Sáng kiến kinh nghiệm Dạy và học Địa lí lớp 12 hiệu quả hơn với Atlat Địa lí Việt Nam

Ngày nay, chúng ta đang trong thời kì đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong hơn ba thập kỉ vừa qua nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên “Bây giờ so với nhiều nước trong khu vực thì phải thừa nhận sự phát triển giáo dục nước ta còn nhiều mặt thua kém, đang có nguy cơ bị tụt hậu. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nội dung chương trình, phương pháp giáo dục còn có những hạn chế”. Trước thực trạng trên, thay đổi là một tất yếu. Trước yêu cầu mới, ngành Giáo dục nước ta nói chung, của ngành Giáo dục địa phương nói riêng; nếu không được thay đổi, việc nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn lao động của nước ta sẽ bị hạn chế; từ đó làm chậm lại quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, làm cho nước ta có nguy cơ tụt hậu về kinh tế - xã hội so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Giáo dục của địa phương đã phát động các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn, trong đó tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở các bậc học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học và giáo dục và kiểm tra đánh giá đặc biệt được quan tâm đẩy mạnh và môn Địa Lí cũng không ngoại lệ.

Địa Lí tuy là một môn học không khó lắm so với các môn học khác trong nhà trường phổ thông, nhưng kết quả đạt được điểm trung bình trở lên còn chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn ở các khối lớp và kết quả trong các kỳ thi tốt nghiệp hàng năm chưa cao, đặc biệt là tỷ lệ điểm khá, giỏi còn thấp, thậm chí vẫn còn số ít được điểm yếu, kém. Với tình hình hiện nay, thực trạng đó không thể đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn lao động nước ta trước sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.

Đối với chương trình Địa lí lớp 12. Song song với quyển sách giáo khoa chương trình Địa lí 12 còn có tập Atlát Địa lí Việt Nam. Atlat địa lý Việt Nam được xây dựng dựa trên chương trình Địa lí Việt Nam, nó diễn giải các vấn đề địa lí từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tế Có thể nói rằng Atlat vừa là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp vừa là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các kỳ thi môn Địa Lí.

 

docx 26 trang quyettran 24120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy và học Địa lí lớp 12 hiệu quả hơn với Atlat Địa lí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy và học Địa lí lớp 12 hiệu quả hơn với Atlat Địa lí Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy và học Địa lí lớp 12 hiệu quả hơn với Atlat Địa lí Việt Nam
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chon đề tài
Ngày nay, chúng ta đang trong thời kì đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong hơn ba thập kỉ vừa qua nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên “Bây giờ so với nhiều nước trong khu vực thì phải thừa nhận sự phát triển giáo dục nước ta còn nhiều mặt thua kém, đang có nguy cơ bị tụt hậu. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nội dung chương trình, phương pháp giáo dục còn có những hạn chế”. Trước thực trạng trên, thay đổi là một tất yếu. Trước yêu cầu mới, ngành Giáo dục nước ta nói chung, của ngành Giáo dục địa phương nói riêng; nếu không được thay đổi, việc nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn lao động của nước ta sẽ bị hạn chế; từ đó làm chậm lại quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, làm cho nước ta có nguy cơ tụt hậu về kinh tế - xã hội so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Giáo dục của địa phương đã phát động các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn, trong đó tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở các bậc học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học và giáo dục và kiểm tra đánh giá đặc biệt được quan tâm đẩy mạnh và môn Địa Lí cũng không ngoại lệ.
Địa Lí tuy là một môn học không khó lắm so với các môn học khác trong nhà trường phổ thông, nhưng kết quả đạt được điểm trung bình trở lên còn chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn ở các khối lớp và kết quả trong các kỳ thi tốt nghiệp hàng năm chưa cao, đặc biệt là tỷ lệ điểm khá, giỏi còn thấp, thậm chí vẫn còn số ít được điểm yếu, kém. Với tình hình hiện nay, thực trạng đó không thể đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn lao động nước ta trước sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. 
