Xây dựng một số tình huống trong dạy học Địa lý lớp 9 ở trường trung học cơ sở nhằm hình thành cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn

Dạy học tình huống là một hình thức dạy học gây hứng thú và có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, việc xây dựng và sử dụng tình huống trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông nói chung và môn Địa lý lớp 9 nói riêng hiện nay vẫn còn gặp không ít khó khăn. Bài viết nhằm hướng tới việc trình bày những vấn đề cơ bản của dạy học tình huống như: Khái niệm tình huống học tập và dạy học theo tình huống; nguyên tắc xây dựng các tình huống học tập; quy trình xây dựng và sử dụng các tình huống dạy học. Cuối cùng để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về phương pháp dạy học tình huống, tác giả đã xây dựng một số tình huống học tập trong dạy học Địa lý lớp 9 nhằm hình thành cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.

pdf 9 trang quyettran 28681
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng một số tình huống trong dạy học Địa lý lớp 9 ở trường trung học cơ sở nhằm hình thành cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng một số tình huống trong dạy học Địa lý lớp 9 ở trường trung học cơ sở nhằm hình thành cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn

Xây dựng một số tình huống trong dạy học Địa lý lớp 9 ở trường trung học cơ sở nhằm hình thành cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn
58
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Vi Thị Hạnh Thi và ctv
Email: vihanhthidhhv@gmail.com
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Tập 15, Số 2 (2019): 58 - 66
JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY 
HUNG VUONG UNIVERSITY
Vol. 15, No. 2 (2019): 58 - 66
Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn
XÂY DỰNG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 9 
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NHẰM HÌNH THÀNH 
CHO HỌC SINH NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
Vi Thị Hạnh Thi, Trần Thị Bích Hường; Nguyễn Minh Lan
Khoa KHXH&VHDL, Trường Đại học Hùng Vương
Ngày nhận bài: 05/6/2019; Ngày sửa chữa: 08/8/2019; Ngày duyệt đăng: 16/8/2019
Tóm TắT
Dạy học tình huống là một hình thức dạy học gây hứng thú và có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, việc xây dựng và sử dụng tình huống trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông nói chung và môn Địa lý lớp 9 nói riêng 
hiện nay vẫn còn gặp không ít khó khăn. Bài viết nhằm hướng tới việc trình bày những vấn đề cơ bản của dạy 
học tình huống như: Khái niệm tình huống học tập và dạy học theo tình huống; nguyên tắc xây dựng các tình 
huống học tập; quy trình xây dựng và sử dụng các tình huống dạy học. Cuối cùng để góp phần làm sáng tỏ các 
vấn đề lý luận về phương pháp dạy học tình huống, tác giả đã xây dựng một số tình huống học tập trong dạy học 
Địa lý lớp 9 nhằm hình thành cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Từ khóa: Dạy học tình huống; Phương pháp dạy học tình huống; Tình huống trong Địa lý lớp 9; Tình huống thực 
tiễn; Xây dựng tình huống dạy học.
1. Mở đầu
Tình huống vốn đã được sử dụng từ lâu 
trong lịch sử giáo dục thế giới, thậm chí từ 
thời Cổ đại. Ở phương Đông, phương pháp 
xử lý tình huống đã được đề cập đến trong 
nhiều kinh sách, văn học cổ qua các thời đại 
của Trung Quốc mà tiêu biểu là Đức Khổng 
Tử (551 - 487 TCN), với nhiều tình huống 
theo hướng nêu vấn đề đặc sắc, cá thể hóa 
tiếp nhận, phương pháp xử lý tình huống là 
những bài học quý báu về răn dạy con người, 
được xem là tấm gương về phương pháp 
giáo dục tích cực cho hậu thế.
Ở phương Tây, Mỹ là nước sớm nghiên 
cứu và áp dụng tình huống trong Giáo dục 
- Đào tạo. Năm 1870, giáo sư Christopher 
Columbus Langdell đã khởi xướng phương 
pháp dạy học tình huống cho khoa Luật của 
Trường Đại học Kinh doanh Havard và đã 
được chấp nhận một vài năm sau đó.
Dạy học tình huống cũng rất được các 
nhà khoa học Liên Xô (cũ) và Ba Lan quan 
tâm. Tài liệu lý luận về dạy học của họ đã 
được dịch và phổ biến ở Việt Nam từ cuối 
những năm 60 của thế kỷ XX.
