Tổng hợp câu hỏi trọng tâm 7 vùng kinh tế môn Địa lí THPT

Câu 1 Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở

Trung du và miền núi Bắc Bộ là

cho phép phát triển một nền nông

nghiệp hàng hóa hiệu quả cao.

Câu 2 Vai trò quan trọng của rừng sản xuất của vùng Trung du và miền núi

Bắc bộ là

cung cấp nhiều lâm sản có giá trị.

Câu 3 Trung du và miền núi Bắc Bộ xây dựng được các nhà máy thủy điện

công suất lớn, nguyên nhân chủ yếu là do

trữ năng thủy điện lớn nhất cả

nước.

Câu 4 Thế mạnh để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển cây công

nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới là do

khí hậu có một mùa đông lạnh,

phân hóa theo độ cao.

Câu 5 Điều kiện sinh thái nông nghiệp để Trung du và miền núi Bắc Bộ trở

thành vùng trồng chè lớn nhất nước ta là

khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có

mùa đông lạnh

pdf 4 trang quyettran 12/07/2022 57660
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp câu hỏi trọng tâm 7 vùng kinh tế môn Địa lí THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp câu hỏi trọng tâm 7 vùng kinh tế môn Địa lí THPT

Tổng hợp câu hỏi trọng tâm 7 vùng kinh tế môn Địa lí THPT
Gv: Nguyễn Ngọc Long – Tổng hợp, biên soạn Ôn thi THPT QG 2019 
1 
TỔNG HỢP CÂU HỎI TRỌNG TÂM 7 VÙNG KINH TẾ 
 CÂU HỎI ĐÁP ÁN 
 TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ 
Câu 1 Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở 
Trung du và miền núi Bắc Bộ là 
cho phép phát triển một nền nông 
nghiệp hàng hóa hiệu quả cao. 
Câu 2 Vai trò quan trọng của rừng sản xuất của vùng Trung du và miền núi 
Bắc bộ là 
cung cấp nhiều lâm sản có giá trị. 
Câu 3 Trung du và miền núi Bắc Bộ xây dựng được các nhà máy thủy điện 
công suất lớn, nguyên nhân chủ yếu là do 
trữ năng thủy điện lớn nhất cả 
nước. 
Câu 4 Thế mạnh để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển cây công 
nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới là do 
khí hậu có một mùa đông lạnh, 
phân hóa theo độ cao. 
Câu 5 Điều kiện sinh thái nông nghiệp để Trung du và miền núi Bắc Bộ trở 
thành vùng trồng chè lớn nhất nước ta là 
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có 
mùa đông lạnh. 
Câu 6 Nhân tố nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự đa dạng 
trong cơ cấu ngành công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? 
Nguồn khoáng sản phong phú nhất 
nước. 
Câu 7 Cây chè trồng nhiều ở Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ, là 
do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây ? 
Khí hậu mang tính chất cận nhiệt, 
mát mẻ. 
Câu 8 Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp của Trung du và miền núi 
Bắc Bộ khác với Tây nguyên là do sự khác nhau chủ yếu về 
Điều kiện sinh thái nông nghiệp. 
Câu 9 Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở 
Trung du và miền núi Bắc Bộ là 
phát triển sản xuất nông nghiệp 
hàng hóa. 
Câu 10 Hạn chế lớn nhất trong phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du 
và miền núi Bắc Bộ là 
khó khăn trong công tác vận 
chuyển sản phẩm tới vùng tiêu thụ. 
Câu 11 Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi 
Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây? 
Công nghiệp chế biến nông sản còn
 hạn chế. 
Câu 12 Khó khăn chủ yếu đối với việc khai thác khoáng sản vùng Trung du 
và miền núi Bắc Bộ là 
Đòi hỏi phương tiện hiện đại và chi 
phí cao. 
Câu 13 Nguồn than được khai thác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 
được dùng chủ yếu vào việc 
Làm nhiên liệu cho các nhà máy 
nhiệt điện và xuất khẩu. 
Câu 14 Ý nghĩa quan trọng của việc phát triển thủy điện vùng Trung du và 
miền núi Bắc Bộ là 
tạo động lực mới cho sự phát triển 
