Bài giảng Ngữ văn 7 - Tuần 27, Tiết 108: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề

Một số điểm cần lưu ý khi làm bài văn lập luận giải thích:

1/Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí.cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

2/Có nhiều cách giải thích: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh với các hiên tượng khác, chỉ ra mặt lợi , hại, nguyên nhân, hậu quả.của hiện tượng, hoặc vấn đề cần giải thích.

 

ppt 15 trang phuongnguyen 21380
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tuần 27, Tiết 108: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tuần 27, Tiết 108: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề

Bài giảng Ngữ văn 7 - Tuần 27, Tiết 108: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề
Tuần 27 - Tiết 108 
LUYEÄN NOÙI BAØI VAÊN GIAÛI THÍCH MOÄT VAÁN ÑEÀ 
Một số điểm cần lưu ý khi làm bài văn lập luận giải thích : 
1/Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí...cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức , bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. 
2/ Có nhiều cách giải thích : nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh với các hiên tượng khác, chỉ ra mặt lợi , hại, nguyên nhân, hậu quả....của hiện tượng, hoặc vấn đề cần giải thích. 
I. Củng cố kiến thức 
- Giải thích là làm cho người nghe nhận thức được một vấn đề chưa biết 
- Giải thích có nhiều lớp: giải thích một từ, một khái niệm, một vấn đề của cuộc sống  
- Giải thích có nhiều cách thức đa dạng 
II. Luyện tập 
Đề bài 1 : 
Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng 
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. 
* Dàn ý chi tiết 
1. Mở bài 
- Tình đồng bào là một trong những tình cảm quan trọng, sâu sắc và lâu bền 
- Nhân dân ta không biết từ bao giờ đã truyền tụng câu ca dao: “Nhiễu điều  “ 
- Người xưa qua đây muốn nhắn nhủ điều gì? 
2. Thân bài : Giải thích 
a. Nhiễu điều phủ lấy giá gương là gì? 
- Nhiễu điều là tấm vải lụa màu đỏ dùng để phủ bên ngoài cái giá đỡ một tấm gương 
- Giá gương là đồ dùng bằng gỗ được trạm trổ tinh xảo để vừa đỡ lấy tấm gương vừa làm vật trang trí 
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương nhằm gìn giữ giá gương luôn luôn sáng không bị ố bẩn 
- Nhiễu điều và giá gương nương tựa vào nhau, tô điểm cho nhau, bảo vệ, đùm bọc yêu thương nhau 
b. Người trong một nước phải thương nhau cùng: 
- Hoàn toàn giống với nhiễu điều và giá gương, người trong một nước thương nhau cũng chính là mỗi người làm cho mình đẹp hơn, mạnh hơn và vững bền hơn 
- Từ “thương” ở câu này gợi lên thái độ, hành động “ phủ lấy”, đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ nhau giữa “người trong một nước” 
- Từ “phải” nhấn mạnh thái độ, hành động vừa nói là điều đương nhiên không thể làm trái lại. Đó như là một nghĩa vụ thiêng liêng. 
c. Ý nghĩa của câu ca dao trong đời sống: 
- Là lời kêu gọi đoàn kết cất lên từ trái tim con người 
- Trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm, câu ca dao là lời nhắn nhủ của nhân dân ta cần đùm bọc, để bảo vệ nhau, bảo tồn nòi giống chống lại âm mưu đồng hoá của giặc thù, nuôi niềm hi vọng vào một ngày mai giành lại đất nước. 
- Trong hoàn cảnh thanh bình, câu ca dao là lời kêu gọi tinh thần tương thân tương ái nhắc nhở nhau đoàn kết xây dựng phát triển đất nước đề phòng âm mưu xâm lược của ngoại bang 
