Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tư vấn tâm lý lứa tuổi cho học sinh tại trường Trung học cơ sở Thị Trấn năm học 2018-2019

1. Tên sáng kiến:

Một số giải pháp tư vấn tâm lý lứa tuổi cho học sinh tại trường Trung học cơ sở Thị Trấn năm học 2018- 2019.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Đây là một số kinh nghiệm trong quá trình tư vấn tâm lý lứa tuổi học sinh

 được bản thân tôi áp dụng cho đối tượng là học sinh trung học cơ sở tại trường Trung học cơ sở thị trấn.

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết

Hoà chung với sự biến đổi của giáo dục thế giới, nền giáo dục Việt Nam đang có sự thay đổi lớn: Rũ bỏ những quan niệm, biện pháp giáo dục lạc hậu, thay thế vào đó là các quan niệm và biện pháp giáo dục mới, hiện đại hơn, phù hợp với sự phát triển của xã hội, nhằm mục tiêu giáo dục các thế hệ học trò không chỉ học giỏi mà còn năng động, tự giác, tự tin trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Quá trình giáo dục tâm lý học đường rất cần thiết trong việc giáo dục học sinh trong nhà trường hiện nay. Nhà trường cần phải bố trí giáo viên hoặc bác sĩ tâm lý để thực hiện nhiệm vụ này. Giáo viên hoặc bác sĩ tâm lý có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn, tâm sự, theo dõi những học sinh có diễn biến tâm lý bất thường, kịp thời đề ra các giải pháp để tư vấn, định hướng hoặc xử lý các vấn đề tâm lý xảy ra. Đồng thời, xử lý những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra như học sinh đánh nhau, chán học, bỏ học, vi phạm pháp luật, có thái độ thù hận với bạn bè và mọi người xung quanh; nhiều trường hợp có thể dẫn đến học sinh tự tử, hủy hoại thân thể hoặc sa ngã vào các tệ nạn xã hội

 

doc 9 trang phuongnguyen 22/07/2022 6701
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tư vấn tâm lý lứa tuổi cho học sinh tại trường Trung học cơ sở Thị Trấn năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tư vấn tâm lý lứa tuổi cho học sinh tại trường Trung học cơ sở Thị Trấn năm học 2018-2019

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tư vấn tâm lý lứa tuổi cho học sinh tại trường Trung học cơ sở Thị Trấn năm học 2018-2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi): .
Tên sáng kiến: 
Một số giải pháp tư vấn tâm lý lứa tuổi cho học sinh tại trường Trung học cơ sở Thị Trấn năm học 2018- 2019.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Đây là một số kinh nghiệm trong quá trình tư vấn tâm lý lứa tuổi học sinh
 được bản thân tôi áp dụng cho đối tượng là học sinh trung học cơ sở tại trường Trung học cơ sở thị trấn.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết 
Hoà chung với sự biến đổi của giáo dục thế giới, nền giáo dục Việt Nam đang có sự thay đổi lớn: Rũ bỏ những quan niệm, biện pháp giáo dục lạc hậu, thay thế vào đó là các quan niệm và biện pháp giáo dục mới, hiện đại hơn, phù hợp với sự phát triển của xã hội, nhằm mục tiêu giáo dục các thế hệ học trò không chỉ học giỏi mà còn năng động, tự giác, tự tin trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Quá trình giáo dục tâm lý học đường rất cần thiết trong việc giáo dục học sinh trong nhà trường hiện nay. Nhà trường cần phải bố trí giáo viên hoặc bác sĩ tâm lý để thực hiện nhiệm vụ này. Giáo viên hoặc bác sĩ tâm lý có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn, tâm sự, theo dõi những học sinh có diễn biến tâm lý bất thường, kịp thời đề ra các giải pháp để tư vấn, định hướng hoặc xử lý các vấn đề tâm lý xảy ra. Đồng thời, xử lý những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra như học sinh đánh nhau, chán học, bỏ học, vi phạm pháp luật, có thái độ thù hận với bạn bè và mọi người xung quanh; nhiều trường hợp có thể dẫn đến học sinh tự tử, hủy hoại thân thể hoặc sa ngã vào các tệ nạn xã hội
Thực hiện tốt quá trình giáo dục tâm lý học đường có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và ổn định tình trạng tâm lý của học sinh, giúp các em tư duy, suy nghĩ và nhìn nhận các vấn đề xung quanh một cách đúng đắn.