của vùng, nhất là khai thác và chế 
biến khoáng sản. 
Câu 15 Khó khăn chủ yếu về tự nhiên ảnh hưởng đến việc phát triển cây 
công nghiệp và cây đặc sản vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là 
rét đậm, rét hại, sương muối và 
thiếu nước vào mùa đông. 
Câu 16 Ngảnh kinh tế biển đóng góp tỷ trọng cao nhất vào cơ cấu kinh tế 
vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là 
du lịch biển – đảo. 
Câu 17 Trong phát triển kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ cần đẩy 
mạnh đánh bắt xa bờ, nhằm mục đích chủ yếu là 
khai thác hiệu quả và bảo vệ nguồn 
lợi thủy sản. 
Câu 18 Vùng biển của Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về du lịch, giao thông vận tải biển, 
nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. 
Câu 19 Ý nghĩa chủ yếu của việc sản xuất cây đặc sản ở vùng Trung du và 
miền Bắc Bộ là 
phát triển nền nông nghiệp hàng 
hóa có hiệu quả cao. 
 ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
Câu 20 Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa sản xuất 
lúa chủ yếu do có 
đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi 
dào, nguồn nước phong phú. 
Câu 21 Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở khai thác các thế mạnh của vùng. 
Gv: Nguyễn Ngọc Long – Tổng hợp, biên soạn Ôn thi THPT QG 2019 
2 
Đồng bằng sông Hồng là 
Câu 22 Giải pháp chủ yếu nào sau đây để khắc phục mặt hạn chế về tài 
nguyên thiên nhiên trong phát triển công nghiệp cho Đồng bằng sông 
Hồng? 
Kết nối giao thông vận tải với các 
vùng khác. 
Câu 23 Hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng trong phát triển kinh tế - 
xã hội là 
số dân đông, mật độ dân số cao 
nhất nước ta, tỉ lệ thất nghiệp cao ở 
các đô thị. 
Câu 24 Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng 
điểm nhằm mục đích chù yếu 
sử dụng có hiệu quả các thế mạnh 
về tự nhiên và con ngưởi của vùng. 
Câu 25 Mục đích chủ yếu của việc phát triển mạnh các ngành dịch vụ ở 
Đồng bằng sông Hồng là 
đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch kinh 
tế, giải quyết các vấn đề xã hội, môi 
trường. 
Câu 26 Trong định hướng phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng lại chú 
trọng đến việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng 
điểm vì 
sử dụng có hiệu quả thế mạnh về tự 
nhiên và con người. 
Câu 27 Ở đồng bằng sông Hồng, tỉ trọng cây công nghiệp và cây thực phẩm 
trong cơ cấu ngành trồng trọt tăng dần, nguyên nhân chủ yếu là do 
công nghiệp chế biến phát triển 
nhanh. 
 BẮC TRUNG BỘ 
Câu 28 Giải pháp cơ bản nhất để hạn chế hiện tượng cát bay, cát chảy ở các 
tỉnh Bắc Trung Bộ là 
trồng rừng phòng hộ ven biển. 
Câu 29 Vùng đồi gò trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về 
chăn nuôi gia súc lớn và cây lâu 
năm. 
Câu 30 Vai trò quan trọng của rừng phòng hộ ở Bắc Trung Bộ là ngăn chặn nạn cát bay và cát chảy. 
Câu 31 Việc trồng rừng đầu nguồn ở Bắc Trung Bộ có vai trò chủ yếu nào 
sau đây? 
Hạn chế tác hại của lũ lên đột ngột 
trên các sông. 
Câu 32 
Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất trong ngành thủy sản ở Bắc Trung 
Bộ là 
khai thác hợp lí và bảo vệ các 
nguồn lợi. 
Câu 33 Để tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa và thu hút khách du dịch 
quốc tế thì Bắc Trung Bộ cần phải 
nâng cấp các sân bay trong vùng. 
Câu 34 Bắc Trung Bộ đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là đường Hồ Chí 
Minh có ý nghĩa quan trọng là 
thúc đẩy kinh tế xã hội phía Tây, 
phân bố lại dân cư, hình thành 
mạng lưới đô thị mới. 
Câu 35 Ở Bắc Trung Bộ, rừng phòng hộ chiếm phần lớn diện tích rừng của 
vùng là do 
thiên tai xảy ra trên diện rộng. 
Câu 36 Để khai thác hợp lí thế mạnh sẵn có và phát triển kinh tế nông thôn ở 
