Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Như Thanh

 Môi trường là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự gia tăng dân số quá nhanh và quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã làm cho cường độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường ngày càng to lớn. Kết quả là, nhiều nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, nhiều hệ sinh thái bị suy giảm, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị phá huỷ, rối loạn và môi trường sống của chúng ta đang lâm vào tình trạng khủng hoảng với quy mô toàn cầu.

 Để bảo vệ môi trường, cái nôi sinh thành của mình, con người đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp giáo dục môi trường (GDMT). GDMT được xem là một biện pháp có hiệu quả cao, bởi vì nó giúp con người có được biện pháp đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

 Hiện nay, việc giáo dục môi trường qua giảng dạy trong các trường học, nhất là các trường THPT có ý nghĩa và chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai đất nước, những người sẽ thực hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất nước mình. Nếu các em có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi trường, thì khi ra đời, dù bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào các em đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.

Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm trong sạch môi trường sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện .Chính vì thế nhà trường cần làm tốt việc giáo dục bảo vệ môi trường, nó có vai trò quan trọng bởi vì lực lượng thanh, thiếu niên là lực lượng nòng cốt, là tương lai của đất nước, góp phần xây dựng đất nước.

Chúng ta phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường với toàn thể học sinh vì lực lượng này rất đông đảo, sẽ là thế hệ tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước và bảo vệ môi trường chúng ta thêm xanh – sạch – đẹp . Nếu nhận thức của mỗi học sinh tốt, thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ, khôi phục thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo cải thiện sức khỏe con người. Nhưng ý thức không là chưa đủ mà cần phải có những biện pháp, những cách làm, biện pháp để góp phần bảo vệ môi trường.

 

docx 20 trang quyettran 13/07/2022 5820
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Như Thanh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Như Thanh
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
 Môi trường là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự gia tăng dân số quá nhanh và quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã làm cho cường độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường ngày càng to lớn. Kết quả là, nhiều nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, nhiều hệ sinh thái bị suy giảm, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị phá huỷ, rối loạn và môi trường sống của chúng ta đang lâm vào tình trạng khủng hoảng với quy mô toàn cầu.
 Để bảo vệ môi trường, cái nôi sinh thành của mình, con người đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp giáo dục môi trường (GDMT). GDMT được xem là một biện pháp có hiệu quả cao, bởi vì nó giúp con người có được biện pháp đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
 Hiện nay, việc giáo dục môi trường qua giảng dạy trong các trường học, nhất là các trường THPT có ý nghĩa và chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai đất nước, những người sẽ thực hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất nước mình. Nếu các em có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi trường, thì khi ra đời, dù bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào các em đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.
Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm trong sạch môi trường sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện .Chính vì thế nhà trường cần làm tốt việc giáo dục bảo vệ môi trường, nó có vai trò quan trọng bởi vì lực lượng thanh, thiếu niên là lực lượng nòng cốt, là tương lai  của đất nước, góp phần xây dựng đất nước. 
Chúng ta phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường với toàn thể học sinh vì lực lượng này rất đông đảo, sẽ là thế hệ tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước và bảo vệ môi trường chúng ta thêm xanh – sạch – đẹp . Nếu nhận thức của mỗi học sinh tốt, thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ, khôi phục thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo cải thiện sức khỏe con người. Nhưng ý thức không là chưa đủ mà cần phải có những biện pháp, những cách làm, biện pháp để góp phần bảo vệ môi trường.
Để thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT – BGD - ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực học tập”. Thiết nghĩ đây là việc làm đúng đắn và kịp thời, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp đứng lớp, để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của ngành đề ra trước vấn đề lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các tiết học cũng như các hoạt động khác.... Bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi ở đồng nghiệp để tìm ra một số biện pháp tích hợp có hiệu quả nhất, Địa lý là một môn học có nội dung gần gũi với cuộc sống, cấu trúc rõ ràng hệ thống bài học logic. Việc lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy môn Địa lý ở những bài học liên quan giúp cho học sinh có kĩ năng sống tốt, làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp; học sinh có ý thức tự giác ở mọi lúc mọi nơi như khi đến trường, sinh hoạt ở gia đình, thôn xóm, đi biển... Chính vì động cơ thúc đẩy đó mà tôi thực hiện đề tài “Một số giải pháp nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Như Thanh”.