Đối với chương trình Địa lí lớp 12. Song song với quyển sách giáo khoa chương trình Địa lí 12 còn có tập Atlát Địa lí Việt Nam. Atlat địa lý Việt Nam được xây dựng dựa trên chương trình Địa lí Việt Nam, nó diễn giải các vấn đề địa lí từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tếCó thể nói rằng Atlat vừa là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp vừa là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các kỳ thi môn Địa Lí.
Tuy nhiên trong thực tế, việc sử dụng Atlat của học sinh còn gặp nhiều khó khăn, hoặc chưa phát huy hết hiệu quả vốn có của nó.  Nguyên nhân là do học sinh mới chỉ được trang bị cuốn Atlat chứ chưa được hướng dẫn sử dụng một cách chi tiết. Atlat Địa lí Việt Nam được hiện nay là “tài liệu” duy nhất mà học sinh được sử dụng trong tất cả các kì thi nhưng chỉ có số ít các em phát huy tối đa được tác dụng của nguồn tài liệu quý giá này. 
Trước thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Dạy và học Địa lí lớp 12 hiệu quả hơn với Atlat Địa lí Việt Nam”
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của phương tiện dạy học cũng như phương pháp dạy học bằng phương tiện trực quan mà cụ thể là Atlat Địa lí Việt Nam
Trang bị cho học sinh một số kỹ năng để vận dụng kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 
Góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Địa lí lớp 12 phần địa lí tự nhiên Việt Nam.
Vận dụng Atlat Địa lí Việt Nam vào các câu hỏi cụ thể trong một số bài học trong chương trình Địa lí lớp 12.
3. Nhiệm vụ của đề tài
	Nghiên cứu thực trạng và yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy và học
Nghiên cứu việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy và học và áp dụng Atlat Địa lí Việt Nam
	Nghiên cứu một số kiến thức địa lí Việt Nam cơ bản thông qua Atlat Địa lí Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của đề tài
	Đề tài nghiên cứu việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình dạy - học và kiểm tra đánh giá môn Địa lí lớp 12
Phạm vi ứng dụng của đề tài: Sáng kiến xây dựng trong phạm vi chương trình “Địa lí lớp 12” dành cho khối học sinh lớp 12 theo chương trình chuẩn.	
5. Phương pháp nghiên cứu
	Đề tài sử dụng các phương pháp: Thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát, nghiên cứu (phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê), thực nghiệm sư phạm.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
1.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Đảng ta đã xác định: giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, coi đầu tư cho giáo dục là một trong những bước chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Cùng với sự phát triển của Đất nước, nền giáo dục Việt Nam đang từng bước được đổi mới
Ngày nay, chúng ta đang trong thời kì đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong hơn ba thập kỉ vừa qua nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên “Bây giờ so với nhiều nước trong khu vực thì phải thừa nhận sự phát triển giáo dục nước ta còn nhiều mặt thua kém, đang có nguy cơ bị tụt hậu. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nội dung chương trình, phương pháp giáo dục còn có những hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần phải “tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo”, tạo ra những chuyển biến sâu sắc trong đổi mới tổ chức quy trình dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục để đào tạo ra “những con người lao động, tự chủ, năng động và sáng tạo”, đáp ứng được những yêu cầu của thời đại, có tri thức khoa học cao,có kỹ năng hành động và tư duy thực tiễn, có phương pháp tự học và nghiên cứu tốt. Để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới của đất nước, trong thời đại công nghệ thông tin, thời đại nền kinh tế thị trường, thời đại của xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế, nhằm đưa nền kinh tế - xã hội nước ta hoà nhập nhanh với nền kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Trong công cuộc này đòi hỏi hệ thống giáo dục – đào tạo phải “Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung phương pháp và đào tạ” (Trích: Nghị quyết TW 4 về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo)
Bởi vậy, Mục tiêu giáo dục đã được thế hiện cụ thể ở Chương I, Điều 2 trong Luật giáo dục - 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Xác định được mục tiêu giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Nó giúp giáo viên xác định phải dạy gì, đến mức độ nào, từ đó lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp, đánh giá khách quan, đúng đắn kết quả học tập của học sinh và kết quả giảng dạy của bản thân. Nó giúp học sinh biết mính phải học những gì để có thể làm được những việc gì sau khi học xong.
