câu I

1. Phân tích tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới. Việt Nam cần phải làm gì trước tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?

2. Trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội của khu vực Tây Nam Á. Tại sao vấn đề chính trị, xã hội ở Tây Nam Á luôn bất ổn định?

Câu II

1. Chứng minh rằng dân số thế giới đang có xu hướng già hóa. Cơ cấu dân số già dẫn tới những tác động gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội?

2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì có thuận lợi gì đối với sự phát triển công nghiệp? Trình bày và giải thích sự thay đổi không gian sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Hoa Kì.

Câu III

1. Chứng minh rằng Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết khu vực đạt nhiều thành tựu lớn trên thế giới.

2. Giải thích tại sao ngành nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản? Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố ngành công nghiệp của Nhật Bản.

 

docx 18 trang quyettran 23400
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh THPT môn Địa lí - Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh THPT môn Địa lí - Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương

Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh THPT môn Địa lí - Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút (không tính thời gian giao đề)
Đề thi gồm có 01 trang
Câu I (2,0 điểm):
1. So sánh đặc điểm của gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới.
2. Phân biệt cơ cấu dân số già với cơ cấu dân số trẻ. Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ đến phát triển kinh tế - xã hội?
Câu II (1,0 điểm):Trình bày những biểu hiện chính của biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì sao Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay?
Câu III (2,0 điểm):
1. Phân tích ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ phần đất liền đến tự nhiên nước ta?
2. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 13, hãy trình bày đặc điểm lát cắt địa hình CD, từ đó rút ra đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc.
Câu IV (2,0 điểm):
1. Phân tích những thuận lợi của địa hình ven biển đến phát triển kinh tế biển nước ta.
2. Chứng minh rằng Biển Đông đem lại cho nước ta nguồn tài nguyên biển phong phú nhưng cũng không ít những khó khăn.
Câu V (3,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2007 ( Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2000
2007
Thành phần kinh tế
Tổng số
273.666
461.343
- Kinh tế nhà nước
111.522
179.718
- Kinh tế ngoài nhà nước
132.546
220.301
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
29.598
61.324
1. Vẽ biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2007.
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích sự thay đổi qui mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta.
------------Hết-------------
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam tái bản, chỉnh lí và bổ sung từ năm 2009)
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12
Câu
ý
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu I
(2,0 điểm)
1. So sánh đặc điểm gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới
1,00
* Giống nhau: Đều xuất phát từ các khu áp cao cận nhiệt đới, thổi quanh năm
* Khác nhau:
- Về phạm vi hoạt động:
+ Gió Mậu dịch thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo.
+ Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới.
- Về hướng gió:
+ Gió Mậu dịch: hướng đông bắc ở BCB, hướng đông nam ở BCN
+ Gió Tây ôn đới: hướng tây (BCB hướng tây nam, BCN hướng tây bắc)
- Về tính chất gió:
+ Gió Mậu dịch khô, ít gây mưa.
+ Gió Tây ôn đới ẩm, gây mưa nhiều.
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Phân biệt cơ cấu dân số già với cơ cấu dân số trẻ. Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ đến phát triển kinh tế- xã hội.
1,00
* Bảng phân biệt: Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ.
Nhóm tuổi
Dân số già (%)
Dân số trẻ (%)
0 – 14
< 25
>35
15 – 59
60
55
60 tuổi trở lên
>15
<10
* Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ đến phát triển kinh tế- xã hội.
- Nước có cơ cấu dân số trẻ:
+ Thuận lợi: dự trữ nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Lao động trẻ, năng động
+Khó khăn: gây sức ép đến các vấn đề kinh tế, xã hội (việc làm, chỗ ở, trật tự xã hội); động lực tăng dân số
- Nước có dân số già
