Nghiên cứu đọc hiểu văn bản và dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường Phổ thông

 Improving competency of reading comprehension narrative texts is not only a

requirement for teachers and students in high school, it is also an important factor in building and

expanding knowledge and improve the lifelong learning competency of each individual involved

in the fields of social life. The article deals with some theoretical issues about teaching reading

comprehension text in high schools.

pdf 4 trang phuongnguyen 18140
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đọc hiểu văn bản và dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đọc hiểu văn bản và dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường Phổ thông

Nghiên cứu đọc hiểu văn bản và dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường Phổ thông
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 31-34 
31 
Email: hoangbachviet1978@gmail.com 
NGHIÊN CỨU ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ DẠY HỌC ĐỌC HIỂU 
TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 
Hoàng Bách Việt - Bộ Giáo dục và Đào tạo 
Ngày nhận bài: 02/11/2019; ngày chỉnh sửa: 18/11/2019; ngày duyệt đăng: 25/11/2019. 
Abstract: Improving competency of reading comprehension narrative texts is not only a 
requirement for teachers and students in high school, it is also an important factor in building and 
expanding knowledge and improve the lifelong learning competency of each individual involved 
in the fields of social life. The article deals with some theoretical issues about teaching reading 
comprehension text in high schools. 
Keywords: Reading comprehension text, teaching reading comprehension, literature work. 
1. Mở đầu 
Đọc hiểu, dạy học đọc hiểu và đánh giá năng lực đọc 
hiểu theo chuẩn đã trở thành nội dung đổi mới trong dạy 
học văn bản và văn bản nghệ thuật hư cấu trong những 
thập kỉ gần đây. 
Khởi đầu của tư tưởng đọc hiểu là để đáp ứng nhu 
cầu nâng cao dân trí cho mọi công dân bằng cách học 
suốt đời, qua đó để mở rộng hiểu biết và chủ động ứng 
xử phù hợp với tự nhiên, xã hội, con người và với bản 
thân để sống cuộc đời hạnh phúc và có ý nghĩa. Bài viết 
này đề cập một số vấn đề lí luận về dạy học đọc hiểu văn 
bản trong nhà trường phổ thông. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Tính thời sự của vấn đề đọc hiểu 
Tư tưởng đọc hiểu đã được manh nha từ thời cổ 
đại. Ở phương Tây thì “cứ đọc đi rồi dần dần bạn sẽ 
quen và dần dần sẽ hiểu được phần nào những điều 
lí thú từ sách” (Aristôt), còn ở phương Đông thì “Bất 
độc thi, vô dĩ ngôn” (Khổng Tử) và sau này đọc hiểu 
mới được tập trung nghiên cứu ở Âu Mĩ vì áp lực của 
sự phát triển khoa học kĩ thuật với nhu cầu cuộc sống 
hiện đại. 
Về mặt lí thuyết, trước hết phải trả lời câu hỏi 
“Đọc hiểu là gì?” - nghĩa là phải tìm hiểu cách định 
nghĩa, xác định khái niệm, mà định nghĩa thì bao giờ 
cũng phiến diện so với bản thể của đối tượng nghiên 
cứu. Vì thế mà có người cho rằng “đọc hiểu” là khái 
niệm bao gồm “hành động đọc” và “hành động 
hiểu”. Chúng tôi quan niệm, “đọc hiểu” là khái niệm 
chỉ rõ hành động đọc và mục đích đọc để hiểu. Đây 
là một khái niệm gồm hai yếu tố đọc và hiểu liên 
quan với nhau. Đọc là khởi nguồn quyết định hiệu 
quả đọc. Chuỗi âm thanh phát ra trong không gian 
khi đọc văn không còn nguyên vẹn là của người đọc 
mà đã là một cái gì khác được người đọc nhận lại. 
Chính vì vậy, có thể nói, hành động đọc đã được đền 
đáp bằng sự vọng lại của âm thanh bắt đầu chuyển 
hóa vào tâm trí. Những vọng âm ấy được tạo ra vốn 
là của người đọc nhưng khi nó được dội trở lại với 
vận tốc và âm lượng mới như một tiềm năng khác 
được phát hiện trong đọc hiểu. 
