Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Dân cư và lao động Việt Nam

1. Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

- Năm 2006 dân số nước ta là 84,1 triệu người, thứ 3 ĐNA, 13 trên thế giới.

Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, bên cạnh đó gây trở ngại trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Có 54 dân tộc, đông nhất là người Kinh (86.2%)

đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đa dạng văn hoá , nhưng vẫn còn chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, nhất là đối với các dân tộc ít người, mức sống còn thấp.

2. Dân số tăng còn nhanh,cơ cấu dân số có sự biến đổi.

- Dân số nước ta tăng nhanh đặc biệt là nửa cuối thế kỷ XX:1954-1960 : 3,93, 1965-1970: 3,24%, 1970-1976: 3%.

- Thời kỳ 2000-2005 còn 1,32% đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao, mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.

Sức ép lên phát triển kinh tế, bảo vệ TNMT, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Cơ cấu dân số : từ 0-14 tuổi chiếm 27% đang có xu hướng giảm , nhóm người từ 15-59 tuổi chiếm 64,0% dân số, tỉ lệ cao, , từ 60 tuổi trở lên 9,0% đang có xu hướng tăng.

 LLLĐ dồi dào, trẻ nên năng động, sáng tạo, bên cạnh đó khó khăn trong giải quyết việc làm.

3. Phân bố dân cư chưa hợp lí

 

docx 13 trang quyettran 21180
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Dân cư và lao động Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Dân cư và lao động Việt Nam

Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Dân cư và lao động Việt Nam
Chuyên đề Dân cư và lao động Việt Nam
A . Kiến thức trọng tâm
BÀI 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC  TA
1. Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.
- Năm 2006 dân số nước ta là 84,1 triệu người, thứ 3 ĐNA, 13 trên thế giới.
ðNguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, bên cạnh đó gây trở ngại trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Có 54 dân tộc, đông nhất là người Kinh (86.2%)
ðđoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đa dạng văn hoá, nhưng vẫn còn chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, nhất là đối với các dân tộc ít người, mức sống còn thấp.
2. Dân số tăng còn nhanh,cơ cấu dân số có sự biến đổi.
- Dân số nước ta tăng nhanh đặc biệt là nửa cuối thế kỷ XX:1954-1960 : 3,93, 1965-1970: 3,24%, 1970-1976: 3%.
- Thời kỳ 2000-2005 còn 1,32% đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao, mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.
àSức ép lên phát triển kinh tế, bảo vệ TNMT, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Cơ cấu dân số : từ 0-14 tuổi chiếm 27% đang có xu hướng giảm , nhóm người từ 15-59 tuổi chiếm 64,0% dân số, tỉ lệ cao, , từ 60 tuổi trở lên 9,0% đang có xu hướng tăng.
à LLLĐ dồi dào, trẻ nên năng động, sáng tạo, bên cạnh đó khó khăn trong giải quyết việc làm.
3. Phân bố dân cư chưa hợp lí
- Mật độ dân số: 254 người/km2 (2006) à phân bố không đều
a/ Phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng – miền núi:
+ Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số à ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km2 , gấp 5 lần cả nước.
+ Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số à Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2 
b/ Phân bố chưa hợp lí giữa nông thôn và thành thị: 
+ Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm.
+ Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng.
- Nguyên nhân của dân số đông, gia tăng nhanh và phân bố chưa hợp lí: ĐKTN, KTXH, lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Hậu quả: Sử dụng lãng phí, không hợp lý lao động, khó khăn trong khai thác tài nguyên
4. Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta:
- Tuyên truyền và thực hiện chính sách KHHDS có hiệu quả.
- Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.
- Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
BÀI 17. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1. Nguồn lao động 
- Nguồn lao động dồi dào: Dân số hoạt dộng kinh tế ở nước ta chiếm 51,2% tổng số dân (42,53 triệu người) (năm 2005 ), mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động.
ðLà lực lượng quyết định phát triển kinh tế đất nước.
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất.
- Chất lượng lao động ngày được nâng cao, nguồn lao động đã qua đào tạo chiếm 25,0%.
ðVẫn chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, nhất là lao động có trình độ cao.
- Chất lượng lao động các vùng không đồng đều.
- Có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng lao động giữa thành thị và nông thôn.
2. Cơ cấu lao động 
a/ Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế cơ cấu này có sự thay đổi nhưng còn chậm
Lao động có xu hướng giảm ở khu vực 1 (57,3%), tăng ở khu vực 2 (18,2%) và 3 (24,5%). (năm 2005)Tuy nhiên lao động trong khu vực 1 vẫn còn cao àsự thay đổi trên nhờ vào cuộc CMKHKT và quá trình Đổi mới.
b/ Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
Giai đoạn 2000-2005, lao động ngoài Nhà nước chiếm 88,9% có xu hướng giảm, Nhà nước chiếm 9,5% có xu hướng giảm và có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,6% có xu hướng tăng
c/ Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn
 Lao động thành thị ngày càng tăng chiếm 25,0%, ở nông thôn giảm chiếm 75,0% (2005).
d/ năng suất lao dộng chưa cao:
Lao động nhìn chung năng suất còn thấp, quỹ thời gian lao động vẫn còn chưa được sử dụng triệt để, làm chậm sự chuyển biến trong thay đổi cơ cấu lao động
* Nguyên nhân của các xu hướng trên: 
- Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Do chính sách nhà nước về dân số và dân cư
- Nước ta thu hút đầu tư nước ngoài
- Nước ta đang đô thị hóa
- Nước ta đa dạng hóa thành phần kinh tế
3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết
a/ Vấn đề giải quyết việc làm
- Mặc dù mỗi năm nước ta đã tạo ra khoảng 1 triệu chỗ làm mới nhưng tình trạng việc làm vẫn còn gay gắt.
- Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,1%, còn thiếu việc làm là 8,1%. Thất nghiệp ở thành thị cao: 5,3%, thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%. Ở nông thôn, thất nghiệp là 1,1%, thiếu việc làm là 9,3%.
b/ Hướng giải quyết 
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động .
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
- Tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng XK.
- Đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
 Bài 18 ĐÔ THỊ HOÁ
Đặc điểm của đô thị hoá:
Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp:
* Quá trình đô thị hoá chậm:
Thế kỉ thứ III trước Công Nguyên đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa).
Thế kỉ XVI: Thành Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, ĐN, Phố Hiến.
Thời Pháp thuộc: Đô thị quy mô nhỏ. Chức năng hành chính, quân sự.
Từ 1945 - 1954: Quá trình Đô thị hóa diễn ra chậm.
- Từ 1954 - 1975:
+ Miền Nam: Phục vụ âm mưu thôn tính của đế quốc Mĩ.
+ Miền Bắc: Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.
Từ 1975 đến nay: Đô thị hóa có nhiều chuyển biến tích cực.
=> Trình độ đô thị hóa thấp:
Quy mô không lớn, phân bố tản mạn, nếp sống xen giữa thành thị và nông thôn làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế.
Tỉ lệ dân đô thị thấp.
Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới.
Tỉ lệ dân thành thị tăng:
- Từ 19,5% (Năm 1990) tăng lên 26,9% (Năm 2005).
Còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Phân bố đô thị giữa các vùng:
Năm 2006 cả nước có 689 đô thị, trong đó có 38 thành phố, 54 thị xã, 597 thị trấn.
Phân bố không đều giữa các vùng.
+ Vùng TD & MN BB có nhiều đô thị nhất gấp 3,3 lần ĐNB nơi có ít đô thị nhất
+ Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị.
Chất lượng đô thị lớn chưa đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế.
Mạng lưới đô thị:
Căn cứ vào số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp, mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại. Năm 2006 cả nước có 689 đô thị, trong đó có 38 thành phố, 54 thị xã và 597 thị trấn.
Loại đặc biệt: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào cấp quản lí.
Đô thị trực thuộc TW: 5 đô thị
Đô thị trực thuộc tỉnh.
Ảnh hưởngng cuả đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội: (Mối quan hệ)
- Tích cực:
+ Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các vùng.
+ Tiêu thụ nhiều sản phẩm hàng hoá lớn, đa dạng,	thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
tạo động lực phát triển.
+ Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Tiêu cực: Nảy sinh nhiều vấn đề:
+ Ô nhiễm môi trường.
+ An ninh trật tự xã hội,việc làm.
Những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hóa:
- Chú ý phát triển mạng lưới đô thị lớn vì nó là trung tâm, hạt nhân phát triển của
vùng.

Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.
Đảm bảo sự cân đối giữa tốc độ và quy mô dân số lao động của đô thị, số lao động
.B . Các bài tập thường gặp
BÀI 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC  TA
I. Nhận biết
Câu 1: Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 2: Dân số Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á sau các quốc gia nào sau đây?
A. Inđônêxia và Philippin.	B. Inđônêxia và Malaixia.
C. Inđônêxia và Thái Lan.	D. Inđônêxia và Mianma.
Câu 3: Theo số liệu thống kê tính đến năm 2006 , dân số nước ta là
A. 85,1 triệu người	B. 84,1 triệu người.
C. 86,1 triệu người.	D. 83,1 triệu người.
Câu 4: Theo số liệu thống kê tính đến năm 2006 , số người Việt sinh sống ở nước ngoài là
A. 32 triệu người	B. 23 triệu người.
C. 2,3 triệu người.	D. 3,2 triệu người.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư nước ta?
A. Tỷ suất sinh cao, tỷ suất tử cao. B. Dân số nước ta còn tăng nhanh.
C. Cơ cấu trẻ nhưng biến đổi nhanh chóng D. Nước ta có dân số đông, nhiều dân tộc.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số nước ta hiện nay?
A. Có nhiều dân tộc ít người.	B. Gia tăng tự nhiên rất cao.
C. Dân tộc Kinh là đông nhất.	D. Có quy mô dân số lớn.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân số nước ta?
A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.
B. Gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm.
C. Dân cư phân bố hợp lí giữa thành thị và nông thôn.
D. Đang có biến đổi nhanh về cơ cấu theo nhóm tuổi.
Câu 8: Gia tăng dân số trung bình ở nước ta cao nhất vào thời kì nào sau đây?
A. Từ 1943 đến 1954. 	B. Từ 1954 đến 1960. 
C. Từ 1960 đến 1970.	D. Từ 1970 đến 1975.
Câu 9: Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng đến vấn đề chủ yếu nào sau đây?
A. Việc phát triển giáo dục, y tế.	B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. 
C. Vấn đề giải quyết việc làm.	D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Câu 10: Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng
A. bùng nổ dân số.	B. ô nhiễm môi trường.
C. già hóa dân cư.	D. tăng trưởng kinh tế chậm.
II. Thông hiểu
Câu 1: Dân số nước ta đông không tạo thuận lợi nào dưới đây?
A. Nguồn lao động dồi dào.	B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Thu hút nhiều vốn đầu tư.	D. Trình độ đào tạo được nâng cao.
Câu 2: Tỉ lệ người già trong cơ cấu dân số nước ta ngày càng tăng chủ yếu do
A. có quy mô dân số đông.	B. mức sống được nâng lên.
C. có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh.	D. nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
Câu 3: Dân số nước ta tăng nhanh gây hệ quả nào sau đây?
A. Đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
B. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
C. Nguồn lao động đông, tăng nhanh.
D. Gây sức ép đến kinh tế, xã hội và môi trường.
Câu 4: Phân bố dân cư không hợp lí đã ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế của nước ta?
A. Khó khăn cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
B. Khó khăn để nâng cao mức sống cho người lao động.
C. Khó khăn cho vấn đề việc làm và nhà ở.
D. Gây ô nhiễm môi trường ở tất cả các vùng.
Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay?
A. Số dân vẫn tăng nhanh.	B. Cơ cấu dân số già
C. Quy mô dân số lớn.	D. Nhiều thành phần dân tộc.
Câu 6: Đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc là do
A. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, chủ yếu là trồng lúa , điều kiện tự nhiên thuận lợi	
B. nhiều thành phần dân tộc sinh sống, diện tích rộng , điều kiện tự nhiên thuận lợi
C. chủ yếu trồng lúa, nhiều thành phần dân tộc sinh sống.	
D. diện tích đất rộng, có nhiều khoáng sản., điều kiện tự nhiên thuận lợi
Câu 7: Phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng đến
A. việc sử dụng lao động.	B. mức gia tăng dân số.
C. tốc độ đô thị hóa.	D. quy mô dân số của cả nước.
Câu 8 : Dân số nước ta tăng nhanh không mang lại hệ quả nào sau đây?
A. Nguồn lao động dồi dào.	B. Thị trường tiêu thụ rộng.
C. Lao động bổ sung hàng năm nhiều.	D. Chất lượng cuộc sống được nâng lên.
Câu 9: Dân số đông tạo ra thuận lợi chủ yếu nào sau đây?
A. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. động dồi dào, chất lượng lao động tăng lên.
C. thị trường tiêu thụ lớn, lợi thế về thu hút đầu tư nước ngoài.
D. lao động trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật.
Câu 10: Nhiều thành phần dân tộc giúp nước ta có thuận lợi chủ yếu nào sau đây?
A. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào.
B. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Có sự đa dạng về văn hóa, phong tục, tập quán.
D. Lao động trẻ nhưng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