+ Thuận lợi: có sự ổn định trong nguồn lao động, nguồn lao động có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm 
+ Khó khăn : thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai, chi phí phúc lợi cho người già lớn
0,50
0,25
0,25
Câu II
(1,0 điểm)
Những biểu hiện chính của Biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì sao Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay?
1,00
* Những biểu hiện chính của Biến đổi khí hậu toàn cầu:
- Nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng- Trái Đất nóng lên (diễn giải)
- Nước biển dâng, gia tăng thiên tai. (diễn giải)
* Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay vì:
- Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, có đường bờ biển dài (3260km), dải đồng bằng phân bố ven biển thấp và Việt Nam là nước có nhiều thiên tai, nhất là bão nên BĐKH với những biểu hiện (.) tác động sâu sắc đến mọi mặt tự nhiên, KT- XH.
- Việt Nam là nước đang phát triển, hạ tầng yếu kém, đông dân, nhận thức của hầu hết dân cư về Biến đổi khí hậu, ứng phó với Biến đổi khí hậu còn hạn chế nên Biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu III (2,0 điểm)
1. Ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ phần đất liền đến tự nhiên nước ta
1,00
* Đặc điểm hình dáng lãnh thổ nước ta: kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài, cong hình chữ S.
* Ảnh hưởng:
- Làm khí hậu và sinh vật phân hoá theo chiều Bắc – Nam (vĩ độ) (Diễn giải)
- Làm sông ngòi nước ta hầu hết ngắn, các hệ thống sông lớn đều bắt nguồn từ nước ngoài. (Diễn giải)
- Làm thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông (Diễn giải)
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Trình bày đặc điểm lát cắt địa hình CD, rút ra nhận xét về đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc
1,00
* Đặc điểm lát cắt địa hình CD
- Vị trí lát cắt: kéo dài từ biên giới Việt Trung, qua núi Phanxipang, núi Phu Pha Phong đến sông Chu, có hướng (từ C đến D) tây bắc- đông nam.
- Độ cao lát cắt: phổ biến trên 1000m. Nhiều đỉnh núi trên dãy Hoàng Liên Sơn cao trên 2000m như núi Phanxipang (3143m), núi Phu Luông (2985m)
* Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc.
- Hướng nghiêng địa hình và hướng núi: tây bắc- đông nam.
- Độ cao địa hình: là khu vực cao và đồ sộ nhất nước ta, nhiều đỉnh núi cao trên 2000m, đỉnh Phanxipang cao 3143m- cao nhất cả nước.
Cấu trúc gồm 3 bộ phận chính: phía đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía tây là các dãy núi chạy dọc biên giới Việt- Lào, ở giữa là các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu IV
(2,0 điểm)
1. Phân tích những thuận lợi của địa hình ven biển đến phát triển kinh tế biển nước ta.
1,00
- Thuận lợi phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản (diễn giải)
- Thuận lợi phát triển khai thác khoáng sản biển. (diễn giải)
- Thuận lợi phát triển du lịch biển. (diễn giải)
- Thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển. (diễn giải)
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Chứng minh rằng Biển Đông đem lại cho nước ta nguồn tài nguyên biển phong phú nhưng cũng không ít những khó khăn
1,00
* Tài nguyên vùng biển phong phú
- Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên; ti tan, cát thủy tinh, nguồn muối  (diễn giải)
- Tài nguyên hải sản: đa dạng, phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá, nhiều loài (diễn giải)
* Khó khăn vùng biển:
Nhiều thiên tai: bão, sạt lở bờ biển, nạn cát bay (diễn giải)
0,25
0,25
0,50
Câu V
(3,0 điểm)
1. Vẽ biểu đồ
1,50
- Xử lí số liệu:
+ Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2007.
đơn vị:%
Năm
Thành phần kinh tế
2000
2007
Tổng số
100,0
100,0
- Kinh tế nhà nước
40,8
38,9
- Kinh tế ngoài nhà nước
48,4
47,8
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
10,8
13,3
+ Tính bán kính: Bán kính thể hiện GDP năm 2000 là 1 đơn vị bán kính, bán kính thể hiện GDP năm 2007 là 1,3 đơn vị bán kính.
- Vẽ: (biểu đồ tham khảo)
Biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2007.
0,25
0,25
1,00
2. Nhận xét và giải thích
1,50
* Nhận xét
- Tổng GDP tăng (dẫn chứng)
- Cơ cấu GDp phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi.
+ Giảm tỉ trọng thành phần kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước ( Dẫn chứng)
+ Tăng tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ( Dẫn chứng)
*Giải thích
- Do nước ta thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đạt được nhiều thành tựu.
- Do chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Tổng số câu: I+II+III+IV+V = 10,00 điểm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
 NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: ĐỊA LÍ - LỚP 11
Thời gian làm bài: 180 phút 
(Đề thi có 01 trang, gồm 04 câu)
Câu I 
1. Phân tích tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới. Việt Nam cần phải làm gì trước tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?
2. Trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội của khu vực Tây Nam Á. Tại sao vấn đề chính trị, xã hội ở Tây Nam Á luôn bất ổn định? 
Câu II
1. Chứng minh rằng dân số thế giới đang có xu hướng già hóa. Cơ cấu dân số già dẫn tới những tác động gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội?
2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì có thuận lợi gì đối với sự phát triển công nghiệp? Trình bày và giải thích sự thay đổi không gian sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Hoa Kì.
Câu III 
1. Chứng minh rằng Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết khu vực đạt nhiều thành tựu lớn trên thế giới.
2. Giải thích tại sao ngành nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản? Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố ngành công nghiệp của Nhật Bản.
Câu IV
Cho bảng số liệu: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên bang Nga (Đơn vị: triệu tấn)
Năm
1995
2001
2003
2005
Dầu mỏ
305,0
340,0
400,0
470,0
Than
270,8
273,4
294,0
298,3
Giấy
4,0
5,6
6,4
7,5
Thép
48,0
58,0
60,0
66,3
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên bang Nga thời kì 1995 - 2005.
2. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên bang Nga thời kì 1995 - 2005.
 ---------------------HẾT ------------------------
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam; không được sử dụng các tài liệu khác.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
 Họ và tên thí sinh. Số báo danh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
 NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 11
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
5.0
1
Phân tích tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội các nước đang phát triển. Việt Nam cần phải làm gì trước tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
2.0
a. Phân tích tác động:
- Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (sản xuất phần mềm, công nghiệp điện tử...)
- Làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Thay đổi cơ cấu lao động (tỉ lệ những người làm việc trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm tăng cao)
- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ (Phân tích)
- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu
 - Làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức
b. Liên hệ Việt Nam:
- Đầu tư phát triển khoa học - công nghệ, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
- Thu hút vốn, công nghệ từ nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
1.5
 0.5
2
Trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội của khu vực Tây Nam Á. Tại sao vấn đề chính trị, xã hội ở Tây Nam Á luôn bất ổn định? 
3.0
a. Trình bày những đặc điểm nổi bật của khu vực Tây Nam Á.
- Về tự nhiên:
+ Tây Nam Á là khu vực rộng lớn, nằm ở tây nam châu Á, vị trí mang tính chiến lược, ngã ba đường của ba châu lục Á, Âu, Phi.
+ Khí hậu khô nóng, phần lớn lãnh thổ là hoang mạc, bán hoang mạc.
+ Khoáng sản: là khu vực có trữ lường dầu khí lớn nhất thế giới.
- Về dân cư - xã hội:
+ Tây Nam Á có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, diện tích khoảng 7 triệu km2, số dân hơn 313 triệu người (năm 2005), là nơi xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh lâu đời.
+ Là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, phần lớn dân cư theo đạo Hồi.
+ Là khu vực tồn tại nhiều bất ổn về xã hội.
b. Vấn đề chính trị, xã hội ở Tây Nam Á luôn bất ổn định, vì:
- Vị trí mang tính chiến lược, nằm ở ngã ba đường của ba châu lục Á, Âu, Phi.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản dầu, khí trữ lượng rất lớn, phân bố quanh vịnh Pecxich (các nước có nhiều dầu khí là Arập Xêut, I rắc, I ran, Côoet,).
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo với sự tồn tại các vấn đề dân tộc mang tính lịch sử các tôn giáo, tín ngưỡng khác biệt và các phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái. 
- Sự can thiệp mang tính vụ lợi của các thế lực bên ngoài và nạn khủng bố.
0.75
0.75
0.25
0.5
0.5
0.25
II
5.0
1
Chứng minh rằng dân số thế giới đang có xu hướng già hóa. Dân số già dẫn tới những tác động gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội?