- Trong hoàn cảnh khó khăn do thiên tai hoạn nạn, câu ca dao là lời kêu gọi đề cao tinh thần “lá lành đùm lá rách”, người tyrong một nước cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, giúp đỡ cưu mang nhau để vượt lên tai hoạ 
3. Kết bài 
- “Đoàn kết thương yêu nhau” là bài học lớn nhất của dân tộc ta 
- Truyền thống ấy, tình cảm ấy ngày càng được phát huy mạnh. 
III. Luyện nói 
1. Nói phần mở bài. 
2. Nói phần thân bài. (nói từng đoạn) 
3. Nói phần kết bài. 
Đề bài 2 : Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tích HCM có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Hãy giải thích câu nói trên. Liên hệ bản thân, em thấy cần làm gì để trau dồi đạo đức và tài năng theo lời dạy của Bác. 
* Dàn bài 
1. Mở bài 
- Thanh thiếu niên học sinh phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức và tài năng để góp phần xây dựng đất nước VN phồn vinh, hạnh phúc. 
- Dẫn câu nói của Bác Hồ 
2. Thân bài 
a. Giải thích tài là gì? Đức là gì? 
- Tài là có kiến thức, có kĩ năng, kinh nghiệm, sáng kiến để hoàn thành công việc được giao trong một thời gian ngắn nhất, có hiệu quả nhất, dù trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp ntn. 
- Dẫn chứng: 
+ Trong y học: người bác sĩ phẫu thuật dùng đường dao tài hoa của mình giành lại cuộc sống cho bệnh nhân trong các ca cấp cứu hiểm nguy 
+ Trong học tập: người học sinh biết học một cách ngắn gọn, nhanh chóng và hiệu quả nhất  
- Đức là tư cách, là phẩm chất, là giá trị của con người trong cuộc sống. là hết lòng phục vụ nhân dân có đạo đức, tác phong tốt 
- Dẫn chứng: 
+ Bác Hồ 
+ Các tấm gương hi sinh của các chiến sĩ bộ đội , công an  
+ Trong lớp em: các bạn luôn giữ đúng mẫu mực, lễ độ với thầy cô, khiêm nhường với bạn bè  
b. Mối quan hệ tài và đức 
* Có tài lại có đức thật là đáng quý. Vì những người này biết đem hết tài năng phục vụ nhân dân xây dựng đất nước giàu mạnh 
* Có tài mà không có đức là người vô dụng: 
- Sẽ không phục vụ nhân dân đất nước mà chỉ lo thu vén cho mình 
- Làm việc xấu, vô đạo đức, tiếp tay kẻ thù phản bội đất nước nhân dân 
- Dẫn chứng: Một cán bộ nhà nước, tổ chức và quản lí giỏi, nhưng tư túi, tham ô, hối lộ thì chẳng có ích gì Một HS có khả năng học tập nhưng hỗn láo, ý thức tổ chức kỉ luật yếu kém thì trước sau gì cũng đi đến chỗ hư hỏng, chẳng có tác dụng tích cực gì đến bạn hữu trong lớp 
* Có đức mà thiếu tài thì làm việc gì cũng khó: 
- Tài năng là yếu tố quyết định giúp ta hoàn thành công việc. Bởi vậy, có đức muốn phục vụ nhưng thiếu kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm thì cũng vô ích 
- Dẫn chứng: 
+ Một công nhân tác phong đạo đức tốt nhưng kĩ thuật , nghiệp vụ không am tường thấu đáo, thì dẫn tới năng suất công việc thụt lùi 
+ Một HS hạnh kiểm tốt nhưng học kém thì làm sao phát huy tác dụng của mình đến với bạn khác được 
* Đức và tài quan hệ với nhau ra sao? 
- Bổ sung, hỗ trợ chặt chẽ cho nhau 
- Đức là yếu tố quyết định. 
c. Suy nghĩ về lời khuyên của Bác 
- Chú ý chăm lo tu dưỡng rèn luyện cả đức lẫn tài 
3 . Kết bài 
- Khẳng định lời dạy của Bác 
- Rút ra bài học cho bản thân mình. 
- Trích lời dạy của Bác: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ” 

File đính kèm:

  • ppttuan_27_tiet_108_luyen_noi_bai_van_giai_thich_mot_van_de.ppt