III. Vận dụng
Câu 1: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nước ta nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, giải quyết việc làm. 	B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. 
C. Tăng dân tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số. 	D. Phát huy truyền thồng sản xuất các tộc ít người.
Câu 2: Số dân đông, tăng nhanh là trở ngại lớn cho vấn đề kinh tế - xã hội nào sau đây?
A. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
B. Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động và ổn định đời sống.
C. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần và tinh thần, cải thiện môi trường.
D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống vật chất, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Câu 3: “ Đưa xuất khẩu lao động thành chương trình lớn..” là giải pháp để giải quyết vấn đề lớn nào ở nước ta?
A. Giảm sự gia tăng dân số B. Sử dụng hợp lí nguồn lao động.
C. Tăng cường ngoại ngữ cho người dân.	D. Giảm các tệ nạn xã hội
Câu 4: Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là làm
A. GDP bình quân đầu người thấp.	B. cạn kiệt tài nguyên.
C. ô nhiễm môi trường.	D. giảm tốc độ phát triển kinh tế.
Câu 5: Vùng núi và cao nguyên nước ta có dân cư thưa thớt chủ yếu là do
A. nhiều khoáng sản còn dưới dạng tiềm năng, khai thác rất khó khăn.
B. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn so với các vùng đồng bằng.
C. giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp.
D. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, ít các thành phố lớn và đông dân.
IV. Vận dụng cao
Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho mật độ dân số trung bình của Đông Nam Bộ tăng nhiều nhất cả nước trong thời gian gần đây?
A. Gia tăng dân số tự nhiên cao.	B. Số người nhập cư tăng nhanh.
C. Cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại.	D. Công nghiệp phát triển nhanh.
Câu 2: Dân số nước ta năm 2016 là 92 695,1 nghìn người. Giả sử tốc độ gia tăng dân số là 0,92% và không đổi thì dân số nước ta năm 2020 là bao nghiêu nghìn người?
A. 93 547,9.	B. 96 106,3.	C. 96 153,6.	D. 101 223,0.
Câu 3: Để thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình cần quan tâm trước hết đến
A. các vùng nông thôn, thành thị và hải đảo.	B. các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
C. các vùng đồng bằng, nông thôn và trung du.	D. các vùng đồng bằng, trung du và miền núi.
Bài 17 LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
I. Nhận biết
Câu 1: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do
A. số lượng lao động trong các công ty liên doanh tăng lên.
B. phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
C. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
D. mở thêm nhiều các trung tâm đào tạo và hướng nghiệp.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. Nguồn lao động bổ sung khá lớn.	B. Tỉ lệ qua đào tạo còn khá thấp.
C. Có tác phong công nghiệp cao.	D. Chất lượng ngày càng nâng lên.
Câu 3: Khu vực nào sau đây ở nước ta có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao nhất?
A. Đồi trung du.	B. Cao nguyên.	C. Thành thị.	D. Nông thôn.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta?
A. Tiếp thu nhanh khoa học và công nghệ.	B. Số lượng đông tăng nhanh.
C. Cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.	D. Tỉ lệ người lao động có trình độ cao lớn
Câu 5: Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta không có nội dung nào sau đây?
A. Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp.	
B. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn.
C. Kiềm chế tốc độ tăng dân số.	
D. Tăng cường xuất khẩu lao động.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta?
A. Dồi dào, tăng nhanh.	B. Trình độ cao chiếm ưu thế.
C. Phân bố không đều.	D. Thiếu tác phong công nghiệp.
Câu 7: Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực
A. công nghiệp.	B. thương mại.	C. du lịch.	D. nông nghiệp.
Câu 8: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của nước ta thay đổi theo xu hướng nào sau đây?
A. Đã qua đào tạo giảm, có chứng chỉ nghề sơ cấp tăng.
B. Chưa qua đào tạo giảm, trung học chuyên nghiệp giảm.
C. Đã qua đào tạo tăng, chưa qua đào tạo ngày càng giảm.
D. Chưa qua đào tạo tăng, đại học và trên đại học giảm dần.
Câu 9: Đâu không phải biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?
A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
B. Quy hoạch các điểm dân cư đô thị.
C. Phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước.
D. Thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Câu 10: Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta diễn ra phổ biến ở
