Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp

Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp năm 2005. Hiện nay, chiếm gần 70 %.

 1/Sản xuất lương thực: chiếm 59,2% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (2005).

- Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:

+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, làm nguồn hàng xuất khẩu.

+ Là cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực:

+ Điều kiện tự nhiên: đất, khí hậu, nước

+ Điều kiện kinh tế - xã hội: chính sách, lao động, hệ thống thuỷ lợi, thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư, trình độ KHKT

- Tuy nhiên cũng có những khó khăn: thiên tai, sâu bệnh.

* Tình hình sản xuất lương thực:

- Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005), 7,57 triệu ha (2018).

- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi

- Năng suất tăng mạnh đạt 4,9 tấn/ha/năm (58, 1 tạ/ha năm 2018) nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh.

- Sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh: 14,4 triệu tấn (1980) lên 39,5 triệu tấn, trong đó lúa là 36,0 triệu tấn (2005). Sản lượng lương thực năm 2018 đạt: 48,9 triệu tấn, riêng lúa 44 triệu tấn.

- Bình quân lương thực đạt trên 470 kg/người/năm , 481 kg/người/năm năm 2018.

- Xuất khẩu: VN xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trung bình mỗi năm 3-4 triệu tấn. Xuất khẩu gạo đạt 6,12 triệu tấn, trị giá 3,06 tỉ USD năm 2018.

- Diện tích và sản lượng hoa màu cũng tăng nhanh.

 

doc 15 trang quyettran 23500
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp

Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
--------šš&››---------
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 
NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: ĐỊA LÍ
 Chuyên đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN 
VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Thuận Thành, tháng 3 năm 2020
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ ÔN THI 
TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021
CHUYÊN ĐỀ : MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN
Nội dung 1: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I/ Ngành trồng trọt
Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp năm 2005. Hiện nay, chiếm gần 70 %.
 1/Sản xuất lương thực: chiếm 59,2% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (2005).
- Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, làm nguồn hàng xuất khẩu. 
+ Là cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực:
+ Điều kiện tự nhiên: đất, khí hậu, nước
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: chính sách, lao động, hệ thống thuỷ lợi, thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư, trình độ KHKT
- Tuy nhiên cũng có những khó khăn: thiên tai, sâu bệnh...
* Tình hình sản xuất lương thực:
- Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005), 7,57 triệu ha (2018).
- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi
- Năng suất tăng mạnhà đạt 4,9 tấn/ha/năm (58, 1 tạ/ha năm 2018)à nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh.
- Sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh: 14,4 triệu tấn (1980) lên 39,5 triệu tấn, trong đó lúa là 36,0 triệu tấn (2005). Sản lượng lương thực năm 2018 đạt: 48,9 triệu tấn, riêng lúa 44 triệu tấn. 
- Bình quân lương thực đạt trên 470 kg/người/năm , 481 kg/người/năm năm 2018.
- Xuất khẩu: VN xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trung bình mỗi năm 3-4 triệu tấn. Xuất khẩu gạo đạt 6,12 triệu tấn, trị giá 3,06 tỉ USD năm 2018.
- Diện tích và sản lượng hoa màu cũng tăng nhanh.
- Phân bố: ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, chiếm trên 50% diện tích, 50% sản lượng lúa cả nước. Đông bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.
2/ Sản xuất cây thực phẩm( không học)
3/ Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:
a/ Cây công nghiệp: chiếm 23,7% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (2005) và có xu hướng tăng.
* Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp:
- Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước và khí hậu
- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, nâng cao thu nhập của người dân, nhất là ở trung du-miền núi.
* Điều kiện phát triển:
- Thuận lợi (về tự nhiên, KTXH)
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
+ Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
+ Nguồn lao động dồi dào.
+ Đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.
- Khó khăn 
+ Thị trường thế giới có nhiều biến động.
+ Sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.
*Hiện trạng
 Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt. Tổng DT gieo trồng năm 2005 khoảng 2,5 triệu ha, trong đó cây lâu năm là hơn 1,6 triệu ha (65%).
 - Cây công nghiệp lâu năm: 
+ Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích, sản lượng.
+ Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp.
+ Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với qui mô lớn.
+ Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu : cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè.
Café trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB, BTB.
Cao su trồng nhiều ở ĐNB, Tây Nguyên, BTB.
Chè trồng nhiều ở Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
Hồ tiêu trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB, DHMT.
Điều trồng nhiều ở ĐNB.
Dừa trồng nhiều ở ĐBSCL.
+ Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá... 
Mía trồng nhiều ở ĐBSCL, ĐNB, DHMT.
Lạc trồng nhiều ở BTB, ĐNB, Đắc Lắc.
Đậu tương trồng nhiều ở TD và MN Bắc Bộ, Đắc Lắc, Hà Tây, Đồng Tháp.
Đay trồng nhiều ở ĐBSH.
Cói trồng nhiều ở ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.
Dâu tằm tập trung ở Lâm Đồng.
Bông vải tập trung ở NTB, Đắc Lắc.
b/ Cây ăn quả: chuối, cam, xoài, nhãn, vảiVùng trồng cây ăn quả lớn nhất là ĐBSCL, ĐNB.
II/ Ngành chăn nuôi 
* Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay:
- Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.
- Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
- Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
* Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta:
- Thuận lợi (cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn, dịch vụ giống, thú y có nhiều tiến bộ...). 
- Khó khăn (giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, dịch bệnh...).
1/Chăn nuôi lợn và gia cầm 
- Đàn lợn hơn 27 triệu con (2005), 27,4 triệu con (2017), cung cấp hơn ¾ sản lượng thịt các loại.
- Gia cầm với tổng đàn trên 250 triệu con (2003), 385,5 triệu con (2017).
Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở ĐBSH, ĐBSCL.
2/ Chăn nuôi gia súc ăn cỏ
- Đàn trâu: 2,9 triệu con (2005), 2,49 tiệu con (2017)à nuôi nhiều ở TD và MN Bắc Bộ, BTB.