Ở Việt Nam, dạy học tình huống được 
các tác giả như Phan Trọng và Trịnh Văn 
Biều đề cập đến. Các tác giả cho rằng: Việc 
xây dựng được một tình huống sư phạm là 
việc không đơn giản, đó là quá trình làm 
việc liên tục. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải 
có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, vốn 
59
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 15, Số 2 (2019): 58 - 66
văn hóa sâu rộng và am hiểu những vấn 
đề thực tế liên quan tới lĩnh vực môn học. 
Luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến 
thức, kỹ năng mới nhằm xử lý thông tin và 
xây dựng tình huống. Dạy học bằng tình 
huống không phải là cách để thầy “nghỉ 
ngơi” để trò phải làm việc.
Như vậy, các tác giả trong và ngoài nước 
đều khẳng định dạy học bằng tình huống 
là một trong những phương pháp dạy học 
tích cực góp phần thực hiện mục tiêu giáo 
dục toàn diện, được xem như khâu đột 
phá căn bản trong xu hướng đầu tư chiều 
sâu cho yêu cầu đổi mới phương pháp dạy 
học hiện nay. Song, việc vận dụng phương 
pháp dạy học huống để xây dựng hệ thống 
tình huống dạy học cụ thể cho một lớp học, 
một cấp học còn là một khoảng trống. Bài 
viết này tác giả mạnh dạn xây dựng một số 
tình huống học tập trong dạy học Địa lý 
lớp 9 nhằm hình thành cho học sinh năng 
lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trong quá trình thực hiện bài viết chúng tôi 
đã nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hướng 
nghiên cứu, bao gồm tài liệu về tâm lý học, 
giáo dục học, lý luận dạy học Địa lý, phương 
pháp dạy học ở trường phổ thông; Chương 
trình tổng thể môn Địa lý ở trường phổ thông; 
sách giáo khoa Địa lý lớp 9; Phương pháp dạy 
học tình huống, dạy học theo hướng phát triển 
năng lực người học trong môn Địa lý. Ngoài ra 
tác giả còn nghiên cứu các tài liệu, bài báo liên 
quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu 
thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng việc khảo sát 
thực trạng việc xây dựng và sử dụng phương 
pháp dạy học tình huống trong dạy học Địa 
lý ở trường phổ thông nói chung và trong 
dạy học Địa lý lớp 9 nói riêng nhằm hình 
thành cho học sinh năng lực giải quyết các 
vấn đề thực tiễn.
Phương pháp trao đổi kinh nghiệm, lấy 
ý kiến của các chuyên gia, giáo viên về việc 
xây dựng và sử dụng phương pháp dạy học 
tình huống trong dạy học Địa lý ở trường 
phổ thông nói chung và trong dạy học Địa 
lý lớp 9 nói riêng nhằm hình thành cho học 
sinh năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Một số khái niệm
3.1.1. Tình huống
Theo quan điểm triết học, tình huống 
được nghiên cứu như là một tổ hợp các mối 
quan hệ xã hội cụ thể, mà đến một thời điểm 
nhất định liên kết con người với môi trường, 
biến con người thành một chủ thể của một 
hoạt động có đối tượng nhằm đạt được một 
mục tiêu nhất định.
Trong Từ điển tiếng Việt, tình huống là 
toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, 
trong một thời gian hoặc một thời điểm. 
Một cách tổng quát có thể sử dụng khái 
niệm tình huống được xem xét về mặt tâm 
lý học.