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, xem trọng âm 
thanh để tạo ra ý nghĩa bởi sự đồng cảm, trải nghiệm 
và xúc động tâm hồn. Thanh điệu tiếng Việt với các 
dấu nhấn về âm điệu hơn là về từ. Có thể nói, kiến 
thức và ý nghĩa được hình thành trong quá trình đọc 
hiểu bởi sự tiếp thu bằng lời đọc sẽ giàu có hơn 
trong chữ viết. Đọc làm tăng cảm giác tinh tế liên 
quan đến âm thanh chắc hẳn sẽ được bảo tồn. Nghĩa 
được hiểu bởi việc đọc và nghe. Ý nghĩa tác phẩm 
được hiểu sâu hơn bởi việc nghe khi vận dụng các 
hành động đọc. 
Phải đọc văn và xem trong tác động của hành 
động đọc vào quá trình hiểu là thế. Còn hiểu thì sao? 
Hành động đọc không phải là sự bắt chước bị động 
mà là sự đấu tranh giữa hai lựa chọn: một là thủ thuật 
quyến rũ của tác giả trong sáng tạo đã thấm vào quá 
trình viết tác phẩm; hai là sự tồn nghi chính đáng của 
năng lực văn hóa người đọc. Họ biết mình là người 
tham dự vào quá trình sản sinh ý nghĩa tác phẩm bằng 
sự chuyển hóa và bổ sung những “chỗ trống, chỗ 
chờ” từ tác phẩm để nó có ý nghĩa thỏa đáng. 
Đọc hiểu bao gồm quá trình phân tích, tiếp nhận 
lời nói và hiểu lời nói. Đây là quá trình nhận biết 
chất liệu lời nói được thể hiện thành từ, câu, âm 
vang nào đó; đồng thời là quá trình hiểu ý nghĩa của 
lời nói và nhận thức xem ý nghĩa đó được thể hiện 
bằng cách nào. 
Theo Proust, mỗi từ giữ lại trong hình hài và âm 
hưởng của nó vẻ đẹp nguồn gốc tráng lệ xa xưa một 
sức mạnh gợi nhớ ít nhiều cũng bằng sức mạnh chứa 
đựng trong nghĩa chính xác của nó. Đó là ái lực xưa 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 31-34 
32 
cũ và bí ẩn giữa tiếng mẹ đẻ và độ nhạy cảm của 
người đọc đã tạo nên tính nhạc tiềm tàng có thể nhận 
ra. Hiện đại và truyền thống không chỉ can dự vào 
ngôn ngữ nghệ thuật mà còn là vấn đề văn hóa. Chỉ 
có tài năng và chiều sâu văn hóa mới quyết định được 
cấp độ người đọc tinh hoa. 
Bản chất đọc hiểu là quá trình nhận thức tích cực, 
chủ động của người đọc biết vận dụng khả năng tư 
duy phức hợp từ bậc thấp như tư duy logic, tư duy hệ 
thống đến tư duy bậc cao; không chỉ dừng lại ở năng 
lực nhận thức, đánh giá và thưởng thức tác phẩm mà 
còn biết tách biệt chủ thể tư duy của mình thành đối 
tượng suy nghĩ như phản tư, tự nhận thức của bản 
thân, chiêm nghiệm bằng trực giác, linh cảm. Tư duy 
bậc cao đòi hỏi trí óc hoạt động đồng thời giữa đối 
tượng khách thể và bản thân chủ thể để thăm dò và 
khai thác tiềm năng sáng tạo của bộ óc. 
Từ quá trình nhận thức tích cực, chủ động của 
người đọc sẽ dẫn tới hệ luận là nhận thức điều gì? Lí 
thuyết đọc hiểu đều thống nhất “hiểu” là khám phá 
ra những điều ẩn chứa về ý nghĩa, ý nghĩa và ý vị 
nhân sinh trong tác phẩm bằng những hành động đọc 
khác nhau: đọc kĩ thì hiểu sâu sự thật; đọc trải nghiệm 
sáng tạo thì dễ hòa mình vào cái đẹp của tác phẩm; 
đọc diễn cảm thì bắt nhịp được cảm xúc, nguồn nuôi 
dưỡng tình người trong tác phẩm. 
Quá trình nhận thức trong đọc hiểu là quá trình 
thụ nghĩa ban đầu từ tác phẩm đến việc chuyển nghĩa 
giữa tác phẩm và người đọc, nó bao hàm sự gợi dẫn 
của tác giả bằng “kết cấu vẫy gọi” và sự hấp dẫn của 
“chân trời đón đợi” nơi người đọc. 