Hiện nay, do điều kiện kinh tế được cải thiện, mức sống của các gia đình được nâng lên. Do được sống trong sự bao bọc của gia đình từ nhỏ nên trong các em hình thành tính ích kỷ, cái tôi của các em quá lớn, dẫn đến việc khó hoà nhập với tập thể và thiếu những kỹ năng cơ bản trong quan hệ, giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh.
Đại bộ phận phụ huynh mới chỉ chú ý đến việc học của con chứ chưa chú ý đế sự phát triển về mặt tâm lý. Hơn nữa bản thân phụ huynh còn có tâm lý ngại ngùng khi trò chuyện với con cái về các vấn đề nhạy cảm. Vì vậy đa số các 
em chưa có hiểu biết đúng và đầy đủ về tình yêu, giới tính, và quan hệ với bạn khác giới.
Chương trình học hiện nay của các em khá nặng, nên các em lúng túng chưa tìm ra phương pháp học thích hợp cho bản thân dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
Làm thế nào để các em không chỉ học tốt, mà còn trở thành những con người tự giác, tự tin, năng động trong học tập cũng như trong cuộc sống. Bản thân tôi rất trăn trở khi mình là giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn đã từng làm mẹ có con đang trong giai đoạn này, mình cần phải làm gì để giúp học sinh mình, con mình tự nhận thức, tự giúp đỡ chính mình và tự thay đổi bản thân. Một trong những biện pháp quan trọng nhất tôi chọn là quá trình tư vấn tâm lý học đường. Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế sau:
* Về ưu điểm:
Nói tới quá trình tư vấn tâm lý học đường cho học sinh trong nhà trường, có lẽ tôi cũng dành được sự quan tâm của đồng nghiệp và được sự hợp tác nhiệt tình, sự tin tưởng của học sinh. Ngoài ra bản thân tôi cũng đã từng học môn tâm lý học,làm công tác chủ nhiệm lớp, giảng dạy môn Ngữ văn và Giáo dục ngoài giờ lên lớp nên cũng đỡ phần nào khó khăn trong việc gặp gỡ trao đổi với các em. Đồng thời hiện nay với tốc độ Internet phát triển như vũ bão thì vấn đề truy cập Facebook và Zalo rất dễ dàng.
* Hạn chế:
Bên cạnh những thuận lợi cũng còn rất nhiều hạn chế như: Thời gian hạn chế, không có sự chỉ đạo cụ thể từ Ban giám hiệu, không có vị trí riêng, không có kinh phí, không được tập huấn, phần đông phụ huynh, học sinh chưa quan tâm đến sự phát triển tâm sinh lý của con em,... Phần lớn chỉ là kinh nghiệm trong cuộc sống của bản thân tôi, sự tìm tòi học hỏi từ đồng nghiệp và một số chuyên gia tâm lý trên diễn đàn.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
 Quá trình tư vấn tâm lý cho học sinh về những vấn đề liên quan đến tâm lý giáo dục là công tác vô cùng quan trọng trong nhà trường. Trong quá trình phát triển, học sinh gặp không ít khó khăn về tâm lý cá nhân, về quan hệ, về cách học cũng như định hướng trong cuộc sống Các em cần sự quan tâm, chăm sóc của các lực lượng xã hội, đặc biệt là thầy cô giáo thường xuyên dạy dỗ hằng ngày, trong đó Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng nhất.
Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi thiếu niên có độ tuổi từ 11 đến 15. Đây là lứa tuổi có đời sống tâm lý phong phú nhưng rất phức tạp. Ở lứa tuổi này nảy sinh những khó khăn về tâm lý, tình cảm bức xúc, vướng mắc trong học tậpVì vậy, cần được người lớn quan tâm chia sẻ và có cách đối xử đúng đắn để giáo dục các em có một nhân cách toàn diện.
