Nhận xét, đánh giá sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 6 theo CTGDPT 2018

Kết nối tri thức với cuộc sống - Nội dung sách gồm 9 chủ đề; cấu trúc của mỗi chủ đề gồm: Tên chủ đề, mục tiêu của chủ đề, hoạt động giáo dục theo chủ đề, đánh giá chủ đề. Tên các chủ đề gần gũi với tâm lý lứa tuổi học sinh, nhiều chủ đề hướng đến bản thân học sinh phù hợp với học sinh đầu cấp. Hs được khám phá bản thân, có kỹ năng giáo tiếp, hình thành các mối quan hệ bạn bè rộng mở, bước đầu biết tự lập, biết điều chỉnh, làm chủ cảm xúc, hành vi để dễ dàng hợp tác, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè.

- Các Hoạt động giáo dục theo chủ đề được thực hiện qua 4 bước: Khám phá - Kết nối - Thực hành - Vận dụng;

- Nội dung của hoạt động giáo dục theo chủ đề được biên soạn trong SGK được thể hiện ngắn gọn, đầy đủ, súc tích, sinh động và có quan hệ tương hỗ, gắn kết chặt chẽ với nội dung Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp nhằm đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chủ đề;

- Nội dung sách đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính thực tiễn, tính lô gic và phù hợp với đặc trưng của hoạt động trải nghiệm; các nhiệm vụ ở mỗi hoạt động rõ ràng, cụ thể. Các hoạt động học tập trong sách hầu như đều có hướng dẫn, gợi ý bằng các hình thức khác nhau như kênh hình, kênh chữ, tình huống bài tập trải nghiệm để cho học sinh dễ dàng tìm hiểu, thực hiện trải nghiệm.

- Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng, mang tính mở và linh hoạt, thu hút được sự tham gia tích cực của HS. Ngôn ngữ được sử dụng trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của HS lớp 6.

- Hình thức trình bày đẹp, hấp dẫn, hài hoà giữa kênh chữ, kênh hình.

 

doc 3 trang phuongnguyen 28140
Bạn đang xem tài liệu "Nhận xét, đánh giá sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 6 theo CTGDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận xét, đánh giá sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 6 theo CTGDPT 2018