Cuối cùng là sự thương lượng ý nghĩa trong một 
trường nghĩa rất rộng của lịch sử tiếp nhận tác phẩm 
ấy. Điều cốt yếu ở đây là người đọc phải biết xử lí 
mối quan hệ biện chứng giữa ý nghĩa lịch sử của tác 
phẩm khi nó ra đời với ý nghĩa thời sự khi tác phẩm 
được đọc. Đây không chỉ là sự dung hòa, một thái độ 
khoan dung biết lắng nghe những tiếng nói khác nhau 
để thương lượng và điều ứng ý nghĩa giữa nội dung 
tư tưởng và hình thức nghệ thuật, giữa “khoảng cách 
thẩm mĩ” và “sự đồng nhất thẩm mĩ”, giữa tính văn 
học và tính xã hội của tác phẩm. 
Cách nhìn nhận theo quan niệm này sẽ đưa quá 
trình đọc văn nói chung của xã hội vào quá trình đọc 
hiểu văn mang tính giáo dục nhân cách, phẩm chất 
và đào tạo năng lực văn hóa cho học sinh. Nói khác 
đi, dạy học Ngữ văn sẽ không quá đề cao đến khối 
lượng tri thức văn chương như một “thánh địa xa vời” 
mà chú trọng hơn đến kiến thức nền tảng, cơ bản để 
học sinh vận dụng được trong đọc hiểu tốt hơn. Như 
thế bạn đọc - học sinh không những hiểu văn học là 
gì mà còn hiểu văn học để làm gì. 
2.2. Tính hiện đại của vấn đề đọc hiểu 
Tư duy lí luận đọc hiểu không dừng lại với những 
khái quát chung trừu tượng về bản chất đọc hiểu. Quá 
trình nhận thức là sự vận động đi từ trực quan sinh 
động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng đến 
thực tiễn. Theo Mác, đó là con đường duy nhất để 
xác định chân lí. 
Trước hết, chúng ta hiểu vì sao đọc hiểu nhận 
thức tích cực và sáng tạo của người đọc. 
Thứ nhất, con người là một động vật có trí tuệ 
năng sản. Trí tuệ ấy phối hợp nhuần nhuyễn giữa tư 
duy như một bản chất sống của con người (“Tôi tư 
duy tức là tôi tồn tại” - câu nói bất hủ của nhà triết 
học người Pháp René Dercaster). Tư duy còn là khả 
năng vô hạn được phối hợp với trí tưởng tượng để tạo 
nên tiềm năng sáng tạo của con người. 
Thứ hai, tác phẩm văn chương được sáng tạo để 
người đọc bao giờ cũng tìm thấy nghĩa lí của nói. Nó 
chân thật vì độ tin cậy của tư duy logic, bao gồm quan 
sát, cảm nhận, phán đoán, suy lí, khái quát hóa và 
đánh giá hiện thực. Ngoài ra, tác phẩm văn chương 
phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật để 
bộc lộ thái độ yêu ghét sau khi nhận thức chân xác 
về hiện thực đời sống xã hội. 
Nói cách khác, tác phẩm văn chương biểu lộ thế 
giới quan - cách nhìn sự vật và thể hiện nhân sinh 
quan - cách ứng xử nhân văn đối với con người không 
phải là “con người chung chung” mà là những số 
phận trong biển đời lận đận. 
Khi đề cập thế giới nghệ thuật trong tác phẩm là 
muốn nói rằng đó là một thế giới đang vận động và 
thay đổi không thể biết trước những gì sẽ xảy ra. Dù 
là vậy, nhưng chính quan niệm về xã hội, đời sống và 
quan niệm nghệ thuật về con người mà nhà văn lớn 
đã sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật để đời. 
Ngoài tính sinh động cụ thể của “con người này” nó 
còn là thời đại đã được thâu tóm vào tư tưởng, là sự 
kết tinh tài năng nghệ thuật của nhà văn. Từ tư tưởng 
chủ đề tác phẩm, người đọc mới có cơ sở diễn giải 
thành ý nghĩa mới của tác phẩm thông qua ngôn từ, 
hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng của nó để vượt qua những 
sở thích thời thượng và đam mê chốc lát cùng những 
hiện tượng rời rạc, cô lập của hiện thực đời sống. Vì 
thế mà tác phẩm văn học cho dù ở thời kì lịch sử nào 
vẫn không mất đi ý nghĩa của nó đối với người đọc 
trong những nền văn hóa khác nhau. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 31-34 
33 
Bên cạnh đó cũng cần hiểu sâu thêm bản chất đọc 
hiểu là quá trình kiến tạo nghĩa của cộng đồng, người 
đọc và sự diễn giải ý nghĩa mang tính lịch sử văn hóa 
có những nội dung giao kết với ý nghĩa nguyên thủy 
của tác phẩm. 