- Đàn bò: 5,5 triệu con (2005), 5,65 triệu con (2017)à nuôi nhiều ở BTB, DHNTB, Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở Tp.HCM, HN
Nội dung 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
I/ Ngành thủy sản
1/Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản
a/Thuận lợi:
- Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
- Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,
- Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạchcó thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850.000 ha, trong đó 45% thuộc Cà Mau, Bạc Liêu.
- Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, nhân dân có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt. Các phương tiện đánh bắt được trang bị tốt hơn; các dịch vụ thuỷ sản và công nghiệp chế biến cũng phát triển mạnh.
- Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.
b/Khó khăn:
- Thiên tai, bão, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra.
-Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất lao động còn thấp. Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
- Chế biến và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.
- Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.
2/Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.
*Khái quát chung
- SLTS năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, SL bình quân đạt 42 kg/người/năm. Sản lượng thủy sản năm 2017 đạt 7,3 triệu tấn, SL bình quân đạt 78,1 kg/người/năm.
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.
*Khai thác thủy sản:
- Sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt 1,79 triệu tấn (2005), trong đó cá biển 1,36 triệu tấn. Sản lượng thủy sản khai thác năm 2017 đạt 3,4 triệu tấn.
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ. Dẫn đầu là các tỉnh về SL đánh bắt: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.
* Nuôi trồng thủy sản: - Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là gần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%.
- Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệpà tập trung ở ĐBSCL.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH, nhất là ở An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa.
II/ Ngành lâm nghiệp
a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.
- Kinh tế: 
+ Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người.
+ Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
+ Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.
- Sinh thái:
+ Chống xói mòn đất.
+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm.
+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
b) Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều (không học)s
c) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp 
Cơ cấu ngành: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bỏ vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
- Trồng rừng: có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,rừng phòng hộ. Hàng năm trồng khoảng 200.000 ha rừng tập trung.
- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: khai thác hàng năm khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre, 100 triệu cây nứa.
- Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗcông nghiệp bột giấy và giấy đang được phát triển, lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) và Liên hợp giấy Tân Mai (Đồng Nai).
- Các vùng có diện tích rừng lớn: Tây Nguyên, BTB,
- Rừng còn được khai thác để cung cấp gỗ củi, than củi.
II. CÁC DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Phần lý thuyết
a. Dạng câu hỏi nêu, kể tên, liệt kê đối tượng địa lí 
- Yêu cầu:
 Tái hiện kiến thức cơ bản liên quan hoặc khai thác Atlat ĐLVN, đối chiếu với các đáp án và lựa chọn đáp án đúng.
- Ví dụ: Vùng nào sau đây ở nước ta có năng suất lúa cao nhất cả nước? 
A. Đồng bằng sông Hồng. 	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Ở câu hỏi này, trên cơ sở kiến thức cơ bản đã được ghi nhớ, HS chỉ cần tái hiện kiến thức phần “Tình hình phát triển và phân bố cây lương thực”, đối chiếu với các đáp án và dễ dàng lựa chọn được đáp án đúng.
b. Dạng câu hỏi nêu, xác định điều kiện phát triển, sự phát triển và phân bố 
- Yêu cầu:
HS phải hiểu được những khái niệm, nội dung cơ bản liên quan đến điều kiện phát triển, sự phát triển và phân bố của các ngành nông nghiệp và có thể diễn đạt lại theo ý của mình. Từ đó nhận ra các vấn đề tương tự như đã học để lựa chọn đáp án đúng nhất. Lưu ý: các câu hỏi phủ định.
- Ví dụ
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp ở nước ta là
A. nguồn lao động dồi dào.
B. mạng lưới cơ sở chế biến phát triển.
C. đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
D. thị trường ngoài nước được mở rộng.
	Ở câu hỏi này, HS cần xác định được có những nhân tố nào là điều kiện tự nhiên để phát triển cây lương thực, xác định được nhân tố nào mang tính thuận lợi. Trên cơ sở đó đối chiếu với các đáp án và lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án đúng của câu hỏi là: C
c. Dạng câu hỏi giải thích sự phát triển và phân bố
- Yêu cầu: 
+ Nắm chắc kiến thức cơ bản liên quan của nhiều đơn vị kiến thức, nhiều bài. Cần ghi nhớ chủ động, có mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, vì vậy nhớ được lâu bản chất của kiến thức đó. 