Từ mục tiêu giáo dục trên, đòi hỏi nội dung giáo dục cũng được thay đổi, trong Luật Giáo dục 2005, Chương II, Điều 28 có ghi: “Nội dung Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh” 
Tuy nhiên trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khối kiến thức của loài người đã tăng lên theo cấp số nhân thì nội dung dạy học không thể bất biến mà luôn được cải tiến, tinh giản và cũng phải được hiện đại hóa cho phù hợp với yêu cầu mới của thời đại.
Sự đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đòi hỏi có những đổi mới về phương pháp dạy học. Trong Luật Giáo dục 2005, Chương II, Điều 28 cũng có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” 
Trong Nghị quyết TW 2 khóa VIII cũng đã nhận định: “Phương pháp giáo dục đào tạo chậm được đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học”. Do đó, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết hiện nay trong nhà trường phổ thông.
1.2. Vai trò của đổi mới phương pháp dạy học
Trong một thời gian dài, thầy cô chúng ta được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Với phương pháp giảng dạy này, các em học sinh như một cái kho và thầy cô chúng ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho đó. Kết quả là học sinh học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập sáng tạo trong quá trình học tập.
Theo quan điểm giáo dục hiện đại, dạy học là một quá trình tương tác (Giáo viên – Học sinh, Học sinh – Học sinh, Học sinh – Giáo viên, Học sinh với những người hiểu biết hơn), trong đó, “học” là một hoạt động trung tâm. Và, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Để đạt được điều ấy, trong quá trình dạy học, người thầy cần phải thức tỉnh trong tâm hồn các em học sinh tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực. Vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu được. Bởi, chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta mới góp phần khắc phục những biểu hiện trì trệ nghiêm trọng trong giáo dục hiện nay; chỉ có đổi mới phương pháp dạy học chúng ta mới góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và chỉ có đổi mới phương pháp dạy học chúng ta mới tham gia được vào “sân chơi” quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tiếp cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại.
Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của học sinh.
Phương pháp giảng dạy truyền thống là phương pháp mà trong đó chủ yếu là thầy nói - trò nghe. Giáo viên quan tâm trước hết đến việc truyền đạt kiến thức, hướng đến mục tiêu làm cho học sinh  hiểu và ghi nhớ kiến thức. Phương pháp này ít quan tâm đến việc phát triển tư duy, huấn luyện kỹ năng và rèn luyện thái độ cho người học. Nó dẫn đến tình trạng hầu hết học sinh học tập thụ động. Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho người học sự trì trệ, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và thiếu tính sáng tạo trong tư duy khoa học.
Theo cách dạy học trước đây, chỉ có một giác quan duy nhất được huy động đó là tai để nghe còn các giác quan khác chưa sử dụng cho việc tiếp thu bài giảng. Phần lớn tiềm năng tiếp thu học tập chưa được phát huy. Từ tâm lí học tập, chúng ta thấy rằng việc tiếp nhận các thông tin nhờ vào 5 giác quan của con người: nghe, nhìn, nếm, ngửi, cảm nhận.
Người ta thấy rằng, chỉ có nghe thôi thì chỉ tiếp thu được 20%, viết chép tiếp thu được 30%, song nếu kết hợp cả hai thì tác dụng tăng lên đáng kể. Trực quan hóa trợ giúp cho thuyết trình làm tăng mức độ nhớ đến 50%.