Những gì mà các em nhận thức hôm nay sẽ là dấu ấn sâu sắc không thể phai mờ trong toàn bộ cuộc đời sau này của các em. Ở lứa tuổi này các em có tính tích cực cao để tiếp thu, cho nên việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em là vấn đề hết sức quan trọng mà đội ngũ giáo viên THPT hiện nay cần quan tâm đẩy mạnh hơn nữa. Cho học sinh nhận ra trách nhiệm của mình đóng góp bảo vệ môi trường nhằm góp tiếng nói chung trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Chúng ta biết rằng giáo dục môi trường cho học sinh THPT được xem như là một chiến lược lâu dài của nhà nước. Bởi vì học sinh THPT là lứa tuổi mà tâm sinh lí đang trên đà phát triển mạnh. Ở lứa tuổi này các em dễ bắt chước và làm theo những gì các em cho là đúng, là lí tưởng. Vì vậy cần phải đẩy mạnh giáo dục môi trường ở lứa tuổi này để đem lại hiệu quả cao. Đồng thời ở lứa tuổi này các em đang phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình vì vậy việc trang bị cho các em một hệ thống kiến thức về môi trường, bảo vệ môi trường là hành trang bước đầu để các em bước vào cuộc sống sau này góp phần cho mục tiêu bảo vệ môi trường duy trì sự sống.
Vấn đề môi trường là vấn đề cấp bách và nóng bỏng, tác động ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của con người và các cơ thể sinh vật. Đây là việc làm không của riêng ai, không phải của quốc gia nào, một tổ chức nào mà đây là nhiệm vụ chung của mọi người trên toàn thế giới. Vì vậy mục đích của bản thân – là giáo viên luôn học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, phải sáng tạo ra những biện pháp, hình thức và phương pháp (phù hợp với kiến thức, khả năng) trong môn học và các hoạt động ngoài giờ thật là cần thiết. Có như vậy học sinh rất hứng thú học tập, tiết học diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng, học sinh nhớ kiến thức bài sâu, lớp học sôi nổi, tinh thần tự học cao, vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát  Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội. Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh, đồng thời nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân, tôi luôn cố gắng tìm tòi, suy nghĩ và vận dụng. Cụ thể:
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy lồng ghép bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Như Thanh.
- Vận dụng cách dạy và học theo hướng mở, tích cực hóa hoạt động của học sinh để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Như Thanh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Là giáo viên và học sinh trường THPT Như Thanh- Huyện Như Thanh – Thanh Hóa.
Đề tài đã được nghiên cứu và thực nghiệm thông qua quá trình giảng dạy trong các năm học 2018 – 2019; 2019-2020 tại trường THPT Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát và hỏi đáp
Kỹ năng quan sát rất cần thiết cho học sinh khi thực hiện học về bảo vệ môi trường: Quan sát trên lớp theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát thực tế về môi trường xung quang các em như ở nhà, ở nơi khu phố, nơi công cộng, .... Sử dụng phương pháp hỏi đáp kết hợp với quan sát sẽ giúp các em phân biệt được tại sao phải bảo vệ môi trường.
- Phương pháp thống kê:
Phương pháp này giúp tôi tổng hợp kết quả thực hiện, kiểm tra, đối chiếu kết quả đạt được để từ đó kịp thời tìm ra biện pháp giúp đỡ các em hiệu quả hơn.
- Phương pháp nêu gương:
Khi học sinh biết bảo vệ môi trường, thấy rác là nhặt, giữ gìn môi trường  trong sạch  tôi kịp thời khen ngợi, kích thích sự phấn đấu, nỗ lực của học sinh.
1.5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Dựa trên thực tế, từ đó tôi chọn viết đề tài “Một số giải pháp nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Như Thanh” và sau quá trình thực hiện tôi thấy đã đem lại hiệu quả thiết thực . Việc giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường không những làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp mà còn đem lại khoản tiền nho nhỏ cho các em và cho nhà trường để lấy làm kinh phí hoạt động cho câu lạc bộ và đây là hoạt động có tính lâu dài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết môi trường của con người là cả vũ trụ, bao gồm cả môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội và môi trường nhân tạo. Nó không chỉ là cái nơi cho con người và các sinh vật sinh sống mà còn là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống, sản xuất và cũng chính là nơi lưu trữ, cung cấp các thông tin, tài nguyên cho con người.
