Bài giảng Ngữ văn 6 - Văn bản: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

Tóm tắt

Sơn và Lan là hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống như những đứa trẻ có điều kiện khác, cả hai luôn hòa đồng, gần gũi với các bạn ở xóm nghèo. Vào ngày trời chuyển lạnh, Sơn và Lan mặc áo ấm ra chợ chơi thấy Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Thấy vậy, hai chị em bèn đem tặng hiên chiếc áo bông cũ của em Duyên ngày trước. Vú già biết chuyện, hai chị em sợ bị mẹ đánh đòn, mãi đến tối mới kéo nhau về nhà. Khi đó, mẹ Hiên đã mang áo đến nhà trả cho mẹ Sơn, được mẹ Sơn cho mượn năm hào để may áo mới cho con. Người mẹ nhẹ nhàng, ôm con vào lòng trách yêu: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?”

pptx 30 trang phuongnguyen 23/07/2022 30323
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Văn bản: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 - Văn bản: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

Bài giảng Ngữ văn 6 - Văn bản: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)
HỌC VĂN CÙNG THẦY THỊNH 
Giáo viên: Nguyễn Tiến Thịnh 
Trường PT DTNT THCS Quỳ Châu 
Gió lạnh 
đầu mùa 
- Thạch Lam - 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Xác định người kể chuyện và nêu được tác dụng của ngôi kể thứ ba trong văn bản 
Nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. Từ đó hình dung ra đặc điểm, tính cách từng nhân vật 
Nhận ra được bài học về cách ứng xử của nhân vật. Ý nghĩa của tình yêu thương, sự quan tâm và chia sẻ 
ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG 
I 
1. Tác giả 
- Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sinh năm 1910, mất năm 1942. 
- Quê gốc Hà Nội, thuở nhỏ sống ở quê ngoại Hải Dương. 
- Phong cách: Ông là nhà văn thành công với thể loại truyện ngắn; cách viết văn bình dị, giàu cảm xúc và đậm chất thơ . 
Thạch Lam 
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam: 
 Tác phẩm tiêu biểu: Gió lạnh đầu mùa, Cô hàng xén, Nhà mẹ Lê, Quê mẹ, Hà Nội ba mươi sáu phố phường ... 
 Các tác phẩm của ông ẩn chứa niềm tin yêu, trân trọng đối với thiên nhiên và con người. 
2. Tác phẩm 
a. Xuất xứ : Văn bản được in trong tập Tuyển tập Thạch Lam ( NXB Văn học, Hà Nội, 2015) 
b. Thể loại : Truyện ngắn 
- Từ đầu -> “ rơm rớm nước mắt” 
- ND: Cảnh Sơn và gia đình ở buổi sáng đầu tiên mùa đông đột nhiên đến 
- Tiếp theo -> “ thấy ấm áp vui vui” 
- ND : Chuyện chị em Sơn ra chợ chơi với đám con nhà nghèo và lấy cho bé Hiên chiếc áo bông cũ của em Duyên 
- Còn lại 
- ND : Tâm trạng của chị em Sơn từ khi cho áo, về nhà gặp mẹ, gặp mẹ con Hiên và kết thúc truyện ngắn 
Phần 1 
Phần 2 
Phần 3 
BỐ CỤC 
Tóm tắt 
 Sơn và Lan là hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống như những đứa trẻ có điều kiện khác, cả hai luôn hòa đồng, gần gũi với các bạn ở xóm nghèo. Vào ngày trời chuyển lạnh, Sơn và Lan mặc áo ấm ra chợ chơi thấy Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Thấy vậy, hai chị em bèn đem tặng hiên chiếc áo bông cũ của em Duyên ngày trước. Vú già biết chuyện, hai chị em sợ bị mẹ đánh đòn, mãi đến tối mới kéo nhau về nhà. Khi đó, mẹ Hiên đã mang áo đến nhà trả cho mẹ Sơn, được mẹ Sơn cho mượn năm hào để may áo mới cho con. Người mẹ nhẹ nhàng, ôm con vào lòng trách yêu: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?” 
