Giáo án Địa lí 9 - Tiết 40, Chủ đề: Đô thị-lịch sử và hiện tại

CHỦ ĐỀ: ĐÔ THỊ-LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- HS Trình bày được vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng với tư cách là trung tâm quyền lực và kinh tế của vùng, đất nước, khu vực.

- Mô tả được quá trình đô thị hoá thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp.

Nêu được tác động của đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.

2.Về kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm thông tin và phân tích vai trò của đô thị hóa

3.Về thái độ:

- Trung thực và trách nhiệm trong nhiệm vụ học tập được giao

 

docx 8 trang phuongnguyen 29/07/2022 39681
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 9 - Tiết 40, Chủ đề: Đô thị-lịch sử và hiện tại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 9 - Tiết 40, Chủ đề: Đô thị-lịch sử và hiện tại

Giáo án Địa lí 9 - Tiết 40, Chủ đề: Đô thị-lịch sử và hiện tại
Ngày soạn: 01/3/2022
Ngày dạy: 4/3/2022
Tiết: 40
CHỦ ĐỀ: ĐÔ THỊ-LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: 
- HS Trình bày được vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng với tư cách là trung tâm quyền lực và kinh tế của vùng, đất nước, khu vực.
- Mô tả được quá trình đô thị hoá thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp.
Nêu được tác động của đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
2.Về kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm thông tin và phân tích vai trò của đô thị hóa
3.Về thái độ:
- Trung thực và trách nhiệm trong nhiệm vụ học tập được giao
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Biết phân tích vai trò đô thị và mối quan hệ giữa đô thị- phát triển kinh tế- xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Bản đồ các nước thế giới.
- Một số hình ảnh về đô thị lớn trên thế giới.
2. Học sinh:
- Vở ghi, sưu tầm tài liệu .
III: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẠT DẠY HỌC:
- Phương pháp sử dụng bản đồ, tranh ảnhkỹ thuật học tập cá nhân, hợp tác nhómPhương pháp đàm thoại, tự học
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Thự hiện xen trong bài
3. Bài mới
GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu Vai trò của đô thị
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS qua nhiệm vụ giao và thông tin đã tìm được hỹ Cho biết: 
1/ Những khái niệm cơ bản về đô thị
2/ Phân loại đô thị
3/Vai trò của đô thị với chức năng là trung tâm kinh tế
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
- Gv mở rộng về Quy định pháp luật về đô thị
Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05.10.2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị thì đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản:
Hiện nay, theo Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về việc phân loại đô thị thì các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị
 Ở Việt Nam, các cơ quan chính trị quan trọng của Nhà nước thường được đặt ở hai đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan chính trị của tỉnh thường được đặt ở các thành phố và thị xã trực thuộc, các cơ quan chính trị của huyện thường được đặt ở các thị trấnVới vai trò quan trọng như vậy, thì định hướng phát triển đô thị, không gian đô thị chiếm vị trí rất quan trọng trong quy hoạch xây dựng đô thị. Nó quyết định hướng đi đúng đắn của cả quá trình phát triển.
Hoath động 2: Tìm hiểu về quá trình đô thị hóa thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv: Yêu cầu hs trình bày hiểu biết của mình về quá trình đô thị hóa ở trên thế giới và ở việt Nam?
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
Hoath động 3: Tìm hiểu về tác động của đô tị hóa đối với sự pt kinh tế - xã hội
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv: Yêu cầu hs trình bày hiểu biết của mình về tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. ở trên thế giới và ở việt Nam?
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
GV mở rộng: Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước (năm 2005 đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, chiếm 84% tổng GDP của công nghiệp - xây dựng, chiếm 87% GDP ngành dịch vụ và đóng góp 80% ngân sách nhà nước).
1. Vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng, quốc gia và khu vực với tư cách là trung tâm quyền lực và kinh tế 
a. Khái niệm đô thị
- Đô thị là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ 
b. Phân tích các loại đô thị
Gồm có 2 cách cơ ản
-C1: Theo cấp quản lý
- C2: Theo chức năng, quy mô dân số và đô thị : gồm 6 loại
+ Loại đặc biệt, loại: I, II ,III ,IV, V
+Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
c. Vai trò của đô thị đối với sự phát triển kinh tế
- Là nơi nắm giữ các quyền lực về chính trị, kinh tế quan trọng của xã hội 
- Có sức chi phối mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vùng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Các đô thị thường là các trung tâm và là động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, của vùng. -Là nơi đóng góp phần lớn giá trị GDP và giá trị tăng trưởng nền kinh tế. 
 - Là nơi tập trung các trung tâm tài chính, các văn phòng luật, các trụ sở quốc tế, các loại hình dịch vụ chuyên môn hóa phục vụ cho các công ty và các tập đoàn xuyên quốc gia
- Có khả năng chi phối và điều khiển đời sống xã hội, đời sống tâm linh của con người
 Ở Việt Nam, khu vực đô thị đóng góp tới 70,4% GDP cả nước, 84% GDP trong ngành công nghiệp – xây dựng, 87% GDP trong ngành dịch vụ và 80% trong ngân sách Nhà nước. Nước ta nhiều đô thị lớn có vai trò là đầu tầu kinh tế, như thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội 
2. Quá trình đô thị hóa thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp
a. Thế giới: 
- Trong xã hội công ngiệp và hậu côn ngiệp quá trình đô tị hóa diễn ra nhanh với tốc độ cao như:Hoa Kì, Nhật Bản, Anh , Pháp..
b. Ở Việt nam
- Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm:
+ Thế kỉ thứ 3 TCN có đô thị đầu tiên (Cổ Loa).
+ sau CM 8/1945- 1954 phát triển 2 hướng:
 MB gắn với xhcn 
. MN: Gắn mục đích quân sự
+ Từ 1975 đến nay: đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng còn thấp so với thế giới và khu vực.
- Trình độ đô thị hóa thấp
+ Tỷ lệ dân đô thị thấp, có xu hướng tăng. 2005: 26,9% ; 2019: 34,4%
+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới.
- Quá trình đô thị hoá không giống nhau giữa các thời kì và giữa hai miền Nam – Bắc.
*Nguyên nhân: Do nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, trình độ CNH chưa cao.
3. Tác động của đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
a. Thế giới
Tích cực
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởn kinh tế
 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
- Thay đổi sự phân bố dân cư. 
 - Các đô thị: 
+Là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. 
+Là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng. 
 +Là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.
Tiệu cực
- Làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. 
- Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đè như nghèo đói lạc hậu,mù chữ,tệ nạn như trộm cắp.
b. Việt Nam
* Tích cực :
- Tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
- Tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng.
- Sử dụng đông đảo lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.
- Là nơi có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế.
- Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
* Tiêu cực :
- Ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nguồn nước, đất do rác thải sinh hoạt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn).
- Cạn kiệt tài nguyên.
- Nảy sinh nhiều vấn đề an ninh trật tự xã hội (tai nạn giao thông, trộm cắp, tắc nghẽn giao thông).
4. Củng cố và dặn dò
- Học bài theo nội dung đã tìm hiểu
- Tìm tài liệu về các chức năng của đô thị ?
V. Rút kinh nghiệm
.
PHỤ LỤC : Cách phân loại đô thị theo vị trí, chức năng và tiêu chuẩn
Đô thị loại đặc biệt: phải đảm bảo các tiêu chuẩn: thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân 15.000 người/km2 trở lên;
Đô thị loại I: Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Quy mô dân số: Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên, khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên; đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên, khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.
Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định.
Đến ngày 23 tháng 7 năm 2020, Việt Nam có 22 đô thị loại I, bao gồm:
Đô thị loại II: Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn theo quy định 
Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên.
Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên.
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định.
Đến ngày 2 tháng 2 năm 2021, cả nước có 32 đô thị loại II, đều là các thành phố thuộc tỉnh, bao gồm: Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang – Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang.
Đô thị loại III: Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh; cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên.
Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km2 trở lên; khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km2 trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên.
Trình độ phát triển, cơ sở hạ tầng kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định.
Đô thị loại III có thể là một thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh (hoặc một thị trấn và khu vực phụ cận nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn).
Đến ngày 2 tháng 3 năm 2021, cả nước có 48 đô thị loại III, gồm:
+ 29 thành phố: Yên Bái, Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Sóc Trăng, Hội An, Hưng Yên, Kon Tum, Đông Hà, Bảo Lộc, Hà Giang, Cam Ranh, Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Bắc Kạn, Tam Điệp, Sông Công, Sầm Sơn, Phúc Yên, Hà Tiên, Đồng Xoài, Chí Linh, Long Khánh, Gia Nghĩa, Dĩ An, Ngã Bảy, Thuận An, Hồng Ngự, Từ Sơn.
+ 19 thị xã: Sơn Tây, Cửa Lò, Phú Thọ, Bỉm Sơn, Gò Công, La Gi, Bến Cát, Tân Uyên, Sông Cầu, Phổ Yên, Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Quảng Yên, Kỳ Anh, Bình Minh, Đông Triều, Phú Mỹ, An Nhơn.
Đô thị loại Iv: Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định.
Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên.
Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên; khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lên.
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định.
Đến ngày 1 tháng 7 năm 2021, cả nước có 88 đô thị loại IV, bao gồm 31 thị xã, 4 huyện (với 6 thị trấn và 53 xã) và 55 thị trấn (không tính các xã thuộc phần mở rộng của đô thị loại IV).
Các thị xã là đô thị loại IV: Mường Lay, Quảng Trị, Hồng Lĩnh, Nghĩa Lộ, An Khê, Ayun Pa, Thái Hòa, Buôn Hồ, Bình Long, Phước Long, Hương Thủy, Ninh Hòa, Vĩnh Châu, Hương Trà, Kiến Tường, Hoàng Mai, Ba Đồn, Ngã Năm, Điện Bàn, Giá Rai, Duyên Hải, Mỹ Hào, Kinh Môn, Sa Pa, Duy Tiên, Đức Phổ, Hòa Thành, Trảng Bàng, Đông Hòa, Hoài Nhơn, Nghi Sơn.
Tại tỉnh Lạng Sơn: Đồng Đăng (huyện Cao Lộc)
Đô thị loại V :Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc cụm liên xã; cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên.
Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2 trở lên; mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên.
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định.
Các đô thị loại V là thị trấn hoặc một số xã, khu vực chuẩn bị nâng cấp thành thị trấn.
Quyền quyết định công nhận đô thị loại V thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đến tháng 6 năm 2020, Việt Nam có 672 đô thị loại V

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_9_tiet_40_chu_de_do_thi_lich_su_va_hien_tai.docx