	Do vậy ba môi trường nói trên cùng tồn tại và có mối quan hệ tương tác, chặt chẽ với nhau cùng tác động ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của con người và các cơ thể sinh vật. Đây là việc làm không phải của riêng ai, không phải của một quốc gia, một tổ chức nào mà đây là vấn đề toàn cầu, là nhiệm vụ chung của mọi con người trên toàn thế giới.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
	 Hiện nay các trường THPT thực hiện theo sự chỉ đạo của ngành đã lồng ghép giáo dục môi trường vào các tiết dạy, môn Địa lý ở lớp 11 và 12 không có tiết riêng biệt nên việc hình thành hành vi bảo vệ môi trường cho các em là có hạn. Chính vì thế, qua nhiều năm thực hiện, giáo dục môi trường được lồng ghép vào các giờ học chính khóa hay các hoạt động tập thể và một vài năm gần đây nhóm chuyên môn cũng xây dựng chuyên đề về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường ở các em đều đã được nâng lên. Tuy nhiên cũng chỉ mới dừng lại ở cung cấp kiến thức còn vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, kĩ năng sống về bảo vệ môi trường thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của các em còn hạn chế.
	Bên cạnh đó hiện tượng ô nhiễm môi trường: chất bẩn, rác thải vẫn còn nhiều trên đường và các điểm công cộng do ý thức, hành vi của một số người dân bảo vệ môi trường chưa cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của các em ngoài phạm vi nhà trường.
- Được dạy lồng ghép vào các môn học. Mỗi ngày học sinh đã có thói quen nhặt rác trước giờ vào học.
- Cùng với Đoàn thanh niên tham gia vào các ngày: thứ 7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh
Để biết được thói quen, ý thức ban đầu của học sinh, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát tại các lớp, kết quả cụ thể như sau:
 Khảo sát đầu năm về thói quen, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng của lớp bám theo hai mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào."Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực". Việc khảo sát này giúp cho tôi thấy rõ tình hình điều kiện khi tham gia nghiên cứu đề tài trong năm 2018 – 2019; năm học 2019-2020 và những năm tiếp theo.
 Kết quả khảo sát :
+ Tổng số học sinh được khảo sát: 80 em lớp 11B2 và 10 C2 
+ Trong đó có 52 em trả lời được câu hỏi của giáo viên đưa ra liên quan đến môi trường nơi các em đang sinh sống, số còn lại các em chưa hiểu biết môi trường đem lại cho ta những lợi ích gì.
 Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng học sinh có kiến thức trong việc bảo 
vệ môi trường chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế, với kết quả như vậy tôi đã 
mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số biện pháp giáo dục học sinh trường THPT Như Thanh ý thức bảo vệ môi trường.
2.3. Giải pháp thực hiện
Giáo dục môi trường qua môn địa lý có nhiều hình thức và phải pháp khác nhau tùy vào đối tượng học sinh và địa phương cụ thể. Với đề tài này tôi áp dụng các giải pháp như sau:
2.3.1. Tăng cường giáo dục tư tưởng,  ý thức cho học sinh về bảo vệ môi trường.
        Muốn có hành động đúng thì tư tưởng phải thông, phải hiểu rõ vấn đề đó. Khi các em đã hiểu như thế nào là bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường là như thế nào? Thì các em mới có hành động, hành vi đúng trong việc Bảo vệ môi trường. 
2.3.2. Thông qua các tiết dạy của môn học trong chương trình
 	Dựa vào kế hoạch chương trình nhà trường của bộ môn, tôi đã đưa nội dung giáo dục môi trường lồng ghép qua từng bài dạy cụ thể theo quy định của ngành.
Những nội dung giáo dục môi trường có thể lồng ghép trong chương trình Địa lí lớp 10 bao gồm các chương: 
Chương III. Cấu trúc của Trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.
Chương IV. Một số quy luật của lớp vỏ đại lí
Chương V. Địa lí dân cư.
Chương VII. Địa lí các ngành kinh tế.
Chương VIII. Môi trường và sự phát triển bền vững.
Cụ thể là ở các bài: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng, tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, khí quyển, thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất, dân số và sự gia tăng dân số, đia lí các ngành công nghiệp, các ngành nông nghiệp, các ngành dịch vụ  Chúng ta phải lồng ghép cho được những nội dung giáo dục môi trường sau đây vào trong bài dạy: Vai trò của từng thành phần tự nhiên, kinh tế xã hội đối với hoạt động sống và hoạt động kinh tế con người. Sự biến đổi của các thành phần tự nhiên do hoạt động của con người, sự cần thiết phải bảo vệ các thành phần tự nhiên.