VAI TRÒ CỦA CÁC GIÁC QUAN TRONG VIỆC HỌC TẬP
Trong việc thu nhận tri thức
Trong việc lưu giữ tri thức
Qua nếm
1%
Nghe
20%
Qua sờ
1,5%
Nhìn
30%
Qua ngửi
3,5%
Nghe + nhìn
50%
Qua nghe
11%
Tự trình bày
80%
Qua nhìn
83%
Tự trình bày và làm
90%
Tôi nghe – Tôi quên
Tôi nhìn – Tôi nhớ
Tôi làm – Tôi hiểu
Qua đó ta thấy phương pháp áp dụng các phương tiện trực quan vào bài giảng đã góp phần làm cho chất lượng bài giảng cũng như mức độ nhớ, hiểu bài của học sinh càng được nâng cao.
Môn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ sở cho hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại.
Môn Địa lí có nhiều khả năng bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy (tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán...); trí tưởng tượng và óc thẩm mĩ; rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng có ích trong đời sống và sản xuất. Cùng các môn khoa học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, yêu thiên nhiên, con người, yêu quê hương, đất nước.
Vì vậy, Địa lý không thể thiếu được trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông, nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Khác với các môn khoa học khác, môn Địa lý có đối tượng nghiên cứu rất rộng: có thể là một địa phương, một vùng lãnh thổ, một quốc gia, châu lục hay toàn thế giới hoặc đối tượng có thể là địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý kinh tế - xã hội...Vì vậy, khi tìm hiểu chúng ta không thể đi đến tận nơi để quan sát trực tiếp (trừ khi đi thực địa), song khoa học Địa lý có phương tiện rất hữu hiệu để phục vụ cho nghiên cứu, cũng như phục vụ cho giảng dạy và học tập trong các nhà trường, đó là bản đồ.
Bản đồ trong nhà trường được gọi là bản đồ giáo khoa, là những bản đồ mang tính khái quát cao, gồm có bản đồ Địa lý tự nhiên, bản đồ Địa lý kinh tế - xã hội...rất dễ sử dụng trong giảng dạy và học tập của bộ môn.
Đối với môn Địa lí lớp 12, Atlat Địa lí Việt Nam là một phương tiện trực quan hữu dụng.
2. Thực trang vấn đề - cơ sở thực tiễn
2.1. Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 12 - Chương trình chuẩn
Việt Nam với thiên nhiên trù phú, bốn mùa nổi bật “xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển”, con người cần cù lao động, biết vượt qua khó khăn của tự nhiên để phát triển kinh tế. Cuộc sống nhân dân ngày càng ấm no, tiếp bước công cuộc phát triển theo con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đó chính là những nét nổi bật của Địa lí Việt Nam được giới thiệu trong của chương trình Địa lí 12.
Đối với chương trình Địa lí lớp 12, sách giáo khoa gồm 208 trang, trong đó có một số bản đồ, biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh minh hoạ... Cấu trúc chương trình Địa lí 12 gồm bốn phần lớn: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý kinh tế và Địa lí địa phương .Với lượng kiến thức này nếu giáo viên lên lớp dạy theo phương pháp truyền thống, học sinh tiếp thu thụ động, ghi nhớ máy móc... rất chóng quên, nếu không thường xuyên ôn luyện, vì thế khi kiểm tra thường học sinh làm bài khó khăn, tái hiện kiến thức không đầy đủ hoặc thừa hoặc thiếu, hoặc sai lệch trả lời lan man, không có lô gic khoa học.... Đặc biệt các câu hỏi kiểm tra phân hoá trình độ của học sinh (câu hỏi hoặc ý giành cho học sinh khá, giỏi - Vận dụng ở mức độ cao) thường rất ít học sinh làm được. Cho nên chất lượng của bộ môn chưa được nâng cao và có thể khẳng định là dạy theo phương pháp dạy học truyền thống đem lại hiệu quả thấp, không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
Khi chương trình sách giáo khoa Địa lí đã đổi mới, tất yếu phương pháp dạy học của bộ môn nhằm chuyển tải nội dung chương trình và sách giáo khoa đến với người học cũng phải đổi mới theo. Một trong những hướng đổi mới cách dạy và cách học ở trường phổ thông đó là khai thác kênh hình nói chung, Atlát nói riêng, đặc biệt là Địa lý lớp 12 quyển Átlát là quyển sách giáo khoa đặc biệt hữu hiệu
2.2. Thực trạng việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình dạy – học môn Địa lí lớp 12
Trước khi triển khai sử dụng Atlat trong dạy học, bản thân tôi thường phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo của người học, có kết hợp sử dụng bản đồ treo tường và cả Atlat, song hiệu quả đạt được chưa cao. 