 Lứa tuổi này cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lý và tâm lý. Hiện nay do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của lứa tuổi này càng gia tốc, các em lớn rất nhanh, sự tăng trưởng về thân thể diễn ra sớm hơn so với thế hệ trước. Do vậy các em suy nghĩ lệch lạc, làm theo bản năng, yêu đương bộc phát, thích thể hiện cái tôi,Vì thế, cần có người lớn chia sẻ, động viên và hướng cho các em thực hiện mơ ước tương lai để sau này các em trở thành người công dân tốt.
Mục đích chính tư vấn tâm lí cho học sinh là phương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh đang có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, Do đó, cần được tham vấn giải quyết để chọn được cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng của mình. cùng sẻ chia, động viên và hướng dẫn các em vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống; giúp học sinh tự trải nghiệm để nhận ra giá trị thật của cuộc sống, tự trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết.
- Nội dung giải pháp:
Tình hình chung: Khi đề cập đến quá trình tư vấn tâm lý lứa tuổi học sinh thì ai cũng cho rằng đó là vấn đề nhạy cảm, khó nói, khó lôi cuốn học sinh. Nhưng theo cá nhân tôi thì không hẳn là những vấn đề nhạy cảm, khó nói mà là tất cả những việc làm, cách ứng xử với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, thậm chí cả sự phân bì với em ở nhà, Để giúp học sinh gần gũi bày tỏ những điều trên và tin tưởng mình, bản thân tôi luôn gần gũi các em, sống cởi mở hơn, rộng lòng tha thứ hơn. Vấn đề đặt ra cho chính bản thân mình là phải tạo một không khí dễ chịu, thoải mái nhưng kín đáo. Có làm được điều đó thì học sinh mới tin tưởng để bày tỏ 
* Cách thức thực hiện:
Trong quá trình thực hiện bản thân tôi có thể kết hợp nhiều cách khác nhau như: Tư vấn trực tiếp, tư vấn gián tiếp bằng thư tay hoặc bằng Zalo, Messenger, Facebook,... 
* Các bước thực hiện:
Giải pháp thứ nhất: Đối với cha mẹ
Là cha mẹ chắc hẳn mọi người sẽ cảm thấy rất khó khăn trong quá trình giáo dục con trong độ tuổi ương bướng, dở hơi?
Như chúng ta đã biết, cha mẹ là người thầy đầu tiên trong cuộc đời mỗi đứa trẻ, đóng vai trò rất lớn trong việc là điểm tựa hay định hướng cho con mình phát triển lành mạnh. Tuy thế, khi đối diện với sự trưởng thành của con cái, đặc biệt qua tuổi dậy thì và tuổi vị thành niên, việc cha mẹ gặp khó khăn là điều dễ hiểu.
Khi cha mẹ gặp những vấn đề đó, thì phải thật bình tĩnh để tìm hiểu các thông tin khoa học về sự phát triển của trẻ cũng như tâm tư của trẻ muốn gì để từ đó có cách thức nói chuyện với trẻ, cách xử lý kịp thời sao cho hợp lý nhất. Tránh tình trạng nói nhiều, la mắng, chửi bới, thậm chí đánh đập,
Vấn đề này tôi đã từng vấp phải khi giáo dục con khi con tôi bước vào giai đoạn bắt đầu phát triển đó là:
Khi con tôi là học sinh tiểu học thì cha mẹ và thầy cô nói gì nghe nấy.
Khi con tôi bước vào Trung học cơ sở thì lại có sự thay đổi từng nấc một:
Lớp 6: Có sự thay đổi nhưng rất ít nên đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Lớp 7: Thay đổi rõ rệt như vóc dáng, ngôn ngữ, cử chỉ, suy nghĩ, hành động nên chỉ đạt danh hiệu học sinh khá. Khi thấy con thay đổi tôi đã dùng nhiều biện pháp giáo dục như:
Bước 1: Nhẹ nhàng khuyên nhủ nhưng con tôi không nói năng gì. Thấy không có chuyển biến tôi sử dụng bước tiếp theo.