3.1.2. Tình huống dạy học
Theo PGS.TS Phan Trọng Ngọ: Tình huống 
dạy học là tình huống trong đó có sự ủy thác 
của người giáo viên. Sự ủy thác này chính 
là quá trình người giáo viên đưa ra những 
nội dung cần truyền thụ vào trong các sự 
kiện tình huống và cấu trúc các sự kiện tình 
huống sao cho phù hợp với logic sư phạm, 
để khi người học giải quyết nó sẽ đạt được 
mục tiêu dạy học. Tuy nhiên, một tình huống 
60
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Vi Thị Hạnh Thi và ctv
thông thường chưa phải là tình huống dạy 
học. Để một tình huống thông thường trở 
thành tình huống dạy học khi có sự ủy thác 
của giáo viên và được giáo viên sử dụng với 
dụng ý tạo ra môi trường làm việc cho người 
học. [2]
3.1.3. Phương pháp dạy học tình huống
Theo Trịnh Văn Biều “Dạy học tình 
huống là một phương pháp dạy học được 
tổ chức theo những tình huống có thực của 
cuộc sống, trong đó người học được kiến tạo 
tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính 
xã hội của việc học tập” [1]
Theo Phan Trọng Ngọ: Bản chất của 
phương pháp dạy học (PPDH) bằng tình 
huống là thông qua việc giải quyết những 
tình huống, người học có được khả năng 
thích ứng tốt nhất với môi trường xã hội đầy 
biến động. [2]
3.2. Phân loại tình huống
3.2.1. Phân loại theo PGS.TS. Phan Trọng Ngọ
Theo PGS.TS. Phan Trọng Ngọ có 2 loại 
tình huống:
Tình huống thực: Là tình huống dạy học 
có thể được người dạy chọn lọc từ những tình 
huống thực trong cuộc sống như: những ca 
bệnh điển hình trong y học, trong sản xuất, 
trong kỹ thuật, trong văn học... [2]
Tình huống giả định: Là tình huống dạy 
học có thể được các nhà sư phạm tạo dựng 
lên. Trong trường hợp tình huống giả định 
thì người giáo viên cần dựa vào lịch sử phát 
triển của lĩnh vực khoa học để “phục chế lại” 
con đường và các điều kiện, các sự kiện hình 
thành tri thức khoa học cần truyền đạt.
3.2.1. Phân loại theo Nguyễn Ngọc Quang
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang tình 
huống có thể phân loại như sau: [6]
Dựa vào tính chất của vấn đề cần giải 
quyết có 4 loại tình huống:
Tình huống nghịch lý: Vấn đề mới thoạt 
nhìn dường như vô lý, trái khoáy, không phù 
hợp với những nguyên lý đã được công nhận 
chung; Tình huống bế tắc: Vấn đề thoạt đầu 
ta không thể giải thích nổi bằng lý thuyết đã 
biết; Tình huống lựa chọn hay bác bỏ: Mâu 
thuẫn xuất hiện khi ta đứng trước một lựa 
chọn rất khó khăn, vừa éo le, vừa oái oăm 
giữa hai hay nhiều phương án giải quyết; 
Tình huống tại sao (hay tình huống nhân 
quả): Tìm kiếm nguyên nhân của một kết 
quả, nguồn gốc của một hiện tượng, động 
cơ của một hành động.
Dựa vào nhiệm vụ cần giải quyết có:
Tình huống củng cố: Tình huống dùng 
củng cố và mở rộng tri thức đã học. Tình 
huống củng cố được sử dụng nhiều trong 
luyện tập, củng cố; Tình huống phát triển: 
Tình huống dùng để hình thành và phát 
triển tri thức mới. Tình huống phát triển 
được sử dụng nhiều trong dạy tri thức, kỹ 
năng, phương pháp mới; Tình huống tìm 
giải pháp cho hành động: Tìm cách giải 
quyết vấn đề mới phức tạp, cần phải trải qua 
một quá trình gia công mới giải quyết được; 
Tình huống phê phán: Ra kết luận các hành 
động đã xảy ra là đúng hay sai.
Dựa vào mức độ phức tạp của tình 
huống có:
Tình huống đơn giản: Nội dung đơn giản, 
đòi hỏi giải quyết một yêu cầu; Tình huống 
phức tạp: Nội dung đòi hỏi giải quyết nhiều 
yêu cầu.
Dựa vào tính chất thực tế của sự kiện: 
Tình huống thực tế: Tình huống được chọn 
lọc từ những sự kiện, những hiện thực trong 
cuộc sống; Tình huống giả định: Tình huống 
được các nhà sư phạm gia công tạo dựng lên, 
hư cấu.
61
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 15, Số 2 (2019): 58 - 66
3.3. Nguyên tắc xây dựng tình huống 
trong dạy học Địa lý ở trường phổ 
thông giúp học sinh hình thành năng 
lực giải quyết các vấn đề thực tiễn
3.3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, 
khoa học
Đảm bảo tính chính xác, khoa học của kiến 
thức là nguyên tắc chủ yếu trong việc thiết kế 
các tình huống. Việc đưa những kiến thức 
khoa học của môn Địa lý vào trong tình huống 
được thiết kế phải chính xác, khoa học, không 
được gây tranh cãi hoặc sai lệch kiến thức.
3.3.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này xác định mối liên hệ 
chặt chẽ, thiết thực của kiến thức giáo khoa 
với kiến thức thực tiễn cuộc sống. Các tình 
huống được thiết kế phải mang tính thực 
tiễn, có tính ứng dụng cao, phải gắn liền với 
cuộc sống xung quanh, với thiên nhiên - môi 
trường. Mục tiêu của nguyên tắc này là thông 
qua việc giải quyết tình huống, học sinh được 
trang bị kiến thức cơ bản để có thể đối mặt 
và thích ứng được với những tình huống thật 
trong cuộc sống một cách dễ dàng.