Đánh giá một cách khách quan thực trạng trên ta thấy có những nguyên nhân cơ bản là ở cả hai phía người dạy và người học:
* Về phía người dạy:
- Một số giáo viên vẫn chưa thực sự thấm nhuần bản chất, hướng và cách thức đổi mới phương pháp dạy học Địa lí; hiểu biết về cơ sở lí luận, thực tiễn của đổi mới phương pháp dạy học còn chưa sâu sắc.
- Đa số giáo viên vẫn chú trọng truyền thụ kến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư duy học sinh.
- Nhiều giáo viên lên lớp theo kiểu dạy "chay" không sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc có sử dụng nhưng còn nặng về mô tả minh hoạ là chủ yếu.
- Thời lượng dạy học cho bộ môn còn ít (chương trình chưa tương xứng với thời gian - nặng cần giảm tải hoặc tăng thời lượng).
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học và các phương tiện dạy học còn rất thiếu chưa đồng bộ...
* Về phía người học:
- Động cơ học tập của nhiều học sinh chưa đúng, thường coi môn Địa lý là môn phụ, môn học thuộc lòng (kể cả một số phụ huynh, thậm chí cả một số giáo viên), nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học, vì thế ít được đầu thời gian tự học thoả đáng theo yêu cầu của bộ môn (Trừ những em có ý thức học tốt và các em xác định thi khối C- Những năm gần đây học sinh đăng ký thi khối C chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số thí sinh đăng ký thi ĐH, CĐ của toàn quốc). 
- Học sinh thường ngại mang Átlát đến lớp chỉ vì quyển Atlát có khổ rộng hơn các tài liệu khác (32,5cm x 22,5cm).
- Một số học sinh không mua Atlát mặc dù trên thị trường không thiếu, khi giáo viên hướng dẫn không có Atlát để sử dụng hoặc xem nhờ bạn bên cạnh, nên không thể chủ động khai thác được kiến thức ở trên lớp...
 Vậy, làm thế nào để người dạy và người học sử dụng Átlát một cách thành thục, có hiệu quả cao nhất, khắc phục tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức thụ động và phải ghi nhớ máy móc, xoá bỏ tình trạng "đọc - chép" trong nhà trường phổ thông... 
Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung là không thể thiếu khi học môn Địa lí.
Hơn nữa là hưởng ứng chủ trương chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của ngành Giáo dục địa phương, tôi chọn viết đề tài này cùng các bạn đồng nghiệp tham khảo. 
3. Giải quyết vấn đề
3.1. Khái quát về Atlat và Atlat Địa lí Việt Nam
Atlat là tên chung chỉ các tập bản đồ địa lí, lịch sử, thiên văn v.v vì trên bìa của tập bản đồ xuất bản lần đầu tiên có vẽ tượng thần Atlat vác quả địa cầu trên vai. Tất cả các tập bản đồ in sau này, tuy bìa không vẽ tượng thần Atlat nữa nhưng theo thói quen, người ta vẫn gọi chung là Atlat. 
Atlat giáo khoa còn gọi là tập bản đồ giáo khoa, là một tập hợp có hệ thống các bản đồ Địa lí, được sắp xếp một cách logic để phục vụ cho mục đích dạy một chương trình địa lí cụ thể. Nó có tính thống nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ. Atlat giáo khoa là một dạng Atlat chuyên đề: các bản đồ trong Atlat thường có kích thước lớn hơn các bản đồ trong sách giáo khoa, lại sử dụng nhiều màu sắc và nội dung địa lí được thể hiện trên nhiều trang bản đồ. Ngoài bản đồ, trong Atlat còn có nhiều biểu đồ tranh ảnh minh họa và các số liệu tra cứu.