Bước 2: Nói nhiều hơn và thậm chí cả la mắng nhưng con tôi chỉ trả lời: “Con biết rồi” nhưng lại không làm theo mà còn làm ngược lại.
Bước 3: Hù không cho đi học thì con tôi nói lại, cãi bướng thậm chí bất cần.
Bước 4: Bỏ mặc. Lúc này thì nó lại thoải mái, tha hồ tự tung tự tác như một con chim sổ lồng.
Bước 5: Qua một năm lớp 7 thấy không ổn, tôi không biết phải làm gì và có ý định lên mạng kiếm xem có cách nào phù hợp không để cứu con nhưng không được. Tôi quyết định cho con về quê ngoại chơi để thay đổi không khí đồng thời cũng nhờ sự tác động của mọi người. 
Bước 6: Sau chuyến về quê ngoại tôi sợ không đủ để con tôi thay đổi, tôi tiếp tục tìm tòi trên mạng một clip về “Khóa huấn luyện hè học kỳ trong quân đội 2016”. Sau khi tải về nghe thấy rất hay nên tôi quyết định vào bữa cơm tối mỗi ngày mở lên để cả nhà nghe, lúc đầu cháu không nghe được là mấy nhưng tôi nghĩ mưa dầm thấm lâu và rồi phép màu đến với tôi và con trai tôi qua kỳ nghỉ hè.
Lớp 8: Nhận thức được hành động, suy nghĩ, lời nói sai trái của mình nên cháu dành được danh hiệu học sinh giỏi.
Lớp 9: Mới vào đầu năm nhưng đã xác định mục tiêu trong năm học của mình và giờ đây cháu đã đạt học sinh giỏi cấp trường trong kỳ tuyển chọn học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện.
Với sự thay đổi tâm lý trong độ tuổi THCS tôi rút ra được kinh nghiệm giáo dục trẻ không phải la mắng, chửi bới, bỏ mặc mà phải gần gũi xem trẻ cần gì, gần gũi tâm sự, chia sẻ để trẻ thoát khỏi những vướng mắc không biết nói với ai.
Giải pháp thứ hai: Đối với giáo viên chủ nhiệm
	Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, các tiết sinh hoạt lớp giáo viên thường dành để phổ biến các hoạt động tuần tiếp theo, phê bình các học sinh vi phạm hoặc có những biểu hiện không tốt trong tuần vừa qua. Nhiều giáo viên chưa quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân tại sao học sinh lại như vậy và nếu tìm hiểu được nguyên nhân thì lại không biết phải tác động như thế nào, nhất là khi học sinh gặp những vấn đề nhạy cảm về giới tính, tình bạn, tình yêu, gia đình,
Qua quá trình tư vấn, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm được tâm tư tình cảm của các em, những khó khăn mà học sinh đang mắc phải, cùng sẻ chia, động viên và hướng dẫn các em vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong 
cuộc sống, giúp học sinh tự trải nghiệm để nhận ra giá trị thật của cuộc sống, tự trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết. Đồng thời khi tư vấn tâm lí còn là cơ hội để xây dựng quan hệ thầy (cô) – trò gắn bó, bạn bè mến thương nhau, tạo cơ sở để xây dựng nên lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Khi làm được điều đó là chúng ta đang góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp.