Bản thân tôi và các giáo viên trong trường, luôn nỗ lực tìm tòi tài liệu liên quan đến việc bảo vệ môi trường giảng dạy trực tiếp trong các tiết học có thể gắn nội dung tích hợp môi trường. Như là tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận, tích hợp liên hệ ở mỗi nội dung có trong chương trình.
Trong các giờ học trên lớp, để làm được nhiệm vụ GDMT thông qua tiết học bài học, giáo viên có thể thực hiện nhiều phương pháp tuỳ vào đặc trưng của mỗi tiết, mỗi bài, mỗi phần mà giáo viên có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Sau đây là một số phương pháp lồng ghép GDMT thường sử dụng có hiệu quả.
a. Phương pháp đàm thoại gợi mở
 Đối với việc liên hệ giữa kiến thức bài học chính với kiến thức môi trường thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Để mang lại hiệu quả thì hệ thống câu hỏi gợi mở phải ở mức độ phát huy trí lực và sự sáng tạo của học sinh, câu hỏi đòi hỏi học sinh gắn kiến thức môn học đã biết với kiến thức môi trường mà có thể học sinh chưa biết phải tìm tòi suy nghĩ vận dụng nhiều thao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 15 “Thuỷ quyển một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông , một số sông lớn trên Trái Đất”
Sau bài học chúng ta có thể đặt câu hỏi:
Nước trong các sông và hồ hiện nay đang đối mặt với nguy cơ gì ?
Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ? Giáo viên có thể liên hệ với sông hồ ở đia phương (Vấn đề sông Khe Rồng, Hồ Bến En) 
Ví dụ 2: Ở bài 18 khi day đến mục 2 “Ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố của sinh vật trên Trái Đất”. Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở sau :
Những hoạt động của con người làm nguy hại đến đời sống sinh vật? Hậu quả và biện pháp khắc phục?
b. Phương pháp trực quan
 Là phương pháp mà giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan: Bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh.. để dạy học và GDMT. Phương tiện trực quan bao giờ cũng có hai chức năng: Nguồn tri thức và đồ dùng minh hoạ. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào mục đích và chức năng sử dụng của giáo viên trong quá trình dạy học. Khi đề cập đến các vấn đề ô nhiễm môi trường, đất, nước, không khícó liên quan đến hoạt động con người, giáo viên nên dùng các tranh ảnh để minh hoạ thì hiệu quả GDMT sẽ cao hơn nhiều.
 Lưu ý : Khi sử dụng tranh ảnh chúng ta cần kết hợp với các câu hỏi đàm thoại gợi mở để học sinh tự khai thác kiến thức môi trường.
 c. Phương pháp mô tả hoặc trích dẫn tài liệu
 Ở nhiều bài, do đặc trưng của nội dung và do thời gian giáo viên vẫn có thể sử dụng phương pháp mô tả hoặc trích dẫn một đoạn văn, một bài viết về vấn đề môi trường để giúp học sinh khai thác được những khía cạnh về môi trường có liên quan đến bài học.
 Ví dụ 1: Khi dạy đến các bài 11,12,13 Giáo viên có thể liên hệ đến sự khủng hoảng tầng ôzôn, lỗ thủng tầng ôzôn (diện tích, vị trí lỗ thủng ), các hiện tượng “nổi loạn” của tự nhiên mà có liên quan đến con người như các hiện tượng thời tiết, khí hậu thất thường có hại đến đời sống con người mà trước đây các hiện tượng này hầu như không xảy ra.
	Ví dụ 2: Thông thường trong 1 tiết học, thời gian dành cho việc liên hệ đến vấn đề môi trường rất ít, trong 1 số trường hợp giáo viên chỉ cần sử dụng những tin tức, những bài viết trong sách báo trên các phương tiện thông tin để đọc hoặc thông báo ngắn gọn để học sinh nắm được, chẳng hạn: Thông báo những vụ cháy rừng lớn, đọc tin về những vụ ngộ độc lớn do chất thải công nghiệp, hoặc do ăn phải nông sản có hàm lượng thuốc trừ sâu cao sau đó nêu trong các bài đó có liên quan đến vấn đề môi trường, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục hạn chế.
d. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề 
	Thực chất đây là một quan điểm dạy học hiện đại. Bản chất của phương pháp dạy học này là giáo viên tạo các tình huống có vấn đề và giúp học sinh nhận thức, giải quyết các tình huống đó. Tình huống có vấn đề xuất hiện khi có mâu thuẫn giữa cái cho và cái tìm được cấu trúc, xử lí về mặt sư phạm làm cho mâu thuẫn mang tính chất nêu vấn đề.