3.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục
Nội dung sách giáo khoa địa lý phổ thông 
chứa đựng các sự kiện, các quy luật phát 
sinh, phát triển và biến đổi của tự nhiên, 
kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, việc thiết kế 
tình huống cũng phải đảm bảo về mặt nội 
dung và tư tưởng nhằm giáo dục học sinh có 
lối sống lành mạnh, có thế giới quan, nhân 
sinh quan đúng đắn.
3.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm
Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm khi 
thiết kế tình huống thể hiện ở tính vừa sức 
và tính phù hợp với tâm sinh lý của học sinh. 
Tuy nhiên, tình huống cũng phải được thiết 
kế để phân hóa học sinh, xen kẽ những câu 
hỏi dễ, khó với nhau để tất cả học sinh đều 
có cơ hội trả lời. Vì vậy, nội dung và cách 
thức thực hiện của tình huống phải mang 
tính đặc trưng của môn học nhưng lại gần 
gũi, phù hợp với cách suy nghĩ và gắn bó với 
nhu cầu, sở thích của học sinh.
3.3.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kích thích 
hứng thú, khả năng sáng tạo của người học
Mục đích của dạy học tình huống nhằm 
kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng 
tạo của học sinh. Chính vì thế, tình huống 
được thiết kế phải hấp dẫn, sinh động, gần 
gũi, khơi gợi được khả năng, hứng thú của 
học sinh, qua đó phát triển kỹ năng tư duy 
cho học sinh, giúp học sinh giải quyết vấn 
đề trong học tập. Tình huống dạy học phải 
trở thành phương tiện, điều kiện và động lực 
thúc đẩy, kích thích thái độ học tập tích cực 
ở học sinh thông qua phân tích, xử lý và giải 
quyết các vấn đề trong tình huống.
3.3.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đảm bảo 
tính liên môn trong môn học
Tính liên môn là một nguyên tắc quan 
trọng khi thiết kế và sử dụng tình huống. 
Các tình huống mà giáo viên đưa ra cần 
đòi hỏi học sinh phải huy động lượng kiến 
thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học 
và cả hiểu biết từ thực tế để giải quyết tình 
huống một cách thỏa đáng. Việc liên môn 
các môn học khác ngoài môn Địa lý sẽ giúp 
học sinh vừa nhắc lại kiến thức cũ đã học 
vừa cho học sinh phát triển tư duy logic kết 
nối những kiến thức lĩnh hội ở trường lớp 
với thực tiễn cuộc sống, từ đó học sinh sẽ 
thấy hứng thú hơn trong mỗi bài học để tình 
huống sử dụng có hiệu quả hơn.
3.4. Nguồn tư liệu để xây dựng tình 
huống dạy học
3.4.1. Từ các phương tiện thông tin đại chúng
Đây là nguồn thông tin phong phú và 
đa dạng mà giáo viên có thể tận dụng khai 
62
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Vi Thị Hạnh Thi và ctv
thác. Thông qua việc thu thập, lựa chọn 
các vấn đề mang tính thời sự, nổi bật trên 
phương tiện thông tin đại chúng có liên 
quan đến kiến thức bài học, giáo viên có thể 
đưa ra nhiều tình huống thiết thực để học 
sinh tham gia giải quyết. Từ đó đạt được 
mục tiêu của bài học và kết hợp giáo dục, 
định hướng nhận thức cho học sinh đối với 
các vấn đề của đời sống xã hội. Tuy nhiên, 
giáo viên cần chọn lựa thông tin mang tính 
chính xác, phù hợp với nội dung và đảm 
bảo mục tiêu bài học.
3.4.2. Từ thực tế địa phương nơi sinh sống 
của học sinh
Tình huống liên quan đến cuộc sống 
của học sinh thường có hiệu quả cao vì gần 
gũi với học sinh. Giáo viên có thể sử dụng 
những vấn đề trong cuộc sống thường ngày 
của học sinh ở địa phương làm ý tưởng cho 
tình huống. Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh 
tự đề xuất những tình huống theo cá nhân 
hay theo nhóm và coi đó như một bài tập 
thảo luận nhóm.
