Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ

1. Đường bộ

 - Sự phát triển:

 + Mạng lưới được mở rộng và hiện đại hoá. Chất lượng còn thấp.

 + Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển đều tăng.

 + Nhiều tuyến trở thành bộ phận của đường bộ xuyên Á.

 - Các tuyến đường chính: Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh

2. Đường sắt

 - Sự phát triển: Chiều dài 3143 km - 2005

 + Trước 1991 phát triển chậm, hiện nay chất lượng phục vụ tăng rõ rệt.

 + Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng rõ rệt.

 - Các tuyến đường chính: Đường sắt tập trung chủ yếu ở miền Bắc.

 + Đường sắt Thống Nhất: 1726 km.

 + Các tuyến khác: Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai.

 

docx 19 trang quyettran 13/07/2022 21820
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ

Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1
--------šš&››---------
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: ĐỊA LÍ
Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ
PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ
Người thực hiện: Trần Thị Hường
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Tiên Du số
 Tiên Du, tháng 4 năm 2021
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ ÔN THI 
TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021
CHUYÊN ĐỀ : MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ
I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN
Nội dung 1: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
I/ Ngành giao thông vận tải.
1. Đường bộ
 - Sự phát triển: 
 + Mạng lưới được mở rộng và hiện đại hoá. Chất lượng còn thấp. 
 + Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển đều tăng. 
 + Nhiều tuyến trở thành bộ phận của đường bộ xuyên Á. 
 - Các tuyến đường chính: Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh
2. Đường sắt 
 - Sự phát triển: Chiều dài 3143 km - 2005
 + Trước 1991 phát triển chậm, hiện nay chất lượng phục vụ tăng rõ rệt. 
 + Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng rõ rệt. 
 - Các tuyến đường chính: Đường sắt tập trung chủ yếu ở miền Bắc. 
 + Đường sắt Thống Nhất: 1726 km. 
 + Các tuyến khác: Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai...
3. Đường sông
 - Sự phát triển: Chiều dài 11000 km. 
 - Chủ yếu tập trung một số hệ thống sông chính: Mê Công - Đồng Nai, sông Hồng - Thái Bình, một số sông lớn miền Trung. 
 + Phương tiện đa dạng nhưng chậm đổi mới. 30 cảng sông với công suất 100 triệu tấn/năm. 
 + Khối lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển tăng nhưng chậm. 
4. Đường biển 
 - Sự phát triển: Giữ vai trò quan trọng trong vận tải quốc tế. 
 - Cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây, Dung Quất...
 + Cả nước có 73 cảng lớn nhỏ. Dự kiến 2010 công suất là 240 triệu tấn. 
 - Các tuyến chính: 
 + Nội địa: Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh - tuyến quan trọng nhất, dài 1500km. 
 + Quốc tế: 2 đầu mối Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. 
5. Đường hàng không
 - Sự phát triển: Ngành mới phát triển nhưng có tốc độ phát triển nhanh. 
 + 1990 - 2004: khối lượng hàng tăng 24, 6 lần, KLLC tăng 57, 5 lần. Hành khách tăng 11 lần, luân chuyển tăng 20, 5 lần
 + Cả nước có 19 sân bay, 5 sân bay quốc tế. 
 - Các tuyến chính: Xoay quanh ba đầu mối: Hà Nội - Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh. 
6. Đường ống
 - Ngày càng phát triển. 
 - Các tuyến đường quan trọng: 
 + Tuyến vận tải xăng dầu B12
 + Các đường ống dẫn khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa phía nam vào đất liền.
II/ Ngành thông tin liên lạc
Bưu chính
a.Vai trò 
 - Góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền, giữa nông thôn và thành thị, giữa nước ta vứoi quốc tế. 