	Đưa ra tình huống nghịch lí đòi hỏi phải giải thích. Tình huống nghịch lí là cái vô lí, trái với lẽ thông thường được mọi người công nhận, một điều gì không bình thường so với cách hiểu cũ của học sinh và đôi khi ban đầu thoạt nghe, tưởng chừng vô lí làm học sinh ngạc nhiên.
 Ví dụ : Ở bài 21 phần 2 ta có thể đặt câu hỏi: Vì sao nước ta ở cùng vĩ độ với các nước ở khu vực Tây Á, Bắc Phi nhưng thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa còn ở khu vực trên thiên nhiên mang tính chất bán hoang mac và hoang mạc? (do sự hoạt động của gió mùa và biển đông)
Từ đó ta có thể đặt câu hỏi: Rừng có vai trò gì? Tại sao đối với nước ta rừng lại có vai trò hết sức quan trọng?
Tất cả những phương pháp được trình bày ở trên đây, thường không tách rời nhau và không độc lập trong mỗi bài, mỗi tiết mà luôn có sự kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn, sự thao tác thuần thục của giáo viên sẽ làm cho bài dạy có chất lượng cao không chỉ trong nhiệm vụ giáo dục môi trường mà cả nhiệm vụ môn học .
e. Phương pháp k iểm tra đánh giá 
	Sau mỗi bài học hoặc mỗi chương Giáo viên đã hệ thống hóa kiến thức bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo mức độ khác nhau nhằm cung cấp cho học sinh dễ học, dễ nhớ và cuối cùng thông qua qua bài kiểm tra thường xuyên và định kì: Trong đề kiểm tra thường xuyên và định kì bản thân tôi cũng đã đưa vào một số câu hỏi liên quan đến môi trường để các em liên hệ thực tiễn có thể lựa chọn đáp án đúng.
2.3.3. Thông qua tiết sinh hoạt tập thể lớp
Trong kế hoạch chủ nhiệm tôi luôn chú trọng đưa nội dung giáo dục môi trường vào kế hoạch tuần phù hợp với chủ điểm từng tháng. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì bản thân tôi phải chú trọng từ việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm tháng, tuần từ đó tổ chức các hoạt động phù hợp. Tôi đã tiến hành như sau.
Tôi cung cấp một số tranh ảnh bảo vệ môi trường sống, nhắc nhở học sinh sưu tầm. Tôi sẽ chọn một số tranh ảnh đẹp đúng nội dung bảo vệ môi trường gắn vào bảng tin của lớp để tuyên dương những học sinh tích cực.
   - Bảng tin của nhà trường, giáo viên xem thường xuyên để nhắc nhở học sinh nâng cao nhận thức.
    - Bản thân phối hợp với Đoàn thanh niên kịp thời tuyên truyền giáo dục và vận động học sinh hưởng ứng thực hiện tốt những ngày như:
+ Ngày 1/3 là tháng hành động vì môi trường: tuyên truyền vận động và cùng mọi người thực hiện “Trồng và chăm sóc cây xanh”.
+ Ngày 25/4 là ngày tuần lễ nước sạch: tuyên truyền vận động và cùng mọi người thực hiện “Sử dụng tiết kiệm điện, nước; bảo vệ nguồn nước”.
 + Ngày 5/6 là ngày lịch sử môi trường thế giới: tuyên truyền vận động và cùng mọi người thực hiện “Vệ sinh, giữ gìn đường phố xanh, sạch, đẹp”.
   - Cách thực hiện: 
+ Thông qua tiết sinh hoạt tập thể tuyên truyền bằng hình ảnh, ý nghĩa để học sinh hiểu rõ vì sao có các ngày trên.
+ Các nhóm học sinh thu thập thông tin, xử lý thông tin. Giáo viên tổ chức cho các em thuyết trình theo chủ đề.
+ Nhắc học sinh về tuyên truyền các bạn, gia đình, khu phố (thôn xóm) cùng hưởng ứng, thực hiện.
+ Báo cáo kết quả thực hiện hàng tuần ở tiết sinh hoạt lớp tiếp theo.
2.3.4. Phối hợp với Nhà trường và các tổ chức Đoàn thể trong trường.
- Về nhà trường : 
Phải đưa khẩu hiệu phòng học “Xanh – sạch – đẹp” vào trong lớp, và cho các em học sinh đăng kí lớp sạch . 