3.4.3. Từ những điều bất thường, trái quy luật
Những sự kiện xảy ra bất thường, trái với 
quy luật thông thường như trên lý thuyết 
luôn kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của 
học sinh, thúc đẩy các em tìm hiểu và giải 
thích. Có nhiều vấn đề mâu thuẫn giữa lý 
thuyết và thực tiễn có liên quan đến nội 
dung địa lý, giáo viên có thể khéo léo chuyển 
thành tình huống trong dạy học.
3.5. Quy trình xây dựng và sử dụng các 
tình huống dạy học
3.5.1. Xác định mục tiêu và nội dung bài học
Xác định mục tiêu, nội dung bài học là 
căn cứ để xây dựng tình huống. Việc xác 
định đúng mục tiêu cần đạt được của bài 
học là bước đầu tiên của quá trình thiết 
kế, có tác dụng định hướng nội dung cho 
giáo viên.
3.5.2.Thu thập dữ liệu
Dữ liệu thu thập để xây dựng tình huống 
rất đa dạng từ các nguồn thông tin đã trình 
bày ở mục 2.2.2. Giáo viên là người thu thập 
và cũng có thể yêu cầu hoc sinh thu thập dữ 
liệu về các tình huống thực tế như những bài 
tập ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân. Các dữ 
liệu thu thập cần đảm bảo tính lựa chọn cao 
và đáp ứng ý đồ dạy học, phù hợp với mục 
tiêu, nội dung của bài học.
3.5.3. Đánh giá và phân tích dữ liệu
Việc đánh giá và phân tích dữ liệu là 
một trong những bước quan trọng của quá 
trình thiết kế tình huống. Trong quá trình 
thu thập, khi có những vấn đề chứa đựng 
nhiều thông tin liên quan thì người giáo 
viên phải biết lựa chọn những thông tin 
nào là quan trọng.
3.5.4. Xây dựng tình huống dạy học
Giáo viên tiến hành thiết kế tình huống 
trên cơ sở thông tin được thu thập và hình 
thức thiết kế tình huống. Nhiệm vụ của 
người giáo viên là phác họa được vấn đề có 
tính phức tạp nhưng được cấu trúc một cách 
logic để người học suy nghĩ và giải quyết. 
Giáo viên cần đặc biệt chú ý khi đưa ra các 
chứng cứ hiệu quả để giúp người học khám 
phá vấn đề.
3.5.5. Vận dụng tình huống vào dạy học
Việc vận dụng tình huống vào dạy học 
là một khâu rất quan trọng trong phương 
pháp dạy học theo tình huống. Vận dụng 
tình huống để thấy được những tình huống 
đó có phù hợp với nội dung bài và có kích 
thích được tư duy của học sinh trong quá 
trình khám phá vấn đề hay không. Quá 
trình này góp phần đánh giá được mức 
63
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 15, Số 2 (2019): 58 - 66
độ thành công của tình huống trong quá 
trình dạy học.
Theo chúng tôi, quy trình tổ chức dạy học 
theo tình huống gồm 5 bước như sau:
Bước 1: GV dẫn dắt, đưa ra tình huống.
Bước 2: GV gợi ý các hướng giải quyết.
Bước 3: Tổ chức học sinh giải quyết tình 
huống (theo nhóm, cá nhân).
Bước 4: Học sinh báo cáo kết quả giải quyết 
tình huống.
Bước 5: Giáo viên tổng kết, nhận xét và 
đánh giá.
3.6. Xây dựng một số tình huống trong 
dạy học Địa lý lớp 9 - THCS giúp học 
sinh hình thành năng lực giải quyết các 
vấn đề thực tiễn
3.6.1. Khái quát chương trình Địa lý lớp 9 
- THCS
- Về mặt kiến thức: Môn Địa lý lớp 9 cung 
cấp cho sinh viên các kiến thức như sau:
Địa lý dân cư Việt nam (bao gồm: thành 
phần dân tộc, gia tăng dân số, kết cấu dân số, 
các loại hình quần cư, lao động và việc làm, 
chất lượng cuộc sống).
Địa lý các ngành kinh tế Việt Nam (bao 
gồm ngành nông nghiệp, công nghiệp và 
dịch vụ).
Sự phân hóa lãnh thổ Việt Nam: Sự phân 
hóa thành bảy vùng kinh tế với những thế 
mạnh về vị trí, điều kiện tự nhiên và tài 
nguyên thiên nhiên, dân cư và đặc điểm 
phát triển và phân bố các ngành kinh tế của 
mỗi vùng và hạn chế khác nhau.