Atlat Địa lý Việt Nam đã được xuất bản từ những năm 1990, được thành lập dựa trên chương trình Địa lí Việt Nam, đã được chỉnh sửa và tái bản nhiều lần cho phù hợp với chương trình Địa lí 12. Sử dụng bản đồ (Atlat) là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Địa lí đem lại hiệu quả cao, song cho đến nay việc sử dụng Atlat trong dạy - học trong các nhà trường còn nhiều hạn chế. 
Atlat Địa lý Việt Nam là tập bản đồ thu nhỏ và được đóng thành quyển, được biên soạn đã chứng minh cho tầm quan trọng của Atlat (bản đồ). Cho đến nay việc khai thác sử dụng Atlat vào trong giảng dạy và học tập ở nhà trường phổ thông còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc khai thác các thông tin trong đó nhiều giáo viên và học sinh chưa khai thác được hoặc còn lúng túng khi sử dụng. 
Tập Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn có nội dung như sau:
- Các bản đồ địa lí tự nhiên
- Các bản đồ địa lí kinh tế xã hội
- Bản đồ các vùng kinh tế nước ta.
Atlat địa lí Việt Nam là dạng bản đồ giáo khoa, là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lí được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy - học, có hình thức trình bày đẹp chất lượng in tốt, màu sắc đẹp, giá cả hợp lý. Có tính thống nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ phù hợp với chương trình học tập Địa lí lớp 12, nó diễn giải các vấn đề tự nhiên, xã hội, đi từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tế-xã hội, từ toàn thể đến khu vực, các bộ phận. Đây chính là cấu trúc của Atlat.
Atlat địa lí là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên. Nội dung của Atlat Địa lí được thành lập dựa trên chương trình Địa lí ở trường phổ thông nhằm phục vụ các đối tượng học sinh từ lớp 8 đến lớp 12. Các bản đồ trong Atlat Địa lí tỉ lệ chung cho các trang bản đồ chính là 1:6.000.000, tỉ lệ 1:9.000.000 dùng trong các bản đồ ngành và tỉ lệ 1:18.000.000 cho các bản đồ phụ, tỉ lệ 1:3.000.000 đối với bản đồ các miền tự nhiên đây là các trang bản đồ rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng trong giảng dạy và học tập Địa lí.
3.2. Việc hướng dẫn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
Việc hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ của học sinh là cả một quá trình hướng dẫn của giáo viên và sự cần cù rèn luyện của học sinh. Nếu như giáo viên lên lớp thường xuyên hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ ngay từ các lớp dưới (lớp 10,11- vì các em đã được làm quen với bản đồ từ THCS, sách giáo khoa hiện nay có kênh hình phong phú, nhiều bản đồ, lược đồ..., lớp 11 có tập bản đồ các châu lục, thường gọi là atlát địa lý lớp 11), thì đến lớp 12 kĩ năng sử dụng bản đồ của học sinh chắc chắn đã có ở một mức độ nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho việc dùng Atlát để học chương trình Địa lí 12.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam không những giúp các em cụ thể hoá về mặt không gian sự phân bố của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, dân cư, kinh tế trên đất nước ta, đồng thời biết được cơ cấu, tình hình phát triển của dân cư, các ngành kinh tế Việt Nam; giảm thiểu được việc phải ghi nhớ một khối lượng kiến thức lớn, nhiều số liệu...mà còn giúp các em dễ dàng tái hiện kiến thức đầy đủ, chính xác, biết trình bày vấn đề một cách lôgíc khoa học khi làm bài kiểm tra, bài thi. Đặc biệt đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm, thí sinh được sử dụng Atlat trong khi làm bài, đây là tập "tài liệu hợp pháp" được mang phòng thi mà không môn thi nào có được. Đây chính là điều kiện để "cứu điểm" hoặc "nâng cao điểm" cho môn Địa lý nói riêng, cho điểm cả kỳ thi tốt nghiệp nói chung.