Đối với tác giả thì tác phẩm của họ chỉ được xem 
là người tạo nghĩa mang tính cục bộ cá nhân chứ 
không phải là người áp đặt được cái nghĩa phổ biến 
và ý nghĩa đích thực của tác phẩm cho mọi thời. Ý 
nghĩa đích thực và thỏa đáng của tác phẩm vẫn ẩn 
hiện trong trường diện mơ hồ và đa nghĩa đang chờ 
đợi tầm nhìn và văn hóa của người đọc. 
Để xác định được cách đọc hiểu theo quan điểm 
ngôn ngữ học hiện đại, người đọc phải nắm được 
cách vận dụng ngôn ngữ học chức năng. Người đọc 
cần nhận biết ngữ nghĩa thông qua mối quan hệ giữa 
“từ và vật” đến cú pháp thể hiện quan hệ ý nghĩa 
giữa các câu với đoạn văn và toàn bộ tác phẩm. Đó 
cũng chính là ý nghĩa được nhận ra từ cấu trúc hình 
tượng của tác phẩm. 
Ngoài ra, người đọc cần quan tâm đến chức năng 
ngữ dụng học thể hiện ở mối quan hệ giữa chủ thể 
phát ngôn và lời nói. Nội dung ý nghĩa này tương 
đương với ý nghĩa của tầng cấu trúc tư tưởng và ý 
vị nhân sinh tác phẩm khi người đọc hiểu được ý đồ 
sáng tạo, hiểu tư tưởng, tình cảm và cách viết của 
tác giả. Như thế, tác giả cũng được khích lệ bởi dự 
kiến được người đọc giả định, ẩn tàng một cách 
đáng tin cậy. 
Nhờ có tính đồng nhất về cấu trúc tâm lí như sự 
ghi nhận, kí ức, cảm giác, biểu tượng và khái niệm, 
con người có thể tạo ra được các suy luận và hình 
thức logic khác nhau. Đó là cơ sở để con người có 
thể hiểu nhau và có được tính tương đương trong thao 
tác tư duy bằng ngôn ngữ. 
Nhiệm vụ quan trọng của năng lực hiểu trong đọc 
hiểu không gói gọn trong việc nhận biết hình thức 
ngôn từ trong tác phẩm được xem là tín hiệu. Hiểu ý 
nghĩa của tín hiệu trong phát ngôn là hiểu sự mới mẻ 
của nó so với cách hiểu thông dụng. Hiểu trong đọc 
hiểu thực ra là hiểu ý nghĩa của kí hiệu thẩm mĩ thông 
qua hình thức đơn nhất, ổn định về mặt nghĩa nội tại 
của tín hiệu. Tín hiệu ngôn ngữ không có nhiều khả 
năng thích ứng với những điều kiện biến đổi của hoàn 
cảnh phát ngôn trong đọc hiểu. Hiểu một diễn ngôn 
của người khác có nghĩa là tìm cho nó một vị trí cần 
có trong bối cảnh tương ứng. Mọi sự hiểu đích thực 
đều mang tính tích cực và là sự manh nha của sự đáp 
lời người nghe, người đọc. Mọi sự hiểu nghĩa của tác 
phẩm đều do đối thoại trong giao tiếp văn học nghệ 
thuật của người đọc kể cả tác giả với tư cách là người 
đọc đặc biệt, đầu tiên, mà ra. Bởi vậy, ý nghĩa của tác 
phẩm không “cư ngụ” trong ngôn từ, không phải 
trong lòng tác giả mà trong tâm trí người đọc. Ý 
nghĩa ấy là kết quả tác động qua lại giữa người viết 
và người đọc dựa trên chất liệu phức hợp âm thanh 
được cảm nhận với một sự thức tỉnh mới. 
Cuối cùng, nếu chỉ dừng lại trong bản chất đọc 
hiểu là quá trình nhận thức tích cực sáng tạo và 
thương lượng ý nghĩa trong tác phẩm và về tác phẩm 
thì vẫn chưa đủ. Bất kì hiện tượng vật chất hay tinh 
thần nào trong thế giới này đều được coi là một văn 
bản có ý nghĩa. Nhưng nghĩa và ý nghĩa ấy phải có 
“nghĩa lí” được chấp nhận của cộng đồng xã hội 
thành một giá trị. 