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài 
nguyên, môi trường biển đảo bao gồm: Biển 
và đảo Việt Nam, phát triển tổng hợp kinh tế 
biển và khai thác tài nguyên môi trường biển 
đảo Việt Nam.
- Về mặt kỹ năng: Môn Địa lý lớp 9 rèn 
luyện cho học sinh các kỹ năng như sau:
Kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê; 
kỹ năng vẽ, phân tích nhận xét biểu đồ; kỹ 
năng khai thác tri thức từ lược đồ; kỹ năng 
giải thích các hiện tượng địa lý dân cư, địa lý 
kinh tế - xã hội.
- Các năng lực cần hình thành cho học 
sinh lớp 9: Môn Địa lý lớp 9 hướng tới HS 
hình thành các năng lực như sau: Năng 
lực nhận thức theo quan điểm không gian; 
Năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình 
địa lý dân cư, kinh tế - xã hội; Năng lực phân 
tích mối quan hệ tương hỗ và quan hệ nhân 
quả trong địa lý kinh tế - xã hội; Năng lực sử 
dụng các công cụ địa lý học (sử dụng bản đồ, 
tính toán , xử lý bảng số liệu thống kê, phân 
tích biểu đồ, sơ đồ...)
Như vậy, xuất phát từ đối tượng nghiên 
cứu môn Địa lý lớp 9 đó là các vấn đề dân cư, 
sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Các vấn 
đề này có giá trị thực tiễn cao nên trong quá 
trình giảng dạy giáo viên hoàn toàn áp dụng 
phương pháp dạy học tình huống.
3.6.2. Xây dựng một số tình huống trong 
dạy học Địa lý lớp 9 - THCS giúp học sinh 
hình thành năng lực giải quyết các vấn đề 
thực tiễn
Dựa trên việc nghiên cứu các bài học 
trong chương trình sách giáo khoa Địa lý 
lớp 9 ở trường phổ thông hiện hành, tác giả 
xây dựng một số tình huống có thể sử dụng 
trong dạy học Địa lý lớp 9 nhằm phát triển 
năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn cho 
học sinh. Bảng sau trình bày một số tình 
huống tiêu biểu:
64
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Vi Thị Hạnh Thi và ctv
bảng 1. Xây dựng một số tình huống trong dạy học Địa lý lớp 9 - THCS
Tên bài Nội dung tình huống
Loại tình huống (dựa theo 
phân loại của Nguyễn Ngọc 
Quang)
Các kiến thức có thể
vận dụng để giải quyết
tình huống (nếu có)
Bài 2:
Dân số và gia 
tăng dân số
Dân số được coi là động lực phát triển kinh 
tế - xã hội. Nhưng tại sao ở nước ta lại phải 
hạn chế gia tăng dân số ở mức thấp?
Ở địa phương em sống, vấn đề gia tăng 
dân số được giải quyết như thế nào? Em có 
đồng ý với các giải pháp đó không? Vì sao?
Tình huống mâu thuẫn
Lựa chọn giải pháp phù hợp
 - Vận dụng kiến thức đã học về 
mối quan hệ giữa gia tăng dân số 
với phát triển kinh tế - xã hội.
- Khai thác kiến thức thực tế của 
học sinh về vấn đề dân số ở địa 
phương, định hướng nhận thức 
của học sinh về vấn đề gia tăng 
dân số.
Bài 3: Quần 
cư. Đô thị 
hóa
Một bạn cùng lớp em nói: “Đô thị hóa 
chẳng có ích lợi gì, chỉ làm gia tăng ô 
nhiễm môi trường, đất thì chật mà người 
thì đông. Tốt nhất là không nên phát triển 
các đô thị”. Em có đồng ý với ý kiến của 
bạn đó không? Vì sao?
Tình huống lựa chọn hay bác 
bỏ
 - Kiến thức địa lý, lịch sử: Vai trò 
tích cực của đô thị hóa đối với 
phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
- Kiến thức thực tế: Nguyên nhân 
gây ô nhiễm môi trường ở các đô 
thị nước ta.
- GDCD: Các giải pháp bảo vệ môi 
trường đô thị.
Bài 4:
Lao động và 
việc làm
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tỷ 
lệ lao động qua đào tạo của nước ta năm 
2017 chỉ chiếm 21,3%. Điều này mang lại 
cho nước ta những khó khăn gì trong việc 
sử dụng lao động? Theo em, cần có giải 
pháp gì để cải thiện tình trạng này?