 - Giúp cho nhân dân tiếp cận với thông tin, chính sách của Nhà nước. 
b. Đặc điểm: chủ yếu mang tính phục vụ, với mạng lưới rộng khắp. 
 c. Thực trạng
 - Kỹ thuật đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân
 - Phân bố chưa đều trên toàn quốc. 
d. Phương hướng
 - Triển khai thêm các hoạc động mang tính kinh doanh đề phù hợp với kinh tế thị trường. 
 - Áp dụng tiến bộ về KHKT để đẩy nhanh tốc độ phát triển. 
2. Viễn thông
a. Sự phát triển 
 - Trước thời kì đổi mới: 
 + Mạng lưới và thiết bị cũ kĩ lạc hậu. 
 + Dịch vụ nghèo nàn. 
 + Đối tượng và phạm vi phục vụ hẹp, chủ yếu phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước và một số cơ sở sản xuất. 
 - Những năm gần đây: 
 + Tốc độ tăng trưởng cao. 
 + Bước đầu có CS VCKT và mạng lưới tiên tiến hiện đại
 + Dịch vụ thông tin đa dạng, phong phú. 
 + Đối tượng phục vụ rộng rãi
 + Điện thoại đã đến được hầu hết các xã trong toàn quốc. 
 + Đến năm 2005 đạt 19 thuê bao/ 100 dân
b. Mạng viễn thông 
 - Ngành Viễn thông của nước ta có xuất phát điểm rất thấp nhưng phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc. 
 - Đón đầu cc thành tựu kỹ thuật hiện đại của thế giới. 
 - Mạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển. 
 + Mạng điện thoại (nội hạt và đường dài):Toàn quốc có 4 trung tâm thông tin đường dài cấp vùng. Điện thoại quốc tế có 3 cửa chính, mạng điện thoại phát triển nhanh
 + Mạng phi thoại: đang được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, kỹ thuật tiên tiến (mạng Fax). 
 + Mạng truyền dẫn: được sử dụng với nhiều phương thức khác nhau.
Nội dung 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I/ Thương mại: có vai trò lớn trong nền kinh tế thị trường và hội nhập với khu vực và quốc tế
1. Nội thương
- Tình hình phát triển: 
 + HĐ trao đổi hàng hoá ở nước ta diễn ra từ rất lâu. 
 + Phát triển vượt bậc từ khi đất nước bươc vào công cuộc đổi mới. 
- Cơ cấu theo thành phần kinh tế: 
 Có sự chuyển biến tích cực theo nền kinh tế thị trường: Khu vực nhà nước giảm. Khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. 
2. Ngoại thương 
a.Tình hình chung 
Hoạt động ngoại thương có sự chuyển biến rõ rệt: 
 - Về cơ cấu: 
 + Trước đổi mới nước ta là một nước nhập siêu
 + Năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu tiến tới sự cân đối
 + Từ 1993 đến nay nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác trước đổi mới
 - Thị trường mở rộng theo dạng đa phương hoá, đa dạng hoá. 
 - Cơ chế quản lý có nhiều đổi mới. 
 - VN trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. 
b. Hoạt động xuất khẩu 
 - Có những vượt trội về quy mô, cơ cấu và thị trường. 
 - Quy mô/kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng
 - Mặt hàng XK: 
 + Tăng cả về số loại, số lương và cơ cấu
Hàng XK chủ yếu là khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp, nông sản, thuỷ sản. 
 + Tuy nhiên tỉ trọng hàng gia công lớn, giá thành sản phẩm còn cao và phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại nhập
 + Thị trường mở rộng: lớn nhất là Mỹ, sau đó là Nhật Bản rồi Trung Quốc. 
c. Hoạt động nhập khẩu: 
 - Kim ngạch nhập khẩu tăng lên mạnh hơn xuất khẩu
 - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất. còn lại là hàng tiêu dùng. 
 - Thị trương chủ yếu là châu á Thái Bình Dương và Châu Âu.
II/ Ngành Du lịch
1. Tài nguyên du lịch
 - Là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con ngưốic thể sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu duc lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. 
 - Tài nguyên du lịch tự nhiên: 
 + Địa hình: có 5 - 6 vạn km địa hình caxtơ với 200 hang động đẹp: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha (được UNESCO công nhận là di sản thiên nhien thế giới làn lượt vào năm 1994 và 2003), Bích ĐộngVen bển có 125 bãi biển, nhiều bãi biển dài và đẹp. Các đảo ven bờ có khả năng phát triển DL. 