+ Tìm mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng địa lí.
- Ví dụ: Nguyên nhân nào làm cho diện tích cây công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm qua? 
A. Thị trường được mở rộng, công nghiệp chế biến dần hoàn thiện.
B. Các khâu trồng và chăm sóc cây công nghiệp đều được tự động hóa.
C. Nhà nước đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ cây công nghiệp.
D. Nông sản nước ta không bị cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ở câu hỏi này, HS cần phải: Xác định được các nhân tố tác động đến sự thay đổi diện tích cây công nghiệp, xác định các nhân tố làm cho diện tích cây công nghiệp phát triển mạnh trong những năm qua. Trên cơ sở đó, đọc kĩ từng phương án và lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án đúng của câu hỏi là: A
d. Dạng câu hỏi so sánh điều kiện phát triển, hướng chuyên môn hóa
- Yêu cầu: Dạng câu hỏi so sánh là dạng khó. Để giải quyết tốt các câu hỏi dạng này cần đạt yêu cầu: 
+ Nắm vững kiến thức cơ bản. 
+ Hệ thống hóa, phân loại, sắp xếp kiến thức theo từng nhóm riêng biệt để so sánh. 
+ Khái quát hóa kiến thức đã có để tìm ra các tiêu chí so sánh. Xác định các đặc điểm giống nhau theo yêu cầu câu hỏi, đối chiếu với các đáp án và lựa chọn đáp án đúng theo yêu cầu của câu hỏi..
- Ví dụ: Điểm giống nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là đều có
A. mùa đông lạnh.	 B. đất phù sa ngọt.
C. diện tích tương tự nhau.	 D. diện tích đất phèn lớn.
Ở câu hỏi này, HS cần xác định được những yếu tố về điều kiện sinh thái nông nghiệp. Đâu là những yếu tố giống nhau của hai vùng. Sau đó đối chiếu với các đáp án và lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án đúng của câu hỏi là: B
2. Kỹ năng
a. Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
*Các bước để trả lời câu hỏi trắc nghiệm khi sử dụng Atlat 
- Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi để xác định yêu cầu, đối tượng địa lí và trang Atlat cần sử dụng.
- Bước 2: Đọc bảng chú giải, tìm kí hiệu của đối tượng cần khai thác.
- Bước 3: Tiến hành khai thác trên Atlat, đối chiếu với các đáp án và lựa chọn đáp án đúng.
Ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?
A. Sơn La.	B. Cao Bằng.	
C. Quảng Bình.	D. Tuyên Quang. 
	Ở câu hỏi này, HS cần áp dụng quy trình 3 bước như sau :
Bước 1 : Xác định được yêu cầu là “cho biết tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%”; đối tượng khai thác là “tỉnh” và trang Atlat cần sử dụng là trang 20.
Bước 2: Đọc bảng chú giải trang 20 thì biết được tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60% được kí hiệu bằng ô mầu xanh lá cây đậm nhất.
Bước 3: Quan sát trên bản đồ thì dễ dàng lựa chọn được đáp án đúng là D. Tuyên Quang.
b. Bảng số liệu
Dạng 1: Chọn dạng biểu đồ thích hợp
Cơ sở nhận dạng
- Yêu cầu đề bài (từ khóa)
- Đặc điểm BSL
=> BĐ thích hợp nhất
Ví dụ: Cho bảng số liệu: 
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY
 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005
2016
Tổng số 
13287,0
14809,4
Câu lương thực
8383,4
8996,2
 Cây công nghiêp
2495,1
2843,5
 Cây khác 
2408,5
2969,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các loại cây trồng qua hai năm 2005 và 2016, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền.	B. Biểu đồ tròn.	C. Biểu đồ cột.	D. Biểu đồ đường.
Ở câu hỏi này, ta thấy rằng: Yêu cầu của câu hỏi là thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng qua 2 năm; BSL có các thành phần và tổng số, thời gian 2 năm => Biểu đồ tròn (Đáp án B)
Dạng 2: Chọn nhận xét đúng/không đúng với BSL
- Một số lưu ý trong quá trình làm bài
+ Đọc kĩ yêu cầu của đề bài (chú ý các từ khóa, cụm từ khóa): Xác định là câu hỏi khẳng định hay phủ định và trọng tâm câu hỏi là gì.
+ Đọc kĩ tên, đơn vị, thành phần của bảng số liệu.
+ Đọc kĩ từng phương án trả lời, đối chiếu với BSL và biểu đồ để xác định xem nhận định đó đúng hay không đúng với biểu đồ và BSL đã cho.
+ Hiểu cách sử dụng “ngôn ngữ’, cách lấy dẫn chứng minh họa trong bài nhận xét BSL, biểu đồ: Tăng, tăng liên tục, biến động; cơ cấu - tỉ trọng - giá trị.
+ Xử lý số liệu hoặc tính thêm các chỉ tiêu mới để làm rõ các nhận định.
- Ví dụ: 
Cho bảng số liệu: 
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016
 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
2005
2009
2010
2016
Khai thác
1987,9
2280,5
2414,4
2920,4
Nuôi trồng
1478,9
2589,8
2728,3
3412,8
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2016? 
A. Khai thác tăng, nuôi trồng giảm. B. Nuôi trồng tăng, khai thác giảm.
C. Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.	 D. Khai thác tăng nhanh hơn nuôi trồng.
Ở câu hỏi này, HS cần đọc kĩ yêu cầu của câu hỏi và các thông tin trên BSL. Đối chiếu từng đáp án lên BSL kết hợp với việc tính toán để lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án đúng của câu hỏi này là: C
c. Biểu đồ
Dạng 1: Xác định nội dung thể hiện của biểu đồ
Cở sở xác định nội dung: Căn cứ vào khả năng thể hiện của các loại biểu đồ (chức năng).
Ví dụ
Cho biểu đồ về diện tích một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 
