Bài giảng môn Giáo dục công dân 7 - Bài 2: Trung thực

 Ngày xửa, ngày xưa, có anh tiều phu mồ côi từ nhỏ, gia tài duy nhất là chiếc rìu. Hằng ngày anh lên rừng cùng chiếc rìu để đốn củi, đổi lấy miếng ăn qua ngày. Một ngày như mỗi ngày, anh vẫn với công việc của mình nhưng không may chiếc rìu gãy cán, lưỡi văng xuống suối. Ôi thôi, suối nguy hiểm, làm sao tìm lại rìu đây, buồn bã ngồi bên bờ suối thì có một ông Bụt xuất hiện, hỏi vì sao con khóc. Anh kể lại chuyện của mình, Bụt thấy thương nên tìm giúp: lần đầu là lưỡi rìu bạc, lần hai là lưỡi rìu vàng (giá trị nhưng anh tiều phu không nhận) lần ba là lưỡi rìu sắt. Lúc này anh vui mừng vì tìm đúng lưỡi rìu của mình. Anh cảm ơn Bụt. Bụt khen anh hiền lành trung thực, tặng anh cả hai cái rìu bạc và vàng.

 

pptx 29 trang phuongnguyen 22/07/2022 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Giáo dục công dân 7 - Bài 2: Trung thực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Giáo dục công dân 7 - Bài 2: Trung thực