 + Khí hậu: Tương đối thuận lợi phát triển DL
 + Nguồn nước: các hồ tự nhiên, sông ngòi chằng chịt ở vùng sông nước ĐBSCL, các thác nước. Nguồn nước khoáng tự nhiên có giá trị đặc biệt đối với phát triển du lịch. 
 + Sinh vật: nước ta có 28 VQG, 44 khu bảo tồn thiên nhiên, 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường là cơ sở phát triển du lịch sinh thái. 
 - Tài nguyên du lịch nhân văn: 
 + Nước ta có 5 di sản vật thể được UNESCO công nhận là: Cố đô Huế (12 - 1993), Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (đều đựơc công nhận và 12 - 1999). 
 + Các lễ hội văn hoá của dân tọc đa dạng: lễ hội chùa Hương trong đó nước ta đã đựơc UNESCO công nhận Nhã nhạc cung đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản phi vật thể. 
 + Các làng nghề truyền thông. 
2. Tình hình phát triển và các trung tâm chủ yếu
 - Ngành du lịch nước ta ra đời năm 1960 khi công ty du Việt Nam thành lập 7 - 1960. Tuy nhiên địa lí nước ta mới phát triển mạnh từ 1990 đến nay. 
 - Số lượt khách du lịch và doanh thu ngày càng tăng nhanh, đến 2004 có 2, 93 triệu lượt khách quốc tế và 14, 5 triệu lượt khách nội địa, thu nhập 26. 000 tỉ đồng. 
 - Cả nước hình thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ (29 tỉnh - thành), Bắc Trung Bộ (6 tỉnh), Nam Trung Bộ và Nam Bộ (29 tỉnh - thành). 
 - Tam giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, TPHCM - Nha Trang - Đà Lạt
 - Tuyến du lịch di sản Miền Trung
 - Các trung tâm du lịch: Hà Nội, TPHCM, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Đà Lạt, Cần Thơ, Vũng Tàu, Nha Trang
II. CÁC DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Phần lý thuyết
a. Dạng câu hỏi nêu, kể tên, liệt kê đối tượng địa lí 
- Yêu cầu:
 Tái hiện kiến thức cơ bản liên quan hoặc khai thác Atlat ĐLVN, đối chiếu với các đáp án và lựa chọn đáp án đúng.
Ví dụ: Tuyến vận tải đường sắt quan trọng nhất nước ta là
A. đường sắt Thống Nhất. 	B. Hà Nội - Lào Cai. 
C. Hà Nội - Hải Phòng. 	D. Hà Nội - Đồng Đăng. 
Cách lựa chọn phương án: Vì đường sắt Thống Nhất dài nhất, đi qua các vùng kinh tế nên HS có thể lựa chọn đáp án dễ dàng. Đáp án là A.
b. Dạng câu hỏi nêu, xác định điều kiện phát triển, sự phát triển và phân bố 
- Yêu cầu:
HS phải hiểu được những khái niệm, nội dung cơ bản liên quan đến điều kiện phát triển, sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ và có thể diễn đạt lại theo ý của mình. Từ đó nhận ra các vấn đề tương tự như đã học để lựa chọn đáp án đúng nhất. Lưu ý: các câu hỏi phủ định.
- Ví dụ Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường sông nước ta hiện nay?
A. Tập trung chủ yếu ở các đồng bằng. 	
B. Đường sông dày đặc khắp cả nước. 
C. Phương tiện vận tải ít được cải tiến. 	
D. Trang thiết bị cảng sông còn lạc hậu. 
Cách lựa chọn phương án: Vì giao thông đường sông nước ta chủ yếu ở đồng bằng, các phương tiện vận tải đường sông ít được cải tiến , trang thiết bị còn lạc hậu. Nên loại trừ 3 phương án trên. Đáp án câu hỏi là B.
c. Dạng câu hỏi giải thích sự phát triển và phân bố
- Yêu cầu: 
+ Nắm chắc kiến thức cơ bản liên quan của nhiều đơn vị kiến thức, nhiều bài. Cần ghi nhớ chủ động, có mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, vì vậy nhớ được lâu bản chất của kiến thức đó. 
+ Tìm mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng địa lí.
- Ví dụ: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho du lịch biển - đảo nước ta ngày càng phát triển?
A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt hơn, nhu cầu du lịch ngày càng tăng.
B. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, giao thông thuận lợi.
C. Khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng cao, có đảo, quần đảo, bãi biển đẹp.