2.0
a. Chứng minh dân số thế giới đang già đi
- Trong cấu dân số theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ của dân số thế giới ngày càng tăng
Bảng: Cơ cấu dân số theo các nhóm tuổi, giai đoạn 2000 – 2005
(Đơn vị:%)
Nhóm nước
0-14
15-64
65 trở lên
Đang phát triển
32
63
5
Phát triển
17
68
15
b. Tác động của cơ cấu dân số già
- Thuận lợi:
+ Giảm sức ép với ngành giáo dục, lao động có kinh nghiệm
+ Tỉ lệ gia tăng dân số giảm
- Hạn chế:
+ Thiếu lao động, nguy cơ suy giảm dân số.
+ Chi phí phúc lợi cho người già lớn, sức ép đối với y tế
0.5
0.5
0.5
0.5
2
Điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì có thuận lợi gì đối với sự phát triển công nghiệp? Trình bày và giải thích sự thay đổi không gian sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Hoa Kì.
3.0
a. Các điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì thuận lợi phát triển công nghiệp:
- Dân cư, lao động:
+ Dân số đông thứ 3 trên thế giới (296,5 triệu người năm 2005) nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Người nhập cư đã đem lại cho Hoa Kì nguồn tri thức, vốn và lược lượng lao động lớn mà ít phải mất chi phí đầu tư ban đầu.
- Hoa Kì sớm trở thành nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế thị trường điển hình, phát triển mạnh công nghiệp từ lâu đời, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại bậc nhất thế giới (mạng lưới giao thông vận tải, cơ sở năng lượng, các nhà máy, xí nghiệp)
- Có trình độ khoa học - kĩ thuật cao, trang thiết bị hiện đại, nguồn vốn lớn, qui mô GDP khổng lồ, sự hỗ trợ của các ngành kinh tế khác cho công nghiệp
- Thị trường rộng lớn (thị trường trong nước, thị trường nước ngoài).
b. Sự thay đổi không gian sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Hoa Kì:
- Trong nông nghiệp:
+ Phân bố sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kỳ đã thay đổi theo hướng mở rộng lãnh thổ về phía Tây do vùng lãnh thổ phía Tây rộng lớn còn nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp (đặc biệt là chăn nuôi, phát triển cây lương thực ở các đồng bằng ven Thái Bình Dương).
+ Các vành đai chuyên canh trước kia như: rau, lúa mì, nuôi bò sữa đã chuyển thành các vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hóa theo mùa vụ nhằm đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ, tận dụng tài nguyên đất, tăng giá trị sản xuất
 - Trong công nghiệp:
 + Vùng công nghiệp ở Đông Bắc có xu hướng giảm tỉ trọng giá trị sản lượng do đây là vùng công nghiệp phát triển lâu đời với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo..; Dân cư đông, sức ép về cơ sở vật chất; Sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng vật chất- kĩ thuật 
 + Vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương tăng tỉ trọng giá trị sản lượng. Do: vùng phía Tây rộng lớn, nhiều tài nguyên (vàng, đồng, boxit, tài nguyên năng lượng), chính sách đầu tư phát triển hướng về phía Tây, đẩy mạnh và mở rộng nhiều ngành công nghiệp mới: điện tử, tin học, hàng không vũ trụ
1.0
1.0
1.0
III
 5.0
1
Chứng minh rằng Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết khu vực đạt nhiều thành tựu lớn trên thế giới. 
3.0
- Quá trình phát triển:
+ Số lượng thành viên tăng liên tục: từ 6 nước (1957) lên 27 nước (2007).
+ Mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí (mở rộng về phạm vi lãnh thổ).
+ Mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao: Từ những liên kết kinh tế đơn thuần trong Cộng đồng kinh tế châu Âu (1957)và Cộng đồng châu Âu (1967) đến những liên kết toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng trong liên minh châu Âu (EU)
- Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
+ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
. Là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới: năm 2004 GDP vượt Hoa Kì và Nhật Bản (chiếm 31 % GDP thế giới trong khi chỉ chiếm 7,1 % dân số thế giới).
+ EU là trung tâm thương mại lớn nhất thế giới: tỉ trọng EU trong xuất khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu/GDP của EU đều đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản (Năm 2004: Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP là 26,5%, tỉ trọng của EU trong xuất khẩu của thế giới: 37,7%).
- Tạo ra thị trường chung:
+ Tự do lưu thông: Tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hang hóa, tự do lưu thông tiền vốn
+ Sử dụng đồng tiền chung của EU
- Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ: Sản xuất máy bay E-bớt, đường hầm giao thông dưới biển Măng - sơ.
1.0
1.0
0.5
0.5
2
Giải thích tại sao ngành nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản? Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp Nhật Bản.
2.0
a. Ngành nông nghiệp ngày càng đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản:
- Tỉ trọng GDP của nông nghiệp chỉ chiếm 1% trong cơ cấu GDP (2004). Đất nông nghiệp ít, điều kiện sản xuất khó khăn trong khi nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.
- Nền nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nông phẩm cho thị trường trong nước do vậy phải nhập khẩu nhiều nông sản. Chính phủ ít chú trọng đầu tư cho nông nghiệp do đây là lĩnh vực ít sinh lời.
b. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp Nhật Bản.
- Trình bày đặc điểm phân bố công nghiệp Nhật bản:
+ Ngành công nghiệp Nhật bản phân bố không đều trên lãnh thổ
+ Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ven bờ phía Nam Thái Bình Dương (DC).
- Giải thích:
+ Vùng biển ven Thái Bình Dương có đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh kín thuận tiện cho xây dựng các hải cảng. Đồng thời đây cũng là vùng tập trung đông dân cư, lao động, các cơ sở phát triển kinh tế của Nhật,.... tạo tiền đề cho việc hình thành các trung tâm công nghiệp.
 + Nhật Bản nghèo tài nguyên để phát triển công nghiệp nên nguyên -nhiên-vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên các trung tâm công nghiệp phải phân bố ở vùng ven biển để thuận tiện cho việc nhập khẩu.
 + Hàng công nghiệp của Nhật được bán ra thị trường thế giới nhiều nên cũng phải đặt các trung tâm công nghiệp ở gần biển để tiết kiệm chi phí sản xuất; vận chuyển; hạ giá thành
+ Nguyên nhân khác: Hạn chế được ô nhiễm môi trường vùng nội địa, Mặt khác, vùng biển này thông ngay ra vùng biển quốc tế nên thuận tiện cho việc đi lại của Nhật Bản
0.5
0.5
1.0
IV
5.0
1
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên bang Nga thời kì 1995 - 2005.
2.5
- Xử lí số liệu: 
Bảng: Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên bang Nga thời kì 1995 - 2005 (Đơn vị: %)
Năm
1995
2001
2003
2005
Dầu mỏ
100
111.5
131.1
154.1
Than
100
101.0
108.6
110.2
Giấy
100
140.0
160.0
187.5
Thép
100
120.8
125.0
138.1
- Vẽ biểu đồ: Biểu đồ đường 100
- Yêu cầu: Chính xác, đầy đủ (tên biểu đồ, chú giải, đơn vị)
Lưu ý: Thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm
0.5
2.0
2
Nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên bang Nga thời kì 1995 - 2005.
2.5
a. Nhận xét:
- Nhìn chung, sản lượng một số ngành công nghiệp của Liên bang Nga đều có xu hướng tăng (DC)
- Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sản lượng một số ngành công nghiệp của Liên bang Nga không giống nhau:
+ Tăng nhanh nhất là sản lượng ngành CN giấy (DC)
+ Thứ hai, là sản lượng ngành CN Dầu mỏ (DC)
+ Tăng chậm nhất là sản lượng CN than (DC)
b. Giải thích:
- Sản lượng một số ngành công nghiệp của Liên bang Nga đều có xu hướng tăng do: LBN có điều kiện thuận lợi phát triển CN, xác định các ngành CN là ngành xương sống nền kinh tế, đường lối phát triển phù hợp
- Sản lượng các ngành CN tăng không giống nhau do: thị trường, chính sách phát triển
0.5
1.0
1.0
Tổng số điểm toàn bài
20.0
 Lưu ý ‎: Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như quy định.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
(Đề thi gồm có 01 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn thi: ĐỊA LÍ
Ngày thi: 04 tháng 10 năm 2018
Thời gian làm bài: 180 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu I (2,0 điểm):
1. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
2. Tại sao ở nhiều nước đang phát triển thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta có thế mạnh phát triển cây công nghiệp?
Câu II (1,0 điểm):
Phân tích mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm đa dạng sinh học.
Câu III (2,0 điểm):
1. Ý nghĩa việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta tại vùng đặc quyền kinh tế.
2. Phân tích ảnh hưởng của hình thể lãnh thổ nước ta tới hoạt động giao thông vận tải.
Câu IV (2,0 điểm):
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nêu sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
2. Tại sao vùng đồi núi nước ta địa hình bị xâm thực mạnh?
Câu V (3,0 điểm):
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
Năm
2005
2006
2007
2010
- Sản lượng (nghìn tấn)
3467
3722
4200
5142
+ Khai thác
1988
2027
2075
2414
+ Nuôi trồng
1479
1695