Tình huống phê phán
Quyết định hành động
Bài 4:
Lao động và 
việc làm
Địa phương em có nhiều gia đình thuộc 
hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Hàng 
năm, các ban ngành và các nhà hảo tâm 
vẫn có những phần quà, hỗ trợ vật chất 
giúp các gia đình này bằng tiền hoặc hiện 
vật. Nhưng nhiều gia đình nghèo vẫn 
hoàn nghèo, đời sống không có gì cải 
thiện. Theo em, nguyên nhân nào khiến 
chất lượng cuộc sống của các gia đình này 
không tăng lên? Em có “kế sách” gì để các 
hộ gia đình đó có thể cải thiện đời sống, 
thu nhập bền vững và thoát nghèo?
Tình huống phê phán
Lựa chọn giải pháp
Bài 8: Sự 
phát triển và 
phân bố nông 
nghiệp
Tình hình sản xuất lúa ở nước ta ngày 
càng có hiệu quả với năng suất, chất lượng 
ngày càng cao, phát triển theo hướng sản 
xuất hàng hóa. Địa phương em có loại gạo 
đặc sản, chất lượng tốt, được mọi người 
ưa chuộng nhưng hiện chỉ được tiêu thụ 
ngay tại gia đình vì sản lượng thấp. Em là 
lãnh đạo địa phương, muốn đưa loại gạo 
này tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Em 
đề xuất:
- Tăng cường sử dụng máy móc, vật tư 
nông nghiệp vào sản xuất
- Nghiên cứu mở rộng diện tích và liên kết 
với các cơ sở chế biến.
- Thành lập nhóm tiếp thị thị trường.
Tình huống nghịch lý
65
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 15, Số 2 (2019): 58 - 66
Tên bài Nội dung tình huống
Loại tình huống (dựa theo 
phân loại của Nguyễn Ngọc 
Quang)
Các kiến thức có thể
vận dụng để giải quyết
tình huống (nếu có)
Bài 8: Sự 
phát triển và 
phân bố nông 
nghiệp
Gia đình em có trang trại chăn nuôi lớn. 
Hàng ngày em để ý thấy bố mẹ sử dụng 
rất nhiều thức ăn tăng trọng, kích thích 
tăng trưởng để vật nuôi nhanh lớn. Em 
có đồng ý với hành động của bố mẹ em 
không? Tại sao? 
Tình huống phê phán
 - Địa lý: Đặc điểm phát triển và 
vai trò của ngành chăn nuôi.
- Sinh học: Quy luật sinh trưởng 
của vật nuôi. Các tác hại của sử 
dụng chất cấm đối với vật nuôi và 
sức khỏe con người.
 - Giáo dục công dân: Nhận thức 
về việc sử dụng chất cấm trong 
chăn nuôi và vấn đề vệ sinh an 
toàn thực phẩm đối với các cơ sở 
chăn nuôi. 
Bài 15:
Thương mại 
và dịch vụ
Bạn em đi du lịch biển ở Sầm Sơn, Thanh 
Hóa cùng gia đình. Bạn chụp ảnh selfie 
post lên Facebook và em xem được. Trong 
các bức ảnh lộ rõ bãi biển rất nhiều rác 
thải, chủ yếu là vỏ lon bia, nước ngọt, vỏ 
túi bim bim... do người dân Việt Nam đi 
tắm biển vứt lại. Bên cạnh đó, có cả bức 
ảnh 1 số người nước ngoài đang thu gom 
rác bên bờ biển bỏ vào nơi quy định. Em 
nghĩ gì về những hình ảnh trên? Nếu 
comment (bình luận) về các hình ảnh bạn 
em chia sẻ, em sẽ nói gì?
Tình huống phê phán
Tình huống lựa chọn, bác bỏ
Bài 38
Phát triển 
tổng hợp 
kinh tế và bảo 
vệ tài nguyên, 
môi trường 
biển đảo
Ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc 
hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 (HD 
- 981) ngay trong vùng đặc quyền kinh 
tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển 
Đông. Sự kiện này gây ra một làn sóng 
phản đối mạnh mẽ trong các tầng lớp 
nhân dân nước ta, thậm chí có nơi còn 
xảy ra bạo lực, công nhân đập phá nhà 
xưởng, xí nghiệp liên doanh với Trung 
Quốc. Quan điểm của em như thế nào về 
sự kiện này? 
Tình huống phê phán
 - Kiến thức địa lý, lịch sử: Luật 
Biển Quốc tế năm 1982; chủ 
quyền của nước ta trên biển Đông.