Bài giảng môn Giáo dục công dân 7 - Bài 2: Trung thực
Kiểm tra bài cũ 
(1) Thế nào là sống giản dị? Hãy liên hệ bản thân em đã sống giản dị thể hiện như thế nào? 
(2) Theo em học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị? 
(1) Khái niệm giản dị: 
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. 
+ Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh. 
+ Thể hiện sự chân thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất. 
(2) Rèn luyện 
Sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình. 
Đi đứng, ăn nói dễ nghe, dễ hiểu 
Quần áo gọn gàng, chỉnh chu, phù hợp với từng hoàn cảnh. 
Dù đạt kết quả cao cũng không nên kiêu ngạo, khiêm tốn và tiếp tục cố gắng. 
Thực hiện đúng nội quy của trường lớp, trang phục đến trường sạch sẽ, tươm tất.. 
TRUNG 
THỰC 
BÀI TẬP 
NỘI DUNG 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
TRUYỆN ĐỌC 
TRUNG THỰC 
TRUYỆN ĐỌC 
BA LƯỠI RÌU 
 Ngày xửa, ngày xưa, có anh tiều phu mồ côi từ nhỏ , gia tài duy nhất là chiếc rìu. Hằng ngày anh lên rừng cùng chiếc rìu để đốn củi , đổi lấy miếng ăn qua ngày. Một ngày như mỗi ngày, anh vẫn với công việc của mình nhưng không may chiếc rìu gãy cán, lưỡi văng xuống suối. Ôi thôi, suối nguy hiểm, làm sao tìm lại rìu đây , buồn bã ngồi bên bờ suối thì có một ông B ụt xuất hiện, hỏi vì sao con khóc. Anh kể lại chuyện của mình, Bụt thấy thương nên tìm giúp: lần đầu là lưỡi rìu bạc, lần hai là lưỡi rìu vàng(giá trị nhưng anh tiều phu không nhận)lần ba là lưỡi rìu sắt. Lúc này anh vui mừng vì tìm đúng lưỡi rìu của mình . Anh cảm ơn Bụt. Bụt khen anh hiền lành trung thực, tặng anh cả hai cái rìu bạc và vàng. 
TRUYỆN ĐỌC 
Các em hãy tìm hiểu câu truy ệ n qua gợi ý: 
- Anh tiều phu đã có cử chỉ gì khi bụt nhặt cho cái rìu bằng bạc và bằng vàng ? 
- Các em học tập được gì qua câu chuyện trên? 
+ Anh tiều phu không lấy cái rìu bằng bạc và bằng vàng vì đó không phải là cái rìu anh đánh rơi, rìu của anh bằng sắt. 
+ Ở câu chuyện trên anh tiều phu là người thật thà, không tham lam, điều học tập được là lòng trung thực của anh tiều phu . 
NỘI DUNG 
BÀI HỌC 
Khái niệm 
Ý nghĩa 
Biểu hiện 
 Em hiểu thế nào là trung thực ? 
**Gợi ý: 
 - Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 
 Thế nào là người trung thực? 
**Gợi ý: 
- Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật. 
1. Thế nào là trung thực? 
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 
- Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật. 
Biểu hiện 
Bài tập a SGK/ trang 8 
Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực? Giải thích vì sao? 
TÌNH HUỐNG 
TRUNG THỰC 
KHÔNG TRUNG THỰC 
Làm hộ bài cho bạn 
(2) Quay cóp trong giờ kiểm tra 
(3) Nhận lỗi thay cho bạn 
(4) Thẳng thắng phê bình khi bạn mắc khuyết điểm 
(5) Dũng cảm nhận lỗi của mình 
(6) Nhặt được của rơi, mang tra lại người mất 
(7) Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình 
HÀNH ĐỘNG 
LỜI NÓI 
THÁI ĐỘ 
BIỂU HIỆN CỦA TÍNH TRUNG THỰC 
- Yêu cầu học sinh tìm những biểu hiện tính trung thực : 
+ trong lời nói 
+ trong thái độ 
+ trong hành động 
Tự học, tự làm bài, không quay cóp, không xem tài liệu, không chép bài của bạn, không cho bạn chép bài của mình. 
Không nói xấu, không tranh công, không đổ lỗi, dũng cảm nhận lỗi khi có lỗi. 
Bênh vực, bảo vệ chân lý, lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái, . .. 
2. Một số biểu hiện của tính trung thực. 
 Biểu hiện: qua thái độ, hành động, lời nói; thể hiện trong công việc; trong quan hệ với bản thân và với người khác. 
  Đọc truyện :   Một buổi chiều đầy nắng ở thành phố Ô – kla – ha – ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến vui chơi tại câu lạc bộ. Bạn tôi đến quầy vé và hỏi: - Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé. Người bán vé trả lời: - 3 đô la một vé. Chúng tôi đặc biệt miễn phí cho trẻ em từ 6 tuổi trở xuống. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi? - Đứa lớn 7 tuổi, còn đứa nhỏ 4 tuổi – Bạn tôi trả lời – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người bán vé ngước mắt lên ngạc nhiên: - Sao ông không nói rằng đứa lớn mới 6 tuổi? Như thế có phải là tiết kiệm được 3 đô la không?Bạn tôi nhìn người bán vé rồi chậm rãi nói: - Dĩ nhiên tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không nhận ra. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của những đứa con và lòng trung thực của mình chỉ với 3 đô la.  
* Chúng ta suy ngẫm câu chuyện trên và rút ra ý nghĩa của tính trung thực. 
Ý nghĩa với xã hội 
Ý nghĩa với cá nhân 
Ý NGHĨA 
TRUNG THỰC 
Ý nghĩa với xã hội 
Ý nghĩa với cá nhân 
Giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu , kính trọng. 
Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội 
LUYỆN TẬP 
Cùng suy nghĩ và làm bài tập (b) và (c) trong sgk/ trang 8 
b ) Thầy thuốc giấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc ? 
 Thầy thuốc làm vậy không đúng với tính trung thực. 
 Nhưng việc làm của Bác sĩ xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng mong muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực và hi vọng chiến thắng bệnh tật . 
 Nên đây có thể xem là một hàng động đẹp. 
c) Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày. 
- Những việc làm thể hiện tính không trung thực: 
- Những việc làm thể hiện tính trung thực : 
+ Khi làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu. 
 + Không nhắc bài cho bạn khi bạn không thuộc bài. 
 + Trả đủ tiền thừa khi đi mua đồ giúp ba mẹ 
 + Được của rơi không trả lại cho người mất. 
 + Xin gia đình đi chỗ này mà đi chỗ khác 
 + Báo đóng tiền khống để tiền đi chơi hay làm việc khác 
 + Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra, bài thi. 
VẬN DỤNG 
Giải quyết tình huống 
Tình huống: 
 Em được mời tới dự một buổi họp mặt do chủ nhà tự nấu các món ăn. 
 Sau khi ăn xong, em thấy có những món nấu không được ngon lắm, nếu như không muốn nói là quá dở. 
 Chủ nhà hỏi ý kiến của em về các món ăn đó. Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống trên? Vì sao? 
 Không nên nói thẳng là thức ăn quá dở vì chủ nhà đã có tấm lòng muốn tự tay nấu các món ăn đó. 
 Mình sẽ khéo léo góp ý để chủ nhà hiểu để thức ăn được nấu ngon hơn . 
 Ví dụ: Mỗi người mỗi khẩu vị khác nhau, riêng mình thích đậm đà hay thêm chút vị cay 
TÌM CA DAO, TỤC NGỮ VỀ TRUNG THỰC 
**Gợi ý một số câu tục ngữ: 
- Cây ngay không sợ chết đứng. 
- Ăn ngay nói thẳng 
- Thuốc đắng dã tật 
 Sự thật mất lòng 
- Danh ngôn: “ Phải thành thật với mình mới không dối trá với người khác.” 
 (Sếc-xpia) 
**Yêu cầu học sinh giải thích câu tục ngữ : Cây ngay không sợ chết đứng. 
Câu nói thể hiện nếu chúng ta sống trung thực, không làm điều sai trái thì chẳng việc gì phải sợ sự vu oan, giá hoạ, gièm pha. 
Ở đây “cây ngay” là lối sống trung thực. 
Còn “chết đứng” nghĩa là cái chết oan khuất. 
ĐƯỢC 
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_giao_duc_cong_dan_7_bai_2_trung_thuc.pptx