Đặc biệt trong kỳ thi TNTHPTQG năm 2019 này, môn Địa lí được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, theo cấu trúc đề thi có đến 10 câu hỏi (20,5%) yêu cầu trực tiếp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, ngoài ra có những câu hỏi mặc dù không yêu cầu trực tiếp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam nhưng học sinh vẫn có thể sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trả lời các câu hỏi. Lúc này Atlat Địa lí Việt Nam thực sự rất hữu ích cho học sinh trong quá trình làm bài và góp phần nâng cao điểm số cho các em.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlát của các em  còn yếu. Học sinh chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ, lược đồ, biểu đồ trong Atlat vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức. Vì vậy kết quả học tập chưa cao, trong quá trình học việc sử dụng Atlat của các em còn lúng túng, các em chưa có hứng thú với môn học, điểm số trong các bài kiểm tra còn thấp, nhất là những câu hỏi sử dụng Atlat để làm bài trong đề thi tốt nghiệp hàng năm điểm rất còn thấp, thậm chí có học sinh bỏ câu hỏi này. 
Do đó, trong quá trình giảng dạy chương trình Địa lý cấp THPT nói chung, Địa lí Việt Nam nói riêng, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khai thác Atlat từ để tìm kiến thức từ đơn giản đến phức tạp....làm cho học sinh quen dần với cách học Địa lí bằng Atlát và hình thành cho các em có kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Thông thường khi làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam học sinh phải:
- Nắm được mục đích yêu cầu khi đọc để tìm kiến thức và rút ra thông tin cần thiết, chọn bản đồ, biểu đồ... phù hợp với đối tượng cần tìm hiểu.
- Hiểu hệ thống kí hiệu, ước hiệu bản đồ (chú giải, chú thích hay chú dẫn), trang 2 của Atlat Địa lí Việt Nam
- Nhận biết, phạm vi, giới hạn và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Xác định phương hướng, tỷ lệ bản đồ, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước hình thái và vị trí địa lí các đối tượng trên lãnh thổ.
- Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
- Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.
- Xác định các mối liên hệ tương hỗ và nhân - quả trên bản đồ.
- Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế...).
- Phân tích các loại biểu đồ, đo tính biểu đồ dựa vào tỉ lệ, nhận xét số liệu thống kê
Như vậy việc sử dụng Atlat để khai thác kiến thức có nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào nội dung cần tìm hiểu, có nội dung chỉ cần sử dụng một trang Atlát, nhưng cũng có nội dung phải sử dụng nhiều trang mới có thể khai thác được kiến thức để đạt được mục tiêu đã đặt ra. 
3.3 Quá trình thử nghiệm
Thực tế quá trình hình thành kĩ năng khai thác sử dụng các bản đồ, học sinh đã được làm quen từ cấp THCS, đến cấp THPT các em sẽ được tiếp tục rèn luyện, hoàn thiện các kĩ năng sử dụng khai thác bản đồ (Atlát) từ lớp 10 - 12. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể hướng dẫn học sinh sử dụng Atlát Địa Lí 12 trong giảng dạy, hướng dẫn từ đơn giản đến phức tạp, từ sử dụng một trang cho đến sử dụng nhiều trang Atlát để trả lời câu hỏi, tìm được kiến thức cần thiết cho quá trình học.
Ví dụ 1:
 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, hãy kể tên các quốc gia tiếp giáp với nước ta trên đất liền và các nước ven biển Đông?
 Bản đồ hành chính Việt Nam
+ Tên bản đồ: Bản đồ hành chính trang 4 và 5 – Atlát địa lý Việt Nam
+ Nội dung chính:
- Thể hiện toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm 63 tỉnh thành, vùng lãnh thổ, hải đảo, vùng trời
- Giáp với các nước Trung Quốc; Lào; Campuchia
- Diện tích biển: > 1 triệu km2
- Diện tích đất liền
- Diện tích đảo; quẩn đảo thuộc tỉnh nào thì sẽ mang màu nền của tỉnh đó. Có ranh giới các tỉnh trong đó thể hiện tên tỉnh, thành phố, tên thủ đô, các thành phố trực thuộc trung ương, các đường quốc lộ, tên các đảo, quần đảo, hệ thống sông.