khu vực ven biển của Bắc Trung Bộ cần 
đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. 
Câu 37 Ý nghĩa nổi bật của việc xây dựng đường Hồ Chí Minh đối với Bắc 
Trung Bộ là 
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 
ở khu vực đồi núi phía Tây. 
Câu 38 Vần đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ 
có ý nghĩa chủ yếu 
Tạo thế liên hoàn trong cơ cấu kinh 
tế theo không gian. 
Câu 39 Việc xây dựng các đường hầm đường bộ Hoành Sơn, Hải Vân dọc 
theo quốc lộ 1 đi qua Bắc Trung Bộ có ý nghĩa 
gia tăng đáng kể khả năng vận 
chuyển hướng Bắc – Nam. 
Câu 40 Giải pháp quan trọng giúp Bắc Trung Bộ đảm bảo đủ nguồn năng 
lượng điện là 
tận dụng nguồn điện từ đường dây 
500KW Bắc- Nam. 
Câu 41 
Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong phát triển lâm nghiệp của Bắc Trung 
Bộ là 
khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ 
rừng. 
 DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 
Câu 42 Việc phát triển mạnh ngành thủy sản ở vùng Duyên hải Nam Trung Giải quyết vấn đề thực phẩm và tạo 
Gv: Nguyễn Ngọc Long – Tổng hợp, biên soạn Ôn thi THPT QG 2019 
3 
Bộ có ý nghĩa quan trọng ra sản phẩm hàng hóa. 
Câu 43 Duyên hải Nam Trung Bộ có hoạt động dịch vụ hàng hải phát triển 
mạnh do 
có nhiều vịnh nước sâu để xây dựng 
cảng. 
Câu 44 Nghề làm muối phát triển mạnh ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 
nhờ yếu tố nào sau đây? 
Độ mặn cao, nhiều nắng, lộng gió 
biển, ít mưa. 
Câu 45 
Ý nghĩa quan trọng của việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - 
Nam đối với vùng kinh tế Nam Trung Bộ là 
đẩy mạnh sự giao lưu các tỉnh của 
vùng với Đông Nam Bộ. 
Câu 46 Trong những năm gần đây hoạt động du lịch biển ở Duyên hải 
NamTrung Bộ phát triển mạnh do 
đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa 
các dịch vụ du lịch. 
Câu 47 
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây tạo nên sự đa dạng về hoạt động 
du lịch ở Duyên hải Nam Trung Bộ? 
Tài nguyên du lịch phong phú. 
Câu 48 Nghề khai thác hải sản phát triển mạnh ở Nam Bộ và Duyên hải Nam 
Trung Bộ là do 
tập trung nhiều ngư trường trọng 
điểm lớn. 
Câu 49 
Ý nghĩa chủ yếu của việc nâng cấp các tuyến đường ngang như 
đường 19, 25, 26 đối với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? 
Nối Tây Nguyên với các cảng nước 
sâu. 
Câu 50 
Việc hình thành khu kinh tế ven biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ có 
mục đích lớn nhất là 
thu hút đầu tư nước ngoài. 
Câu 51 Ngành nào sau đây phát triển mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ? Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. 
Câu 52 Nhân tố nào sau đây có ý nghĩa hàng đầu tạo nên sự khởi sắc cho 
công nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ? 
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 
Câu 53 Giải pháp quan trọng giúp Duyên hải Nam Trung Bộ đảm bảo đủ 
nguồn năng lượng điện là 
tận dụng nguồn điện từ đường dây 
500KW Bắc- Nam. 
 TÂY NGUYÊN 
Câu 54 
Biện pháp chủ yếu để nâng cao giá trị sản phẩm cây công nghiệp lâu 
năm của vùng Tây Nguyên là 
Đẩy mạnh công nghiệp chế biến và 
xuất khẩu sản phẩm. 
Câu 55 Biện pháp chủ yếu để hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm 
cây công nghiệp, vừa sử dụng hợp lý tài nguyên ở vủng Tây Nguyên 
là 
Đa dạng hóa cơ cấu cây công 
nghiệp. 
Câu 56 Thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển cây công nghiệp có nguồn 
gốc cận nhiệt và ôn đới ở Tây Nguyên là do 
khí hậu có sự phân hoá theo độ 
cao. 
Câu 57 Tây Nguyên gặp khó khăn về phát triển ngành khai thác và chế biến 
lâm sản là do xuất phát chủ yếu từ yếu tố 
diện tích rừng giảm sút nhanh. 
Câu 58 Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây 