A. các đô thị.	B. vùng đồng bằng.
C. vùng nông thôn.	D. vùng trung du, miền núi.
II. Thông hiểu
Câu 1: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là
A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.
B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.
C. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.
D. đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở đô thị.
Câu 2: Để sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, biện pháp tốt nhất là
A. khôi phục các nghề thủ công.	B. tiến hành thâm canh, tăng vụ.
C. phát triển kinh tế hộ gia đình.	D. khai hoang mở rộng diện tích.
Câu 3: Chính sách mở cửa, hội nhập đã làm cho cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế thay đổi theo hướng nào sau đây?
A. Nhà nước giảm, ngoài nhà nước tăng, có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
B. Nhà nước biến động, ngoài nhà nước giảm, có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
C. Nhà nước giảm, ngoài nhà nước giảm, có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. Nhà nước giảm, ngoài nhà nước biến động, có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
Câu 4: Xuất khẩu lao động có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?
A. Giúp phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
B. Góp phần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
C. Hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.
D. Đa dạng các loại hình đào tạo lao động trong nước.
Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây làm cho việc làm trở thành vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay?
A. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trên cả nước còn lớn.
B. Số lượng lao động tăng nhanh hơn so với số việc làm mới.
C. Nguồn lao động dồi dào trong khi kinh tế chậm phát triển.
D. Nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động thấp.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của lao động của nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề thiếu nhiều.
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng hoàn toàn với lao động nước ta?
A. Lao động trẻ, cần cù, sáng tạo, ham học hỏi.	B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh.
C. Có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.	D. Có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Câu 8: Trong những năm gần đẩy, nước ta đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Giúp phân bố lại dân cư và nguồn lao động.	B. Góp phần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
C. Hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.	D. Nhằm đa dạng các loại hình đào tạo lao động.
Câu 9: Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở khu vực nông thôn hiện nay góp phần quan trọng nhất vào
A. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.	B. đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. thay đổi phân bố dân cư trong vùng.	D. giải quyết sức ép về vấn đề việc làm.
Câu 10: Biện pháp quan trọng nhất để giảm sức ép việc làm ở khu vực thành thị là
A. đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.	B. chuyển cư tới các vùng khác.
C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.	D. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.
III. Vận dụng
Câu 1: Đâu không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta?
A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.
B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế hàng hoá.
D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.
D. trình độ thâm canh cây lương thực cao nhất cả nước.
Câu 2: Tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta vẫn còn gay gắt do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ cao.	B. Lao động có kĩ thuật cao chiếm tỉ lệ thấp.
C. Sản xuất nông nghiệp mang tính tự túc, tự cấp.	D. Tình trạng di cư từ nông thôn ra thành thị.
Câu 3: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.	B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
C. Tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa.	D. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động.
Câu 4: Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan trọng nhất vào
A. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.	B. giải quyết sức ép về vấn đề việc làm.
C. thay đổi phân bố dân cư trong vùng.	D. đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 5: Sức ép lớn nhất của gia tăng dân số nhanh ở nước ta đối với phát triển xã hội là
A. đảm bảo an ninh lương thực.	B. giải quyết việc làm.
C. nâng cao trình độ dân trí.	D. sự phức tạp văn hóa.
IV. Vận dụng cao
Câu 1: Để người lao động có thể tự tạo việc làm và tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng hơn, nước ta cần chú trọng biện pháp nào dưới đây?