D. Dân số đông, lao động trong ngành du lịch dồi dào, đã qua đào tạo.
Ở câu hỏi này HS phải : Xác định được các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành du lịch biển – đảo, xác định được nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu trong những năm qua của du lịch biển- đảo.
Đáp án đúng là A.
d. Dạng câu hỏi so sánh điều kiện phát triển, hướng chuyên môn hóa
- Yêu cầu: Dạng câu hỏi so sánh là dạng khó. Để giải quyết tốt các câu hỏi dạng này cần đạt yêu cầu: 
+ Nắm vững kiến thức cơ bản. 
+ Hệ thống hóa, phân loại, sắp xếp kiến thức theo từng nhóm riêng biệt để so sánh. 
+ Khái quát hóa kiến thức đã có để tìm ra các tiêu chí so sánh. Xác định các đặc điểm giống nhau theo yêu cầu câu hỏi, đối chiếu với các đáp án và lựa chọn đáp án đúng theo yêu cầu của câu hỏi..
- Ví dụ: Lợi thế chủ yếu để thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam so với các nước trong khu vực là
A. tài nguyên du lịch rất phong phú. B. cơ sở hạ tầng du lịch được nâng cao.
C. sản phẩm của ngành du lịch đa dạng. D. môi trường chính trị, xã hội ổn định.
Ở câu hỏi này HS cần phải: Xác định những lợi thế của ngàng du lịch Việt Nam, trong tất cả các lợi thế đó thì lợi thế nào mang tính chủ yếu nhất để thu hút khách du lịch quốc tế.Tất cả các lợi thế như tài nguyên du lịch , cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch thì đó là những lợi thế chung của nhiều quốc gia trên Thế giới, còn lợi thế về môi trường chính trị ổn định thì rất riêng với Việt Nam. 
Đáp án câu hỏi là D.
2. Kỹ năng
a. Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
*Các bước để trả lời câu hỏi trắc nghiệm khi sử dụng Atlat 
- Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi để xác định yêu cầu, đối tượng địa lí và trang Atlat cần sử dụng.
- Bước 2: Đọc bảng chú giải, tìm kí hiệu của đối tượng cần khai thác.
- Bước 3: Tiến hành khai thác trên Atlat, đối chiếu với các đáp án và lựa chọn đáp án đúng.
Ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyén đường biển nào quan trọng nhất nước ta?
A. Hải Phòng- Cửa Lò. B. Hải Phòng- Đà Nẵng.
C. TP Hồ Chí Minh- Hải Phòng. D.TP Hồ Chí Minh- Quy Nhơn.
Ở câu hỏi này, HS cần áp dụng quy trình 3 bước như sau :
Bước 1 : Xác định được yêu cầu là tìm các tuyến đường biển trên trong Atlat trang 23.
Bước 2: Đọc độ dài của các tuyến đường biển đã có trong câu hỏi.
Bước 3: Quan sát trên bản đồ thì dễ dàng lựa chọn được đáp án đúng là C là TP Hồ Chí Minh- Hải Phòng.
b. Bảng số liệu
Dạng 1: Chọn dạng biểu đồ thích hợp
Cơ sở nhận dạng
- Yêu cầu đề bài (từ khóa)
- Đặc điểm BSL
=> BĐ thích hợp nhất
Ví dụ: Cho bảng số liệu
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2010 – 2016.(Đơn vị: đô la Mỹ)
Năm
2010
2013
2016
Hoa Kì
5988
7200
6854
Trung Quốc
1198
1734
1596
Nhật Bản
6693
6438
6280
Theo bảng số liệu, để so sánh giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bình quân đầu người của một số nước giai đoạn 2010-2016, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột ghép. D.Biểu đồ cột chồng.
Ở câu hỏi này, ta thấy rằng: Yêu cầu của câu hỏi là so sánh độ lớn của 3 quốc gia qua 2 năm quy mô và cơ cấu của đối tượng qua 2 năm, BSL có 1 đơn vị và 3 quốc gia độc lập nên chọn => Biểu đồ tròn (Đáp án C)
Dạng 2: Chọn nhận xét đúng/không đúng với BSL
- Một số lưu ý trong quá trình làm bài
+ Đọc kĩ yêu cầu của đề bài (chú ý các từ khóa, cụm từ khóa): Xác định là câu hỏi khẳng định hay phủ định và trọng tâm câu hỏi là gì.
+ Đọc kĩ tên, đơn vị, thành phần của bảng số liệu.
+ Đọc kĩ từng phương án trả lời, đối chiếu với BSL và biểu đồ để xác định xem nhận định đó đúng hay không đúng với biểu đồ và BSL đã cho.
+ Hiểu cách sử dụng “ngôn ngữ’, cách lấy dẫn chứng minh họa trong bài nhận xét BSL, biểu đồ: Tăng, tăng liên tục, biến động; cơ cấu - tỉ trọng - giá trị.
