Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 129: Luyện tập viết văn bản đề nghị và Báo cáo
Ôn lại lý thuyết về văn bản dề nghị và báo cáo
1. Mục đích viết:
- Văn bản đề nghị: Đề đạt nguyện vọng mong muốn chính cần được giúp đỡ, xem xét,
- Văn bản báo cáo: Trình bày nội dung tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 129: Luyện tập viết văn bản đề nghị và Báo cáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 129: Luyện tập viết văn bản đề nghị và Báo cáo
TIẾT 129 : LUYỆN TẬP VIẾT VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO Ôn lại lý thuyết về văn bản dề nghị và báo cáo 1. Mục đích viết: - Văn bản đề nghị : Đề đạt nguyện vọng mong muốn chính cần được giúp đỡ, xem xét, - Văn bản báo cáo : T rình bày nội dung tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể. 2. Điểm khác nhau về nội dung: VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VĂN BẢN BÁO CÁO Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Những điều chưa xảy ra, mang định hướng tương lai. Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào? Những sự việc đã xảy ra trong quá khứ, có kết quả cụ thể 3. Điểm giống nhau về hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo. Trình bày trang trọng, ngắn gọn, cân đối: các phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung, mỗi phần cách nhau 2-3 dòng; không viết sát lề giấy, không để phần trên và phần dưới trang giấy có nhiều khoảng trống quá lớn. Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to. - Thứ tự trình bày theo dàn mục quy định của văn bản hành chính. Quốc hiệu và tiêu ngữ .. (2) Địa điểm và ngày, tháng, năm làm văn bản (3) TÊN VĂN BẢN (4) Nơi nhận văn bản: (5) Người gửi văn bản: (6) Nội dung thông báo/ đề nghị/ báo cáo: (7) Chữ ký và họ tên người gửi văn bản *Điểm khác nhau về hình thức trình bày : VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VĂN BẢN BÁO CÁO (3) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị) (4) Nơi nhận đề nghị (5) Người (tổ chức) đề nghị (6) Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị với nơi nhận. (3) Tên văn bản: Báo cáo về (4) Nơi nhận báo cáo (5) Người (tổ chức) báo cáo (6) Báo cáo về lí do, sự việc và các kết quả đã làm được. *Cần tránh những sai xót dưới đây khi viết hai loại văn bản - Đề nghị mong muốn viển vông, chưa suy nghĩ thấu đáo, chưa được sự thống nhất của tập thể. - Báo cáo phô trương hình thức, trình bày chung chung, đại khái, số liệu không cụ thể, rõ ràng. Ngôn ngữ rườm rà, hao mỹ, bộc lộ cảm xúc. - Thiếu hoặc không đảm bảo trình tự các mục. - Thông tin mơ hồ, chưa rõ ràng. - Trình bày chưa đúng theo quy cách. 4. Chú ý: Đối với văn bản đề nghị cần chú ý Đối với văn bản báo cáo cần chú ý Tên người (tổ chức) đề nghị, nơi nhận đề nghị và nội dung đề nghị Tên người (tổ chức) báo cáo, nơi nhận báo cáo và nội dung báo cáo II. Luyện tập Bài 1 : Hãy nêu một tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản đề nghị và một tình huống phải viết báo cáo (không lặp lại các tình huống huống đã có trong sách giáo khoa) *Gợi ý trong học tập: - Học sinh lớp 6C trường THCS Phúc Yên đề nghị nhà trường tổ chức cho đi tham quan Khu di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng (Mê Linh – Hà Nội), có liên quan đến chương trình học. - Học sinh lớp 6C trường THCS Phúc Yên báo cáo kết quả chuyến đi tham quan Khu di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng. * Gợi ý tình huống trong cuộc sống sinh hoạt: Người dân đề nghị cơ quan chức năng sửa chữa đoạn đường bị hư hỏng nặng nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Địa phương báo cáo kết quả công tác bảo vệ môi trường trong năm. 2. Bài 3 : Em hãy chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản sau: a. Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, một học sinh đã viết báo cáo xin nhà trường miễn học phí. >> Viết báo cáo không phù hợp. Học sinh phải viết đơn trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyenẹ vọng xin nhà trường miễn giảm học phí. b. Thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết những côn gviệc tập thể lớp đã làm để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một học sinh thay mặt cả lớp đã viết giấy đề nghị với thầy, cô giáo chủ nhiệm về những việc làm trên. >> Viết văn bản đề nghị không phù hợp. Học sinh phải viết báo cáo về kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng, gửi đến thầy, cô giáo chủ nhiệm c. Cả lớp đề khâm phục tinh thần giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ của bạn H. Bạn ấy thật xứng đáng là Cháu ngoan Bác Hồ. Lớp trưởng thay mặt lớp viết đơn xin Ban Giám Hiệu nhà trường biểu dương, khen thưởng bạn H. >> Viết đơn không phù hợp. Học sinh cần viết văn bản đề nghị Ban Giám Hiệu nhà trường biểu dương, khen thưởng cho bạn H. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Làm bài tập số 2. - Soạn bài: Luyện tập viết văn bản đề nghị và báo cáo (tiết 2). Cảm ơn các em đã lắng nghe Thân ái chào tạm biệt! Cô giáo: BÙI THỊ THU HƯỜNG
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_7_tiet_129_luyen_tap_viet_van_ban_de_nghi.pptx