2125
2728
- Giá trị sản xuất (tỉ đồng)
63678
74493
89694
153170
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
- Nhận xét và giải thích sự thay đổi giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
Câu
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu I (2,0 đ)
1
Ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
1,00
- Cần phải nghiên cứu kĩ và toàn diện về điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
- Sự can thiệp của con người sẽ làm thay đổi hoàn cảnh tự nhiên xung quanh.
- Sự can thiệp của con người có thể dẫn tới những hậu quả trái với ý muốn của con người (dẫn chứng).
0,25
0,25
0,5
2
Tại sao các nước đang phát triển thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp?
1,00
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều thuận lợi cho cây công nghiệp phát triển.
- Đất phong phú: Đất feralit thích hợp với cây công nghiệp lâu năm. Đất phù sa thích hợp với cây công nghiệp hàng năm.
- Dân cư đông, lao động dồi dào, giá rẻ, có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.
- Thị trường tiêu thụ lớn, chính sách...
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu II (1,0 đ)
Phân tích mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm đa dạng sinh học.
1,00
- Sinh vật muốn phát triển và tồn tại cần hội tụ đầy đủ các yếu tố thích hợp: Nhiệt độ, nước, ánh sáng, đất đai, thức ăn...
- Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm các yếu tố trên bị biến đổi làm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các loài sinh vật và đa dạng sinh học.
- Cụ thể nhiều loài động, thực vật buộc phải thích nghi như: thay đổi sự phân bố, thời gian sống hoặc suy giảm, thậm chí tuyệt chủng do biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Sự giảm sút đa dạng sinh học như vậy, cùng với sự giảm sút về chất lượng, diện tích rừng đã thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng biến đổi khí hậu toàn cầu.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu III (2,0 đ)
1
Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta tại vùng đặc quyền kinh tế.
1,00
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tự do lưu thông hàng hải, hàng không.
- Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta giúp khai thác tài nguyên phát triển kinh tế.
- Tạo việc làm cho ngư dân.
- Khẳng định, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, góp phần giữ vững an ninh vùng biển của Tổ quốc.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Phân tích ảnh hưởng của hình thể lãnh thổ nước ta tới hoạt động giao thông vận tải.
1,00
- Hình thể lãnh thổ nước ta tạo điều kiện cho phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải.
- Đường bờ biển dài có nhiều vịnh biển thuận lợi cho phát triển giao thông đường biển, tạo mối liên hệ giao lưu trong nước và quốc tế...
- Lãnh thổ kéo dài nên việc tổ chức liên kết giao giao thông gặp nhiều khó khăn
- Bề mặt nhiều đồi núi gây khó khăn cho phát triển giao thông vận tải nhất là mùa mưa.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu IV (2,0 đ)
1
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nêu sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
1,00
- Vị trí: Vùng núi Trường Sơn Bắc từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. Vùng núi Trường Sơn Nam từ dãy Bạch Mã đến khối núi cực Nam Trung Bộ.
- Độ cao: Trường Sơn Bắc thấp hơn Trường Sơn Nam.
- Hướng địa hình: Vùng núi Trường Sơn Bắc có hướng TB - ĐN. Vùng núi Trường Sơn Nam hướng vòng cung chủ đạo.
- Hình thái: Vùng núi Trường Sơn Bắc hẹp ngang, cao ở hai đầu, ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi. Vùng núi Trường Sơn Nam có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông và sườn Tây.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Tại sao vùng đồi núi nước ta địa hình bị xâm thực mạnh?
1,00
- Vùng đồi núi chiếm ¾ diện tích cả nước, bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc khá lớn.
- Chế độ nhiệt, ẩm dồi dào, lượng nhiệt nhận được trong năm lớn, lượng mưa trung bình năm cao.
- Nhiều khu vực đồi núi bị mất lớp phủ thực vật.
- Lớp vỏ phong hóa dày nhưng được cấu tạo bởi các vật chất bở rời.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu V (3,0 đ)
1
Vẽ biểu đồ:
1,50
* Yêu cầu
- Vẽ chính xác: Biểu đồ kết hợp cột chồng và đường (sản lượng vẽ cột chồng, giá trị sản xuất vẽ đường).
- Có chú giải, tên biểu đồ.
- Đảm bảo khoảng cách năm.
- Chính xác và đủ về số liệu trên biểu đồ.
Chú ý:
+ Vẽ biểu đồ khác không cho điểm.