+ Xử lý số liệu hoặc tính thêm các chỉ tiêu mới để làm rõ các nhận định.
- Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 
2010 – 2015 (Đơn vị: Nghìn tấn)
Mặt hàng
2010
2012
2013
2014
2015
Hạt tiêu
117,0
117,8
132,8
155,0
131,5
Cà phê
1218,0
1735,5
1301,2
1691,1
1341,2
Cao su
779,0
1023,5
1074,6
1071,7
1137,4
Chè
137,0
146,9
141,2
132,4
124,6
 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015, NXB Thống kê, 2016) 
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2010 – 2015 
A. Hạt tiêu tăng trưởng không ổn định. 	B. Cao su luôn xuất khẩu cao nhất. 
C. Chè có xu hướng tăng liên tục 	D. Các sản phẩm đều tăng nhanh. 
Ở câu hỏi này, HS cần đọc kĩ yêu cầu của câu hỏi và các thông tin trên BSL. Đối chiếu từng đáp án lên BSL kết hợp với việc tính toán để lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án đúng của câu hỏi này là: A
c. Biểu đồ
Dạng 1: Xác định nội dung thể hiện của biểu đồ
Cở sở xác định nội dung: Căn cứ vào khả năng thể hiện của các loại biểu đồ (chức năng).
Ví dụ
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô khách du lịch nước ta.
B. Số khách và doanh thu từ khách du lịch nước ta.
C. Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch nước ta.
D. Sự thay đổi cơ cấu khách du lịch nước ta.
Ở câu hỏi này, HS cần quan sát lên biểu đồ và thấy được đây là biều đồ thể hiện số khách và doanh thu từ khách du lịch của nước ta. Đối tượng thể hiện là số khách du lịch nội địa, khách quốc tế và doanh thu từ ngành du lịch nước ta giai đoạn 1995- 2007.
=> Đáp án phải chọn là: B
Dạng 2: Chọn nhận xét đúng/không đúng và biểu đồ.
- Một số lưu ý trong quá trình làm bài: Giống như khi nhận xét BSL
Cho biểu đồ về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, năm 2010, 2012 và 2015: 
Nhận xét nào đúng với biểu đồ trên.
A. Tỉ trọng khách du lịch đến bằng đường hàng không có xu hướng tăng.
B. Tỉ trọng khách du lịch đến bằng đường thủy có xu hướng tăng.
C. Tỉ trọng khách du lịch đến bằng đường ô tô có xu hướng giảm.
D. Khách du lịch đến bằng đường hàng không có tỉ trọng cao nhất.
Ớ câu hỏi này sau khi HS nhìn và tính toán sẽ thấy ngay đáp án là D. Vì thấy dường hàng không có tỉ trọng cao nhất trong các loại đường trên.
III. NHỮNG LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC
1. Lỗi khi trả lời các câu hỏi lí thuyết 
Trong khi trả lời các câu hỏi lí thuyết phần dịch vụ học sinh thường hay nhầm lẫn:
- Đối với ngànhgiao thông vận tải: 
+ Sự phát triển và các tuyến chính của ngành giao thông vận tải của các loại hình .
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của từng loại hình GTVT.
- Đối với ngành thông tin liên lạc:
+ Thế mạnh, hạn chế của ngành bưu chính.
+ Sự phát triển của ngành viên thông trước, sau đổi mới.
+ Phân loại của ngành thông tin liên lạc.
+ Các biện pháp đẩy mạnh ngành bưu chính nước ta.
2. Lỗi khi sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam
Học sinh sử dụng Atlat phần này thường hay nhầm lẫn các tuyến B-N với các tuyến Đ-T.
- Trang 24: Khi hỏi nước ta nhập khẩu hàng hóa của các nước nào nhiều nhất HS sẽ không biết nhìn vào hình biểu đồ nào trong trang này vì thấy mấy quốc gia có bán kính nhập khẩu giống nhau.
Tất cả những lỗi trên là do học sinh hay nóng vội, chủ quan không đọc kĩ đề, không xác định được từ khóa trong câu hỏi nên dẫn đến trả lời sai. Vì vậy, hướng khắc phục những lỗi trên là yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề, xác định từ khoá trong mỗi câu hỏi. Atlat thì phải đọc kĩ câu hỏi; xác định đúng yêu cầu của câu hỏi, trang Atlat cần sử dụng và kí hiệu của đối tượng khai thác; đồng thời tìm hiểu, quan sát thật kĩ nội dung thể hiện trên Atlat.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP
Mức độ nhận biết:
Câu 1. Loại hình dịch vụ nào sau đây không phải mới ra đời ở nước ta?