KHÁM PHÁ VĂN BẢN 
II 
1 . Người kể chuyện và ngôi kể 
Người kể chuyện 
Ngôi kể 
Tác giả - giấu mình, không xuất hiện 
 Ngôi thứ ba 
Có thể kể chuyện linh hoạt, tự do đến những gì liên quan đến nhân vật 
 Dễ dàng quan sát các sự việc diễn ra ở nhiều không gian, thời gian khác nhau 
Phương thức 
Biểu đạt 
Tự sự, miêu tả, biểu cảm 
2 . Nhân vật Sơn 
Nhân vật Sơn 
Cảm nhận của Sơn khi thời tiết chuyển mùa 
Ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú già trò chuyện 
Thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ 
Suy nghĩ và hành động của Sơn trước hoàn cảnh của Hiên 
a. Cảm nhận của Sơn khi thời tiết chuyển mùa 
Sự thay đổi của đất trời 
Mới hôm qua giời hãy còn nắng và hanh, sau một đêm mưa, trời bỗng nổi gió bấc, cái lạnh đầu mùa ập đến. 
Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo 
Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. 
Những cây lan trong chậu, lá rung động, và hình như sắt lại vì rét. 
Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm. 
Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên tanh tách dưới nhịp guốc của hai chị em 
=> Giúp người đọc hiểu về thiên nhiên, hình dung được khung cảnh và cảm nhận về đặc điểm của nhân vật Sơn 
b. Ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú già trò chuyện 
+ Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá 
+ Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt 
=> Yêu thương, quan tâm đến người thân trong gia đình 
c. Thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ 
* Cuộc sống của chị em Sơn 
Gia đình có vú già 
Cách xưng hô: mẹ con gọi con gái là “cô Duyên”, Sơn gọi mẹ là “mợ” 
Những người nghèo khổ mà Sơn quen biết vẫn vay mượn ở nhà Sơn 
Có nhiều quần áo mới, đẹp, lành lặn, ấm áp 
=> Cuộc sống sung túc, giàu có của gia đình trung lưu 
c. Thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ 
* Cuộc sống của những đứa trẻ nghèo 
Mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ 
Môi tím lại, qua những chỗ rách, da thịt thâm đi 
Mỗi cơn gió đến, run lên, hàm răng đập vào nhau 
Co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay 
=> Cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn, tội nghiệp 
c. Thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ 
Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa hết sức vui vẻ và hòa đồng, không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn 
Khi thấy Hiên đứng nép một chỗ không ra chơi cùng, Sơn gọi ra chơi và hỏi: “Áo lành đâu không mặc?”, “Sao không bảo u mày may cho?” 
=> Chị em Sơn là những đứa trẻ có tâm hồn trong sáng, nhân hậu, không phân biệt địa vị, giai cấp, giàu nghèo. 
d . Suy nghĩ và hành động của Sơn trước hoàn cảnh của Hiên 
Sự chia sẻ, giúp đỡ người khác trước hết sẽ mang đến niềm vui, hạnh phúc cho chính “người trao” 
* Hành động, cảm xúc 
Cùng chị cho bé Hiên chiếc áo bông cũ của em Duyên (đã mất) 
=> Quan tâm và yêu thương bạn bè 
Thấy “ấm áp, vui vui” 
Miêu tả chân thực, tự nhiên về tâm lý của trẻ thơ 
Khi về nhà, sợ mẹ mắng, lo lắng, vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ 
Sơn là bạn nhỏ rất giàu tình cảm, nhân hậu, biết quan tâm, yêu thương người thân, bạn bè, biết chia sẻ với những người nghèo khổ, đáng thương 
Nhân vật Sơn 
3. Cách ứng xử của hai bà mẹ 
3. Cách ứng xử của hai bà mẹ 
Phiếu học tập số 3: 
Hoàn thành bảng sau để thấy rõ cách ứng xử của hai người mẹ trong câu chuyện 
Mẹ của Hiên 
Mẹ của Sơn 
* Nhận xét: 
Mẹ của Hiên 
3. Cách ứng xử của hai bà mẹ 
Người mẹ nghèo khổ, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc 
-> Không đủ tiền để may áo cho con 
* Cách ứng xử: 
- Hành động: Khi biết con được nhận áo từ chị em Sơn, người mẹ đã mang đến trả 
Lời nói: “Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ” 
Xưng hô: “tôi” – “cậu” – “Mợ”, “Bẩm”, “nhà cháu” 
=> Là người mẹ nghèo nhưng khéo léo, có lòng tự trọng, dạy con phải biết “Đói cho sạch, rách cho thơm” 
Mẹ của Sơn 
3. Cách ứng xử của hai bà mẹ 
Là người phụ nữ giàu có, thuộc tầng lớp trung lưu 
Cách ứng xử: 
Với mẹ con Hiên: Không hề chửi mắng, trách móc mà hỏi han hoàn cảnh; cho vay 5 hào để mẹ Hiên may áo cho con. 