Phải đưa nội dung bảo vệ môi trường vào nội quy học sinh và xem là tiêu chí thi đua của các lớp.
 Phải đề ra các kế hoạch thi đua bảo vệ môi trường ở trong trường và trong gia đình các em và mỗi tuần sẽ báo cáo lại và nhận xét đánh giá. 
Nhà trường chia ra khu vực chứa rác và thùng chứa rác theo phân loại trên và hướng dẫn cho các em biết vị trí để bỏ rác cho đúng theo quy định. Mỗi tuần chúng  ta sẽ tiến hành kiểm tra và thực hiện quá trình tiêu hủy rác, không để tồn lại quá lâu.
Luôn phối kết hợp với nhà trường vận động học sinh không ăn quà vặt và 
bỏ rác vào đúng nơi quy định.
- Về phía Công Đoàn: Ban chấp hành công đoàn chú trọng công tác tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường cho CBGV-NVLĐ và cả phụ huynh học sinh, khơi dậy tính tự giác, ý thức bảo vệ môi trường.. tạo môi trường xanh – sạch – đẹp cho các em học sinh được coi là tiêu chí gắn kết quả thực hiện phong trào với tiêu chí đánh giá thi đua nâng cao ý thức và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp trong đội ngũ CBGV-NVLĐ.
- Về phía Đoàn thanh niên: Chúng ta phải giáo dục cho học sinh biết được những tác hại từ những rác thải  thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, tổ chức cho các em thi về môi trường, diễn kịch về môi trường ..từ đó các em sẽ có nhận thức đúng đắn hơn về môi trường xung quanh nơi các em sinh sống học tập, để tự bản thân các em nói, các em diễn các em sẽ ý thức cao hơn và có tác dụng hơn là thầy cô nói, thầy cô sinh hoạt vì như thế các em sẽ nhàm chán, nghe xong rồi sẽ quên. 
- Về phía học sinh: Đối với lớp học đòi hỏi các em phải có 2 sọt đựng rác để phân loại rác và phân công 2 học sinh phụ trách công việc đổ rác theo đúng quy định (từng loại rác, từng khu vực chứa rác, rác lá học sinh tiêu hủy đúng nơi, đúng thời gian quy định, hoặc ủ phân xanh bón cây cảnh trong khuôn viên nhà trường, rác thải nhựa cho vào ngôi nhà 200đồng).
Như vậy với cách làm này sẽ góp phần giảm thiểu lượng rác thải và làm sạch thêm cho sân trường, cũng giáo dục cho học sinh tính tiết kiệm, ý thức bảo vệ môi trường, thể hiện ở chỗ là các em đổ rác theo quy định, theo phân loại rác, và các em cũng thấy được rác không phải là thứ bỏ đi mà nó còn có thể đem lại lợi ích cho chúng ta. Như vậy chúng sẽ góp phần cho sân trường thêm sạch hơn, hạn chế được lượng rác thải và cũng gây được tính ý thức cho học sinh không bỏ rác bừa bãi nữa vì rác cũng đem lại lợi ích cho các em, thu được khoản tiền từ rác thải. 
2.3.5. Thường xuyên tổ chức cho học sinh thể hiện hành vi bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Hoạt động trải nghiệm
Ngoài việc lập kế hoạch xây dựng hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tương ứng với nội dung lồng ghép giáo dục qua bài học theo tuần để hình thành hành vi cho các em thì tôi thường xuyên tổ chức cho học sinh thể hiện bảo vệ môi trường sống của mình qua các hoạt động cụ thể sau:
Một là: Thông qua hội thi, câu lạc bộ xanh
Hội thi: 
- Nhân dịp kỉ niệm 89 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2019) Bản thân tôi là Chủ tịch Công đoàn nhà trường đã chỉ đạo, hướng dẫn chi hội Nữ sinh tổ chức Hội diễn thời trang “Nữ sinh với bảo vệ môi trường” Được tạo dựng từ ý tưởng bảo vệ môi trường những người mẫu và nhà thiết kế không chuyên của Học sinh trường THPT Như Thanh đã mang đến thông điệp “Bảo vệ môi trường xanh – sức khỏe đẹp” với thông điệp này các bạn học sinh đã làm ra những bộ trang phục tái chế rất phong cách và ấn tượng.
Tập thể GV và HS tham gia trình diễn thời trang từ những vật liệu tái chế.