2005 - 2014:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm.
B. Chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm.
C. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm.
D. Quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm.
Ở câu hỏi này, HS cần quan sát lên biểu đồ và thấy được đây là biều đồ đường thể hiện tốc độ tăng trường. Đối tượng thể hiện là một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2005 – 2014.
=> Đáp án phải chọn là: C
Dạng 2: Chọn nhận xét đúng/không đúng và biểu đồ.
- Một số lưu ý trong quá trình làm bài: Giống như khi nhận xét BSL
- Ví dụ: Cho biểu đồ:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016?
A. Lúa đông xuân giảm, lúa mùa giảm.
B. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa tăng.
C. Lúa mùa giảm, lúa hè thu và thu đông tăng.
D. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa đông xuân giảm. 
Ở câu hỏi này, HS cần đọc kĩ câu hỏi, xác định được đây là câu hỏi phủ định và hỏi về tỉ trọng. Sau đó quan sát biểu đồ, đưa ra nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng sản lượng của từng vụ lúa. Đối chiếu với các đáp án và lựa chọn đáp án sai so với nội dung thể hiện trên biểu đồ hay là đáp án đúng so với câu hỏi.
Đáp án đúng của câu hỏi là C
III. NHỮNG LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC
1. Lỗi khi trả lời các câu hỏi lí thuyết 
Trong khi trả lời các câu hỏi lí thuyết phần nông nghiệp học sinh thường hay nhầm lẫn:
- Đối với ngành trồng trọt: 
+ Điều kiện thuận lợi, khó khăn nhất cho phát triển cây công nghiệp.
+ Giải pháp chủ yếu nhất cho phát triển cây lượng thực, cây công nghiệp.
- Đối với ngành chăn nuôi:
+ Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi: Điều kiện thuận lợi, khó khăn nhất cho phát triển ngành chăn nuôi.
+ Xu hướng phát triển ngành chăn nuôi. 
+ Giải pháp chủ yếu nhất cho phát triển ngành chăn nuôi.
- Đối với ngành thủy sản:
+ Điều kiện phát triển ngành thủy sản (thuận lợi và khó khăn): Điều kiện cho nuôi trồng, cho khai thác thủy sản.
+ Giải pháp cho nuôi trồng, khai thác thủy sản.
2. Lỗi khi sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam
Học sinh sử dụng Atlat phần này thường hay nhầm lẫn các kí hiệu từ trang 18 – 20.
- Trang 18: Khi hỏi vùng nào trồng nhiều cao su nhất, các em đều không biết chọn: Đông Nam Bộ hay Tây Nguyên vì các em thấy cả 2 vùng này đều có số lượng kí hiệu cây cao su bằng nhau.
- Trang 19: Học sinh hay nhẫm lẫn giữa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi với cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. 
- Trang 20: Học sinh hay nhẫm lẫn giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh Nghệ An và Lạng Sơn là bằng nhau.
Tất cả những lỗi trên là do học sinh hay nóng vội, chủ quan không đọc kĩ đề, không xác định được từ khóa trong câu hỏi nên dẫn đến trả lời sai. Vì vậy, hướng khắc phục những lỗi trên là yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề, xác định từ khoá trong mỗi câu hỏi. Atlat thì phải đọc kĩ câu hỏi; xác định đúng yêu cầu của câu hỏi, trang Atlat cần sử dụng và kí hiệu của đối tượng khai thác; đồng thời tìm hiểu, quan sát thật kĩ nội dung thể hiện trên Atlat.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nhận biết
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất, nông, lâm, thủy sản năm 2007?
A. Lâm nghiệp. B. Thủy sản.
C. Lâm nghiệp và thủy sản. D. Nông nghiệp.
Câu 2. Trong cơ cấu giá trị sản suất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, loại cây trồng nào chiếm tỷ trọng lớn nhất?
A. Cây lương thực. 	B. Cây công nghiệp.
C. Cây rau, đậu. 	D. Cây ăn quả.
Câu 3. Vùng nào sau đây ở nước ta hiện nay có sản lượng lương thực lớn nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng. 	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.	D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 4. Vùng nào sau đây ở nước ta có năng suất lúa cao nhất cả nước? 
A. Đồng bằng sông Hồng. 	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 5. Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn nhất về cây
A. cà phê.      	B. cao su.
C. chè.     	D. điều.
Câu 6. Ngư trường trọng điểm của nước ta là
A. Cà Mau - Kiên Giang.      	B. Hải Phòng - Nam Định.
C. Thái Bình - Thanh Hóa.      	D. Quảng Ngãi - Bình Định.
Câu 7. Vùng nào sau đây có số lượng đàn trâu lớn nhất nước ta? 
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
Câu 8. Vùng có diện tích trồng cây cao su lớn nhất ở nước ta hiện nay là
A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đông Nam Bộ.
Câu 9. Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất ở nước ta là
A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. 
B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. 
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết vùng nào sau đây có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng. 	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Vùng Bắc Trung Bộ.	D. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
2. Thông hiểu
Câu 11: Việc đảm bảo an ninh lượng thực ở nước ta là cơ sở để
A. chuyển dịch cơ cấu cây trồng. B. đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. 
C. tạo nguồn dự trữ quốc gia. D. xóa đói, giảm nghèo. 