A. Viễn thông. 	B. Tư vấn đầu tư. 
C. Chuyển giao công nghệ. 	D. Vận tải đường bộ. 
Câu 2. Đâu là một trong những đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta?
A. Mật độ cao nhất Đông Nam Á. B. Hơn một nửa đã được trải nhựa. 
C. Về cơ bản đã phủ kín các vùng. D. Đều chạy theo hướng Bắc - Nam. 
Câu 3. Loại hình nào sau đây không thuộc mạng lưới thông tin liên lạc?
A. mạng điện thoại. 	B. mạng phi thoại. 	
C. mạng truyền dẫn. 	D. mạng kĩ thuật số. 
Câu 4. Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là
A. tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. 	
B. mạng lưới phân bố đều khắp ở các vùng. 
C. có trình độ kĩ thuật - công nghệ hiện đại. 	
D. đã ngang bằng trình độ chuẩn của khu vực. 
Câu 5. Ngành viễn thông nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. 	
B. Công nghệ còn lạc hậu, nghiệp vụ thủ công. 
C. Chưa đạt được chuẩn của quốc tế và khu vực. 
D. Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, dần hiện đại. 
Câu 6. Khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương của nước ta là
A. nhà nước. 	B. tập thể. 	
C. tư nhân cá thể. 	D. ngoài nhà nước. 
Câu 7. Thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là
A. các nước châu Mĩ và châu Đại dương. 	B. các nước châu Âu. 
C. khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 	D. các nước Đông Âu. 
Câu 8. Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Thừa Thiên - Huế. 	B. Quảng Ninh. 	
C. Quảng Nam. 	D. Thanh Hóa. 
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng với tình hình phát triển ngành du lịch nước ta?
A. Số lượt khách nội địa ít hơn lượt khách quốc tế. 
B. Doanh thu từ du lịch và số lượt khách đều tăng. 
C. Khách quốc tế chiếm tỉ trọng cao hơn khách nội địa. 
D. Số lượt khách quốc tế đến nước ta có xu hướng giảm. 
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết quốc lộ số 8 đi qua cửa khẩu nào sau đây?
A. Cầu Treo. 	 B. Cha Lo. 	
 C. Tây Trang. 	D. Nậm Cắn.
Mức độ thông hiểu:
Câu 11. Cho biểu đồ về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, năm 2010, 2012 và 2015: 
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến phân theo phương tiện. 
B. Quy mô khách du lịch quốc tế đến phân theo phương tiện. 
C. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến phân theo phương tiện. 
D. Sự thay đổi quy mô khách du lịch quốc tế đến phân theo phương tiện. 
Câu 12. Du lịch Việt Nam phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay chủ yếu là do
A. chính sách Đổi mới của Nhà nước. 	
B. mở rộng và đa dạng hoạt động du lịch. 
C. tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn. 	
D. mức sống của dân cư ngày càng cao. 
Câu 13. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong thời gian gần đây?
A. Nhu cầu du lịch tăng, có nhiều di sản thế giới. 	 
B. Tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở lưu trú tốt. 
C. Chính sách phát triển, nhu cầu về du lịch tăng. 	 
D. Thu hút nhiều vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng. 
Câu 14. Hạn chế lớn nhất của các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta là 
A. chất lượng sản phẩm chưa cao. 	 B. giá trị thuế xuất khẩu cao. 
C. tỉ trọng mặt hàng gia công lớn. D. nguy cơ ô nhiễm môi trường. 
Câu 15. Khó khăn lớn nhất của ngành bưu chính nước ta hiện nay là
A. mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ lạc hậu.	
B. quy trình nghiệp vụ còn mang tính thủ công.
C. thiếu đồng bộ, tốc độ vận chuyển thư chậm.	
D. bưu chính nước ta thiếu lao động có trình độ cao.
Câu 16. Ngành vận tải đường biển của nước ta phát triển nhanh chủ yếu do
A. nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.
B. nước ta đang thực hiện mở cửa, quan hệ quốc tế ngày càng tăng.
C. ngành dầu khí phát triển mạnh, vận chuyển chủ yếu bằng đường biển.