Sự tồn tại cái đẹp cao thượng của tác phẩm văn 
chương là sự cộng sinh với ý tốt, lời hay và hành 
động đẹp của điều thiện. 
2.3. Thành tựu nghiên cứu đọc hiểu 
Đọc hiểu như một lí thuyết đọc được phát triển từ 
Jonathal Culler và Tzevan Todorov với thi pháp cấu 
trúc thể loại và tác phẩm, thực chất là lí thuyết đọc. 
Không chỉ thế, xa hơn còn có thể kể tới những phác 
thảo của Roland Barthers về “Khối tạo nghĩa”, của 
Iuri Lotman về “Cấu trúc văn bản nghệ thuật”, của 
M.Fouucault về “từ và vật” và của M. Bakhtin về 
“đối thoại” trong đọc hiểu. 
Trực tiếp bàn về đọc hiểu chỉ thực sự bắt đầu từ 
cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. Đó là những ánh 
hồi quang làm sống động lí thuyết và bổ sung trên cơ 
sở nghiên cứu, vận dụng của ngành lí luận phê bình 
văn học và giảng dạy văn học. 
Ngoài thi pháp cấu trúc, thành tựu nghiên cứu và 
vận dụng lí thuyết đọc hiểu còn chịu ảnh hưởng của 
các khuynh hướng phê bình mới Anh - Mĩ năm 1020-
1960, và trào lưu hiện tượng học cùng tiếp nhận văn 
học của R.Ingarden, R.Jaup và W.Iser, M.Naumann, 
Sented, Kopecsi, Khơrápchencô, Borrit Mâylăc, 
Nguyễn Lai, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Đình Sử, 
Huỳnh Vân, Hoàng Phong Tuấn, cùng đó là thi 
pháp học của Bakhtin, Umbéctô Êcô, Đỗ Đức Hiểu, 
Trần Đình Sử, Phương Lựu 
Nội dung lí thuyết đọc hiểu được nghiên cứu khá 
toàn diện trong những năm gần đây. Một số tác giả 
nước ngoài và Việt Nam đi sâu vào bản chất đọc hiểu 
và hành động đọc hiểu như Witser, Ingarden, 
Anderson, Winch, Nguyễn Thanh Hùng. Một số khác 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 31-34 
34 
lại tìm hiểu quá trình đọc như hệ thống lĩnh hội, tiếp 
nhận bao gồm cả sự hồi ứng của người đọc như Phan 
Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng, Harvey, Goudvis, 
Rosenblatt, Phạm Thị Thu Hương, Hoàng Thị Mai 
Xét từ bản chất đọc hiểu là quá trình nhận thức 
tích cực sáng tạo của người đọc, một số tác giả đã cố 
gắng làm rõ các giai đoạn và cấp độ nhận thức gắn 
liền với các dạng tư duy trong đọc hiểu văn bản như 
Bloom, Langer, Ruddell, Chapman, Meister, Nguyễn 
Thị Hồng Nam. Đối với họ, lí thuyết nhận thức và lí 
thuyết biểu hiện được vận dụng thường xuyên để 
người đọc chủ động giải mã thông điệp nghệ thuật và 
kiến tạo ý nghĩa cho văn bản. 
Xuất phát từ lí thuyết diễn ngôn và dụng học văn 
học, các tác giả Winch, Anderson, nhóm nghiên cứu 
đọc (Reading Study Group) hay Rosenblatt, 
Goudvis, Birch, Diệp Quang Ban đều chỉ ra các 
nhân tố quan trọng chi phối trực tiếp kết quả đọc 
hiểu văn bản. Những nhân tố đó là văn cảnh, ngữ 
cảnh, bối cảnh tri thức, bối cảnh văn hóa, xã hội, 
chính trị luôn là một áp lực đối với người đọc, văn 
bản và tác giả. 
Khuynh hướng chung của dụng học văn học là 
không chỉ dựa vào ngữ nghĩa để tìm nghĩa của văn 
bản đọc mà chủ yếu dựa vào hành động suy luận diễn 
giải, một cách đọc hiểu xem xét ngôn ngữ và việc sử 
dụng ngôn ngữ tác phẩm để làm gì chứ không phải 
biết ngôn ngữ là cái gì. Họ không chỉ phân tích diễn 
ngôn tác phẩm có ý nghĩa gì mà tìm hiểu tác phẩm có 
ý nghĩa như thế nào đối với người đọc và xã hội. 