Nguyên có ý nghĩa lớn về môi trường tự nhiên, cụ thể là 
tăng độ che phủ rừng, chống xói 
mòn. 
Câu 59 Việc phát huy thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên có ý nghĩa Phát triển các ngành công nghiệp 
và giải quyết tốt vấn đề tưới tiêu 
vào mùa khô. 
Câu 60 Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên có ý nghĩa 
chủ yếu là 
thu hút đông đảo nguồn lao động từ 
các vùng khác đến. 
Câu 61 Vai trò quan trọng của rừng đặc dụng ở Tây Nguyên là bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm. 
 ĐÔNG NAM BỘ 
Câu 62 Giải pháp quan trọng giúp Đông Nam Bộ đảm bảo đủ nguồn năng 
lượng điện là 
phát triển thủy điện, nhiệt điện và 
mạng lưới điện. 
Câu 63 Việc phát triển công nghiệp lọc , hóa dầu và các ngành dịch vụ khai 
thác dầu khí ở Đông Nam Bộ có tác dụng chủ yếu nào sau đây? 
Thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về 
cơ cấu kinh tế và phân hóa lãnh thổ 
của vùng. 
Câu 64 Biện pháp quan trọng hàng đầu để tránh mất nước của các hồ chứa ở bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu 
Gv: Nguyễn Ngọc Long – Tổng hợp, biên soạn Ôn thi THPT QG 2019 
4 
Đông Nam Bộ là của các con sông. 
Câu 65 Hoạt động kinh tế biển nào sau đây ở Đông Nam Bộ thúc đẩy sự thay 
đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của vùng? 
Khai thác khoáng sản. 
Câu 66 Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản 
xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm ở Đông Nam Bộ 
là 
Thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng 
phù hợp. 
Câu 67 Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của Đông 
Nam Bộ đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cấp bách, đặc biệt là 
tăng cường cơ sở năng lượng. 
Câu 68 Phương hướng chính để tăng sản lượng cao su ở Đông Nam Bộ là chuyển đổi thành giống cao su mới 
năng xuất cao. 
Câu 69 Đông Nam Bộ trở thành vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn 
nhất nước ta là do 
khai thác hiệu quả các thế mạnh 
vốn có. 
Câu 70 Trong việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ cần 
phải quan tâm đến những vấn đề về môi trường, chủ yếu do 
tăng trưởng nhanh sản xuất công 
nghiệp. 
 ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
Câu 71 Đồng bằng sông Cửu long có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển 
mạnh hơn các vùng khác là do yếu tố quan trọng nào sau đây tác 
động? 
Diện tích mặt nước lớn, đặc biệt là 
các vùng rừng ngập mặn. 
Câu 72 Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng 
sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên, vì rất cần thiết cho 
thau chua và rửa mặn đất đai. 
Câu 73 Khó khăn lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là xâm nhập mặn và nhiễm phèn. 
Câu 74 Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long chuyên môn hóa sản 
xuất lúa lớn nhất cả nước chủ yếu do có 
đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi 
dào, nguồn nước phong phú. 
Câu 75 Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long là có 
nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. 
Câu 76 Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi nhất cho hoạt động khai 
thác hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long? 
Vùng biển rộng, nhiều ngư trường 
lớn. 
Câu 77 Để trở thành vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm theo hướng 
hàng hóa lớn nhất cả nước, đồng bằng sông Cửu Long cần phải thực 
hiện 
kết hợp đồng bộ các chính sách và 
giải pháp công nghệ. 
Câu 78 Hướng chính trong khai thác kinh tế vùng biển ở Đồng bằng sông 
Cửu Long là kết hợp 
Mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền 
tạo nên một thể liên hoàn. 

File đính kèm:

  • pdftong_hop_cau_hoi_trong_tam_7_vung_kinh_te_mon_dia_li_thpt.pdf