A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.	B. Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu.
C. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.	D. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo lao động.
Câu 2: Sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động xã hội của nước ta là do
A. tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và nguồn lao động rất dồi dào.
B. phân công lao động giữa các ngành chưa hợp lí.
C. phân công lao động trong từng ngành chưa hợp lí.
D. tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật và quá trình đổi mới.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn tới sự chuyển biến cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta hiện nay còn chậm là
A. dịch vụ có sự tăng trưởng thất thường.	B. công nghiệp - xây dựng chưa phát triển.
C. nông nghiệp vẫn còn là ngành kinh tế quan trọng.	D. tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với nền kinh tế.
Bài 18 ĐÔ THỊ HÓA
I. Nhận biết
Câu 1: : Đô thị được coi là đầu tiên của Việt Nam xuất hiện vào thời gian nào ?
A. Thế kỉ V trước Công nguyên.	B. Thế kỉ III trước Công nguyên.
C. Thế kỉ V sau Công nguyên	D. Thế kỉ III sau Công nguyên.
Câu 2: Vùng nào sau đây có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta (2006)?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 3: Đô thị nào sau đây được hình thành sớm nhất ở nước ta?
A. Cổ Loa.	B. Thăng Long.	C. Phú Xuân.	D. Hội An.
Câu 4: Quá trình đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1954 - 1975 có đặc điểm nào sau đây?
A. Miền Nam nhanh hơn miền Bắc.	B. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
C. Quá trình đô thị hóa bị chững lại do chiến tranh.	D. Phát triển rất mạnh ở cả hai miền.
Câu 5: Nước ta có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương (2006)?
A. 5.	B. 6.	C. 7.	D. 8.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm đô thị hóa nước ta?
A. Đô thị hóa nước ta diễn ra nhanh.	B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
C. Trình độ đô thị hóa cao.	D. Dân thành thị chiếm tỉ lệ cao trong số dân.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của quá trình đô thị hóa?
A. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.	B. Dân cư thành thị có xu hướng tăng.
C. Dân cư tập trung vào thành phố lớn.	D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 8: Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kỳ nào sau đây?
A. Pháp thuộc.	B. 1954 - 1975.	C. 1975 - 1986.	D. 1986 đến nay.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân số nông thôn và dân số thành thị nước ta?
A. Cả dân số thành thị và nông thôn đều tăng.	B. Dân số thành thị nhiều hơn nông thôn.
C. Dân số thành thị tăng nhanh hơn nông thôn.	D. Dân số nông thôn nhiều hơn thành thị.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
A. Phân bố đô thị đều theo vùng.	B. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
C. Cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại.	D. Trình độ đô thị hóa cao.
II. Thông hiểu
Câu 1: Quá trình đô thị hóa ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Diễn ra chậm chạp với trình độ thấp.	B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
C. Tỉ lệ dân thành thị thấp so với nhiều nước.	D. Phân loại đô thị dựa vào chức năng quản lý.
Câu 2: Đô thị hoá ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Tỷ lệ dân thành thị thấp.
B. Diễn ra phức tạp và lâu dài.
C. Diễn ra chậm chạp, trình độ thấp hơn so với thế giới.
D. Lối sống thành thị phát triển chậm hơn tốc độ đô thị hoá.
Câu 3: Quá trình đô thị hóa làm nảy sinh hậu quả xã hội nào dưới đây?
A. Tỉ lệ thiếu việc ở nông thôn cao.	B. Sự phân hóa giàu nghèo tăng lên.
C. Sự phân bố dân cư không đều.	D. Trình độ đô thị hóa thấp.
Câu 4: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do
A. cơ sở hạ tầng đô thị phát triển.	B. quá trình công nghiệp hóa.
C. gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao.	D. di dân từ nông thôn ra thành thị.
Câu 5: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa, nước ta cần
A. giảm bớt tốc độ đô thị hóa.	B. hạn chế di dân ra thành thị.
C. mở rộng lối sống nông thôn.	D. gắn đô thị hóa với công nghiệp hóa.
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp?
A. Địa giới các đô thị được mở rộng.	B. Mức sống dân cư được cải thiện.
C. Xuất hiện nhiều đô thị mới.	D. Cơ sở hạ tầng còn lạc hậu.
Câu 7: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế nước ta là
A. tăng thu nhập cho người dân.	B. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. tạo việc làm cho người lao động.	D. gây sức ép đến môi trường đô thị.