Câu 12. Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì
A. điều kiện tự nhiên phù hợp với sản xuất lương thực.
B. đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
C. thiếu lao động trong sản xuất lương thực.
D. phần lớn diện tích nước ta là đồng bằng.
Câu 13. Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là
A. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất. 
B. mở rộng diện tích trồng cây lương thực.
C. đẩy mạnh khai hoang, phục hóa ở miền núi. 
D. đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp.
Câu 14. Để đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu và chiếm lĩnh được thị trường thế giới chúng ta cần đầu tư vào
A. cơ giới hóa trong sản xuất lương thực. B. xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh. 
C. cung cấp đầy đủ phân bón. D. công nghệ sau thu hoạch. 
Câu 15. Điều kiện nào sau đây không cần thiết đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta?
A. Đất phù sa có diện tích rộng. B. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. 
C. Nguồn lao động dồi dào. D. Cơ sở chế biến phát triển. 
Câu 16. Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với
A. vấn đề thủy lợi. B. sản xuất lương thực , thực phẩm. 
C. nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. D. bảo vệ và phát triển rừng. 
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng về sản xuất thủy sản của nước ta hiện nay?
A. Diện tích nuôi trồng được mở rộng.
B. Sản phẩm qua chế biến càng nhiều.
C. Đánh bắt ở ven bờ được chú trọng.
D. Phương tiện sản xuất được đầu tư.
Câu 18. Ý kiến nào sau đây không đúng với xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Giảm tỉ trọng trong sản xuất nông nghiệp.
B. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp.
C. Tăng tỉ trọng chăn nuôi lấy thịt và lấy sữa.
D. Tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
Câu 19. Việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội còn có ý nghĩa về
A. mang lại nguồn hải sản lớn. 
B. giữ vững chủ quyền biển đảo của đất nước.
C. giải quyết việc làm cho người dân. 
D. sánh vai với các nước trên thế giới.
Câu 20. Nguyên nhân cơ bản nhất làm diện tích rừng nước ta thu hẹp nhanh chóng là
A. chiến tranh kéo dài. B. đốt rừng làm nương rẫy.
C. khai thác rừng quá mức. D. cháy rừng.
3. Vận dụng
Câu 21. Trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt, tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây là do
A. tác dụng bảo vệ môi trường, khắc phục tính mùa vụ.
B. hình thành, mở rộng các vùng chuyên canh quy mô lớn.
C. công nghiệp chế biến phát triển, thị trường mở rộng.
D. mang lại hiệu quả cao về kinh tế, thị trường mở rộng.
Câu 22. Biện pháp cơ bản để đưa Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa là
A. phát triển mạnh cây vụ đông, phát triển thủy lợi.	
B. quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thị trường.
C. chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên đất.	
D. thay đổi cơ cấu giống cây trồng và cơ cấu mùa vụ.
Câu 23. Biện pháp nào sau đây là chủ yếu để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản, vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta hiện nay?
	A. Hiện đại hoá phương tiện đánh bắt, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
	B. Tăng cường đánh bắt kết hợp phát triển nuôi trồng và chế biến.
	C. Phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường xuất khẩu.
	D. Tăng cường vốn và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.
Câu 24. Để nâng cao hệ số sử dụng đất trồng lúa ở nước ta hiện nay, giải pháp nào sau đây là cơ bản nhất?
A. Đưa các giống năng suất cao vào sản xuất.
B. Đẩy mạnh khai hoang mở rộng đất canh tác.
C. Chủ động phòng chống thiên tai và sâu bệnh.
D. Phát triển thủy lợi nhằm đảm bảo nước tưới.
Câu 25. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
2005
3466,8
1987,9
1478,9
2010
5142,7
2414,4
2728,3
2013
6019,7
2803,8
3215,9
2015
6549,7
3036,4
3513,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 2005 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột.	B. Tròn.	C. Kết hợp.	D. Miền.
4. Vận dụng cao
Câu 26. Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu ở nước ta hiện nay là
A. tăng hiệu quả kinh tế, sử dụng tốt tài nguyên.	
B. đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng nguồn thu.	
C. đẩy mạnh sản xuất, áp dụng công nghệ mới.	
D. tạo việc làm, sử dụng hợp lí nguồn lao động.
Câu 27. Động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là
A. sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành công nghiệp.	
B. sự xuất hiện và mở rộng của hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
C. nhu cầu ngày càng lớn của thị trường trong và ngoài nước.	
D. sự xuất hiện các hình thức sản xuất mới cho nông nghiệp.
Câu 28. Trong những năm gần đây, nước ta đã đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu nhưng giá trị của những mặt hàng này vẫn chưa cao do
A. chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
B. hầu hết các nông sản Việt Nam chưa có thương hiệu.
C. công nghệ trước và sau thu hoạch còn lạc hậu.
D. xuất khẩu chế biến sâu chiếm tỉ lệ rất thấp.

File đính kèm:

  • docon_tap_dia_li_12_chuyen_de_mot_so_van_de_phat_trien_va_phan.doc