D. ngoại thương nước ta phát triển mạnh, lượng hàng xuất nhập khẩu lớn.
Câu 17. Mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta còn chậm phát triển chủ yếu do
A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi. B. thiếu vốn đầu tư phát triển.
C. dân cư phân bố không đều. D. trình độ công nghiệp hóa còn thấp.
Câu 18. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở miền núi phải chú ý trước tiên đến
A. phát triển mạng lưới giao thông vận tải.	
B. xây dựng mạng lưới y tế và giáo dục.
C. cung cấp nhiều lao động, thực phẩm.	
D. khai thác triệt để tiềm năng lâm nghiệp.
Câu 19. Vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển ở nước ta là
A. Bắc Trung Bộ.	B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Nam Bộ.	D. Bắc Bộ.
Câu 20. Từ Bắc vào Nam, quốc lộ 1 đi qua lần lượt các tỉnh/thành nào sau đây ?
A. Hà Nam, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Cần Thơ, An Giang.
B. Bắc Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Cần Thơ.
C. Hà Tĩnh, Hà Nam, Bắc Giang, Đồng Nai, Cần Thơ.
D. Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đồng Nai.
Mức độ vận dụng:
Câu 21. Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là
A. khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, có một số sông lớn.
B. địa hình nhiều đồi núi, có khí hậu phân hóa theo mùa.
C. thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém.
D. đội ngũ công nhân kĩ thuật chưa thể đáp ứng nhu cầu.
Câu 22. Sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây ?
A. Số lượng du khách đến tham quan. C.Tiềm năng du lịch ở các vùng xa.
B. Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch. D. Chất lượng đội ngũ trong ngành
Câu 23. Trong những năm qua ngành vận tải đường biển của nước ta phát triển nhanh chủ yếu do:
A. ngoại thương nước ta phát triển mạnh, lượng hàng xuất nhập khẩu lớn.
B. nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.
C. ngành dầu khí phát triển mạnh, vận chuyển chủ yếu bằng đường biển.
D. nước ta đang thực hiện mở cửa, quan hệ quốc tế ngày càng tăng.
Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho lượng khách du lịch nội địa nước ta trong những năm qua tăng nhanh?
A. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng. 
B. Chất lượng phục vụ ngành du lịch tốt hơn.
C. Mức sống người dân được nâng cao.
 D. Cơ sở vật chất của ngành được tăng cường.
Câu 25. Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động nhập khẩu đối với phát triển kinh tế nước ta là
A. nâng cao trình độ văn minh xã hội. B. tạo động lực cho kinh tế phát triển.
C. cải thiện đời sống của người dân. D. thúc đẩy sự phân công lao động.
Mức độ vận dụng cao:
Câu 26. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho du lịch biển - đảo nước ta ngày càng phát triển?
A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt hơn, nhu cầu du lịch ngày càng tăng.
B. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, giao thông thuận lợi.
C. Khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng cao, có đảo, quần đảo, bãi biển đẹp.
D. Dân số đông, lao động trong ngành du lịch dồi dào, đã qua đào tạo.
Câu 27. Yếu tố nào sau đây có tác động chủ yếu đến sự tăng nhanh giá trị nhập khẩu của nước ta hiện nay?
A. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. B. Nhu cầu, chất lượng cuộc sống cao.
C. Việc phát triển của quá trình đô thị hóa. D. Nhu cầu quá trình công nghiệp hóa.
Câu 28. Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta là
A. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ.
B. nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
C. góp phần vào hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.
D. giảm chênh lệch phát triển nông thôn với đô thị.

File đính kèm:

  • docxon_tap_dia_li_12_chuyen_de_mot_so_van_de_phat_trien_va_phan.docx