Các loại rác tưởng chừng như không ai sử dụng như bao nilon, ống hút, giấy báo trở thành những bộ dạ hội sang trọng, quý phái và được những người mẫu không chuyên lớp 10 C5 trình diễn như một sàn catwalk thực thụ.
Buổi trình diễn của các mẫu không chuyên đã mang đến thông điệp ý nghĩa chung tay bảo vệ môi trường, hành tinh xanh của chúng ta.
Trang phục từ vật liệu tái chế không phải là ý tưởng xa lạ. Nhưng các bộ lễ phục, trang phục truyền thống lộng lẫy từ rác do học sinh trường THPT Như Thanh thiết kế trình diễn đã gây ấn tượng mạnh với bạn bè các trường lân cận.
Mục đích của việc phát động cuộc thi thiết kế thời trang nhằm khuyến khích các em học sinh có ý thức, trách nhiệm hơn về việc bảo vệ môi trường, hưởng ứng việc chống rác thải nhựa theo công văn của Bộ và sở GD&ĐT.
- Vẽ tranh (giấy, ghế đá) Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) bản thân tôi phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức hội thi vẽ tranh cổ động theo chủ đề bốc thăm, gồm có 5 chủ đề được lựa chọn trong đó có chủ đề về bảo vệ môi trường. Cuộc thi nhằm tuyên truyền về các vấn đề xã hội như Bạo lực học đường, an toàn giao thông, ma túy học đường, sức khỏe sinh sản và vấn đề bảo vệ môi trường, cuộc thi gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức về việc giữ gìn và bảo vệ môi trường tới các bạn học sinh, thầy cô và phụ huynh. Tạo điều kiện cho các em thể hiện khả năng sáng tạo nghệ thuật hội họa. Thông qua đó nhằm tìm kiếm và bồi dưỡng các em có sở trường, năng khiếu và đam mê hội họa để từ đó làm tốt công tác hướng nghiệp cho các em khi lên lớp 12.
ảnh vẽ môi trường: giấy
Trong số đó nhiều bức tranh được nhà trường tuyển chọn làm pano treo trong sân trường, để hàng ngày các bạn ĐVTN đều có thể nhìn thấy đọc được và ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
Bước vào cổng trường thật sự ấn tượng khi đứng giữa sân trường rợp bóng cây xanh những dãy phòng học kiên cố khang trang là những bích họa màu sắc tươi sáng được các bạn học sinh vẽ lên ghế đá, Những bức tranh thể hiện nhiều chủ đề thông điệp khác nhau: tuyên truyền biển đảo quê hương, bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp, nói không với rác thải nhựa  đang được các bạn cựu học sinh và thầy cô giáo tô điểm với nhiều sắc màu vui tươi. Đây là phương pháp giáo dục bằng hình ảnh trực quan sinh động giúp học sinh được thả mình vào không gian đầy màu sắc, kích thích trí tưởng tượng, bên cạnh đó các em cũng dễ ghi nhớ những thông điệp ý nghĩa, tử tế. Đồng thời những thay đổi nhỏ dần dần sẽ giúp các em có ý thức tốt hơn về việc bảo vệ cảnh quan trường lớp của mình thật sạch đẹp.
ảnh ghế đá Cựu học sinh khóa 2002-2005 thiết kế và vẽ
Với ý tưởng này các bạn học sinh trường THPT Như Thanh đã và đang góp một cách làm hay, ý nghĩa nhằm truyền tải những thông điệp “tử tế” đến mọi người.
Câu lạc bộ xanh
- Mục tiêu là xây dựng một lực lượng Hội viên và cộng tác viên nòng cốt ngay tại trường THPT Như Thanh có tâm huyết và kiến thức về môi trường cùng lên tiếng bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Nội dung:
Tên câu lạc bộ: Câu lạc bộ môi trường xanh.
Câu lạc bộ là tập hợp các cá nhân tự nguyện có tâm huyết xây dựng và bảo vệ môi trường, nhằm xây dựng trường THPT Như thanh xanh - sạch - đẹp.
- Chức năng nhiệm vụ:
+ Đoàn kết có tâm huyết và có kiến thức, ý thức về bảo vệ môi trường.
+ Cổ vũ động viên và hỗ trợ nhau trong việc giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp.
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt định kì, thường xuyên nhằm đưa ra những giải pháp về môi trường trong khuôn viên nhà trường, bên ngoài nhà trường.
- Kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ trong năm học 2019-2020.