+ Nếu thiếu hoặc sai mỗi nội dung trừ 0,25 điểm.
2
Nhận xét và giải thích
1,50
* Nhận xét:
- Giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2005- 2010 tăng 2,4 lần (tăng lên 89492 tỉ đồng).
- Giá trị sản xuất thủy sản tăng không đều. Từ năm 2005 đến 2006 tăng 1,16 lần (10815 tỉ đồng). Từ năm 2006 đến 2007 tăng 1,2 lần (15201 tỉ đồng).
(không có số liệu CM không cho điểm)
* Giải thích:
- Do sản lượng ngành thủy sản tăng.
- Do chính sách hợp lí, công nghệ chế biến...
- Giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh chủ yếu do nước ta đã mở rộng thị trường tiêu thụ ...
- Giá trị sản xuất thủy sản tăng không đều chủ yếu là do biến động của thị trường thế giới.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Tổng số câu: I+II+III+IV+V = 10,00 điểm
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh THPT không chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1. (2,5 điểm) 
 a. Tại sao Nhật Bản thường xuyên có động đất, núi lửa?
 b. Giữa các ngành công nghiệp trí tuệ và các ngành công nghiệp truyền thống có điểm gì khác nhau? Tại sao Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ?
Câu 2. (2,0 điểm)
 a. Điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì có thuận lợi gì đối với sự phát triển công nghiệp?
 b. Trình bày sự thay đổi không gian sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Hoa Kì.
Câu 3. (2,5 điểm)
 a. Chứng minh rằng Liên minh châu Âu (EU) là một trong những tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công nhất trên thế giới.
 b. Những năm gần đây bão, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng ở nước ta và các nước trên thế giới liên quan đến vấn đề nào? Cho biết nguyên nhân của vấn đề đó? Theo em chúng ta cần phải làm gì để ứng phó với tình trạng này?
Câu 4. (3,0 điểm) 
Dựa vào bảng số liệu sau:
Giá trị xuất, nhập khẩu của nhóm nước phát triển và đang phát triển 
năm 1990 và năm 2004 (đơn vị: tỉ USD)
Năm
Nhóm nước
1990
2004
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng xuất nhập khẩu
Đang phát triển
990,4
971,6
1962,0
3687,8
3475,6
7163,4
Phát triển
2337,6
2456,0
4793,6
5357,5
5840,7
11198,2
 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh quy mô và cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu giữa nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển năm 1990 và 2004.
 b. Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét.
-----Hết-----
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Thí sinh được sử dụng Atlat địa lý Việt Nam.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh THPT không chuyên
(Hướng dẫn chấm gồm: 3 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1.
(2,5 điểm)
a. Nhật Bản thường xuyên có động đất, núi lửa vì: 
- Nhật Bản nằm trong vùng không ổn định của vỏ trái đất.
- Nằm trong vành đai động đất núi lửa khu vực Thái Bình Dương.
b. Sự khác nhau giữa các ngành công nghiệp trí tuệ và các ngành công nghiệp truyền thống:
Công nghiệp truyền thống
Công nghiệp trí tuệ
- Được phát triển từ lâu.
- Mới phát triển trong những thập niên gần đây.
- Sử dụng nhiều nguyên liệu và nhiều lao động trong sản xuất.
- Sử dụng ít nguyên liệu và ít lao động trong sản xuất.
- Nhiều ngành, nhiều công đoạn không yêu cầu cao về kĩ thuật.
- Yêu cầu cao về khoa học kĩ thuật. 
- Lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề thấp hơn.
- Lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao (công nhân tri thức là chủ yếu).
- Phân bố chủ yếu ở các nước kinh tế đang phát triển.
- Phân bố chủ yếu ở các nước kinh tế phát triển.
* Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ vì:
+ Nhật Bản nghèo tài nguyên khoáng sản, phải nhập nhiều nguyên liệu lệ thuộc thị trường.
+ Nhật Bản có lợi thế về nguồn lao động tay nghề cao, năng động.
+ Phù hợp với xu thế chung của cách mạng khoa học kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2.
(2,0 điểm)
a. Các điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì thuận lợi phát triển công nghiệp:
- Dân số đông thứ 3 trên thế giới (296,5 triệu người năm 2005) nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Người nhập cư đã đem lại cho Hoa Kì nguồn tri thức, vốn và lược lượng lao động lớn mà ít phải mất chi phí đầu tư ban đầu.
- Hoa Kì sớm trở thành nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế thị trường điển hình, phát triển mạnh công nghiệp từ lâu đời.
- Có trình độ 

File đính kèm:

  • docxky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_thpt_mon_dia_li_so_giao_duc_v.docx