Nhận xét, đánh giá sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 6 theo CTGDPT 2018
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 6 THEO CTGDPT 2018
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 
( DÙNG ĐỂ THAM KHẢO )
STT
Tên bộ sách
Ưu điểm nổi bật
 Nội dung chưa phù hợp
1
Kết nối tri thức với cuộc sống 
- Nội dung sách gồm 9 chủ đề; cấu trúc của mỗi chủ đề gồm: Tên chủ đề, mục tiêu của chủ đề, hoạt động giáo dục theo chủ đề, đánh giá chủ đề. Tên các chủ đề gần gũi với tâm lý lứa tuổi học sinh, nhiều chủ đề hướng đến bản thân học sinh phù hợp với học sinh đầu cấp. Hs được khám phá bản thân, có kỹ năng giáo tiếp, hình thành các mối quan hệ bạn bè rộng mở, bước đầu biết tự lập, biết điều chỉnh, làm chủ cảm xúc, hành vi để dễ dàng hợp tác, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè.
- Các Hoạt động giáo dục theo chủ đề được thực hiện qua 4 bước: Khám phá - Kết nối - Thực hành - Vận dụng;
- Nội dung của hoạt động giáo dục theo chủ đề được biên soạn trong SGK được thể hiện ngắn gọn, đầy đủ, súc tích, sinh động và có quan hệ tương hỗ, gắn kết chặt chẽ với nội dung Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp nhằm đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chủ đề;
- Nội dung sách đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính thực tiễn, tính lô gic và phù hợp với đặc trưng của hoạt động trải nghiệm; các nhiệm vụ ở mỗi hoạt động rõ ràng, cụ thể. Các hoạt động học tập trong sách hầu như đều có hướng dẫn, gợi ý bằng các hình thức khác nhau như kênh hình, kênh chữ, tình huống bài tập trải nghiệm để cho học sinh dễ dàng tìm hiểu, thực hiện trải nghiệm. 
- Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng, mang tính mở và linh hoạt, thu hút được sự tham gia tích cực của HS. Ngôn ngữ được sử dụng trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của HS lớp 6.
- Hình thức trình bày đẹp, hấp dẫn, hài hoà giữa kênh chữ, kênh hình.
2
Chân trời sáng tạo
- Cấu trúc sách gồm 9 chủ đề, Mỗi chủ đề bắt đầu với tên, tranh chủ đề cùng một thông điệp của chủ đề. Thông điệp đưa ra ý nghĩa khái quát nhất của chủ đề. 
- Các hoạt động của các chủ đề được thiết kế và triển khai theo tiếp cận của chu trình trải nghiệm gồm 4 giai đoạn: Khám phá kết nối – Rèn luyện kỹ năng – Vận dụng mở rộng – Tự đánh giá.
- Phần định hướng giới thiệu những nội dung cơ bản mà mỗi học sinh phải thực hiện để đạt được mục tiêu.
- Nhiều nội dung hiện đại, cập nhật và cần thiết giúp học sinh rèn luyện năng lực thích ứng với cuộc sống; Nội dung hoạt động hỗ trợ nhiều cho HS có thể hiểu mình và biết cách điều chỉnh để thích ứng với môi trường học tập, với sự thay đổi của tuổi dậy thì trên cơ sở kiến thức khoa học về các đặc điểm tâm lí đặc trưng của độ tuổi;
- Sách tạo sự kết nối giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, và cùng tham gia tổ chức thực hiện, đánh giá và cùng chung trách nhiệm trong việc đạt được mục tiêu của chương trình đặt ra; 
- Phương pháp và hình thức tổ chức để hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực ở HS được tiếp cận hiện đại và đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện mà hiệu quả;
- Nội dung chương trình hiện đại, cập nhật, thực tế, gắn với đời sống của học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh và phù hợp với vùng miền.
- Ngữ liệu trong hình ảnh số 1 – trang 9 chưa phù hợp dễ gây cho học sinh suy diễn, liên tưởng đến nội dung chưa phù hợp
- Trong cấu trúc của 1 chủ đề quá nhiều nhiệm vụ tạo cảm giác nặng nề cho học sinh.
- Mạch hoạt động hướng đến bản thân học sinh ít (chủ đề: Chăm sóc cuộc sống cá nhân). 
3
Cánh diều 
- Cấu trúc sách gồm 9 chủ đề; một chủ đề có thể được tổ chức trong tiết chào cờ, sinh hoạt lớp và hoạt động câu lạc bộ
- Hoạt động được thiết kế theo từng bước và có gợi ý để học sinh có thể tổ chức hoạt động cho nhóm hay cho lớp. Trong mỗi hoạt động, học sinh chính là chủ thể thực hiện; tinh thần trải nghiệm được thể hiện rõ ở mỗi bước tổ chức hoạt động và sản phẩm của hoạt động.
- Các yêu cầu cần đạt được trình bày ngay dưới mỗi chủ đề để giáo viên và học sinh định hướng được hoạt động;
- Các yêu cầu về phương tiện dạy học ở mức tối thiểu;
- Một số câu hỏi, bài tập và ngữ liệu trong sách giáo khoa chưa tạo điều kiện cho học sinh tự trải nghiệm vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống; chưa tạo điều kiện phát triển những phẩm chất nhân cách, kỹ năng sống hay là năng lực tâm lý xã hội giúp các em có thể thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân, biết sống tích cực và hạnh phúc.
- Nhiều nội dung chưa xây dựng những tình huống, bài tập trải nghiệm để học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế, chưa định hướng hành vi, hoạt động để các em dễ dàng vận dụng, trải nghiệm, thực hành, , rút ra bài học cần thiết.
- Chưa tập trung nhiều đến mạnh nội dung hướng đến bản thân học sinh.

File đính kèm:

  • docnhan_xet_danh_gia_sach_giao_khoa_hoat_dong_trai_nghiem_huong.doc