Những tác giả này cho rằng không có một thứ ý nghĩa 
biệt lập nào lại tồn tại trong văn bản mà là sự tiềm ẩn 
của nhiều nghĩa mang đặc quyền được ưu tiên và 
được thừa nhận từ trước, chi phối ý nghĩa tác phẩm. 
Nhìn nhận về lợi ích của việc cụ thể hóa quá trình 
đọc hiểu văn bản tác phẩm và xét trên quan điểm 
phương pháp luận sư phạm, nhiều tác giả đã chú ý 
làm sinh động hóa phương pháp dạy học đọc hiểu 
một cách đồng bộ, trong đó tạo nên sự kết nối hợp lí 
để hướng dẫn học sinh tự lực đọc hiểu bằng những 
ma trận, bản đồ tư duy, kĩ năng đọc, chiến thuật đọc, 
mô hình đọc hiểu, cấp độ đọc hiểu cho học sinh phổ 
thông. Đáng kể là sự đề xuất 3 cấp độ đọc của Trần 
Đình Sử, mô hình đọc hiểu tác phẩm văn chương theo 
thể loại và kĩ năng đọc hiểu của Nguyễn Thanh 
Hùng; ngoài ra còn có chiến thuật đọc hiểu của Phạm 
Thị Thu Hương và các cấp độ đọc hiểu của Hoàng 
Hòa Bình và Nguyễn Thị Hồng Nam. 
3. Kết luận 
Tóm lại, lí thuyết đọc hiểu tác phẩm văn chương 
và cách vận dụng chúng trong nhà trường không chỉ 
giới hạn trong hành động đọc, cấp độ đọc, chiến thuật 
đọc để hiểu ý nghĩa cũng như giá trị của văn bản đọc 
mà còn giúp học sinh mở rộng kiến thức về đặc điểm 
của tác phẩm văn chương, về tính “mở” để tự hoàn 
thành cùng hiệu quả biết cách đọc của công chúng. 
Sự tác động qua lại giữa kí hiệu nghệ thuật và hành 
động đọc hiểu tạo ra hiệu quả đó. 
Từ tác phẩm tưởng như đơn nghĩa đối với cấu trúc 
bền vững, bạn đọc - học sinh sẽ chinh phục nó với rất 
nhiều tiếp điểm được lí giải và quy chiếu ý nghĩa phù 
hợp thỏa đáng mà không làm mất đi giá trị ổn định 
của tác phẩm và giá trị mở ra ở người đọc. 
Có thể tạm thời tìm nơi “cư ngụ” nghĩa tác phẩm 
trên mặt bằng hiển hiện của ngôn từ tác phẩm. Ý 
nghĩa là sự giao thoa giữa điều muốn bày tỏ của nhà 
văn với hiệu quả thẩm mĩ của văn bản nghệ thuật 
cũng có thể hiểu là ý nghĩa toát ra từ cơ cấu hình 
tượng tác phẩm. Nghĩa lí của tác phẩm là nguồn cội 
dẫn đến những hồ nghi để phủ định sai lầm trong 
nhận thức giản đơn, ngây thơ về cuộc sống và nghĩa 
tình với hiệu ứng thấu cảm của tâm hồn có nguồn gốc 
sâu xa từ sự thanh lọc qua sự bùng nổ các xúc cảm 
trái chiều để tạo ra sự hài lòng với niềm vui mới ở 
người đọc. 
Tài liệu tham khảo. 
[1] Nguyễn Viết Chữ (2010). Phương pháp dạy học tác 
phẩm văn chương (theo loại thể). NXB Đại học Sư 
phạm Hà Nội. 
[2] Nguyễn Thanh Hùng (2011). Kĩ năng đọc hiểu Văn. 
NXB Đại học Sư phạm. 
[3] Phạm Thị Thu Hương (2006). Đọc hiểu và chiến 
thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông. 
NXB Đại học Sư phạm. 
[4] Mortimer J. Adler - Charles Va (2008). Đọc sách 
như một nghệ thuật. NXB Lao động - Xã hội. 
[5] Nguyễn Thị Hồng Nam (chủ biên) - Dương Thị 
Hồng Hiếu (2016). Giáo trình Phương pháp dạy đọc 
văn bản. NXB Đại học Cần Thơ. 
[6] Taffy E. Raphel và Efrieda H. Hiebert (2008). 
Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản. NXB Đại học 
Sư phạm. 
[7] Yuri M. Lotman (2004). Cấu trúc văn bản nghệ 
thuật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_doc_hieu_van_ban_va_day_hoc_doc_hieu_tac_pham_van.pdf