Câu 8: Thời Pháp thuộc, đô thị hóa không có đặc điểm nào sau đây?
A. Đô thị không có cơ sở để mở rộng.	B. Tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ.
C. Chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự.	D. Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.
Câu 9: Điểm khác nhau của quá trình đô thị hóa giai đoạn 1975 đến nay so với giai đoạn 1954 - 1975 là
A. đô thị hóa diễn ra chậm.	B. có chuyển biến khá tích cực.
C. không có sự thay đổi nhiều.	D. trình độ đô thị hóa thấp.
Câu 10: Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta không thể hiện ở việc
A. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân.	B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.	D. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
III. Vận dụng
Câu 1: Mạng lưới các đô thị dày đặc nhất của nước ta tập trung ở
A. vùng Đông Nam Bộ.	B. vùng Tây Nguyên.
C. vùng Đồng bằng sông Hồng.	D. vùng Duyên hải miền Trung.
Câu 2: Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do
A. quá trìnhcông nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra chậm.
B. có sự di dân từ thành thị về nông thôn.
C. nông nghiệp là ngành kinh tế phát triển nhất.
D. điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
A. Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. Sử dụng hạn chế những lao động có chuyên môn kĩ thuật.
C. Có khả năng tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động.
D. Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của địa phương.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat trang 15, hãy xác định các đô thị loại 2 (năm 2007) ở TD-MN Bắc Bộ là
A. Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn.	B. Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang.
C. Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long.	D. Lai Châu, Lào Cai, Móng Cái.
Câu 5. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ dân số thành thị cao nhất nước ta?
 A. Có dân số đông nhất cả nước.	 B. Có kinh tế phát triển nhất cả nước.
 C. Số lượng đô thị nhiều nhất cả nước.	 D. Tỉ lệ gia tăng dân số tăng cao nhất cả nước.
IV. Vận dụng cao
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với các thành phố và thị xã ở nước ta?
A. Là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn, đa dạng.
B. Tạo ra động lực cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
C. Là nơi sử dụng nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.
D. Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút vốn đầu tư.
Câu 2. Đô thị nào sau đây là đô thị thuộc tỉnh ở nước ta?
A. Cần Thơ.	B. Hải Phòng.
C. Đà Nẵng.	D.Vũng Tàu.
Câu 3. Sử dung Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhóm các đô thị loại 2 của nước ta là:
A. Huế, Nha Trang.	B. Vũng Tàu, Pleiku.
C. Long Xuyên, Đà Lạt. 	 D. Thái Nguyên, Nam Định. 
C . Những lỗi học sinh thường mắc
1 . Lỗi học sinh đọc yêu cầu câu hỏi chưa kĩ ở dạng câu hỏi phủ định dẫn đến chọn nhầm đáp án
Vd : 
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân số nước ta?
A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.
B. Gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm.
C. Dân cư phân bố hợp lí giữa thành thị và nông thôn.
D. Đang có biến đổi nhanh về cơ cấu theo nhóm tuổi.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của lao động của nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề thiếu nhiều.
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
2. Lỗi học sinh nhầm lẫn ( hoặc không nắm rõ ) giữa khai niệm dân cư và nguồn lao động . thất nghiệp với thiếu việc làm dẫn đến không biết chọn số liệu nào trong chuyên đề này .
Vd 
Câu 1 Theo số liệu của năm 2005 thì nước ta có nguồn lao động là .lao động 
A . 84 ,1 triệu B . 42,53 triệu C . 90 triệu D . 51,2 triệu
3 . Lỗi học sinh không phân biệt được các kí hiệu , ước hiệu , nền màu trên Atlat
D . Các giải pháp giải quyết câu hỏi của hai bài 16 , 17 và 18
Dạng câu hỏi phủ định
Giải pháp
Luôn luôn nhắc hs trước khi làm bài , làm từng câu hỏi cần đọc kĩ yêu cầu câu hỏi
Gặp câu hỏi dạng phủ định thì cần phải gạch chân ngay từ Không để nhắc mình
Chọn đáp án thấy có gì “ sai sai “ là lạ với các đáp án còn lại
 2 . Dạng câu hỏi khẳng định
Nếu câu hỏi đề cập đến 
Thì chọn đáp án
Dân số đông nhất
ĐBSH
Dân số ít nhất
Tây nguyên
Mật độ dân số cao nhất
ĐBSH
Mật độ dân số thấp nhất
Tây nguyên
Mật độ dân số thấp nhất
Có Tây Bắc thì chọn TB
Cơ cấu dân số VN
Trẻ
Chuyển dịch 
Theo ngành ;Nông nghiệp à công nghiệp
Theo khu vực : Nông thôn à thành thị
 Thất nghiệp lớn nhất
Đô thị
 Thiếu việc làm lớn nhất
Nông thôn
Dân số 
84 tr
Lao động 
42 tr
Đô thị đầu tiên của nước ta 
Cổ Loa

File đính kèm:

  • docxon_tap_dia_li_12_chuyen_de_dan_cu_va_lao_dong_viet_nam.docx