- Kiến thức thực tế: Những biểu 
hiện tiêu cực cần phê phán của 
giới trẻ, một số phần tử gây rối ăn 
theo sự kiện HD - 981.
- Các giải pháp giải quyết tranh 
chấp biển Đông theo pháp luật 
quốc tế.
Bài 39
Phát triển 
tổng hợp 
kinh tế và bảo 
vệ tài nguyên, 
môi trường 
biển đảo 
(tiếp)
Qua chương trình thời sự, các em đã biết 
sự kiện cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển 
miền Trung nước ta vào tháng 4 năm 
2016 từ vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) 
đến ven biển Thừa Thiên Huế. Nguyên 
nhân được xác định là do nhiễm độc từ 
chất thải của các nhà máy hoạt động ven 
biển. Theo em, chúng ta có nên ngừng 
hoạt động của các nhà máy ở ven biển này 
không? Tại sao? Cần có những biện pháp 
gì để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi 
trường biển?
Tình huống lựa chọn hay 
bác bỏ và tình huống tìm giải 
pháp cho hành động
 - Địa lý: Vai trò của hoạt động 
kinh tế ven biển.
- Hóa học: Các chỉ tiêu cho phép 
về hàm lượng các chất hóa học, 
kim loại nặng trong nước để đảm 
bảo sự sống sinh vật.
+ Các doanh nghiệp, nhà máy, xí 
nghiệp ven biển cần ký cam kết 
bảo vệ môi trường ven biển, nâng 
cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi 
trường biển.
+ Đẩy mạnh hoạt động tuyên 
truyền, nâng cao nhận thức cho 
các cấp, ngành, địa phương, các 
thành phần kinh tế và toàn dân 
về quản lý, sử dụng bền vững tài 
nguyên biển.
+ Có hình phạt thích đáng với các 
tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm 
môi trường biển.
66
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Vi Thị Hạnh Thi và ctv
4. Kết luận
Dạy học tình huống là một hình thức dạy 
học gây hứng thú và có tính thực tiễn cao. 
Thông qua các tình huống, người học có thể 
học được cách đưa ra những câu hỏi chuyên 
biệt, cách tìm ra giải pháp và chứng minh được 
câu trả lời của họ bằng học thuyết hay nghiên 
cứu. Song chúng ta cũng không nên quá lạm 
dụng vì có thể gây ra tác dụng ngược, làm cho 
người học cảm thấy nhàm chán. Cách tốt nhất 
hiện nay là dạy học đa dạng các phương pháp 
nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của người 
học một cách tối đa.
Tài liệu tham khảo
[1] Trịnh Văn Biều (2010), “Các phương pháp dạy 
học tích cực”, NXB ĐHSP TPHCM.
[2] Benrd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), “Lý 
luận dạy học hiện đại”, NXB Đại học Sư phạm.
[3] Đặng Văn Đức (2012), “Lý luận dạy học địa lý”, 
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Lê Đức Hải (1983), “Phát triển tư duy sinh viên 
trong giảng dạy địa lý kinh tế”, NXB Giáo dục.
[5] Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), “Sử dụng 
phương pháp tình huống trong giảng dạy môn 
giáo dục học tại trường ĐHNN - ĐHQG Hà 
Nội”, Đề tài cấp Đại học quốc gia.
[6] Phan Trọng Ngọ (2001), “Phương pháp dạy học 
trong nhà trường”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
BUILT SOME SITUATIONS IN NINTH GRADE GEOGRAPHY TEACHING 
IN JUNIOR HIGH SCHOOLS TO SHAPE STUDENTS ABILITY 
TO SOLVE PRACTICAL PROBLEM
Vi Thi Hanh Thi, Tran Thi Bich Huong; Nguyen Minh Lan
Faculty of Social Sciences, Culture and Tourism, Hung Vuong University
summAry
Situational teaching is a highly interesting and practical form of learning. However, the construction and use of the situation in teaching Geography in high chool in general and in the 9th grade Geography in the 
present day, there are many difficulties. The article aims to present basic problems version of case study such as 
the concept of learning and teaching situations in the original case of building learning situations, the process 
of developing and using teaching situations. Finally to contribute to clarify the theoretical issues of the method 
of teaching situation, the author has built a number of leaning situations in teaching Geography 9 to form for 
students the ability to solve practical problems.
Keywords: Teaching situations; Case teaching methods; Situation in Grade 9 Geography; Practical situations; 
Building teaching situation.

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_mot_so_tinh_huong_trong_day_hoc_dia_ly_lop_9_o_truo.pdf