Ví dụ: Năm học 2017-2018 tôi nhận lớp chủ nhiệm 7/2, ban đầu nhìn tổng thể thì thấy lớp rất tốt nhưng chỉ cần một tuần tôi đã phát hiện có một số học sinh ý thức chưa tốt, đặc biệt là học sinh lưu ban. Ngoài những học sinh lưu ban còn có một học sinh tuyển mới có dấu hiệu khác thường là: Không học bài và làm bài, không đem tập vở, không biết soạn theo thời khóa biểu, thậm chí không chơi với bất kỳ ai mà chỉ thích bắt bướm, ong, cào cào hoặc tự chế dao, kiếm, vật nhọn khác. Thấy được điều đó tôi tìm hiểu hoàn cảnh của em và được biết em chung sống với anh trai nhưng anh trai đi làm từ sáng đến tối mới về nên không có dịp trò chuyện cùng em, chính vì thế mà em có những biểu hiện như trên. Từ đó tôi đưa ra biện pháp giáo dục em theo cách riêng là: Tâm sự với cả lớp rồi phân công học sinh kèm học tập và phân nhóm học sinh chơi cùng bạn để bạn không còn thơ thẩn chơi một mình; ngoài ra tôi thường kể chuyện, tâm sự với em về những vấn đề trong cuộc sống. Và chưa hết một học kì của năm học em đã thay đổi rõ rệt, em đã hòa đồng cùng các bạn, đã biết chép bài, học bài và đặc biệt không còn đem theo những vật nhọn đến lớp.
	Ví dụ 2: Năm học 2018-2019, trong quá trình chủ nhiệm lớp 9/5 tôi phát hiện một học sinh chuyển đến thường xuyên không học bài, mỗi khi được giáo viên gọi lên bảng em đều ngoan ngoãn đứng dậy khoanh tay nói “Thưa cô (thầy) em không thuộc bài”. Hai tuần liên tục đều như thế, tôi yêu cầu em về nhà học bài và làm bài nhưng cũng không chuyển biến nên tôi điện báo với phụ huynh thì được biết về nhà em không phải làm gì, cha mẹ bảo học thì chỉ dạ để đó. Tôi quyết định tìm hiểu nguyên nhân thì được em cho biết: Học ở trường cũ không cần học chỉ cần ngoan ngoãn đứng trả lời “Thưa cô, em không học bài” là có 5 điểm rồi nên em nghĩ trường nào cũng thế, không cần học cũng được lên lớp, Thật là ý nghĩ vô lý vì thế tôi đã nói cho em hiểu về ngôi trường em đang theo học và cho em đọc nội quy học sinh, chuyển chỗ ngồi cho em và phát động phong trào đôi bạn cùng tiến bằng cách cho học sinh giỏi đăng ký giúp đỡ em. Nhờ nắm bắt kịp thời mà em tiến bộ rất nhiều, hiện giờ tất cả giáo viên bộ môn đều khen em tiến bộ. 
- Trong quá trình học tập, xảy ra những va chạm giữa các em với nhau, giữa học sinh với giáo viên. Mỗi trường hợp như vậy, tôi chủ động gặp học sinh ngay sau đó, lắng nghe suy nghĩ của các em để hiểu rõ nguyên nhân, phân tích để các em thấy được cái đúng cái sai của bản thân, hỗ trợ các em tìm cách giải quyết vấn đề.
Giải pháp thứ ba: Đối với giáo viên khi tư vấn tâm lí cho học sinh.
Trung bình mỗi tháng tôi nhận được 2 tin nhắn và 1 thư tay từ học sinh gửi tới với mục đích nhờ cô giúp đỡ. Không những thế mà có cả những lần gặp mặt tâm sự đặc biệt. Nhận được tin nhắn dù bận rộn mấy tôi cũng trả lời cho các em. Vì lúc các em hỏi là lúc các em khó khăn nhất và cần nhất nên chờ đợi câu trả lời nhanh nhất. Chính vì lẽ đó mà tôi tranh thủ để trả lời các em để các em đặt niềm tin vào tôi. Dưới đây chỉ là một vài ví dụ:
Ví dụ 1: Lúc 1 giờ 45 phút ngày 12/9/2018, một học sinh lớp 9/1 gửi tin nhắn: “Cô ơi, chắc cuộc đời em phải làm ngược lại với giới tính rồi. Em muốn lời khuyên của cô. Em có tình cảm với cô ấy và cô ấy đã chấp nhận em, khi buồn em gặp cô ấy thì lại vui. Em hỏi đó có phải là tình yêu không ạ?”