+ Nội dung phụ:
- Vị trí Việt Nam trên thế giới, khu vực Đông Nam Á
- Diện tích, tên, dân số các tỉnh thành phố
+ Phương pháp sử dụng:
- Đọc tên bản đồ
- Xác định ranh giới:
                           ?Địa giới
                           ?Màu sắc
                           ?Tên tỉnh
                           ?Tỉnh lỵ (trung tâm)
                           ?Đảo, quần đảo thuộc tỉnh nào, màu sắc thuộc tỉnh đó
- Tìm hiểu sâu hơn các tỉnh bằng cách: bảng diện tích, dân số các tỉnh
- Trả lời các câu hỏi:
+ Nhận xét vị trí địa lý nước ta trong khu vực; giáp với các nước nào trên thế giới? Toạ độ địa lý?
+ Nhận xét màu sắc của bản đồ
+ Các tỉnh giáp biển
+ Những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lý đem lại
Với nội dung được thể hiện trên bản đồ khá phong phú, nhưng với yêu cầu của câu hỏi của đề bài đưa ra, học sinh chỉ chọn lựa những nội dung phù hợp với yêu cầu:
Trả lời:
- Trên đất liền nước ta giáp với:
+ Trung Quốc ở phía Bắc
+ CHDCND Lào ở phía Tây
+ Campuchia ở phía Tây Tây Nam
- Các quốc gia ven biển Đông là: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Brunay, Indonexia, Philippin, Campuchia.
Ví dụ 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7 hãy nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Bản đồ hình thể Việt Nam
- Tên bản đồ: Bản đồ hình thể Việt Nam trang 6 và trang 7, tỷ lệ 1: 6.000.000
- Nội dung chính
+ Thể hiện nét khái quát về hình thể lãnh thổ Việt Nam
+ Phạm vi cả nước, biển, đảo
* Giáo viên chỉ cho học sinh sử dụng bản đồ với các gợi ý:
- Bản đồ này thể hiện từ khái quát tổng thể đến chi tiết
- Thể hiện địa hình đồng bằng; vùng đồi núi bằng các màu sắc khác nhau
- Vùng đồng bằng: có màu xanh, từ đó đọc tên các đồng bằng lớn
- Nhận xét về các đồng bằng
- Vùng núi: có màu vàng nhạt đến vàng đậm, từ đó đọc tên các dãy núi lớn
- Hướng các dãy núi
- Các sơn nguyên, cao nguyên
- Đọc tên các đỉnh núi, cao nguyên, đảo
+ Đỉnh núi cao: Phanxipăng
+ Cao nguyên: Mộc Châu
+ Đồng bằng: Nam Bộ
+ Biển: Vịnh Hạ Long
Từ yêu cầu của câu hỏi và nội dung được thể hiện trên Atlat địa lí Việt Nam trang 6 và trang 7 học sinh có thể trả lời câu hỏi:
- Phần lớn lãnh thổ nước ta là đồi núi (màu vàng chiếm phần lớn), đồng bằng chỉ chiếm khoảng ¼ diện tích lãnh thổ (phần màu xanh rất ít) tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ, mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ.
- Địa hình có hai hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của các dãy núi ở vùng Tây Bắc như: Hoàng Liên Sơn, Pudendinh, Pusamsaovà vùng Trường Sơn Bắc, đó cũng là hướng chính của các con sông lớn: sông Hồng, sông Cửu long, sông Đà, Sông Mã
+ Hướng vòng cung là hướng chính của các dãy núi và các dòng sông ở vùng Đông Bắc như: canh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, sông Cầu, sông Lô, sông Thương, sông Lục Nam và cũng là hướng chung của vùng Trường Sơn Nam..
- Địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực: khu vực núi cao, khu vực núi trung bình, cao nguyên đá vôi, các sơn nguyên, khu vực đồng bằng thấp
- Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên địa hình mang sắc thái và tính chất

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_va_hoc_dia_li_lop_12_hieu_qua_hon.docx