Nhân hậu, tế nhị 
 Với các con: Nhắc nhở các con không nên tự tiện lấy áo đem cho người khác mà phải xin phép mẹ, nhưng mẹ vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác 
=> Vừa nghiêm khắc, vừa yêu thương 
Nội dung 
Nghệ thuật 
Truyện như một bài ca nhẹ nhàng, êm dịu về vẻ đẹp của tình người, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những cảnh đời nghèo khổ. Từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn 
 Cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng 
Lời văn bình dị, miêu tả thiên nhiên đặc sắc, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế 
Sử dụng các từ mô phỏng âm thanh, hình ảnh 
Tình huống truyện bất ngờ 
III. Tổng kết 
Nội dung so sánh 
Hiên 
Cô bé bán diêm 
Giống nhau 
Khác nhau 
Tên gọi 
Cách đối xử của người thân và mọi người xung quanh 
Công việc 
Kết thúc 
4. So sánh nhân vật Hiên và cô bé bán diêm 
Phiếu học tập số 4: 
4. So sánh nhân vật Hiên và cô bé bán diêm 
Giống nhau 
Đều là những cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp, nghèo khổ, không được hưởng cuộc sống “cơm đủ ăn, áo đủ mặc” 
Dáng vẻ bên ngoài: Đều rách rưới, thiếu thốn 
Đều được miêu tả ở thời điểm mùa đông lạnh giá 
Tiêu chí 
Hiên 
Cô bé bán diêm 
Tên gọi 
Có tên 
Không tên 
Cách đối xử của người thân và mọi người xung quanh 
Nhận được tình thương của mọi người: mẹ, bạn bè 
Cuộc sống bất hạnh không nhận được tình yêu thương: bị bố đánh đập, mắng chửi, bị người qua lại lãnh đạm, thờ ơ 
Công việc 
Còn tuổi ăn, tuổi chơi, chưa phải mưu sinh vất vả 
Phải mưu sinh bằng nghề bán diêm và trông chờ vào sự bố thí của người khác 
Kết thúc 
Cái kết có hậu, có áo ấm 
Cái kết vừa có hậu, vừa mang tính bi kịch. Cô bé đã chết 
4. So sánh nhân vật Hiên và cô bé bán diêm 
Khác nhau 
BÀI TẬP VỀ NHÀ 
Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện “Gió lạnh đầu mùa”. Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị. 
Gợi ý: 
* Yêu cầu: 
Hình thức: Viết đoạn văn dung lượng 7 – 10 dòng 
Nội dung: Cảm nhận về một nhân vật trẻ em mà em thấy thú vị trong truyện “Gió lạnh đầu mùa” 
+ Em chọn viết về nhân vật nào? (Sơn, Lan, Hiên) 
+ Vì sao lại lựa chọn nhân vật ấy? 
+ Cách miêu tả nhân vật của nhà văn có gì thú vị? (Hình dáng, hành động, nội tâm, cách ứng xử) 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_van_ban_gio_lanh_dau_mua_thach_lam.pptx