Ví dụ 2: Vào lúc 15 giờ 16/10/2018, sau khi sinh hoạt chủ nhiệm cho lớp 9/5 xong tôi vừa bước xuống cầu thang thì gặp một học sinh nam lớp 7, lúc đầu em xin số điện thoại tôi sau đó em hỏi cô có xài zalo không? Tôi hỏi em có chuyện gì thì em ngại ngùng nói em muốn hỏi cô một câu hỏi thôi. Cô cho em cơ hội được không ạ? Và em kể toàn bộ sự việc mà tâm lý em có sự thay đổi và rồi hỏi: “Cô giúp em được không?” Câu hỏi của em không đơn giản nên tôi hẹn em chờ tôi 2 ngày tôi sẽ giúp em. Sau 2 ngày tôi đã gặp em phân tích cho em, em hứa sẽ nghe theo lời tôi và mong tôi giữ kín chuyện cho em. Vậy là cô trò tôi gặp nhau 3 lần là hoàn thành lời hứa. Giờ đây em là một học sinh bình thường không có dấu hiệu khác thường gì.
Ví dụ 3: Đầu học kỳ II năm học 2017-2018 một nữ sinh 9 nhắn tin hỏi: “Cô ơi! Em chán quá, cô cho em lời khuyên”. Tôi không biết học sinh đó tên gì và có chuyện gì? Khi đó điện thoại không còn tiền nên không nhắn liền cho em được, chừng 15 phút sau em nhắn lại: “Sao cô không trả lời? Lúc này em cần cô mà cô đối xử với em vậy,.”. Tôi chỉ thấy rõ câu lúc này em cần cô, tôi mượn tiền đồng nghiệp nạp thẻ nhắn tin lại thì em tâm sự: “Do Học kỳ I kết quả không được như mong muốn của ba mẹ nên về đến nhà là mẹ la mắng và so bì với bạn này bạn kia, thậm chí là mẹ còn bảo nghỉ học lấy chồng cho đỡ tốn tiền, em sợ về nhà lắm”. Trưa đó em dẫn tôi về nhà trong nỗi lo sợ, tôi luôn động viên em. Lúc đầu trò chuyện với mẹ em tôi cũng sợ sợ nhưng dần dần cảnh sợ đó xua tan mà thay vào đó là vấn đề đã được bàn tới nhưng hiệu quả chưa biết. Trong đầu tôi nghĩ mẹ em là người bảo thủ rất khó có kết quả như mong đợi, nhưng một tuần sau mẹ em điện cho tôi cảm ơn và nhờ tôi chú ý tới con bé nhiều hơn, Thường xuyên trao đổi với các em về vai trò của gia đình trong cuộc sống của con người, đồng thời giúp các em hiểu được suy nghĩ, mong ước của cha mẹ và thông cảm với cha mẹ mình. Qua đó góp phần xây dựng quan hệ gắn bó, cởi mở, gần gũi giữa cha mẹ và con cái.	
Ví dụ 4: Lá thư của học sinh lớp 7/3 đề cập đến vấn đề cha mẹ thương em của em hơn, cái gì cũng em, còn em như một đứa bị ra rìa nên em ghét em của em vô cùng,..
Lá thư của một học sinh 7/5 lại hỏi: Cách tìm một người bạn tốt, trong khi đó em đối xử với bạn kia rất tốt nhưng bạn kia không đối xử tốt với em.
Lá thư học sinh 9/4 tâm sự: Có phải em sinh ra là để cho mẹ chửi và anh đánh không cô?
Và còn rất nhiều lá thư, tin nhắn khác đề cập nhiều vấn đề khác như: cha uống rượu về đánh đuổi mẹ ra khỏi nhà; Nghèo có phải là cái tội không; buồn vì ba mẹ ly hôn; tự thú tội khi mình vi phạm ATGT; không được bạn thích; xin cha mẹ cho nghỉ học để đi làm; học sinh có được yêu không?; khi yêu bạn trai rủ đi chơi cùng nhóm bạn của bạn ấy có sao không? Con ma nào xúi em đi quán tum với bạn?;
Trước những vấn đề mà các em khó gỡ, có những vấn đề vô cùng tế nhị, có những vấn đề thực tế trong cuộc sống hàng ngày, chính vì thế mà tôi cần nắm bắt tâm tư suy nghĩ của các em, hoàn cảnh gia đình, kỳ vọng gia đình đối với con cái. Có những vấn đề giải quyết chỉ cần học sinh nhưng có những vấn đề phải đến nhà gặp phụ huynh phản ánh đến phụ huynh để giúp phụ huynh hiểu những mong ước của con, để gia đình có những cố gắng bù đắp cho thiệt thòi của con. 