+ Giao cho mỗi lớp 12 làm một thùng đựng rác từ lốp xe ô tô, xe máy, tận dụng lốp xe hỏng không dùng các bạn học sinh đã lượm về sơn màu và chế tạo thành những thùng rác bắt mắt, khuôn viên nhà trường thêm thân thiện.
(ảnh)
+ Xây dựng ngôi nhà 200 đồng. Với mục đích giáo dục các em học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng được rác thải tái chế có hiệu quả, câu lạc bộ xanh lớp 10 C2 đã hoàn thành công trình ngôi nhà 200 đồng và đã đưa vào sử dụng có hiệu quả với thông điệp “Đoàn viên thanh niên hãy chung tay giữ gìn môi trường sư phạm nhà trường xanh, sạch, đẹp” Ngôi nhà có chiều dài 1,5m, chiều rộng 1m và chiều cao 1,3m được bọc lưới xung quanh và có mái che, có thể di chuyển vị trí khác được. Cách sử dụng ngôi nhà rất đơn giản, các bạn học sinh sau khi uống nước xong, vỏ chai hoặc lon nước ngọt chỉ cần đổ hết nước trong chai rồi đóng nắp lại thả vào trong công trình. Một chai nhựa, một lon nước hay vài trang giấy lộn  thu gom được vừa giữ sạch môi trường nhờ vậy mà cảnh quan xung quanh nhà trường luôn đảm bảo sạch, giúp các em có không gian vui chơi sau mỗi giờ ra chơi vừa góp phần gây quỹ ủng hộ học sinh nghèo khó khăn của lớp của nhà trường.
Ngôi nhà 200 đồng phối hợp với Công đoàn và Đoàn thanh niên
Sau hơn 1 tháng công trình “Ngôi nhà 200 đồng” đi vào hoạt động đã thu được kết quả đáng khích lệ các bạn học sinh đã có ý thức hơn trong việc phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định. Qua đó giúp học sinh của nhà trường cũng sẽ nhận thức được hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường cũng như hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của rác thải – không phải cứ là rác thì sẽ không còn giá trị. Hành động nhỏ của các bạn học sinh nhưng ý nghĩa thì thật lớn lao.
Hai là: Hoạt động trải nghiệm tại địa phương. 
- Giáo viên lập kế hoạch cụ thể về hoạt động trải nghiệm cho lớp 10C2.
- Lên nội dung cần giải quyết trong buổi Hoạt động trải nghiệm.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm lên bốc thăm nội dung tìm hiểu của nhóm mình trong buổi trải nghiệm.
- Kết quả bốc thăm:
TỔ 2 : Ô nhiễm môi trường nước
- Nước
- Ô nhiễm môi trường nước
- Nguồn gây ô nhiễm
- Các chất gây ô nhiễm
- Nguyên nhân
- Giải pháp (liên hệ)
Tổ 3: Ô nhiễm môi trường đất.
- Tình hình ô nhiễm môi trường đất trên thế giới.
- Tình hình ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam.
- Nguyên nhân gây ô nhiemx môi trường đất
- Giải pháp (liên hệ).
Tổ 1: Ô nhiễm môi trường không khí.
- Các hiểu biết chung về không khí
- Ô nhiễm không khí và nguồn gây ô nhiễm không khí.
- Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí dến con người và hệ sinh thái.
- Nguyên nhân
- Giải pháp (liên hệ)
Tổ 4: Biến đổi khí hậu
- Khái niệm về biến đổi khí hậu
- Nguyên nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Hậu quả
- Giải pháp (liên hệ)
Nhiệm vụ: Các nhóm tìm hiểu các chủ đề đã được giao tại địa phương mình theo cấu trúc giáo viên cung cấp sau đó về làm ppt buổi học hôm sau thuyết trình.
Ba là: Sưu tầm các câu nói về môi trường (treo gốc cây)
- Kế hoạch: Từ thực tiễn giáo viên lồng ghép kiến thức về bảo vệ môi trường trong các giờ học chính khóa, sau nhiều tiết học được lồng ghép và để học sinh ghi nhớ, khắc sâu hơn về việc bảo vệ môi trường. Tôi đã giao nhiệm vụ cho các lớp sưu tầm những câu nói hay (Sologan) truyền động lực bảo vệ môi trường. Sologan là một thông điệp đặc biệt, Sologan môi trường giupos truyền đtạ thông điệp, mục tiêu. 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_giao_duc_bao_ve.docx