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Khả năng áp dụng tư vấn tâm lý lứa tuổi học sinh với mục đích định hướng giáo dục tới những học sinh đang có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt cần được người trợ giúp, tham vấn giải quyết để chọn được cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng của mình.
Đối với việc tư vấn tâm lý lứa tuổi học sinh THCS này bản thân tôi hiện đang áp dụng rộng rãi cho học sinh khối THCS đặc biệt hai khối lớp 7 và 9 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy tại trường THCS Thị Trấn. 
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: 
* Đối với học sinh trong trường:
- Qua hai năm thực hiện cho thấy đã có 17 lá thư được tôi trả lời; 25 tin nhắn; 2 lần tiếp xúc trực tiếp và 2 cuộc điện thoại thì tất cả học sinh đều có chuyển biến tích cực và không có biểu hiện sai trái. Ngoài ra còn 1 học sinh nghỉ học do suy nghĩ lệch lạc được các bạn trong lớp nhờ tôi điện thoại trực tiếp tư vấn nói chuyện và chỉ sau một tuần học sinh đó đã quay trở lại lớp cũng nhờ đó mà thu được kết quả như sau:
Bảng đánh giá mức độ học sinh chia sẻ với giáo viên về các vấn đề tình bạn, tình yêu, gia đình và các vấn đề ứng xử hàng ngày (Phát ngẫu nhiên)
Tổng số học sinh tham gia: 50
Mức độ
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không bao giờ
Số ý kiến
Tỉ lệ (%)
Số ý kiến
Tỉ lệ (%)
Số ý kiến
Tỉ lệ (%)
Số ý kiến
Tỉ lệ (%)
Trước khi ứng dụng
2
4
5
10
9
18
34
68
Sau khi ứng dụng
21
42
7
14
19
38
3
6
* Đối với lớp chủ nhiệm: Xây dựng được tập thể lớp đoàn kết, tương thân tương ái, học sinh tự giác hỗ trợ, giúp đỡ nhau vượt khó trong học tập và trong cuộc sống. Trong lớp không có sự phân biệt đối xử giữa học sinh khá giỏi với học sinh yếu kém. 
Bảng đánh giá mức độ học sinh hoà nhập với môi trường học tập
Tổng số học sinh tham gia: 41
Mức độ
Rất khó khăn
Khó khăn
Hơi khó khăn
Không khó khăn
Số ý kiến
Tỉ lệ (%)
Số ý kiến
Tỉ lệ (%)
Số ý kiến
Tỉ lệ (%)
Số ý kiến
Tỉ lệ (%)
Trước khi ứng dụng
8
19,5
11
26,8
14
34,2
8
19,5
Sau khi ứng dụng
0
0
2
4,8
19
46,3
20
48,8
So sánh kết quả trên cho thấy những năm học trước những lớp tôi chủ nhiệm có ít nhất từ 3 đến 5 học sinh đang theo học phải nghỉ học để ở nhà trông em, trông coi nhà cửa và phụ làm kinh tế gia đình. Nhưng năm học 2018-2019 lớp 9/5 tôi chủ nhiệm không còn trường hợp nào phải nghỉ học để ở nhà trông em, trông coi nhà cửa và phụ làm kinh tế gia đình như những năm học trước đó. Đó là kết quả mà bản thân tôi cũng như toàn thể CB-CNV của trường mong muốn.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
Hòn Đất, ngày 9 tháng 04 năm 2019
 Người mô tả
 Phạm Thị thanh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tu_van_tam_ly_lua_tuo.doc